TƯƠNG TÁC – CỘI NGUỒN CỦA MỌI PHÁT TRIỂN

TƯƠNG TÁC – CỘI NGUỒN CỦA MỌI PHÁT TRIỂN

Tương tác là nguồn gốc của phát triển. Group nào có sự tương tác tốt bao giờ cũng hơn group rời rạc tương tác kém. Thương mại toàn cầu là một bức tranh về sự tương tác giữa các quốc gia, nhờ vậy mà thế giới phát triển vượt bậc. Bắc Hàn đóng cửa không tương tác với thế giới, kết quả là đói nghèo. Việt Nam mở cửa để tương tác kinh tế nhưng đóng cửa chính trị, kết quả thua xa Hàn Quốc, vì Hàn mở cửa cả kinh tế lẫn chính trị.

Tương tự vậy, hệ thống chính trị nào tương tác tốt với nhân dân, nơi đó có phát triển, ngược lại lại là lụn bại. Mô hình nghị viện tồn tại song hành và tương tác thường xuyên với phía nhà vua – phía nắm quyền hành pháp, đã hình thành ở Âu Châu từ thời Trung Cổ. Từ rất sớm, vào năm 1215 ở Anh Quốc, nghị viện (gồm những lãnh chúa tăng lữ) đã đấu tranh buộc vua Anh John nhân nhượng chấp nhận bị tước bỏ một số quyền hành để tránh độc tài chuyên chế. Và thế là hiệp ước Magna Carta ra đời. Và 427 năm sau tức vào 1653 một lần nữa nghị viện Anh chiến thắng phe bảo hoàng và lập nên chế độ quân chủ lập hiến cho đến ngày nay. Khi chế độ quân chủ lập hiến hình thành, nghị viện Anh có đủ 2 viện gồm Viện quý tộc (tức thượng viện) và Viện thứ dân (tức hạ viện) mở rộng tương tác giữa chính phủ và nhân dân. Đó là một nền chính trị mở, bản chất của nó là chấp sự nhận sự tương tác giữa nhân dân và chính phủ thông qua nghị viện dân cử. Từ khi hình thành loại mô hình chính trị này thế giới ngày một tiến bộ.

Từ ngày lập quốc, nước Mỹ không theo mô hình quân chủ lập hiến kiểu Anh Quốc mà họ theo mô hình cộng hoà. Dù không vua, nhưng vẫn là quốc hội dân cử, và cũng có 2 viện như Anh Quốc. Tức cái hồn của một nhà nước có sự tương tác mạnh với nhân dân vẫn giữ nguyên. Chính với cái hồn ấy mà Mỹ, Anh Quốc, Tây Âu, Canada, Úc, Nhật mới là những quốc gia phát triển hơn những quốc gia độc tài. Nơi nào nhà nước và nhân dân tương tác tốt thì nơi đó có phát triển đó là một thực tế không thể chối cãi.

XHCN thực chất là một chế độ phong kiến trá hình. Bên trong quốc hội chỉ rặc một màu đảng, 96% là đảng viên ĐCS, 4% còn lại là người được ĐCS chỉ thị để dựng màn kịch dân chủ. Chính vì thế, sự tương tác giữa nhà nước và nhân dân bị vô hiệu hoá, đất nước vận hành một chiều theo kiểu áp đặt. Như ta thấy, hiện nay đằng sau những màn kịch họp quốc hội là sự phân công phát biểu, là sự ngã giá để mua những đại biểu cò mồi đứng lên ca tụng hoặc bảo vệ lãnh đạo. Màn kịch phát biểu thay cho sự tương tác thực sự giữa nhà nước và nhân dân nên mọi chính sách, những đạo luật được viết ra chỉ là sự áp đặt chứ không phải là sự hiệu chỉnh sao cho có lợi nhất với nhân dân với đất nước. Kết quả đất nước lụn bại.

Có thể nói kiểu hình chính trị XHCN của người CS hôm nay còn thua cả một số triều đại phong kiến trong quá khứ. Lấy ví dụ, trước sự đe dọa xâm lược quân Nguyên lần thứ hai, vua Trần cho họp bô lão tại điện Diên Hồng và lấy ý kiến. Kết quả là cả đều đồng lòng đánh. Nhờ đó mà quân Đại Việt đẩy lùi quân địch ra khỏi bờ cõi. Hội nghị Diên Hồng, tuy có chỉ có 1 lần họp duy nhất, nhưng nó cho thấy tính hiệu quả của sự tương tác giữa nhà nước và nhân dân, nó giống như một cuộc họp Hạ Viện. Còn Hội Nghị Bình Than thì tựa như cuộc họp thượng viện ngày nay, đấy là sự tương tác giữa nhà vua và bá quan văn võ, mục đích là tìm kiếm sự đồng lòng trong thượng tầng lãnh đạo.

Nhìn lại chính quyền hôm nay ta thấy gì? Đó là họ vẫn không chịu tương tác với dân trong vấn đề giải quyết những khó khăn đất nước. Quốc hội là một nhóm bù nhìn chỉ nhóm họp cho có vẻ mà thôi. Nó chỉ là một group họp để đưa chỉ thị đảng thành luật. Như vậy thì đất nước này làm sao phát triển được?

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay