Tất cả là lỗi của tôi

Tất cả là lỗi của tôi

Có hai gia đình, nhà họ Nguyễn phía đông thường xuyên cãi vã, thù địch nhau, sống không hề vui vẻ; nhà họ Phạm bên phía tây lại cả nhà hòa thuận, lúc nào cũng cười đùa, cuộc sống vô cùng vui vẻ.

Một ngày nọ, chủ nhà họ Nguyễn không chịu nổi ‘chiến tranh gia đình’ nữa nến đến nhà họ Phạm xin học hỏi, ông Nguyễn hỏi: “Vì sao mọi người trong gia đình ông lại luôn giữ được không khí gia đình vui vẻ vậy ông Phạm”?

Ông Phạm vui vẻ đáp: “Bởi vì chúng tôi thường xuyên làm sai”!

Ông Nguyễn đang bối rối nên không để ý vợ của ông Phạm đang vội vã về nhà, đi đến sảnh thì bị trượt ngã, bà cụ đang lau nhà lập tức chạy ra đỡ con dâu dậy rồi nói: “Đều là lỗi của mẹ, lau nhà ướt quá”.

Người con trai đang đứng ở cửa cũng chạy lại nói: “Đều là lỗi của con, không nói với mẹ sàn nhà còn ướt, để mẹ bị ngã”.

Vợ ông Phạm được đỡ dậy lại tự quở trách mình: “Không! Không! Là lỗi của con, chỉ tại con bất cẩn quá!”.

Ông Nguyễn nhìn thấy cảnh đó thì đã hiểu ra, ông đã biết được câu trả lời rồi.

Nếu như từ ban đầu, bà cụ đang lau nhà kia quở trách con dâu bị ngã: “Sao đi mà không nhìn? Ngã như vậy đáng lắm!” và những người khác trong nhà không thèm quan tâm đến cảm nhận của người vợ kia mà cười ha ha, vậy thì nhà họ Phạm liệu có được hòa thuận yên ấm hay không?

Rất nhiều người có tâm lý “đều là do lỗi của người khác”, thì sẽ rất khó hòa hợp với mọi người xung quanh. Người xưa có câu: “Người quân tử thường đòi hỏi ở bản thân”, nếu như tự biết nhìn lại bản thân, nhìn thấy những điểm mà mình cần phải nâng cao, sửa đổi thì chẳng những “chuyện lớn hóa thành bé, chuyện bé hóa thành không” mà còn sẽ được người khác tôn trọng.

“Tất cả là lỗi của tôi”, là một kiểu tự ràng buộc, để bản thân không ngừng tốt hơn.

“Tất cả là lỗi của tôi”, là một sự ghi nhớ, lúc nào cũng nghĩ cho người khác.

“Tất cả là lỗi của tôi”, là một đức tính quý giá, giúp mọi người gần nhau hơn.

Bạch Mai

From: TU-PHUNG

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay