THƯ NGỎ GỬI GS. PHẠM HỒNG TUNG

Trần Bang and Nguyễn Kim Chi shared a post.
Image may contain: 1 person, smiling, text
Nguyễn Xuân Diện

TS Mai Thanh Sơn:

THƯ NGỎ GỬI GS. PHẠM HỒNG TUNG

Bạn Hồng Tung thân mến, tôi vừa đọc mấy lời giãi bày trên trang Fb của bạn. Tôi thấy cần có mấy ý kiến trao đổi nhanh như sau:

Thứ nhất, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam không kết thúc vào ngày 18/03/1979. Và không phải là “Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là những quá trình lịch sử đã diễn ra trong khoảng thời gian từ cuối năm 1978 đến đầu năm 1979.” như bạn viết. Trên thực tế, đến ngày 14/03/1988, Trung cộng còn cưỡng chiếm Gạc Ma. Trước đó, trong các năm 1980-1981, Trung cộng vẫn pháo kích Cao Bằng, tấn công nhiều điểm ở các tỉnh Lạng Sơn và Hà Giang. Năm 1984, Trung cộng cưỡng chiếm Lão Sơn (Hà Giang) và chiếm giữ cho đến nay. Các cuộc chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang) khiến cho cả 2 bên đều tổn thất rất lớn. Cái này thuộc kiến thức rất cơ bản, bạn nên xem lại.

Thứ hai, bạn không thể mang kinh nghiệm của Pháp-Đức để áp dụng trong quan hệ sử học và giáo dục học cho Trung cộng và Việt Nam được. Sau Thế chiến II, về cơ bản Pháp và Đức không còn tranh chấp lãnh thổ. Các nhà chính trị và chính phủ 2 nước cơ bản giải quyết ổn thỏa những vấn đề liên quan đến các vùng Alsace và Lorraine, vốn được coi là cái gai trong lịch sử quan hệ 2 nước, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến chiến phí. Vì thế, các nhà khoa học mới ngồi lại được với nhau để “giải độc lịch sử”. Còn giữa Việt Nam và Trung Quốc thì sao? Đến nay, Trung cộng vẫn còn cưỡng chiếm và không ngừng quân sự hóa Hoàng Sa. Trung cộng không ngừng nhòm ngó Trường Sa. Báo chí và cả các nhà nghiên cứu lịch sử Trung cộng đến nay vẫn không ngừng rêu rao về “Chiến thắng Việt Nam trong cuộc phản kích tự vệ 1979” và coi đó là 1 trong những chiến công vang dội của Quân giải phóng nhân dân Trung quốc. Lúc này, thực lực quân sự của Trung cộng đang ở thế áp đảo. Các nhà sử học và giáo dục học Việt Nam sẽ lấy vị thế gì để “ngồi lại” với các sử gia Trung cộng? Ý tưởng này thực nực cười.

Thứ ba, bạn nói “để tránh việc dạy và học lịch sử trở thành một phương tiện tuyên truyền, dễ bị lợi dụng và xuyên tạc, trong diễn đạt cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Trong trình bày lịch sử nói chung, giảng dạy lịch sử nói riêng, các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” vv…”. Tôi xin hỏi: vậy theo bạn, cần gọi bọn chúng là gì? Chúng chiếm đất đai, đốt phá nhà cửa/làng mạc, tàn sát dân lành Việt Nam. Không phải xâm lược thì là gì? Xin lỗi, tôi không hiểu bạn đang nói gì nữa. Chẳng lẽ phải viết là “Người anh lớn dạy dỗ chúng ta một bài học”? hay “Người bạn lớn cảnh tỉnh chúng ta”? Việc tên thượng tướng Hứa Thế Hữu lệnh cho thuộc hạ phải “tam quang” (đốt sạch, cướp sạch, giết sạch) và trên thực tế, đã diễn ra rất nhiều cuộc tàn sát quân dân Việt theo cách đó phải gọi là gì? Những vụ như pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn) hay Tổng Chúp (Cao Bằng) không phải là dã man tàn bạo thì được gọi là gì?

Thực tâm, tôi rất muốn bạn cân nhắc trước khi viết.

P/S: anh chị em nào muốn xem đầy đủ bản tham luận của GS. Phạm Hồng Tung, có thể vào trang Fb sau:
https://www.facebook.com/tuky.pham.18/posts/371451366981891  

Trần Bang shared a post.
2 hrs

TS Mai Thanh Sơn:

THƯ NGỎ GỬI GS. PHẠM HỒNG TUNG

Bạn Hồng Tung thân mến, tôi vừa đọc mấy lời giãi bày trên trang Fb của bạn. Tôi thấy cần có mấy ý kiến trao đổi nhanh như sau: 

Continue Reading

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay