Pháp tung bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam

No photo description available.

Lê Hoàng

Pháp tung bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam

https://tapchivn.net/phap-tung-bang-chung-khang-dinh-hoang-…

( trích )

“Theo luận điểm của Pháp, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam bởi Vua An Nam (Vua Nguyễn) vào năm 1816, sau đó là bởi Courbet vào năm 1885. Vào năm này, Trung Quốc đã thừa nhận rằng, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này”.

( hết trích )

***

Người Pháp khi xâm lược Việt Nam cũng đã sớm nhận ra tầm quan trọng chiến lược của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với việc phòng thủ Đông Dương, nên đã tiếp quản hai quần đảo này với tư cách nhà nước bảo hộ từ những năm 1920.

Trích “Nước Pháp và chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam” ( http://www.reds.vn/…/hoang-sa-tru…/2516-nuoc-phap-va-hoag-sa ) :

– Ngày 8/3/1925, toàn quyền Đông Dương tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất của nước Pháp.

– Ngày 24/4/1932, chính phủ Pháp đã có kháng nghị nêu rõ các danh nghĩa lịch sử và các bằng chứng về sự chiếm hữu của An Nam, sau đó là của Pháp đối với Hoàng Sa.

Cùng năm 1932, Pháp đề nghị đưa vụ tranh chấp Hoàng Sa ra các tòa án quốc tế, nhưng Trung Quốc đã từ chối chấp nhận đề nghị này. Đồng thời, theo Bản ghi chú ngày 25/5/1950 của Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp gửi vụ châu Á Bộ Ngoại giao Pháp, vào các năm 1937 và 1947, Chính phủ Trung Quốc cũng từ chối chấp nhận gợi ý của chính phủ Pháp đưa tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa ra giải quyết trước tài phán quốc tế. Như vậy dưới thời Pháp thuộc, Pháp 3 lần đề nghị và Trung Quốc đều từ chối đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế.

Ngày 26/11/1937, Pháp phái kỹ sư trưởng công chính J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ và các điều kiện định cư ở quần đảo này.

Tháng 6/1938, một đơn vị lính bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Hoàng Sa.

Ngày 5/5/1939, Toàn quyền Đông Dương J. Brévié ký quyết định tách đơn vị hành chính Hoàng Sa thành hai đơn vị hành chính “Croissant và các đảo phụ thuộc” và “Amphitrite và các đảo phụ thuộc”.

Đầu tháng 1/1947, một phái đoàn quân sự Pháp đến đảo Hoàng Sa.

Ngày 14/10/1950, chính phủ Pháp chính thức trao cho chính phủ Bảo Đại quyền kiểm soát các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” ( hết trích ).

Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được khẳng định tại Hội Nghị San Francisco ( Mỹ ) hồi tháng 9 năm 1951 giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ sau Thế Chiến II. Trong hội nghị này, Cộng Hòa Nhân Nân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Tại hội nghị này, trưởng phái đoàn Quốc Gia Việt Nam, Thủ Tướng Trần Văn Hữu nêu rõ :

“Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận … Việt Nam rất hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

Tuyên bố của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ghi vào văn kiện của Hội Nghị San Francisco mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, và 48/51 quốc gia đã bỏ phiếu phản đối đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc do phái đoàn Liên Xô nêu ra.

Fb Canh Le

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay