Tu khẩu là việc làm vô cùng quan trọng để giữ phúc báo lâu dài.

Tu khẩu là việc làm vô cùng quan trọng để giữ phúc báo lâu dài.

Có một câu chuyện về người nghệ sĩ nổi tiếng xưa được lưu truyền rộng khắp như thế này

Có một nghệ sỹ với khả năng biểu diễn tài ba, được mọi người ở khắp nơi ca ngợi. Tiếng lành cứ thế được đồn đi xa, khiến cho không một ai là không mến mộ tài năng, đức hạnh của ông.

Tuy nhiên, lúc bấy giờ có một phóng viên ở một tòa soạn nhỏ lại làm theo cách ngược lại, đó là cố tình khiêu khích ông. Phóng viên ấy muốn dựa vào cách này để bản thân được nổi tiếng. Nhưng, cho dù là anh ta có nhục mạ nghệ sĩ ấy như thế nào đi nữa thì vị ấy vẫn một mực không quan tâm.

Phóng viên này đã viết ra nhiều bài báo bịa đặt, nói xấu người nghệ sĩ ấy, khiến cho tất cả người thân, bạn bè ở xung quanh ông không thể chấp nhận được, nhưng riêng bản thân ông vẫn một mực nhẫn nại chịu đựng một cách bình thản. Không những thế, người nghệ sĩ ấy còn thuyết phục mọi người rằng: “Đừng quan tâm, để ý đến anh ta!”.

Mấy năm sau, người phóng viên kia thất nghiệp và trở nên nghèo khó, chán nản với cuộc đời, vay mượn tiền ở khắp nơi mà không được. Đã thế, anh ta lại nổi tiếng là người bịa đặt vì vậy mà xin việc ở đâu cũng không ai nhận.

Một ngày, anh ta gặp người nghệ sĩ kia. Nghệ sĩ nhìn thấy bộ dạng của anh ta, liền hỏi: “Cậu có chuyện gì mà trở thành như thế này?”.

Người phóng viên này bấy giờ mới xấu hổ mà xin lỗi vị nghệ sĩ về những việc mà anh ta đã làm, đồng thời cũng kể lại cuộc sống túng thiếu hiện tại của bản thân mình. Nghệ sĩ liền lấy ra một số tiền tặng lại cho anh ta coi như một khoản giúp đỡ.

Về sau này, nghệ sĩ đó luôn dạy bảo người nhà và mọi người rằng nhất định phải chú ý đến “khẩu đức”. Ông nói: “Miệng phải tích đức, không được tạo nghiệp. Hơn nữa cái miệng phải luôn nhường nhịn người khác, bởi vì cái miệng mà nhường nhịn được người khác thì cả đời sẽ được bình an. Một khi nghe thấy lời ác thì đừng đáp trả, nghe thấy những lời cay nghiệt thì đừng lưu lại bên tai là được!”.

Phúc báo theo cái miệng mà chạy hết

Có nhiều người cũng giống anh bạn trên, bao nhiêu phúc báo cũng đều vì cái miệng không tốt mà bị hao tổn hết. Có người nói: “Tôi không hề làm một việc xấu nào, sao có thể tổn hại đến phúc báo được?” Kỳ thực nên nhớ rằng, tạo “khẩu nghiệp” sẽ tổn hại rất lớn đến phúc báo.

 Người xưa nói: “Ngôn do tâm sinh” (lời nói là do tâm mà sinh ra). Nếu miệng thường hay nói những lời không hay, không tốt, thị phi, nguyền rủa, … thì phúc báo sẽ tổn thất rất nhanh. Nói lời không đúng hay không phải với người lớn tuổi cũng đều như thế.

Có nhiều phụ nữ hay phàn nàn về chồng, nói chồng không tốt thế này thế kia, rồi đem cả cha mẹ chồng, tổ tông nhà chồng ra mắng nhiếc v.v…, như vậy sẽ tạo “khẩu nghiệp” rất nặng và điều này chỉ khiến gia cảnh càng ngày càng đi xuống, nghèo khó. Vậy nên, mọi người nhất định phải chú ý vấn đề “khẩu nghiệp” này.

Phúc báo sản sinh ra như thế đấy!

Khẩu đức đối với bất kỳ ai cũng vậy, rất nhiều phúc báo đều đã thông qua cái miệng làm tổn mất đi. Có người nói, nhưng ta chưa từng làm một việc ác nào cả. Cần biết rằng, cái miệng tạo nghiệp không hề tốt, sẽ tổn phúc báo một cách ghê gớm. Người xưa nói rằng: “Ngôn do tâm sinh”, lời từ tâm mà ra. Nếu cái miệng chỉ biết nói những lời không tốt, nói những lời thị phi và chửi rủa người khác, như thế thì tổn hại phúc báo càng nhanh.

Không chỉ là nói thị phi, lại còn đi nói những lời nói xấu trưởng bối, đấy cũng là tổn phúc báo. Có một số ít người phụ nữ rất thích phàn nàn trách móc người chồng, nói người chồng chỗ này không tốt, chỗ kia không tốt.

Khi cãi nhau phàn nàn kêu ca đến cả cha mẹ của đối phương, tổ tông tám đời đều dám chửi, những lời khó nghe đấy đã nói những gì, ra làm sao? Như thế là đã tạo nghiệp khẩu rất nghiêm trọng. Cứ như thế thì gia cảnh chỉ càng ngày càng sẽ nghèo hơn, bởi vì phúc báo đều từ cái miệng chửi mà hao tổn. Cho nên, những điều liên quan đến khẩu tạo nghiệp nhất định cần phải chú ý tu khẩu.

From: Tu-Phung

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay