Trong một thời gian quá dài, người ta đã đánh giá hết sức sai lầm về cụ Phan Thanh Giản.

Image may contain: 1 person

Dung TranFollow

Ngày này cách đây đúng 152 năm, ngày 20/06/1867, quân Pháp tiến đánh thành Vĩnh Long, tiếp đó là An Giang và Hà Tiên, dẫn đến việc cụ Phan Thanh Giản tuyệt thực và uống thuốc độc tuẫn tiết vì đã không đủ sức giữ 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ. Dù cụ đã làm hết sức nhưng thế nước đã quá suy lúc bấy giờ nên không gì có thể ngăn được bước tiến của quân Pháp.

Sau đó, trong một thời gian quá dài, người ta đã đánh giá hết sức sai lầm về cụ Phan Thanh Giản.

Thuở nhỏ đọc sách, tôi thấy người ta lên án cụ Phan Thanh Giản “bán nước”, đi thương thảo chuộc đất không thành để 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ mất về tay người Pháp. Người dân phẫn nộ, trút sự giận dữ lên đầu cụ bằng câu khẩu hiệu: “Phan – Lâm mại quốc, triều đình khi dân” (Phan Thanh Giản – Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình lừa dối dân). Năm 1868, mặc dù cụ đã tuẫn tiết vì nước trước đó vì để mất 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ, triều đình Huế vẫn xử cụ án trảm quyết (nhưng vì cụ đã chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên cụ ở bia tiến sĩ. Quá sức nhục nhã và đau xót cho cụ!

Nhưng cũng chính các vua Nguyễn đời sau đã nhìn nhận lại đúng công lao của cụ và phục hồi danh dự cho cụ. Năm 1886, tức là chỉ 18 năm sau, cụ được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ.

Thế nhưng những thế hệ sau cụ xa lắc xa lơ, với những suy nghĩ cực đoan tả khuynh, đã tỏ ra khắt nghiệt hơn với cụ. Tháng 08/1963, tại một hội nghị chuyên đề, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn, Đào Duy Anh, Ca Văn Thỉnh…đã mạnh mẽ kết tội cụ Phan là “kẻ bán nước”. Trong một thời gian dài, những lời kết tội cụ Phan một cách vô lối đã được ngang nhiên chễm chệ “ngự” trong sử sách sau khi nhận được lời phán truyền buộc tội trên đây. Thật đau lòng quá.

Thử hỏi hậu thế ngày nay có ai đi sứ sang Tàu đòi được Hoàng Sa – Trường Sa chưa mà dám lớn tiếng buộc tội Phan – Lâm mại quốc khi hai cụ bất thành trong sứ mạng đi chuộc 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ ngày ấy?

Mãi đến năm 2008, Viện Sử học Việt Nam mới thống nhất đưa ra kết luận: “Phan Thanh Giản là người nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc; nên đề nghị tôn vinh ông, cho khôi phục, tôn tạo những di tích và những gì gắn liền với ông”, và đã được các giới chức có thẩm quyền chấp thuận. Đó là sự phán quyết công bằng, dù là muộn màng. Như vậy cụ Phan Thanh Giản đã được giải oan sau gần 150 năm mang tiếng “bán nước”. Nhưng tại sao lại để cụ chịu tiếng oan đến gần 150 năm? Trong khi trước đó, chính các vua nhà Nguyễn – những người đã giáng hình phạt nặng nề và nhục nhã cho cụ – lại nhanh chóng phục hồi cho cụ?

Tuy vậy, cho đến vài ba năm gần đây, vẫn còn lác đác vài cây bút vẫn quen tay quen mồm kết tội cụ Phan “bán nước”, điển hình là cây bút Đông La và Nguyễn Văn Thịnh với các bài đăng “hài tội” cụ Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký trên Tuần báo văn nghệ TP. HCM.

Hiện nay, con đường lớn ở Sài Gòn mang tên Phan Thanh Giản bị đổi tên thành Điện Biên Phủ mãi đến nay vẫn chưa trả lại tên cho cụ.

Là người sống trong thời kỳ vàng thau lẫn lộn, thật giả khó lường khi người ta mạnh mẽ lên án cụ là “bán nước” và cũng chưa biết ai là kẻ bán nước, bản thân tôi cảm thấy mình có lỗi với tiền nhân. Xin nghiêng mình tạ tội cùng cụ Phan Thanh Giản.

Lê Quang Huy

Ảnh : Cụ Phan Thanh Giản

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay