Thánh Inhaxiô Loyola (1491-1556): Nhà Lãnh Đạo Theo Tinh Thần Phúc Âm

Thánh Inhaxiô Loyola (1491-1556): Nhà Lãnh Đạo Theo Tinh Thần Phúc Âm

Dòng tên Việt  Nam

http://dongten.net/wp-noidung/uploads/2014/07/saint-inhaxio-1.jpg

Theo một số nhà chú giải, khi viết về những đức tính mà vị Tổng Quyền phải có, Thánh Inhaxiô phác họa chân dung của chính mình.

Những đức tính mà vị TỔNG QUYỀN DÒNG TÊN phải có: những điều làm nên sự toàn thiện trong tương quan với Thiên Chúa, những điều hoàn thiện các đặc tính tâm hồn, trí tuệ và cách hành xử.

1. Điều ưu tiên phải có là những đức tính siêu nhiên.

“Đức tính thứ nhất, là sự kết hợp mật thiết cao độ với Thiên Chúa”.  “Sống thân mật thâm sâu với Chúa trong cầu nguyện và trong tất cả mọi sinh hoạt”.

Một con người được hướng dẫn và bao bọc bởi ân sủng huyền nhiệm. Tức là được Chúa ban ơn để thi hành sứ mạng Chúa giao phó.

2. Các nhân đức căn bản: bác ái và khiêm tốn. Đức ái là mối dây liên kết, hoà hợp các nhân đức khác:

“Nêu gương về mọi nhân đức cho các tu sĩ trong dòng. Nơi ngài, đặc biệt chói sáng lòng bác ái đối với tha nhân và cách riêng, đối với Dòng, cũng như sự khiêm tốn đích thực làm cho mình được Thiên Chúa yêu thương và mọi người quý chuộng”.

Thánh Augustinô viết: “Ubi humilitas, ibi caritas” (nơi đâu có sự khiêm tốn, nơi đó có bác ái). .

a/ Thoát khỏi những quyến luyến lệch  lạc, bằng cách nhờ ân sủng, biết chế ngự và hãm dẹp diệt chúng; nhờ thế, phán đoán bên trong của lý trí không bị  xáo trộn và bên ngoài luôn biết làm chủ chính mình; cách đặc biệt cẩn trọng, mực thước trong lời nói.

b/ Tuy nhiên, ngài nên học biết hoà hợp sự chính trực và sự nghiêm khắc cần thiết phải có với sự hiền lành dịu dàng. Không bị trệch hướng khỏi điều ngài nghĩ là đẹp lòng Chúa hơn hết, tuy nhiên cũng không thiếu lòng yêu thương thông cảm đối với con cái.

c/ Ngài cũng cần phải có lòng đại lượng và quả cảm, để gánh chịu sự yếu đuối của nhiều người và khởi xướng nhiều công việc lớn lao để phụng sự Thiên Chúa và cương quyết kiên trì khi cần thiết. Không thất đảm trước những chống đối (cả từ phía những người có quyền chức và địa vị), không nao núng bởi những dụ dỗ hoặc đe dọa từ họ, mà đi xa điều lý trí hoặc việc phụng thờ Thiên Chúa đòi hỏi. Ngài phải vượt trên mọi biến cố, không bị giao động trước những điều xảy ra: không vênh vang khi gặp thành công và quỵ ngã khi gặp thất bại. Sẵn sàng chịu chết vì quyền lợi của Dòng, để phụng sự Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa và là Chúa chúng ta.

3. Các đức tính thuộc trí tuệ.

“Có trí khôn minh mẫn và óc phán đoán tuyệt vời. Để có thể đương đầu với những điều trừu tượng cũng như giải quyết những vấn đề thuộc lãnh vực thực hành. Kiến thức thì rất quan trọng để lãnh đạo những người thông thái, nhưng sự khôn ngoan, cẩn trọng (prudence) và kinh nghiệm trong các thực tại thiêng liêng và nội tâm thì cần thiết hơn để có thể biện phân các loại thần và đưa ra những lời khuyên hay phương dược cho những ai đau khổ  và có nhu cầu thiêng liêng.”

“Cũng đặc biệt cần thiết đối với ngài là ân sủng biết phân định, cân nhắc trong những công việc bên ngoài và trong cách giải quyết nhiều công việc khác nhau, cũng như trong việc tiếp xúc với nhiều người khác nhau ở trong và ngoài Dòng.”

4. Luôn canh chừng, thức tỉnh và lưu tâm đến công việc từ đầu cho đến cuối.

“Đức tính thứ tư rất cần thiết cho việc quản trị hữu hiệu, đó là tình trạng tỉnh táo dè chừng và lưu tâm để ý đến công việc khi bắt đầu và nghị lực để đưa công việc cho đến khi hoàn tất và hoàn chỉnh, để không vì xao lãng hay bất lực mà không thể hoàn thành một công việc đã bắt đầu”.

5. Đức tính thuộc hình thể, dóc váng, tình trạng sức khoẻ thể lý.

“Đức tính thứ năm liên quan đến thân xác. Về sức khoẻ, hình dáng, tuổi tác, một đàng cần phải chú ý đến phẩm cách và uy tín (dignity and authority); đàng khác phải xem xét sức khoẻ thể lý như trách nhiệm đòi buộc, để có thể hoàn thành nhiệm vụ cho vinh quang Thiên Chúa, Chúa chúng ta.”

6. Danh thơm tiếng tốt và những điều làm nên uy tín cá nhân.

“Đức tính thứ sáu liên quan đến những yếu tố bên ngoài. Theo đó, những đức tính giúp xây dựng kẻ khác và phụng sự Thiên Chúa thì đáng quý chuộng hơn. Theo sự thường, đó là được kính trọng, danh thơm tiếng tốt, và tất cả điều gì tạo nên uy tín (authority) trước những người ở bên ngoài cũng như ở bên trong Dòng.”

7. Người có công trạng và được nhiều người biết đến.

“Cuối cùng ngài phải là một trong những người nổi bật về tất cả mọi đức hạnh, có công với Dòng và được biết như vậy trong Dòng từ nhiều năm nhất.

Nếu không có những đức tính trên, thì ít nhất không thể thiếu :

“Sự liêm chính lớn lao và tình yêu lớn lao đối với Dòng, phán đoán khách quan, chính xác cùng với kiến thức rộng rãi vững chắc, sâu sắc” (great probity and love for the Society, good judgment accompanied by sound learning).

Kết luận

Theo quan điểm của Thánh Inhaxiô, Linh Thao nhằm huấn luyện những con người được tuyển chọn để trở thành những hiệp sĩ của Chúa Kitô. Phải chăng Linh Thao cũng là nơi đào luyện các lãnh đạo tôn giáo -và cả lãnh đạo dân sự- theo tinh thần Phúc Âm?

(Lm. Antôn Ngô văn Vững, SJ)

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay