Vụ án Hồ Duy Hải: biểu tượng của công lý bị hiến tế

NS Tiaasn Khanh: Vụ án của Hồ Duy Hải đủ sức là một trong những hồ sơ về nhân quyền lớn nhất của Việt Nam, thông qua câu chuyện anh thanh niên bị vu cho tội giết người. Dù các chứng cứ dàn dựng ngu ngốc đều bị lật tẩy, các lời khai không khớp và quy trình tố tụng sai phạm toàn phần, nhưng Hải vẫn bị kêu án tử, rồi sống lay lất hoãn thi hành án trong nhà giam 11 năm nay, sau khi áp lực của công luận áp đảo…

Hồ sơ về nhân quyền tại Việt Nam và quyền được sống với công lý của loài người, cũng cần có một chương về Hồ Duy Hải, để gửi lên Liên Hợp Quốc và tất cả những quốc gia trên thế giới, những nơi khinh bỉ và ghê tởm chuyện công lý bị chà đạp hay sự thật bị bóp méo.

Trong câu chuyện đầu năm với Hồ Thị Thuy Thủy (1991), em gái của Hồ Duy Hải, nghe kể mới thấy rợn người vì sự đốn mạt của ngành công an tỉnh Long An. Suốt trong nhiều năm, công an ở đó không ngừng đến gia đình để khuyên nhủ Thủy và mẹ của cô đừng kêu oan cho Hải nữa, đừng nghe lời xúi giục mà đau thương cho người thân của mình. Thủy tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, hành nghề kế toán, sau đó làm việc ở bệnh viện Thủ Thừa, Long An. Rồi cùng mẹ vác đơn đi kêu oan cho Hải nên bị CA là áp lực với chỗ làm khiến cô phải thôi việc vào đầu năm 2015.

Tuấn Khanh: Lần thăm gặp gần đây nhất thì gia đình thấy Hải ra sao? Việc thăm gặp có dễ dàng không?

Thu Thuỷ: Lần thăm gặp gần đây nhất là 14 tháng 12 năm 2018. Mỗi lần đi theo mẹ vào thăm anh Hải thì em phải đều phải làm đơn, rồi làm bản cam kết. Em phải ghi là chấp nhận không được đưa thông tin gì bên ngoài cho anh Hải. Chỉ được hỏi về sức khỏe và chuyện trong nhà thôi. Thông tin bên ngoài là tiến triển vụ án ra sao, luật sư đang làm gì hay mẹ ra ngoài Hà Nội nộp đơn, kêu oan như thế nào thì không được kể cho anh Hải biết.

Tuấn Khanh: Tại sao? Đó là quyền và việc của Hải thì tại sao Hải lại không được biết?

Thu Thuỷ: Dạ, họ o ép gia đình, và họ cũng muốn bưng bít thông tin bên ngoài để anh Hải không được biết gì hết. Nhưng thỉnh thoảng có lúc cần quá thì ở nhà cũng tìm cách nói. Dĩ nhiên mỗi lần nhắc vậy thì đều bị cán bộ đứng gác nhắc nhở và hăm là nếu nói nữa thì chuyến sau sẽ không được gặp mặt Hải nữa. Còn nếu không, gia đình đã nói ra rồi thì khi trở vào trại, anh Hải sẽ bị làm khó làm dễ…

Tuấn Khanh: Phía công an địa phương còn làm khó dễ gia đình như lúc trước không?

Dạ vào thời điểm cấm thăm gặp (2015) thì công an họ làm ghê lắm. Nhưng sau này, nhờ có công luận nên họ bớt lại. Phần lớn là họ tìm gặp gia đình khuyên răn là đừng nghe lời xúi giục mà đi kêu oan, đừng phản đối… giờ thì không đến thường xuyên như trước nữa. Nhưng phía hàng xóm láng giềng, người quen biết thì họ hiểu và thương gia đình, thương anh Hải nhưng cũng rất ngại công an đến làm phiền. Còn những nhân chứng quan trọng, có lợi cho anh Hải, thì công an đến cấm không được nói chuyện vụ án với ai, không được cung cấp thông tin, không được trả lời báo chí, kể cả luật sư của anh Hải. Ngay lúc này anh có gọi điện thoại cho họ, thì họ cũng sẽ không dám nói gì và sẽ nói thẳng là công an cấm không cho nói gì hết.

Tuấn Khanh: Vậy thì trường hợp anh Hải, chỉ có thể là gửi đơn kêu oan, chờ đợi chứ không thể làm gì khác?

Thu Thuỷ: Dạ, công việc bao năm qua chỉ chủ yếu là gửi đơn. Mỗi tháng gia đình đều gửi, có tin gì thì gửi thêm. Mẹ ra Hà Nội thì cầm đơn ra gửi tận nơi thêm vô nữa. Không một lần nào gia đình bỏ lỡ, kể cả được phép thăm anh Hải thì khó khăn thế nào gia đình cũng đi, không bao giờ em và mẹ hết hy vọng về việc kêu oan cho anh Hải…

NS Tuấn Khanh

[VNC]

About this website

 

RFA.ORG
Trong câu chuyện đầu năm với Hồ Thị Thuy Thủy (1991), em gái của Hồ Duy Hải, nghe kể mới thấy rợn người vì sự đốn mạt của ngành công an tỉnh Long An. Suốt trong nhiều năm, công an ở đó không ngừng đến gia đình để khuyên nhủ Thủ…
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay