
Ác ma Mars trong lời tiên tri
Vào thời niên thiếu, Marx là một giáo đồ Cơ Đốc; nhưng sau khi vào đại học, ông ta gia nhập giáo hội Sa-tăng (Satanist Church) do Joanna Southcott chủ trì, và trở thành một thành viên của giáo phái ma quỷ. Giáo hội Sa-tăng lấy một ngôi sao năm cánh đặt ngược làm ký hiệu. Người Trung Quốc ngày nay không nghĩ đến đó, rằng vì sao ĐCSTQ sùng bái ngôi sao năm cánh như vậy, giống như tôn thờ thần linh vậy. Đó không phải là tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước, bởi vì “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” tuyên bố: “Phải thủ tiêu dân tộc, không đề xướng chủ nghĩa yêu nước”. Sa-tăng giáo sùng bái ngôi sao năm cánh, và lấy ngôi sao năm cánh làm biểu tượng.
Marx không phải là người vô thần. Giáo hội Sa-tăng tin vào sự tồn tại của Thần, chỉ là họ thù hận Thần, muốn vượt qua Thần, leo lên trên cả Thần (ít nhất là ngồi ngang hàng với Thần). Do đó rất nhiều tác phẩm thơ ca của Marx đều phản đối Thần, sùng bái Sa-tăng. Thơ ca là một hình thức văn nghệ đặc thù, có thể biểu đạt thế giới nội tâm tác giả một cách chân thật nhất. Marx trong một số tác phẩm như “Câu ma chú của kẻ tuyệt vọng” (Invocation of One in Despair), “Sự kiêu ngạo của con người” (Human Pride), kịch bản “Oulanem”, v.v. đều sung mãn khát vọng hủy diệt nhân loại, thậm chí kịch bản “Oulanem” còn công khai thừa nhận: “Và để hủy diệt, chỉ có thể là hủy diệt!”.
Cả đời Marx viết được hơn 100 cuốn sách, thế nhưng chỉ có 13 quyển được xuất bản. Tuyệt đại đa số đều được thu gom và cất giữ tại viện nghiên cứu Marx ở Moscow, chứ không công bố ra ngoài. Điều mà chúng ta biết chỉ là một bộ phận nhỏ mà thôi; một bộ phận nhỏ, mà đã khiến người Trung Quốc trợn mắt kinh ngạc.
Hai chữ “Sa-tăng” này, đối với người Trung Quốc, là không hề bỡ ngỡ. “Sa-tăng” (Tát Đán) chính là ma quỷ hoặc ác ma, trong văn hóa truyền thống Trung Quốc mang ý xấu, chỉ các sinh linh làm hại nhân loại. Giáo hội Sa-tăng tuyên truyền thù hận đối với Thần, và bởi vì họ tin Thượng Đế đã sáng tạo ra nhân loại, nên các thành viên Sa-tăng giáo cũng sung mãn cừu hận đối với nhân loại. Các tác phẩm thơ ca của Marx đã biểu đạt vô cùng minh xác điều này (như “Ta không còn lại gì ngoài thù hận!” trong “Câu ma chú của kẻ tuyệt vọng” hay “Ngay khi ta siết chặt vĩnh hằng và hét lên, Câu nguyền rủa thật lớn vào tai con người.” trong “Oulanem”, v.v.) Marx đã thừa nhận “Sa-tăng cấp cho ông ta một thanh kiếm, lại cấp ấn ký cho ông ta”.
Marx là một tín đồ Sa-tăng giáo, đây là sự thật không còn nghi ngờ gì nữa. Từ sinh hoạt, công tác, tính cách, gia đình, bạn bè đến thư từ cá nhân của Marx đều chứng tỏ sự thật kinh ngạc ấy.
Mikhail Bakunin (một người Nga theo chủ nghĩa vô chính phủ, cùng Marx sáng lập “quốc tế thứ nhất”, cũng là một giáo đồ Sa-tăng), người từng có thời là bạn thân của Marx, nói: “Người ta nhất định phải sùng bái Marx. Người ta ít nhất cũng phải sợ ông ta để có được sự khoan dung của ông ta. Marx là người tự đại cực độ, tự đại đến mức ghê tởm và điên cuồng”.
Sau khi gặp Marx, Engels đã miêu tả cảm tưởng về Marx như sau: “Ai là người theo đuổi mục tiêu dã man? Một con người đen tối đến từ Trier (nơi Marx sinh ra), một con quái vật đích thực. Ông ta không đi, cũng không chạy; ông ta dùng gót chân, nhảy lên một cách điên cuồng, tưởng như muốn chộp lấy cả bầu trời và vứt xuống đất. Ông ta duỗi hai tay ra không trung, với nắm đấm tà ác; sự cuồng nộ của ông ta rất bất bình thường, giống như hàng vạn ma quỷ đang chiếm hữu ông ta từ râu tóc”.
Sau khi Marx chết không lâu, người hầu gái cũ của Marx là Helen Demuth kể lại: “Ông ta (Marx) là một người rất kính sợ thần. Khi mắc trọng bệnh, ông ta một mình trong căn phòng, đầu cuốn dây băng và cầu khấn trước ngọn nến đang cháy”.
……………
Trích từ:
Giải mã «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (17): Chúng ta lựa chọn như thế nào (chanhkien.org)
Ảnh: Ảnh: Cờ của Sa-tăng giáo (ký hiệu ngôi sao năm cánh đảo ngược). (chanhkien.org)