TÁC HẠI CỦA THIỀN YOGA – phần hai.

TÁC HẠI CỦA THIỀN YOGA – phần hai.

Tác giả: Phan Sinh Trần

“Thiền”vốn là từ gọi chung cho một phương pháp , cách thế trong đó con người định tâm dồn hết tâm trí hướng về một nguồn chân lý nào đó. Cũng giống như thể thao vốn bao gồm rất nhiều bộ môn, thiền cũng vậy, ngày nay ta có thiền của đạo Ấn độ giáo, Phật giáo, Lão giáo, Do Thái giáo, đạo Thời mới, Sikh, rồi đến thiền Yoga, thiền Đại thừa, thiền Nguyên Thủy , thiền Mật tông, …

Theo tự điển Bách Khoa Toàn Thư trên mạng Wikipedia, hầu như các tôn giáo  đều có pháp thiền.

Thiền của Phật Giáo bắt nguồn từ thế kỷ thứ nhất, thực hành tập trung tâm trí vào thời khắc hiện tại của thế giới bên trong (nội tại) từ bỏ hẳn thế giới bên ngoài và liên tiếp lập lại một lời niệm, từ đó làm chuyển đổi hạnh kiểm, thái độ sống của mình .

Thiền của Hồi Giáo, thực hành lần chuỗi và lập lại 99 tên của Chúa,  bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ tám hay thứ chín.

Thiền của Đạo Ba hải bao gồm cầu nguyện và kiểm điểm bản thân qua Lời của Thượng Đế, …

Thiền của Thiên Chúa Giáo, phương tây, tiến triển từ thế kỷ thứ sáu, bằng cách thực hành  Lectio Divina, bao gồm việc đọc và suy niệm Kinh Thánh, bởi các tu sĩ dòng Biển Đức ,

Điều quan trọng là tìm ra sự khác biệt của Thiền Ki tô giáo và các môn Thiền khác.

–          Thiền Ki tô giáo hướng về chủ thể của vũ trụ là Thiên Chúa độc nhất và duy nhất.

–          Thiền Ki tô giáo không bao giờ cho phép linh hồn mình loại bỏ Thiên Chúa và trở nên trống rỗng vì khi không có Chúa ngự trị ở đó thì sẽ có các Tà Thần len lỏi vào. Kinh Thánh nói rất rõ về điều này:

Khi thần ô uế xuất khỏi một con người, thì rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi, mà không ra. Bấy giờ nó nói: “Ta sẽ về lại nhà ta, nơi ta đã bỏ đi”. Ðến nơi, nó thấy nhà đó để trống và đã quét tước, và trang trí hẳn hoi. Bấy giờ nó đi, và đem theo nó bảy thần khác dữ dằn hơn nó; chúng vào mà lập cư ở đó. Và tình cảnh cuối cùng người ấy lại tệ hơn trước. Cũng sẽ xảy ra như vậy cho thế hệ xấu xa này!” ( Mát Thêu 12:43-45)

Ni cô Thích nữ Diệu Tuyết, tu tại Chùa Phổ Hiền, kể rằng, trong một lần đi tụng kinh cho người chết cô đã bị quỉ nhập, tâm thần hoang dại, không còn tỉnh táo, nó làm cô không thiết ăn uống, tắm rửa trong một năm rưỡi trời, rồi cô được Chúa cứu qua sự giới thiệu và cầu nguyện của một Bà Dì theo đạo Chúa đến thăm cô tại nhà. Sau đó, khỏi bênh rồi thì đức tin lung lay, cô lại về Chùa, lại tiếp tục tụng niệm và lần này, tâm hồn trống rỗng cô bị mấy con Quỉ dữ dằn, hung ác hơn rất nhiều nhập vào nhà linh hồn của Cô, chúng miệt thị và nguyền rủa ngày đêm “ Mày chết đi “ làm cô hoàn toàn mất tự chủ và tự tử đến 4 lần trong vòng một tuần lễ. Sau những ngày đó, vào lần cuối cùng, cô mua bốn lưỡi lam, nghiền nhỏ và nuốt vào bụng, Bác sĩ không biết giải phẫu cách nào để cứu vì từ ruột bao tử , ở đâu cũng có mảnh lưỡi lam, chỉ cần cử động hay nuốt nước bọt thì cũng làm cô đau đớn lắm. Lần này thì cô chỉ biết hoàn toàn nhờ cậy duy nhất một mình Chúa Giê su, đấng duy nhất có quyền năng trên Ma Quỉ, đấng duy nhất có thể chữa lành và cô hy vọng Chúa sẽ đến cứu mình. Kết quả là Chúa lại ra tay thêm một lần nữa  làm phép lạ cho cô khỏi cả bịnh thể xác lẫn bệnh tâm linh. Cô bắt đầu một đời sống mới, dâng hiến cho Chúa, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh và kết hiệp nên một với Chúa kính yêu của cô và hòa đồng vói các bệnh nhân phong cùi bị người đời từ bỏ. Như vậy, ta có thể thấy rằng, “Cầu nguyện, suy niệm bằng Kinh Thánh”  chính là cách Thiền mới của cô.

–          Thiền Ki tô giáo nhấn mạnh và đòi hỏi sự thực hành Lời Chúa trong cuộc sống để việc Thiền định thực sự mang lại hoa trái tốt lành. Nếu chỉ có thiền mà ta không đi vào trần đời và thực hành Lời Chúa thì không có kết quả nào hết. Cái khác biệt về cơ cấu ở đây, là yếu tố Thiền nhập thế và Thiền hành sự của Ki tô giáo.

–          Tột đỉnh của Thiền Ki tô giáo là sự kết hiệp trở nên một với Chúa. Đó là tình trạng mà “ Linh hồn Con ở trong Chúa và Chúa Ba Ngôi ở trong con”, Đức Chúa Giê Su có lời hứa nguyện sau đây cho những ai hết lòng tìm kiếm và thực hành Lời Ngài:

Phần Con, Con đã ban cho chúng vinh quang Cha đã ban cho Con để chúng nên một như Chúng Ta là một:

Con trong chúng và Cha trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một,…(Gioan 17:22-23)

Xin đơn cử một thí dụ điển hình về Thiền dẫn đến kết hợp với Chúa qua trường hợp của Thánh nữ Faustina, được ghi lại trong nhật ký của Ngài,  bắt đầu bằng giai đoạn thiền ” đi tìm Chúa ” của mình :

–          Sự thinh lặng sâu thẳm bao phủ linh hồn tôi. Không có một áng mây nào che khuất mặt trời khỏi tôi. Tôi tắm mình trong áng sáng mặt trời để tình yêu Thiên Chúa có thể thực hiện việc biến đổi tôi hoàn toàn. Tôi muốn ra khỏi tuần tĩnh tâm này như một vị thánh, bất chấp tất cả; nghĩa là bất chấp tình trạng xấu xa của bản thân, tôi vẫn mong muốn trở thành một vị thánh, và tin vào Lòng Thương Xót Chúa có thể tác thành từ một kẻ khốn cùng như tôi, …

–          Con muốn sống và chết như một linh hồn thánh thiện, với ánh mắt luôn cắm chặt vào Chúa, lạy Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá, mẫu gương các hành động của con. Con thường nhìn quanh để kiếm tìm các tấm gương, nhưng không tìm được gì thỏa đáng, và con nhận ra sự thánh thiện của con dường như chao đảo. Nhưng từ nay về sau, mắt con sẽ cắm chặt vào Chúa, lạy Chúa Kitô, Đấng hướng đạo toàn thiện của con. Con tin tưởng Chúa sẽ chúc lành cho các nỗ lực của con (NK 1333).

Rồi khi đã gặp được Chúa , ta hãy lắng nghe xem Chúa nói gì với Thánh nữ qua thiền chiêm niệm Lòng thương xót Chúa :

Hỡi con nhỏ của Cha, con đừng nản chí. Cha biết niềm tín thác vô hạn con trao đặt nơi cha; Cha biết con ý thức về lòng nhân lành và tình thương xót của Cha. Vậy Cha con mình hãy hàn huyên cho hết những gì đang đè nặng trái tim con.

Linh Hồn: Có đủ thứ đủ chuyện nên con không biết phải nói điều nào và phải trình bày như thế nào.

Chúa Giêsu: Con hãy nói cho thật đơn giản như chỗ bạn bè với nhau. Hỡi con, bây giờ con hãy kể cho Cha biết điều gì cản trở con tiến bước trên đường trọn lành?

Linh Hồn: Sức khỏe yếu nhược đã kiềm hãm con trên đường trọn lành. Con không thể chu toàn các phận sự. Con vô dụng như một bánh xe thừa thãi trên một cỗ xe. Con không ham mình và giữ chay được đến mức các thánh đã làm. Lại nữa, không ai tin là con bệnh tật, thành ra nỗi đau tinh thần làm trầm thống thêm nỗi đau thể xác, và con thường xuyên phải chịu nhục nhã. Lạy Chúa Giêsu, làm sao ai lại có thể nên thánh trong những hoàn cảnh như thế?

Chúa Giêsu: Con nhỏ của Cha ơi, đúng thế, tất cả điều ấy đều là đau khổ. Nhưng đâu còn con đường nào khác dẫn lên trời ngoài con đường thánh giá. Cha là người thứ nhất đã đi con đường ấy. Con phải biết đó là con dường ngắn nhất và bảo đảm nhất…

…Ái nữ của Cha ơi, nếu Cha muốn qua con mà đòi mọi người tôn sùng Lòng Thương Xót của Cha, thì con phải là người trước tiên trổi vượt trong niềm tin tưởng vào lòng thương xót ấy. Cha đòi hỏi con những hành vi nhân ái được thực hiện và yêu mến Cha. Ở mọi nơi trong mọi lúc, con hãy tỏ lòng nhân ái với người lân cận. Con không được thoái thác, kiếm cớ chữa mình hay tự miễn cho mình điều ấy.

Cha ban cho con ba phương thế để sống nhân ái với người chung quanh: thứ nhất – bằng hành vi, thứ hai – bằng ngôn từ, thứ ba – bằng cầu nguyện. trong ba cấp độ này hàm chứa lòng nhân ái sung mãn và bằng chứng không thể nghi ngờ về tình yêu dành cho Cha. Bằng cách này, một linh hồn sẽ tôn vinh và sùng kính Lòng Thương Xot Cha (NK 742).

“Hỡi ái nữ của Cha, con hãy cho cha các linh hồn. Con hãy biết sứ mạng của con là cho Cha các linh hồn bằng lời cầu nguyện và hy sinh. Khuyến giục họ tín thác vào Lòng Thương Xót của Cha (NK 1690).

Chúng ta có một vị thần quyền năng trên hết các Thần, vị Thần đó hoàn toàn có thể thông cảm và có thể gặp gỡ khi ta biết tìm đọc và  suy tư Lời Chúa đến mức Lời trở thành hơi thở của đời sống ta, đến mức Lời trở thành hành động cụ thể ta dâng hiến cho Anh Em mình. Khi đó ta sẽ có kinh nghiệm rất sống động và xác thực về một vị Chúa lưu ngụ trong đời sống của ta. Trong cuộc đời , tôi đã gặp nhiều cao thủ Thiền Lòng thương xót Chúa với kết quả cụ thể không những cho đời sống đơn sơ, vui tươi, đầy ánh sáng của họ mà còn có hiệu lưc trên  nhiều người mà họ cầu nguyện cho.

Chúc bạn qua kinh nghiệm của việc Thiền “Lòng thương xót Chúa” , lúc ba giờ chiều mỗi ngày trong đời , rồi ra , bạn có cơ hội thốt lên từ những trải nghiệm rằng:

Chúa kính yêu ơi ,

Ngài ngọt ngào và tuyệt hảo dường bao !

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay