GIA ĐÌNH VÀ TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI
Lễ Thánh Gia
__________________________________
Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Sau những huy hoàng chói lọi của Lễ Giáng Sinh, chúng ta lại cùng Giáo Hội ăn
mừng Lễ Thánh Gia. Lễ Thánh Gia mời gọi người tín hữu suy niệm về mầu nhiệm đời
sống, đặc biệt là ân sủng gia đình, một tặng phẩm mà Thiên Chúa đã ban cho nhân
loại.
Bài phúc âm hôm nay (Lc 2: 41-52) kể lại câu chuyện chúa Giêsu lúc còn niên
thiếu. Đây là mẩu chuyện duy nhất và đặc thù của Tân Ước. Tuy nhiên thánh Luca
cũng làm cho độc giả hồi hộp lo sợ mà ngạc nhiên về những lời Đức Giêsu nói ở
giai đoạn sơ khởi của cuộc đời chúa Giêsu. Chuyện kể rằng “cha mẹ Người hàng
năm vẫn đi về Jerusalem vào ngày Lễ Vượt Qua” (Lc 2:41) theo truyền thống
đạo đức, tinh thần luật của Israel .
Lúc ấy chúa Giêsu đã lên 12 tuổi, theo phong tuc thì Người cũng theo cha mẹ đi
Jerusalem (2:42). “Khi trở về thì cậu bé Giêsu ở lại Jerusalem mà cha mẹ
không biết”(2:43).Mệt mỏi tìm kiếm suốt 3 ngày trời không thấy, cuối cùng
thì “ kiếm ra được Chúa ở trong đền thờ, đang ngồi giữa những thầy dạy, lắng
nghe họ và đặt những câu hỏi với họ” (2:46).
Những lời lạ lùng của chúa Giêsu nói với cha mẹ lúc kiếm được Người xem ra đã
làm khựng lại nỗi vui mừng của mẹ Maria và ông Giuse. “Bố mẹ đi tìm con làm
chi vậy? Bố mẹ không biết rằng con phải ở nhà của Cha con hay sao?” (2:49).
Câu này cũng có thể diễn nghĩa thế này: “Con còn có nhiều việc phải làm của
Cha con .” Cả hai cách diễn nghĩa, chúng ta đều hiểu rằng Chúa Giêsu ám chỉ
Thiên Chúa là Cha Người. Tình Cha Con Thiên Chúa và sự vâng lời ý nguyện của
người Cha trên trời phải ưu tiên hơn những ràng buộc của gia đình nơi trần thế.
Bỏ qua biến cố này, toàn thể thời kỳ thơ ấu và thiếu niên của chúa Giêsu theo
như Tin Mừng, đều qua đi trong âm thầm lặng lẽ. Đó là thời kỳ“ẩn dật”, được
thánh Luca tóm tắt bằng hai mẩu văn như sau: “Đức Giêsu đi xuống với bố mẹ
và trở về Nazareth , và vâng phục các ngài (Lc 2:51); và Người lớn lên
từ từ cùng với sự khôn ngoan và ân phúc trước mặt Thiên Chúa và
người đời”(Lc 2:52). Trong thời gian này, câu chuyện thời thơ ấu lúc kết
thúc cũng như lúc khởi đầu, đều nằm trong khung cảnh đền thờ Jerusalem .
Qua Tin Mừng, chúng ta biết được là Chúa Giêsu đã sống trong chính gia đình của
Ngưòi, trong nhà ông Giuse là cha và mẹ là bà Maria là mẹ, những người có bổn
phận giúp đỡ và che chở Người, huấn luyện từ từ cho Người theo nghề thợ mộc.
Dân chúng trong thành Nazareth thì vẫn coi Người là “con ông thợ mộc”(Mt
13:55).
Khi Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy, dân chúng theo Người đã rất ngạc nhiên:“Ông này há không phải là con ông thợ mộc và bà Maria hay sao?”(Mc 6:3). Ngoài mẹ Người ra thì thiên hạ nói những người sống ở Nazaretth chunh quanh đó là anh chị em bà con Người. Thánh sử Mac cô đã nói: Có những người bà con tìm cách ngăn cản Đức Giêsu hoạt động giảng thuyết (Mc 3:21) vì hiển nhiên họ không thấy nơi Người có gì khả dĩ có thể chứng minh bước khởi đầu cuộc đời hoạt động mới của Người. Họ nghĩ rằng Đức Giêsu cũng giống như bất cứ một người Do Thái nào khác và do đó phải sống cuộc sống bình thường thôi.
TRƯỜNG HỌC NAZARETH
Những lời Đức Thánh Cha Phaolo VI tuyên bố ở Nazareth ngày 5-1-1964 về ý nghĩa
mầu nhiệm Nazareth và Thánh Gia rất đáng cho chúng ta suy niệm. Những giá trị
tuyệt vời của gia đình Nazareth như sự yên lặng, cuộc sống và việc làm trong
gia đình là những yếu tố đặc biệt chúng ta phải để ý và noi theo. Ngài
nói:
“ Nazareth là một trường học, ở đó chúng ta có thể khám phá ra được vẻ tươi đẹp của cuộc sống của Chúa và hiểu được Tin Mừng của Người. Ở đây, chúng ta có thể quan sát và suy niệm về cách thức Con Thiên Chúa xuống thế làm người nó sâu xa và ý nghĩa biết mấy, cho dù vẫn đầy dẫy những ẩn ý ở bên trong.
“ Và từ từ chúng ta có thể học hỏi để bắt chước Người. Ở đây chúng ta có thể học cách thể hiện xem Chúa Kito thực sự là ai. Và ở đây, chúng ta có thể cảm nghiệm và để ý đến những điều kiện và hoàn cảnh xung quanh đã ảnh hưởng đến cuộc sống của Người ở trần thế này như: không gian, thời gian, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, ……Tóm lại, tất cả những gì mà chúa Giêsu đã dùng để cho cả thế giới biết đến Người. (….)
“ Trước tiên, chúng ta học hỏi về sự yên tĩnh của gia đình Nazareth . Chúng ta phải ở trong một khung cảnh nhiều người đang cãi lộn nhau rất ồn ào náo nhiệt thì mới cảm nghiệm được sự yên tĩnh nó êm đềm lắng đọng như thế nào! Sự yên tĩnh của Nazareth sẽ chỉ cho chúng ta cách thức chiêm nghiệm trong thinh lặng và an bình, suy tư trong
tình trạng thần trí lắng đọng, và mở rộng tâm hồn lắng nghe tiếng nói khôn ngoan của Chúa và lời khuyên của những thầy dạy đích thực. Nazareth có thể dạy cho chúng ta biết giá trị của sự học hỏi và sửa soạn, của chiêm nghiệm, của đời sống tinh thần có tổ chức, của sự yên lặng cầu nguyện mà chỉ có Thiên Chúa biết mà thôi.
“Thứ hai, chúng ta học hỏi về đời sống gia đình. Nazareth là mẫu mực phải có của mọi gia đình. Nazareth thể hiện cho chúng ta rõ ràng tính thánh đức và vững bền của gia đình, đồng thời nêu gương sáng về những nhiệm vụ căn bản của gia đình trong xã hội
như là một cộng đồng tình yêu và chia sẻ, nó tuyệt mỹ ở chỗ có những vấn đề đặt
ra và được giải quyết thỏa đáng. Tóm lại nó là một cấu trúc toàn hảo để nuôi dưỡng con trẻ- và như vậy, nó là bất khả thay thế.
“Sau cùng, ở Nazareth , nơi nhà con ông thợ mộc, chúng ta có thể học hỏi đuợc nhiều điều ở công việc làm và những kỷ luật cần có của nó. Cha muốn đặc biệt nói đến những chân giá trị của những việc làm đó –có đòi hỏi thì cũng có phần thưởng- để trân trọng nó một cách thích đáng. Cha muốn nhắc nhở mọi người là chuyện đi làm nó cũng có cái giá trị phẩm giá của riêng nó. Ngoài ra, không đi làm không có nghĩa là đuờng cùng rồi. Tuy nhiên vì cái giá trị và tính tự do của việc làm, đi làm không phải chỉ vì vị trí của việc làm trong hệ thống kinh tế, như người ta nói, mà đúng ra còn vì cái mục đích phục vụ của công việc làm.”
NHỮNG THÁCH ĐỐ CỦA NGÀY NAY
Ngày nay, chúng ta ai cũng thấy là thiếu môi trường giáo dục, không phải chỉ ở
ngoài Giáo Hội mà cả ngay trong Giáo Hội. Gia đình Kito giáo không còn khả năng
tự mình truyền đạt niềm tin của mình cho những thế hệ kế tiếp, và ngay cả chính
xứ đạo cũng vậy, mặc dù nó vẫn còn là một cấu trúc cần thiết cho sứ mệnh truyền
giáo của Giáo Hội ở bất cứ một địa hạt nào
Là một cộng đồng Kitô giáo nói riêng, xã hội nói chung, chúng tôi cần phải hoạt
động tích cực hơn nữa để khuyến khích mọi người giữ cho tình liên đới giữa
người nam và người nữ thật bền chặt làm căn bản cho tất cả mọi nền văn minh,
cũng như yểm trợ tối đa cho quyền lợi và nhu cầu của con trẻ. Chúng tôi cũng
cần suy xét cẩn thận về những hậu quả xã hội liên hệ đến định nghĩa cũa hôn
nhân, của vợ chồng; xem xét cẩn thận tất cả những điều mà người ta thêm vào một
khi xã hội không còn cho chúng tôi một vị thế đặc quyền và giá trị làm nền tảng
cho cuộc nối kết lâu dài giữa hai người nam và nữ trong hôn nhân.
Là cột trụ của xã hội, gia đình chính là môi trường thuận lợi nhất để đón chào
con trẻ. Đồng thời tự do lương tâm và tự do tôn giáo cần phải được bảo đảm, cũng
như phải kính trọng nhân phẩm của tất cả mọi người bất kể khuynh hướng sắc dục
của họ thế nào.
Chúng tôi đã có nhiều dịp tham dự những cuộc hội thảo về hôn nhân ở xứ đạo và
giáo phận chúng tôi, xin được chia sẻ với quí vị. Hai thách đố đặc biệt thường
được nêu ra trong những cuộc tranh luận khá sôi nổi về hôn nhân và đời sống gia
đình trong thời đại của chúng ta. Hôm nay Lễ Thánh Gia, một vấn đề khá khẩn cấp
đối với chúng ta, nhất là những giáo dân, phải làm sao duy trì giá trị của
những định chế quan trọng và bí tích hôn nhân. Hãy yểm trợ những chương trình
chuẩn bị hôn nhân trong các cộng đồng xứ đạo của mình. Cũng cần đề ý, trong các
xứ đạo và giáo phận thường có những chương trình ơn gọi đặc biệt cho thanh niên
và giới trẻ nên cũng nên cổ động và tham gia. Những xứ đạo và giáo phận và
những phong trào giáo dân không có những kế hoạch mục vụ có tính sáng tạo và
chương trình ơn gọi hôn nhân cho giới trẻ vẫn đầy dẫy những nghi hoặc rất đáng
sợ về luân lý, những hiểu lầm, trống rỗng và thiếu thông tin chính xác và đầy
đủ.
Chúng ta cũng đừng quên rằng trong xã hội cũng có những ràng buộc khác giữa
tình yêu và tình liên đới, giữa sự cam kết và tương quan trách nhiệm. Những
điều đó có thể tốt, và có thể được pháp luật công nhận. Trong hôn nhân cũng có
những tương tự như vậy. Nhưng không thể thay đổi định nghĩa hôn nhân theo
luật pháp qui định mà có thể thay đổi được thực tế đã có trước mắt từ ngàn xưa
là chỉ có sự cam kết phối hơp giữa hai người nam và nữ mới có giá trị hôn
nhân. Không phải chỉ cần có những ràng buộc về tương quang giữa hai
người lớn với nhau thôi, mà còn phải dựa vào khả năng sản xuất tự nhiên
để sinh con đẻ cái.
Trong dịp lễ Thánh Gia này, chúng tôi hãy cam kết tạo dựng mái ấm gia đình nhân
loại, tôn vinh hôn nhân, làm cho nó trở nên vững mạnh, chúc phúc và dưỡng dục
con cái, biến mái ấm gia đình chúng tôi, xứ đạo chúng tôi trở nên thánh đức,
hân hoan đón chào những cuộc hôn nhân giữa người nam và người nữ giữa mọi quốc
gia, mọi sắc dân, ngôn ngữ, khuynh hướng phong tục cũng như cách sống
ĐÔI LỜI KẾT:
NỀN MÓNG CỦA XÃ HỘI
Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolo II vẫn thường nói: “Tương lai nhân loại tùy thuộc vào gia đình”. Bài đọc ngày lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta là gia đình có một liên đới sống động với xã hội.
Nền móng xã hội chính là gia đình. Nền móng gia đình chính là hôn nhân. Ơn gọi
lập gia đình / hôn nhân đã được ghi khắc trong chính bản tính của người Nam và
người Nữ. Như là cột trụ của xã hội, gia đình là môi trường thích hợp nhất để
đón chào con trẻ.
Chúng ta cần những thanh niên trẻ, vui vẻ, mạnh dạn xác tín, hy vọng với tất cả
niềm tin sắt đá khi nói: “I Do / Tôi Đồng Ý”. Họ là Tương Lai và Hy Vọng của
chúng ta. Không có những cặp vợ chồng kết hôn với nhau, chúng ta không thể xây
đắp được tương lai cho xã hội và Giáo Hội. Không có những cặp vợ chồng kết hôn
với nhau và cam kết thề hứa trung thành, thương yêu nhau, chúng ta không
thể có những gia đình thánh đức như ngày nay được.
Fleming Island, Florida
Dec. 28, 2012
NTC
nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi