Truyền thông: Công cụ tẩy não và định hướng dư luận khổng lồ của ĐCS

Truyền thông: Công cụ tẩy não và định hướng dư luận khổng lồ của ĐCS

—————-
Trong xã hội hiện nay, không ai có thể phủ nhận được sức ảnh hưởng to lớn của truyền thông. Dù là trong một cộng đồng, nhóm dân tộc, hay đến một quốc gia hay phạm vi toàn cầu, sự chú ý của con người vẫn luôn do truyền thông dẫn dắt. Từ báo chí, tạp chí, đến phát thanh, điện ảnh, truyền hình, truyền thông mạng, truyền thông xã hội, truyền thông cá nhân v.v.. hiệu quả quảng bá thông tin không ngừng tăng cường về cả thị giác và thính giá, sức ảnh hưởng với đại chúng cũng ngày càng lớn hơn.

Người ta dựa vào truyền thông để có được tin tức hay phân tích, dự báo mới nhất. Có thể nói rằng, trong biển tin tức, truyền thông chính là con mắt, đôi tai và thậm chí là bộ não của đại chúng. Truyền thông ảnh hưởng đến việc người ta có thể xem được những tin tức gì, giải mã tin tức ra sao, sau đó sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng, quyết sách và hành động của họ.

Truyền thông có thể bảo vệ cho giá trị phổ quát, cũng có thể là trợ giúp thúc đẩy những điều xấu ác. Về cơ bản, truyền thông là công cụ của xã hội, mang chức trách báo cáo một cách công chính, chuẩn xác và kịp thời những sự thực về những đại sự trên thế gian, ủng hộ chính nghĩa, ức chế cái ác biểu dương cái thiện, sứ mệnh đó vượt khỏi tư lợi cá nhân, công ty và đảng phái.

Ông trùm truyền thông, người sáng lập giải Pulitzer – Joseph Pulitzer từng nói: “Nền cộng hoà của chúng ta và nền báo chí truyền thông là cùng nhau hưng suy. Truyền thông nếu vô tư, lấy tinh thần công chúng làm chuẩn tắc, sở hữu những trí giả thông thái, vừa có huệ nhãn để phân biệt rõ đúng sai, vừa có dũng khí để chọn con đường lương thiện để đi, truyền thông như vậy có thể giữ gìn đạo đức công chúng mà chính phủ dựa vào để kiến lập. Không có đạo đức công chúng ấy, bất cứ chính phủ nào chẳng qua cũng chỉ là lừa gạt và trò cười. Truyền thông mà cay độc, bị mua chuộc, mê hoặc nhân tâm, chỉ chạy theo lợi, và bị kích động sẽ dễ bị nghi hoặc. Lực lượng vun đắp nền cộng hoà và tương lai đất nước, chính ở trong tay những người làm truyền thông.”

Vậy mà, trong khi đạo đức nhân loại ngày càng trượt dốc, đối diện với áp lực cường quyền và sức hấp dẫn của tiền bạc, truyền thông tại nhiều quốc gia cũng khó mà giữ cho bản thân trong sạch. Cụm từ Fake News (tin tức giả) đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Trách nhiệm truyền bá sự thật, bảo vệ đạo đức lương tri của truyền thông đã bị vứt sang một bên.

Truyền thông ở Trung Quốc là công cụ tẩy não và định hướng dư luận

Chính quyền Trung Quốc coi truyền thông như bộ máy phát ngôn và định hướng dư luận của đảng với chính phủ. ĐCSTQ khi mới thành lập đã nêu cao khẩu hiệu: “Báng súng – ngòi bút, đoạt lấy chính quyền, củng cố chính quyền chính là nhờ vào hai cái này.” Truyền thông tuyên truyền cũng như báng súng vậy, là công cụ quan trọng để ĐCSTQ đoạt quyền và thống trị. Ngay từ thời kỳ ở Diên An, bí thư của Mao Trạch Đông là Hồ Kiều Mộc đã nêu ra nguyên tắc “đảng tính ở vị trí thứ nhất“, rằng báo đảng “từ trong mọi trang báo, mỗi một bài xã luận, mỗi một thông báo, mỗi một tin tức, phải đều có thể quán triệt quan điểm của đảng, kiến giải của đảng.”

ĐCSTQ sau khi thành lập chính quyền đã khống chế nghiêm ngặt tất cả các kênh truyền hình, phát thanh, báo chí, tạp chí, và cả sau này là truyền thông xã hội, coi đó như một công cụ nhồi nhét hình thái ý thức của mình, đả kích những ý kiến trái chiều, uy hiếp đại chúng, bẻ cong và che đậy sự thật. Truyền thông bị kiểm duyệt nghiêm ngặt, không chỉ dừng ở truyền thông nhà nước, mà cá nhân công khai ở trên mạng hay phát ngôn trong nhóm riêng tư cũng đều bị giám sát. Tại Trung Quốc, người dân không thể sử dụng các mạng xã hội phổ biến công khai như Facebook, Twitter hay Google mà chỉ biết đến các kênh “Made in China”. Hệ thống tường lửa Great Fire Wall khổng lồ còn được thiết lập nhằm ngăn chặn người dân truy cập những trang web mà chính quyền không cho phép.

Trong lịch của ĐCSTQ từ khi cầm quyền, mỗi lần vận động chính trị, đều là dư luận đi trước, dùng dối trá kích động thù hận, rồi phối hợp với bạo lực, tàn sát. Cứ như thế, truyền thông trở thành bộ phận tổ hợp quan trọng trong cỗ máy giết người. Ví như trong thời kỳ “Lục Tứ” năm 1989, ĐCSTQ tuyên bố sinh viên là “côn đồ gây bạo loạn”, từ đó nghiễm nhiên dùng quân đội đi “dẹp bạo loạn”. Thế nhưng ngay sau cuộc thảm sát “Lục Tứ”, chính quyền lại tuyên bố “Quân đội chưa từng nổ súng vào bất kỳ ai, quảng trường Thiên An Môn không có bất cứ thương vong nào.”

Khi đàn áp Pháp Luân Công, đương cục đã bào chế ra cái gọi là “Tự thiêu ở Thiên An Môn” để giá hoạ cho Pháp Luân Công là tà giáo, khơi dậy thù hận trên toàn thế giới, đưa cuộc bức hại thăng lên một cấp.

ĐCSTQ vô cùng coi trọng công tác tuyên truyền, xây dựng nên đội ngũ công tác tuyên truyền khổng lồ. Tính đến cuối năm 2010, trên toàn Trung Quốc, số nhân viên biên chế công tác trong hệ thống văn hoá tuyên truyền có hơn 1,3 triệu người. Con số này chưa tính đến lực lượng những người phụ trách giám sát và khống chế dư luận trên mạng gồm cảnh sát mạng, điều tiết viên, dư luận viên v.v.. tham gia công tác tuyên truyền.

Cha đẻ của giáo dục báo chí, người sáng lập khoa báo chí sớm nhất trên thế giới là khoa báo chí Missouri – ông Walter Williams năm 1914 đã lập ra “Tín điều của nhà báo” (Journalist’s Creed) nổi tiếng, quy định của tín điều bao gồm trung thành với đại chúng, rõ ràng, chính xác, công bằng, kính uý Thượng đế, không chịu chi phối của sự kiêu ngạo và ham muốn quyền lực, không mị dân, tôn trọng độc giả.

Thế nhưng, báo chí truyền thông của ĐCSTQ không hề tuân theo tín điều này. Dù bề ngoài mang tính trung thực khách quan, nhưng bên trong đó lại có những thủ đoạn khống chế truyền thông rất tinh vi mà đôi khi công chúng khó có thể nhận ra được.

Thứ nhất, đưa tin có tính chọn lọc: Mỗi ngày trên thế giới xảy ra hàng nghìn vạn sự kiện, những sự kiện nào sẽ tiến vào tầm nhìn và ý thức của đại chúng, những sự kiện nào sẽ trôi đi không dấu vết, hầu như hoàn toàn nằm ở sự lựa chọn của truyền thông. Về ý nghĩa này, truyền thông hiện đại có quyền lực rất lớn.

Đưa tin có tính chọn lọc về cơ bản gồm 3 loại tình huống. Một là, chọn lựa đối với sự kiện, tức là chỉ báo cáo hoặc chủ yếu báo cáo những sự kiện nào mà có lợi đối với việc dẫn dắt người đọc tiếp nhận thông tin có lợi chính quyền. Thứ hai, chọn lựa về bối cảnh sự kiện, tức là không phải báo cáo toàn diện nguyên nhân hậu quả của sự kiện, mà chỉ báo cáo bộ phận bối cảnh mà có lợi cho việc chính quyền muốn nói. Thứ ba, chọn lựa về bình luận, tức là chỉ bàn luận những quan điểm mà có lợi cho việc chứng minh những cá nhân hoặc đoàn thể mà chính quyền muốn, còn đối với những quan điểm tương phản thì điểm xuyết.

Thứ hai, định hướng dư luận (agenda-setting): Những năm 60 thế kỷ trước, nhà nghiên cứu truyền thông đề xuất một lý luận có ảnh hưởng sâu rộng, tức là chức năng định hướng dư luận. Bernard Cohn đã biểu đạt đơn giản rõ ràng như sau: Truyền thông “có lẽ không cách nào chi phối cách người ta nghĩ về vấn đề, nhưng có thể ở mức độ tương đối lớn quyết định việc độc giả sẽ nghĩ về vấn đề gì”. Cũng có nghĩa là, truyền thông có thể thông qua số lượng báo cáo, hoặc qua biện pháp duy trì theo dòng một loại sự kiện, cường điệu tầm quan trọng của vấn đề nào đó, đồng thời làm nhạt bớt một số vấn đề khác cũng quan trọng không kém thậm chí là quan trọng hơn.

Thứ ba, sử dụng đóng khung tư duy nhằm đánh lạc hướng. Có những sự kiện ảnh hưởng lớn quá, khi truyền thông không thể làm ngơ như không thấy, bèn sử dụng cách đóng khung tư duy đánh lạc hướng, giành lấy quyền giải thích đối với những sự kiện này. Một biểu hiện cụ thể của việc sử dụng đóng khung tư duy đánh lạc hướng là khi báo cáo chủ đề đi trước, ký giả hoặc biên tập viên đã có thái độ đã định về vấn đề từ trước đó, khi ký giả viết bài, không phải là từ sự thực mà trích xuất ra câu chuyện và quan điểm, mà là ngược lại, chủ đề đi trước, rồi đem sự kiện tin tức giống như chất dẻo đắp nặn thành dạng theo nhu cầu của mình, dùng để chứng tỏ thành kiến của bản thân mình.

(Còn tiếp)

Minh Ngọc

Image may contain: text
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay