Một chuyện thấy ở siêu thị

Trần Bang shared Dao Thu‘s post.

Thói ăn cắp vặt không bị ngăn chặn, thiệt hại không chỉ bé như những cái kẹo, hộp kem …, mà khi thành thói quen ăn cắp, thành ăn cắp phổ biến trong cả cộng đồng ( mà ăn cắp, gian dối, tham nhũng bao giờ cũng đi với nhau), nó sẽ thành tính cách dân tộc, nó không chỉ làm tăng chi phí xã hội như phải làm nhiều khoá tốt hơn, nhiều lớp cửa chắc hơn, cần nhiều lớp người giám sát, bảo vệ hơn, chi phí bảo hiểm, tái bảo hiểm đắt hơn …, rồi làm mọi người, ai lúc nào cũng phải lo bị mất cắp khi sống với cộng đồng có nhiều người ăn cắp, không còn thời gian thảnh thơi nghĩ về những điều tốt đẹp, không còn thời gian cho tự do sáng tạo …. điều đó sẽ làm cho thế giới mất niềm tin vào cả dân tộc VN.

Một dân tộc bị mất niềm tin của nhân loại văn minh sẽ là một dân tộc thất bại, một dân tộc bất hạnh.

Cám ơn cô giáo Dao Thu đã lên tiếng.

 
Image may contain: one or more people and food
Image may contain: food

Dao Thu added 2 new photos.

Một chuyện thấy ở siêu thị

Hôm nay tôi có chút việc vào 1 siêu thị khá lớn ở Hà Nội mua đồ. Khi ghé qua quầy bán rau quả tươi, thấy có hai chị trẻ trung xinh xắn đang ngồi xổm dưới nền nhặt rau, một trong hai chị còn mặc váy. Mớ rau các chị đang nhặt là rau sống Đà Lạt.

Các chị chỉ lấy phần lõi cho vào túi nilon mang ra cân, bỏ lại hai phần ba lá xanh bên ngoài. Cả khoang rau xanh đã bị hai chị bới tung và để lại toàn lá bị ngắt ra. Thấy tôi đứng nhìn với sự kinh ngạc, hai chị cầm túi rau ngoảnh mặt đi ra chỗ cân.

Đi qua chỗ bán bánh kẹo dời, lại phải chứng kiến một cảnh tượng không đẹp. Vài gia đình có cả bố mẹ và các con nhỏ đứng cạnh quầy bánh kẹo. Một ông bố lấy mấy cái kẹo sô cô la đưa cho đứa con ngồi trên xe hàng, đứa bé bóc ăn. Mẹ đứa trẻ định lấy tiếp mấy cái kẹo đưa cho đứa con lớn hơn đứng cạnh. Nhìn cái cách mà họ bốc mỗi thứ vài cái kẹo dúi cho trẻ con ăn ngay tại chỗ như vậy, tôi đoán là họ không có ý định mang cả con ra chỗ cân hàng để trả tiền cho hai cái kẹo đang ở trong bụng đứa trẻ, nên tôi vội ngăn lại, nói với họ là đồ ăn ở đây phải thanh toán xong mới ăn được. Nhà bốc kẹo sau khi thấy tôi nói vậy thì vội vàng đẩy con đi.

Tôi còn thấy một gia đình khác có em bé đang ngồi trong giỏ hàng bóc thạch ăn, mẹ cháu cũng đang lúi húi nhét mấy thứ nho nhỏ vào túi áo, lúc này tôi mới nhớ ra cần chụp ảnh lại. Lác đác quanh đó có vài nhân viên siêu thị đang đứng giới thiệu mấy thứ hoá mỹ phẩm, không ai để ý gì đến quầy bánh kẹo, cũng không thấy biển báo nhắc nhở gì của siêu thị.

Có lẽ siêu thị lớn cũng không quan tâm lắm việc khác hàng của mình ăn hai bai cái kẹo hoặc nhặt trộm mớ rau trong khi họ có thể tiêu dùng hàng trăm ngàn. Biết đâu trong chiến lược kinh doanh đây cũng là một chiêu để hút khách bình dân?

Nhưng tôi thì thấy buồn. Vì với việc ăn “gian” vài cái kẹo, cây rau tưởng như vô hại đó, những người tiêu dùng vô tình đã tự hình thành cho mình thói quen khôn lỏi và ăn cắp vặt.

Những thói quen hình thành trong vô thức như vậy lại dễ nhân rộng bởi đám đông dân chúng vốn đã quá quen với môi trường sống bon chen từng li. Rồi khi người Việt cho dù đã đủ ăn đủ mặc có tiền đi du lịch nước ngoài nhưng vẫn giữ thói quen đó giao lưu với thế giới văn minh.

Thế nên thỉnh thoảng chúng ta mới đọc được những bài báo nói người Việt từ quan chức tới nhân viên quèn đi công tác nước ngoài ăn cắp đồ trong siêu thị và bị bắt. Thậm chí một số quốc gia còn có cảnh báo trộm cắp bằng tiếng Việt trong siêu thị.

Việc giáo dục những hành vi văn minh trong xã hội hiện nay hầu như đang bị bỏ ngỏ. Không có người làm gương, cũng không có ai lên tiếng, những điều tử tế văn minh sẽ không thể tự nhiên xuất hiện trong xã hội của chúng ta.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay