BÀ THÁI ANH VĂN LÊN TIẾNG VỀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG LƯU HIỂU BA.

From facebook:  Hoa Kim Ngo
BÀ THÁI ANH VĂN LÊN TIẾNG VỀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG LƯU HIỂU BA.

Theo RFI bà Thái Anh Văn TT Đài Loan đã lên tiếng trước cái chết của ông Lưu Hiểu Ba: Ông Lưu Hiểu Ba là một tấm gương đấu tranh kiên định cho Dân Chủ và để lại một di sản cho TQ và các nước trên TG. Đấu tranh Dân Chủ là không coi ai là kẻ thù, đấu tranh Dân Chủ để quyền tự quyết của người Dân được tôn trọng. Ông Lưu Hiểu Ba luôn được Đài Loan ủng hộ và là tấm gương đấu tranh quyền tự quyết và độc lập cho Đài Loan.

Luật khoa viết về những hoạt động của ông Lưu Hiểu Ba : Năm 1977, Liu được nhận vào học Văn chương tại Đại học Jinlin (tỉnh Cát Lâm – Đông Bắc Trung Quốc), nhưng ông lại sớm say mê Triết học phương Tây. Ông nhận bằng thạc sĩ năm 27 tuổi và trở thành giảng viên tại Đại học Jinlin. Ông bắt đầu thu hút sự chú ý của giới trí thức Trung Quốc bằng những phản biện sắc bén về các lý thuyết xã hội. Liu nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong giới trí thức Trung Quốc.

Sự nghiệp khoa bảng của Liu thuận buồm xuôi gió cho đến năm 1989.

Ngày 27/04/1989, Liu đổi chuyến bay từ Tokyo đi Mỹ quay về Trung Quốc khi nghe tin chính quyền kiên quyết “dẹp loạn” những cuộc biểu tình của sinh viên đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận, kiểm soát tham nhũng tại Quảng trường Thiên An Môn.

“Tôi không có thời gian để do dự, hoặc là sống hoặc là chết, tôi sẽ trở về”, Liu nhớ lại.

Ông Liu Xiabo (thứ hai từ trái sang) cùng với ba người bạn đã tham gia tuyệt thực tại Thiên An Môn năm 1989. Ảnh: AP.

Ngày 02/06/1989, Liu và ba người bạn tuyệt thực trong ba ngày để kêu gọi chính quyền dỡ bỏ thiết quân luật và đối thoại một cách hòa bình với sinh viên.

Rạng sáng ngày 04/06/1989, những con đường ở Quảng trường Thiên An Môn ngập đầy máu của người biểu tình sau các cuộc đàn áp của quân đội. Liu và nhiều trí thức khác đã kiên quyết tìm cách thỏa thuận với chính quyền để số sinh viên còn lại có thể rút lui an toàn ra khỏi đó.

“Trong những giờ phút cuối cùng, Liu đã cầm loa và nói: ‘Chúng ta phải đi thôi’”, Robin Munro, một người từng là nhà hoạt động nhân quyền tại Bắc Kinh tại thời điểm đó kể lại. Trong khi các lãnh đạo sinh viên đòi sẽ “chết ở đó cho dân chủ”, Liu Xiaobo đã nói, “chúng đã làm hết sức có thể rồi”. Robin chia sẻ rằng, anh luôn cảm thấy phải mang ơn cứu mạng của Liu Xiaobo.

Mà đúng như thế, những cựu sinh viên có mặt tại Quảng trường Thiên An Môn, như bà Rose Tang, cũng cho rằng, ông Liu Xiaobo đã cứu hàng trăm, nếu không phải là hàng nghìn sinh viên, trong đó có bản thân bà.

Sau khi phong trào Thiên An Môn bị dập tắt, Liu Xiaobo đã bị bắt và bị giam giữ bí mật từ năm 1989 đến tháng 01/1991 vì tội “tuyên truyền phản cách mạng và kích động”.

Image may contain: 4 people, people standing
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay