Về tính nhân văn

Giáo dục con người kiểu vô tôn giáo của cộng sản, chết là hết,  cho nên:
Thiếu vắng đời sống tâm linh, đời sống nội tâm của con người bị khô cằn, con người trở nên tham lam, vị kỷ, tàn bạo
David Le
Thấy bài viết này quá hay nên David Lee mạo mụội đăng lại lên đây cho các bạn đọc và tham khảo. Tuy bài này được đăng đã lâu, nhưng mình nghĩ có nhiều bạn chưa có cơ hội đọc.

18 Tháng 10 2006 – Cập nhật 13h34 GMT
Bài của thính giả Nguyễn Hoàng

Về tính nhân văn

Ông Fujiwara Masahiko, nhà nghiên cứu toán học Nhật, cho rằng trong xã hội, típ người đáng sợ là loại người thông minh nhưng không được giáo dục tính nhân văn [Kokka no Hinlkaku].

Ông đưa ra ví dụ: Đối với những người thiếu sự giáo dục về năng lực tình cảm (EQ) mà tin là mình thông minh thì một khi đã lập luận một vấn đề gì thì người đó hoàn toàn tự tin, thẳng đường mà tiến đến kết luận cuối cùng, không cần biết kết luận này sẽ gây ra những hệ luỵ gì, có ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào.

Ông Bo Buringham, một nhà báo Mỹ nổi tiếng thì cho rằng không thể truyền thụ sự cảm thông hoặc sự quan tâm đến người khác cho những người không có phẩm chất nhân văn [Small Giant].
Vậy tính nhân văn hay phẩm chất nhân văn là gì? Và làm thế nào để có được phẩm chất này?

Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, phẩm chất nhân văn là những giá trị và tính chất tốt đẹp thuộc về văn hóa con người trong sự phân biệt với con vật hoặc đồ vật.

Giáo dục hình thành nếp sống

Để có được phẩm chất này, đòi hỏi con người phải được sống và giáo dục trong môi trường hướng thiện, nơi cái tốt, sự tử tế, chu đáo, sự cảm thông trong cư xử với người khác được xã hội đánh giá cao, được xem trọng.
Ở mức độ cao hơn, không chỉ là cách hành xử giữa con người với con người mà còn là cách hành xử của con người với tự nhiên, với môi trường xung quanh.
Sống trong một xã hội xem trọng tính nhân văn thì cách hành xử của con người cũng phần nào được điều chỉnh tốt theo chuẩn mực đạo đức chung.
Nhưng sống trong xã hội mà cái ưu tiên nhất là nhằm bảo vệ hệ thống chính trị, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của một tầng lớp nào đó thì việc gíá trị nhân văn bị hạ xuống hàng thứ yếu gần như là điều tất yếu.

Do bản tính vị kỷ, lại hay quên, nên con người nói chung cần được giáo dục, nhắc nhở, rèn luyện thường xuyên mới mong hình thành được nếp sống mang tính nhân văn.

Nếp sống này thể hiện từ những việc nhỏ nhặt nhất như biết quan tâm, nhường nhịn người khác, thấy vui khi làm người khác vui; hay làm việc trong tinh thần tôn trọng lợi ích của người như lợi ích của mình.

Đời sống tâm linh

Hệ thống pháp luật như một tấm khiên nhằm ngăn chặn những hành vi trái chuẩn mực chung của đạo đức, của xã hội, Còn trong vai trò giáo dục, nhắc nhở con người sống tốt, hợp đạo lý, có thể nói tôn giáo là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng đời sống tâm linh cho con người, cái nền tảng của tính nhân văn .

Nhưng ở những đất nước không may rơi vào hệ thống CSCN, với tham vọng muốn kiểm soát tư tưởng con người, bắt nó phát tirển chỉ theo một hướng duy nhất, hướng có lợi cho sự tồn tại của chế độ, Đảng cầm quyền ở các nước cộng sản nỗ lực triệt tiêu mọi ảnh hưởng tôn giáo.

Họ dựng nên một xã hội vô thần, thực chất là muốn thay thế tôn giáo bằng các giáo điều do họ tạo ra, nhằm mục đích quản lý, nhào nặn tư tưởng mọi người theo đúng một cái khuôn đã định sẵn: tất cả vì đặc quyền, đặc lợi của một ý thức hệ duy nhất, ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa.

Sự ngược đãi tôn giáo trước mắt giúp cho nhà cầm quyền cảm thấy được độc quyền trong lĩnh vực tư tưởng. Nhưng tác hại của nó về mặt xã hội, về tính người rất đáng kể.

Thiếu vắng đời sống tâm linh, đời sống nội tâm của con người bị khô cằn, con người trở nên tham lam, vị kỷ, tàn bạo. Khi cái tốt, sự tử tế, chu đáo, sự cảm thông trong ứng xử đối với người khác không được xem trọng, không được giáo dục, thì người ta biết làm gì hơn ngoài việc thủ lợi cho mình và chà đạp người khác.

Thính giả Nguyễn Hoàng viết cho BBCvietnamese.com

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay