Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi Facebook, Google rời Việt Nam?

From facebook:  Chau Doan‘s post.
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: 3 people

Chau Doan added 2 new photos.Follow

 

Ông Adam Sitkoff – Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) cho rằng dự thảo luật an ninh mạng với quy định đặt máy chủ tại Việt Nam có thể sẽ khiến Facebook, Google rời Việt Nam.

Tôi không biết việc đặt máy chủ có khiến chi phí tăng lên nhiều không và quy định ấy sẽ kéo theo những vấn đề lớn gì mà có thể khiến họ rời Việt Nam.

Quan sát điều này sẽ là một việc thú vị.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi Facebook, Google rời Việt Nam?

Cả xã hội sẽ rơi vào một “đêm trường trung cổ”, khi mà nguồn thông tin duy nhất là mấy trăm tờ báo được kiểm duyệt, được chỉ đạo theo vài cái đầu thủ cựu, lạc hậu và áp đặt.

Sự hạn chế về thông tin, tù túng về tư tưởng của báo chí chính thống đã được người đọc nhận rõ trong thời gian quá cũng chính bởi luồng gió đa chiều của mạng xã hội mang lại.

Mạng xã hội đã gắn liền với hơi thở của mỗi người dùng. Mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên mỗi người làm là vào FB, lướt qua tin, thay vì vào những trang báo chính thống. Sự chia sẻ thông tin diễn ra trong từng giây. Ai cũng có thể nói lên tiếng nói của mình. Mà tiếng nói chính là thứ để một cá nhân cảm thấy mình đang tồn tại. Vài cái like xuất hiện, chứng tỏ đâu đấy có người đồng tình, có người nghe tiếng nói của anh/chị ta. Sự kết nối về con người đã bắt đầu.

Còn google thì đang trở thành một ông thầy uyên bác đang dạy cho mọi người dùng đủ các lĩnh vực của cuộc sống. Nếu không có google, tôi đã không thể là tôi của ngày hôm nay.

Nhiều lý luận cho rằng mạng xã hội, youtube cần được quản lý chặt chẽ bởi có nhiều thông tin xúc phạm lãnh đạo, bôi nhọ chính quyền, bịa đặt thông tin. Tôi quả thực rất ngạc nhiên với lý lẽ này. Tôi viết một dòng trạng thái (stt), chỉ cần dùng một từ không thật là chuẩn, là đã có người sửa, vậy tại sao cả một tin bịa đặt của một vài cá nhân hay một trang mạng nào lại có thể tồn tại và thuyết phục được người đọc?

Tại sao những người cầm quyền lại e ngại những dạng thông tin ấy? Bao nhiêu những bộ óc uyên bác trong chính quyền, 700 tờ báo với nhiệm vụ truyền thông, tuyên truyền thì sợ gì mấy trang mạng vặt vãnh? Đấy là chưa kể tới đội quân DLV hùng hậu.

Phải làm tốt nhiệm vụ của mình chứ. Nếu có thông tin gì không đúng, phải tập trung phản đối, tố cáo sự dối trá ấy chứ, rồi an ninh mạng, những cơ quan bảo vệ chính trị hùng mạnh nữa. Tại sao chỉ vì sợ mà đưa ra những quy định có thể khiến những hoạt động trao đổi về kiến thức, ý kiến và kể cả thương mại bị ảnh hưởng?

Bởi Facebook, youtube đã trở thành cần thiết như cơm ăn nước uống và hơi thở nên một chính sách, quy định nào đấy làm gián đoạn những phương tiện này chắc chắn sẽ gây ra sự phẫn nộ trong dân chúng. Họ sẽ cảm thấy mình bị ném trở lại sự tù túng và điều ấy là bất công và như vậy sự phản kháng là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Tôi nghĩ rằng cắt bỏ Facebook, Google, ấy là một bước lùi khiến về mọi mặt sẽ khiến Việt Nam yếu đi và điều này rất nguy hiểm bởi bên cạch chúng ta là thằng bạn đểu luôn âm mưu nhăm nhe ăn sống nuốt tươi chúng ta.

Tôi đề nghị báo chí quan tâm, phỏng vấn chính những người đã đưa ra dự thảo này để hỏi xem họ đã nghĩ tới điều này chưa? Hay họ muốn người dân chúng ta dùng mạng Webo, Wechat của thằng bạn đểu?

Và các bạn, những người đang dùng Facebook, Youtube, các bạn có thể làm gì để bảo vệ những thành tựu kì diệu này mà thế giới văn minh đã đưa lại cho chúng ta?

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay