Tự nguyện nhặt rác, bảo vệ môi trường, bị công an ‘mời lên phường’

Bản chất chúng là heo, trâu bò nằm chung với cứt, nước đái đã quen. Nay dộn sạch lấy đâu chó chúng nằm ngửi?!!!

********

Tự nguyện nhặt rác, bảo vệ môi trường, bị công an ‘mời lên phường’

NINH THUẬN, Việt Nam (NV) – Những người nhặt rác và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam lắm khi phải đối mặt với nguy cơ bị công an mời lên phường, điều tra “động cơ”.

Vụ mới nhất xảy ra ở tỉnh Ninh Thuận, được Giáo Viên Đặng Nguyên Triết, trường Trung Học Phổ Thông Tôn Đức Thắng kể trên trang cá nhân: “Sáng 10 Tháng Tư, an ninh tỉnh Ninh Thuận mời một học sinh cũ của tôi lên làm việc vì ‘dám cả gan’ tham gia nhặt rác ở bãi biển cùng các học sinh. Họ, [an ninh viên] vẫn với chiêu trò cũ rích, nhưng rất thành công ở những năm trước. Lúc mới nghe em kể, mình không bất ngờ, nhưng vẫn tức đến run người, mãi một lúc sau không nói được lời nào. Mình nghĩ lúc đó, có tên nào đứng trước mặt mình, chất vấn những điều này, mình sẽ chỉ thẳng mặt, mắng lớn ‘các anh có phải là con người nữa không?”’

Ông Triết đề cập về nhóm “Rủ Rê Lượm Rác” là các học sinh của ông và nhóm này chỉ mới đi nhặt rác được hai lần thì bị công an mời làm việc.

Ông Triết viết trên trang cá nhân: “Tôi không tham gia cùng các em được hôm nào, nhưng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những bài đăng rủ các em chung tay nhặt rác. Nếu cần làm việc thì hãy làm việc trực tiếp với tôi, đừng khủng bố tinh thần thêm bất kỳ em nào như vậy nữa. Đề nghị cơ quan chức năng có cách hành xử có trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường hơn, và quan trọng nhất là không làm xấu đi hình ảnh của mình trong mắt người dân.”

Có hơn 500 lượt share post của ông Triết, nhiều bình luận trong số này bày tỏ sự ngạc nhiên về chuyện tại sao học sinh lại không được đi nhặt rác. Trả lời câu hỏi của một blogger, ông Triết viết thêm: “Họ không cho phép cá nhân tự đứng ra tổ chức nhóm nhặt rác, nhất là học sinh, sinh viên”.

Hồi tháng trước, báo Tuổi Trẻ cho hay: “Một nhóm bạn trẻ chơi thuyền sup (xuồng cao su) tại Sài Gòn thực hiện ý tưởng dùng thuyền vớt rác trôi nổi tại một số kênh rạch. Tuy nhiên khi sự kiện sắp sửa diễn ra thì bị cơ quan chức năng địa phương ngăn cản do chưa xin phép. Chia sẻ về việc gặp khó khăn với cơ quan chức năng, một thành viên ban tổ chức cho biết nhóm rất muốn tổ chức nhiều buổi dọn rác làm sạch kênh rạch nhưng không biết phải xin phép ai. Đã có lần nhóm này xin được dọn rác tại kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè nhưng gặp cơ quan này xin phép lại bị chỉ qua cơ quan khác. Họ rất mong cơ quan chức năng có chỉ dẫn cụ thể.”

Các vụ việc trên xảy ra trong bối cảnh phong trào giới trẻ tham gia nhặt rác, bảo vệ môi trường đang được lan rộng trên mạng xã hội, với trào lưu post ảnh hiện trường trước và sau khi dọn để cho thấy sự khác biệt.

Những người khởi xướng chiến dịch này muốn thu hút sự quan tâm và chung tay của cộng đồng mạng để góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy vậy, mạng xã hội liên tiếp ghi nhận những vụ người bảo vệ môi trường bị giới chức địa phương “làm khó”.
Kế hoạch bơi thuyền nhặt rác trên kênh thuộc phường Thảo Điền, quận 2, Sài Gòn của gần 100 bạn trẻ hôm 17 Tháng Ba bị hủy vào giờ chót. (Hình: Tuổi Trẻ)

Hôm 30 Tháng Ba, trang fanpage Save Tam Đảo cho hay một thanh niên đề nghị không nêu danh tính, ngụ ở xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, cho biết rằng người này bị công an xã mời lên phường chỉ vì “ký tên và chia sẻ những post liên quan đến Vườn Quốc Gia Tam Đảo trên mạng xã hội”. Tuy nhiên, giấy mời của công an thì ghi “mời làm việc liên quan tới việc chia sẻ trên mạng những nội dung phản đối chính sách của đảng và nhà nước”

Người này sau đó bị ép buộc xóa bỏ các post đã chia sẻ.

“Thay vì gây áp lực và mời thanh niên này lên làm việc, đúng ra cơ quan công an nên làm việc trực tiếp với Tập Đoàn SunGroup, buộc doanh nghiệp này phải thực hiện đúng quy trình xây dựng dự án, thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động của họ và yêu cầu Bộ Tài Nguyên và Môi Trường công bố bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án SunGroup theo nội dung Luật Bảo Vệ Môi Trường đã quy định. Như vậy mới phù hợp với chính sách của đảng và luật pháp,” trang Save Tam Đảo viết.

Đến nay, một trong những trường hợp vì tham gia phong trào bảo vệ môi trường vụ Formosa mà bị kết án tù được nhiều người biết là nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (tên tắt là Hoàng Bình).

Ông Bình tham gia giúp ngư dân các tỉnh miền Trung kiện Formosa đòi bồi thường thiệt hại do thảm họa cá chết. Hồi Tháng Hai, 2018, ông bị chế độ cáo buộc hai tội “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” và bị tuyên án 14 năm tù giam.

About this website

NGUOI-VIET.COM
Những người nhặt rác và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam lắm khi phải đối mặt với nguy cơ bị công an mời lên phường, điều tra “động cơ”.…
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay