Chứng nhân Cổng trời Phaolô Kiều Duy Vĩnh đã được Chúa gọi về

Chứng nhân Cổng trời Phaolô Kiều Duy Vĩnh đã được Chúa gọi về                                            trích: Nuvuongcongly.net

9/07/12
Chứng nhân Cổng trời Phaolô Kiều Duy Vĩnh đã được Chúa gọi về

Gia đình thân tộc, bạn bè vừa cho biết tin ông Phao lô Kiều Duy Vĩnh đã được chúa gọi về lúc 4h chiều ngày thứ 7 ngày 7 tháng 7 năm 2012.

Thánh lễ an táng cử hành lúc 10h sáng nay 9/7/2012 tại nhà thờ giáo họ Ngọc Lâm. Thánh lễ an táng do Linh mục Đaminh Vũ Quang Mỹ chủ sự.

Kiều Duy Vĩnh là cựu học sinh trường Bưởi – Chu Văn An. Ông gia nhập quân đội Pháp và học trường võ bị Đà Lạt cùng lớp với Phó Tổng Thống của chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Cao Kỳ. Mới 27 tuổi, ông đã là sỹ quan nổi tiếng chinh chiến nhiều trận mạc. Sau khi những người cộng sản lên năm quyền vào năm 1954, cuộc đời ông đầy đau khổ với những biến cố rất lớn đã xảy ra với gia đình ông. Bố của ông bị tử hình vì là địa chủ, ông đã bị giam cầm 2 lần tổng cộng 17 năm tù, vợ và các con phải vượt lên để sống giữa những cảnh vùi dập đầy đau khổ.

Trong những năm tháng lao tù, nhất là tại Trại giam Cổng trời, ông may mắn được sống cùng với một số linh mục, tu sĩ công giáo như cha Chính Vinh, tu sĩ Đỗ Bá Lung. Những tháng năm lao khổ đã được ông viết lại trong tập “Cổng trời Cẳn Tỷ”.

Ông đã viết về những bạn tù Công giáo bằng những lời lẽ đầy thán phục: “Tôi đã thật sự gặp các vị thánh tử vì đạo. Các vị thánh tử vì đạo bằng xương bằng thịt sống cạnh tôi nhiều năm… Tôi vốn xa lạ với các tên Phêrô, Phaolồ và Mađalena. Nhưng cái tên Đỗ Bá Lung thì cho đến hết đời tôi không thể nào quên được”.

Sau khi ra tù, ông tiếp tục chịu nhiều áp bức do bàn tay sắt của chế độ.

Ngày 14/3/2011, ông Kiều Duy Vĩnh, nhân chứng sống của một thời lịch sử đầy cay đắng của Bắc Việt đã trở thành một người Kitô hữu và chọn thánh Phaolo làm thánh quan thầy.

Hình ảnh đến thăm Chứng Nhân Cổng trời (Cổng Trời Cắn Tỷ) Phaolô Kiều Duy Vĩnh

08.04.2011                              trích: luongtamconggiaovietnam


 LTCG (08.04.2011)

HÌNH ẢNH ĐẾN THĂM NHÂN CHỨNG CỔNG TRỜI PHAOLÔ KIỀU DUY VĨNH 

Hồi Ký Phần 1 : Cổng Trời Cắn Tỷ

Trưa hôm nay chúng tôi sang Gia Lâm đến nhà người chứng nhân lịch sử tại trại giam cổng trời, chứng nhân còn lại 72 người trong trại giam cổng trời ngày ấy, nhân chứng của các Đức Thánh Tử Vì Đạo

Xem ông viết trong Hồi Ký của ông ở đây: Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai Mà Tôi Được Gặp

Ông say sưa nói về tất cả những gì ông gặp và ông luôn luôn khảng định với chúng tối rằng tôi là chứng nhân, “Tôi nói sự thật…., tôi không nói sai”. Rồi ông nói với Cha Tư rằng Các Cha phải dạy cho mọi người trở thành “Người”, chứ đừng như người CS)…

Ông nhắc đi nhắc lại là phải làm một Đài ở Cổng Trời để Tưởng Nhớ Các Đức Thánh Tử Vì Đạo…

Những thao thức của ông Phaolô Kiều Duy Vĩnh cũng được Maria Nguyễn Ngọc Khánh viết trong bài : Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu mà chúng tôi trích dẫn dưới đây.


Trong những ngày bị giam cầm, ông đã từng ở cùng với rất nhiều Linh Mục, tu sĩ công giáo, đặc biệt với cha chính Vinh, chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ông đã gặp rất nhiều tấm lòng khoan dung, nhân hậu và sự hi sinh vô bờ bến của các Anh chị em người công giáo.  

Ông đã ghi lại những ngày tù cay đắng đó trong tác phẩm “Cổng trời Cắn Tỷ” và “Người tu sỹ tử vì đạo Đỗ Bá Lung”. Trong tác phẩm: “Cổng trời Cắn Tỷ”, ông đã kể lại hết sức chân thực sự sống sót của duy nhất 2 người là chính ông và ông Nguyễn Hữu Đang là người cầm đầu trong vụ “Nhân văn giai phẩm” trong số 72 người bị giam ở trại Quyết tiến (Cổng trời). Lý do sống sót được ông kể lại : “Tôi sở dĩ sống sót là vì tôi không phải là người theo đạo. Nếu tôi mà đeo Thánh giá ở ngực và biết câu Kinh thì tôi phải chết đã lâu rồi”. Thật vui là, sau 80 năm làm người, hôm nay ông đã được chịu phép rửa và trở thành một người Kitô hữu.

Trong tác phẩm của mình ông Vĩnh đã viết về những người bạn tù của mình như sau: “Tôi đã thật sự gặp các vị thánh tử vì đạo. Các vị thánh tử vì đạo bằng xương bằng thịt sống cạnh tôi nhiều năm… Tôi vốn xa lạ với các tên Phêrô, Phaolồ và Mađờlen. Nhưng cái tên Đỗ Bá Lung thì cho đến hết đời tôi không thể nào quên được”. 

Đúng là “vị thánh” Đỗ Bá Lung đã “chết đi và sống lại” vẫn còn mãi trong tâm tưởng của ông Vĩnh nên vẫn tiếp tục theo dõi, nâng đỡ đời sống tâm linh cho ông Kiều Duy Vĩnh để đến hôm qua, khi tỉnh táo nhất là lúc ông yêu cầu xin được làm lễ rửa tội.
Maria Nguyễn Ngọc Khánh
Xem thêm ở đây


Sau thời tù đầy ông đã viết những câu này!

Nguồn: www.giaoxuthaiha.org

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay