Mì ăn liền

Mì ăn liền
(phía Bắc gọi là Mì Tôm)
Thiếu dinh dưỡng
Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân
bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có
nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…
Bệnh tim mạch
Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao
tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…
Hư thận, hại xương
Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
Ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.
Dị ứng
Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là “bột ngọt” (còn được gọi là mì chính,
là chất monosodium glutamate monohydrate = MSG), đây là loại phụ gia
tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác
tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp dị ứng với MSG do
dùng nhiều mì ăn liền. Các triệu chứng bao gồm:
– Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay
– Buồn nôn, khó thở, uể oải
– Đau đầu, đau ngực
– Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt
– Bị tê tay chân.
TTVN
Thứ năm, 01/09/2011
Mì ăn liền có tốt cho sức khỏe?
Mì ăn liền, thường được gọi là “mì tôm”, thực chất chẳng có con tôm, miếng thịt nào hoặc nếu có thì chỉ là hình vẽ hoặc chút nước vỏ tôm.
Thành phần mì ăn liền:
– Bột mì (98 – 99%), có khi trộn lẫn một ít bột ngũ cốc khác hay khoai củ.
– Gói bột nêm mà chủ yếu là muối, mì chính (MSG) rất mặn.
– Gói sa tế (dầu cọ + gia vị tỏi, tiêu…) hoặc gói hành phi.
– Dầu mỡ để chiên mì (thường là shortening: loại acid béo trans).

Về mặt lợi ích:

Mì ăn liền được chế biến rất tiện lợi (chỉ cần chế nước sôi vào là có ngay tô mì vị thịt), thơm ngon, có thể nói ai ăn cũng thích, nhưng đó là vị giác của con người bị phỉnh
lừa bởi mì chính (bột ngọt) là chất có vị ngọt của thịt mà muốn cho có vị ngọt
thịt thì phải cho thêm thật nhiều muối (NaCl) nó mới tạo ra vị thịt.
Về giá trị dinh dưỡng
Mì ăn liền chủ yếu cung cấp chất bột từ bột mì và 9% chất đạm thực vật – cũng từ bột mì, nếu trộn khoai tây vào thì đạm rất kém (vì khoai tây chỉ chứa 1 – 2% protein thôi).
Protein động vật kể như không có (hình vẽ hoặc chỉ thêm mươi “viên thịt cỡ bằng hột tiêu” trong gói hành phi!).
Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền là không cân bằng vì thiếu đạm động vật và sinh tố từ rau quả tươi. Chẳng những thế mà mì ăn liền còn rất mất cân bằng vì lượng bột ngọt và muối quá nhiều!
Nếu bạn ăn hết tất cảnhững gì trong một gói mì ăn liền, kể cả gói bột nêm và nước dùng thì cả buổi sau đó bạn có thể “bí tiểu” mà không hay! Bí tiểu thì cơ thể không được giải độc, nếu ăn mì tôm thường xuyên thì bạn sẽ bị ngộ độc vì ít đi tiểu…
Cái nguy hại nhất thường có trong mì ăn liền là chất béo trans. Đó là các dầu thực vật được hydrogen hóa mất các nối đôi ở vị trí trans nên chúng trở nên “trơ”, nghĩa là
không bị oxy hóa (ôi dầu) khi mì được tồn trữ lâu ngày. Vì thế đa số các loại mì tôm đều được chiên bằng chất béo trans, còn gọi là “bơ thực vật” như shortening, margarin…
Chất béo trans (trans fat) có cái lợi là ở thể rắn có thể dùng như bơ và không bị oxy hóa, có lợi về mặt công nghiệp thực phẩm (dùng trong các loại fastfood như mì tôm, khoai tây chiên, các món “giòn giòn” (crackers), đậu phộng da cá, bánh mì kem, kem, các loại bánh ngọt có “bắt bông kem”…).
Nhưng chúng rất có hại về mặt sức khỏe người tiêu dùng vì nó làm tăng cholesterol xấu (LDL) và đồng thời cũng làm giảm cholesterol tốt (HDL) xuống gây xơ vữa động mạch (gây hẹp lòng động mạch) nên làm giảm sự lưu thông của máu.
Chất béo trans không thể được chuyển hóa hoàn chỉnh trong cơ thể mà “đọng lại” trong thành mạch thành khối xơ vữa, nếu dùng lâu ngày sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là xơ vữa động mạch nên rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng (Đến tuổi 40 trở đi, những người dùng nhiều acid béo trans sẽ bị thiếu máu cơ tim, tai biến tim
mạch).
Các nghiên cứu khoa học ở các nước Âu Mỹ đã chứng minh điều trên nên ngày nay họ đã có luật cấm dùng các chất béo trans trong thực phẩm hoặc phải ghi đầy đủ hàm lượng acid béo trans trong thực phẩm trên nhãn hiệu thực phẩm ấy để người tiêu dùng biết mà tránh.
Tóm lại, mì ăn liền
(mì tôm) là loại thức ăn nhanh, có thể được dùng theo như vai trò của nó là
dùng để ăn tạm “chữa cháy” khi thật cần thiết chứ không nên dùng thường xuyên
và khi dùng cũng nên đập thêm vào một quả trứng, thêm một ít rau tươi, và chỉ nên dùng 1/3 gói bột nêm trong đó mà thôi. Và ngành công nghiệp mì ăn liền cũng cần sản
xuất ra sản phẩm không có chất béo trans.
Theo DS. Phan Bảo AnKhoa học phổ thông
Sử dụng mì ăn liền
nhiều gây hại cho sức khỏe
30/08/2010 | 16:31:00
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tại buổi tọa đàm “Hiểu đúng về dinh dưỡng của mì tôm” do báo Khoa học và
Đời sống tổ chức ngày 30/8, các chuyên gia cho rằng, sử dụng mì ăn liền liên
tục và trong khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không nên ăn mì thay cơm

Thừa nhận mì ăn liền là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp,
song Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn vệ
sinh thực phẩm, thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam) cho
biết thành phần của mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất
xơ. Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shorterning) từ 15-20%, chủ
yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài
ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) nếu sản xuất shortening
theo phương pháp hydrogen hóa. Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ
gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim
mạch. Do vậy ở các nước trên thế giới, trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi
rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu
trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gram) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng.
“Ngoài ra, trong gói gia vị của mì chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm
ngon miệng. Song, những chất này cũng không có dinh dưỡng và còn cay nóng, gây
bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao,” bà Sửu nói.Về mặt dinh
dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp bột và đạm thực vật. Do đó, mì ăn liền thiếu
cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Bởi vậy,
không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì nó chỉ cung
cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể.
Phải công bố dinh dưỡng của sản phẩm

Hiện nay, trên các gói mì ăn liền, đa phần các nhà sản xuất chưa nêu cụ thể
giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó Viện
trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến nghị, các nhà sản xuất phải tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình để làm ra thành phẩm. “Ngoài ra, trên bao bì cần công bố
giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, phần trăm chất béo, hàm lượng muối, chất lượng
chất béo trong mì ăn liền để người dân chọn lựa” bà Mai nói.Thạc sĩ, Bác sĩ
Phan Hướng Dương, Phó Trưởng Khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Nội tiết) thì cho hay,
mì tôm là thức ăn nhanh, rẻ và tiện dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng mì ăn liền
thường xuyên và kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Bác sĩ Phan Hướng Dương còn
cho biết, hiện nay tỷ lệ béo phì của trẻ em thành phố gia tăng. Gần đây nhất,
ông đã khám và tư vấn cho một cậu bé mới 12 tuổi nhưng có cân nặng 62kg và cao
1m63. Bệnh nhân này đã bị bệnh đái đường tuýp 2.Ông Dương cho rằng, nếu các gói
mì đều ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ hoàn
toàn có thể lựa chọn xem có phù hợp với thể trạng của mình không trước khi sử
dụng. Nếu không, họ sẽ vô tình tự làm bệnh tình của mình gia tăng.Các nhà khoa
học cũng đưa ra kiến nghị cơ quan quản lý cần có những tiêu chuẩn rõ ràng đối
với mặt hàng mì ăn liền như hàm lượng chất béo, nhất là chất béo dạng Trans,
chất xơ… là bao nhiêu. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chặt đối với các mặt
hàng không đúng quy định. Có như vậy các nhà sản xuất bắt buộc phải thực hiện
đúng việc sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và
có như vậy mới có trách nhiệm với người tiêu dùng.
Sử dụng mì ăn liền đúng cách

Để bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng mì ăn liền, các chuyên gia dinh dưỡng
cũng khuyến cáo cần bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù
đắp lượng vitamin, chất xơ và protein thiếu hụt trong mì ăn liền.Thạc sĩ Lê Thị
Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh Dưỡng) đưa ra dẫn
chứng, có trường hợp bố của một cậu bé 7 tuổi đến nhờ bà Hải tư vấn bởi từ khi
biết ăn, cậu bé chỉ ăn mì ăn liền. Tuy nhiên, trong mỗi bữa ăn, gia đình cậu bé
luôn bổ sung thịt, trứng, rau vào mì ăn liền nên cậu vẫn đủ chất dinh dưỡng và
phát triển bình thường. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Sửu thì khuyên người tiêu
dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà
sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng Hệ thống quản lý An toàn
thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế HACCP/ISO 22000./.
Trung Hiền
(29-1-2011)
NẤU MÌ ĂN LIỀN ĐÚNG CÁCH
CORRECT WAY OF COOKING INSTANT NOODLES
Thưa quý bạn, ai trong chúng ta cũng đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng mấy có ai biết ăn đúng cách? Theo kiểu Việt Nam chúng ta xưa nay là đổ nước vào mì rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn ngay, nhanh gọn. Đó là cách làm mì gói có hại sức khỏe cho bạn,
bạn hãy đọc bài dưới đây để thay đổi cách ăn sẽ thay đổi đời sống sức khỏe của
bạn càng sớm càng tốt vì “Sức khỏe là Vàng” “Sức khỏe là hạnh phúc an vui”.
Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Thế là mì sẵn sàng cho ta ăn.
Normally, how we cook the instant noodles is to put the noodles into a pot with water, throw in the powder and let it cook for around 3 minutes and then it’s ready to eat.
Đấy là cách SAI để nấu mì ăn liền.
This is the WRONG method of cooking the instant noodles.
Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.
By doing this, when we actually boil the ingredients in the powder, normally with MSG, it will change the molecular structures of the MSG causing it to be toxic.

Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng!)
The other thing that you may or may not realize is that, the noodles are coated with wax and it will take around 4 to 5 days for the body to excrete the wax after you have taken the noodles.

CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ: CORRECT METHOD:
1 – Luộc mì trong nồi nước sôi.
Boil the noodles in a pot with water.
2 – Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi.
Once the noodles is cooked, take out the noodles, and throw away the water which contains wax.
3 – Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa.
Boil another pot of water till boiling and put the noodles into the hot boiling waterand then shut the fire.
4 – Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào.
Only at this stage when the fire is off, and while the water is very hot, put the ingredient with the powder into the water, to make noodle soup.
5 – Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.

However, if you need dry noodles, take out the noodles and add the ingredient with the powder and toss it to get dry noodles.
Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mì ăn liền… Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể.
A large number of patient with the ages ranging from 18-24 years are ending up with pancreatitis either as a swelling or infection of the pancreas due to regular consumption of instant noodles… If the frequency is more than 3 times a week, then it is very hazardous…
Xin gởi E-mail/chuyển kiến thức này tới bạn bè và người thân để phòng bệnh.
Câu chuyện phụ đề: Có một vị người Phật tử thường đi tu học tại Tu Viện Hộ Pháp, Los Angeles, vị này có người bạn bên Canada. Cô bạn này vì muốn có một chiếc xe BMW để bản ngã thân mạng của cô ta ra đường không bị mặc cảm là thua kém với các cô bạn khác nên cô ta chỉ toàn ăn mì gói suốt 3 buổi luôn nhiều tháng để dành tiền trả góp cho chiếc xe mua thiếu của ngân hàng. Một thời gian sau 3 tháng cô bạn đã ngã bệnh vì sức khỏe đề kháng kém cộng thêm lá gan và lá lách đã bị hư hại nặng. Mặc dù bác sĩ đã tận tình chữa chạy, nhưng cô bạn đó vẫn không được cứu sống và cô ta đã chết để lại xe BMW cho ngân hàng và một bài học vô cùng quý giá cho chúng ta vì phải trả hết một mạng người.
Các bạn chớ có lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỹ bằng nước sôi trước khi dùng, mai mốt quý vị lớn tuổi một chút thì sẽ biết tác hại sức khỏe của nó như thế nào, và khi ăn mì gói ăn liền phải biết nấu đúng cách như bài này đã chia sẻ. Mong thay và rất mong!
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay