Trump dùng WTO và Hong Kong làm ngòi nổ, đặt Tập Cận Bình đối diện quyền lực sụp đổ cận kề

Trước lò lửa hầm hập Hong Kong, Tổng thống Donald Trump vừa tung chiêu “đấm – xoa” về phía Tập Cận Bình ở chủ đề Hong Kong, vừa đe dọa sẽ rút Mỹ ra khỏi tổ chức Thương mại thế giới – WTO nếu tổ chức này không chịu cải tổ.

Những tưởng hai việc trên của Donald Trump hoàn toàn “độc lập” vì Hong Kong có liên can gì đến việc cải tổ WTO hoặc Mỹ sẽ rút khỏi WTO. Nhưng không, hai sự kiện này có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo nguyên lý “kẻ nào treo chuông kẻ đó phải gỡ chuông”. Vậy kẻ treo chuông là ai ?

Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, với t.ộ.i á.c “trời không dung, đất không tha” này của Trung Quốc thì không ai có thể ngờ rằng nước này sẽ được đặt chân vào Tổ chức thương hiệu thế giới – WTO. Vậy nhưng đích thân Tổng thống Bill Clinton đã ra sức vận động cho Trung Quốc được vào WTO, tuy nhiên sự vận động của Bill Clinton vẫn chưa thuyết phục được Quốc hội Mỹ và các thành viên trong WTO lúc bấy giờ.

Phải đến khi Bush con lên làm Tổng thống và Nước Mỹ bị thương tổn nặng nề bởi vụ khủng bố ngày 11/9/2001 thì Mỹ mới mở cửa ra cho Trung Quốc gia nhập WTO. Kể từ đó Trung Quốc dễ dàng làm giàu bất chánh nhờ lợi dụng việc thao túng WTO để gian lận thương mại với Mỹ, trục lợi Nước Mỹ như những gì ông Trump liên tục tố cáo và chỉ trích các tiền nhiệm.

Giờ đây để buộc Trung Quốc phải sang bằng thâm hụt thương mại với Mỹ thì ông Trump chỉ có duy nhứt một sự lựa chọn đó là: Hoặc gây áp lực lên WTO để tổ chức này thay đổi lại luật chơi bảo đảm cân bằng cho các bên hoặc Mỹ buộc lòng phải chia tay WTO để hình thành một tổ chức thương mại mới ưu việt, tiến bộ và bình đẳng hơn WTO.

Cơ sở để ông Trump có được sự lựa chọn trên ngoài những bằng chứng gian lận thương mại, ăn cắp sở hữu trí tuệ, thao túng tiền tệ,… của Trung Quốc ra thì cái đại án Thiên An Môn năm 1989 vẫn là cái lý do chánh đáng nếu Mỹ hồi tố. Nhưng hồi tố Thiên An Môn để loại Trung Quốc ra khỏi WTO là việc rất khó khăn vì việc làm này có khác gì dội nước lạnh vào nước Mỹ, vào các tổng thống tiền nhiệm của mình.

Vì vậy cách hiệu quả nhứt để Donald Trump buộc WTO cải tổ hoặc rút Mỹ ra khỏi tổ chức này là “gợi nhớ lại Thiên An Môn” qua làn sóng biểu tình ở Hong Kong. Do đó một mặt ông Trump lên tiếng bảo vệ Hong Kong khi xiên chuyện Hong Kong với thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung Quốc, một mặt ông Trump lại ca ngợi cá nhân Tập Cận Bình và khuyên Tập Cận Bình nên trực tiếp đối thoại với dân Hong Kong. Đây là chiêu sở trường của Trung Quốc hay dùng được đặt tên là “vừa đấm – vừa xoa” nay đã được Donald Trump vận dụng để đối phó với Tập Cận Bình.

Trước chiêu “vừa đấm – vừa xoa” của Donald Trump, nếu Tập Cận Bình vẫn ng.ô.ng c.u.ồ.ng cho tái hiện lại Thiên An Môn ngay tại Hong Kong thì Mỹ không còn gì để nói lý lẽ với Trung Quốc nữa, WTO cũng không còn đủ sức để giữ Trung Quốc trong tổ chức này vì Trung Quốc đã vướng vào “Án chồng Án”. Đuổi Trung Quốc ra khỏi WTO do đ.à.n á.p Hong Kong là lý do chánh đáng và khi Trung Quốc bị đá văng ra khỏi WTO nó sẽ như Cái Bang mất gậy, bể bình bát. Hơn 1,4 tỷ dân sẽ rơi vào cảnh đ.ó.i kh.á.t thì Tập Cận Bình có ba đầu sáu tay cũng không thể ngăn cản được phân qua, khởi loạn.

Nhưng nếu Tập Cận Bình ngoan ngoãn nghe lời khuyên chân thành của Donald Trump thì kịch bản s.ụ.p đ.ổ của Liên Xô sẽ tái hiện ngay tại thời điểm này ở trong lòng Trung Quốc. Bởi vì một trong những nguyên nhân dẫn tới sự s.ụ.p đ.ổ của Liên Sô là do Gorbachev đã khẳng định ông sẽ “không can thiệp bằng v.õ l.ự.c để ngăn chặn những đòi hỏi của dân chúng cho nền độc lập quốc gia tại các nước thuộc Liên bang Sô Viết” lúc bấy giờ. Điều này cũng sẽ tái hiện lại tại Trung Quốc nếu Tập Cận Bình cũng “không dám” can thiệp v.õ l.ự.c vào Hong Kong. Bởi vì khi Hong Kong thỏa nguyện việc giành quyền tự quyết thì các khu tự trị cũng rục rịch noi theo, Đài Loan cũng tuyên bố tách rời Trung Quốc,…

Quá siêu, Donald Trump và cộng sự của ông quá siêu khi biết chớp lấy thời cơ và vận dụng thời cơ một cách siêu phàm. Chưa hết, sau Hong Kong sẽ là Kashmir, nơi mà Trung Quốc đã ngang nhiên cướp đoạt 20% diện tích của lãnh thổ Kashmir vốn dĩ là của Ấn Độ theo thỏa hiệp ngừng bắn giữa Pakistan và Ấn Độ năm 1947 do Liên Hợp quốc chủ trì. Điểm nóng Kashmir tương đồng với việc Trung Quốc cướp Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, sẽ nói tiếp vụ này ở bài sau. Trân trọng./.

Nguồn: FB Tran Hung

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)

TAMBAO.NET
Trước lò lửa hầm hập Hong Kong, Tổng thống Donald Trump vừa tung chiêu “đấm – xoa” về phía Tập
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay