Chuyện hiếm có – Bill Haast- HUYỀN THOẠI TÂY ĐỘC ÂU DƯƠNG PHONG 

HUYỀN THOẠI TÂY ĐỘC ÂU DƯƠNG PHONG có thật ngoài đời này !!

Bill Haast da cong hien cho nhan loai su nghiep vi dai nghien cuu loai huyet thanh (Serum)  tri Ran can

Viec lam cua ong da cuu song bao trieu nguoi tren the gioi sau nay– Ong phai duoc xung dang lanh Nobel ????

HUYỀN THOẠI TÂY ĐỘC ÂU DƯƠNG PHONG của Kim Dung có thật ngoài đời này, có những con người sống một kiếp bình lặng, và cũng có những người sống như truyền thuyết, Bill Haast là một trong số đó. Ông không phải là ngôi sao Hollywood, càng không phải tỷ phú công nghệ. Nhưng trong thế giới của rắn độc , ông là huyền thoại.

Bill Haast (1910–2011) sống hơn 100 năm – và suốt cả thế kỷ ấy, ông đã cầm trên tay hơn 3 triệu con rắn độc. Vâng, ba triệu con rắn độc thật sự – không phải con số phóng đại cho hay.

Ông bị cắn ít nhất 172 lần tính đến năm 2008. Trong đó có đến 20 lần suýt chết. Và có một lần… ông bị rắn Cottonmouth cắn vào đầu ngón tay, đau đớn, nhưng không hoảng loạn. Bill lạnh lùng bảo vợ mình “Lấy cây kéo làm vườn cắt phăng ngón này ngay đi.”

Từ năm 1948, ông tự tiêm nọc độc rắn hổ mang (cobra venom) vào cơ thể – không vì điên rồ, mà vì một mục tiêu duy nhất: xây dựng hệ miễn dịch chủ động.

60 năm sau, Bill có kháng thể chống lại hơn 30 loài rắn độc khác nhau. Trong người ông, máu không chỉ là sự sống, nó là huyết thanh quý hiếm.

Đã có 21 người trên thế giới từng bị rắn độc cắn và không thể chờ đợi huyết thanh điều chế. Họ được cứu sống bằng máu của Bill – truyền trực tiếp.

Trong đó, nổi tiếng nhất là một cậu bé ở Venezuela. Huyết thanh khan hiếm, thời gian không còn. Bill Haast đích thân băng rừng, vượt suối, mang theo chính máu của mình để hiến tặng – và cậu bé sống.

Chính phủ Venezuela sau đó đã trao ông quyền công dân danh dự, như một biểu tượng của sự biết ơn.

Năm 1989, dù đã có kháng thể với hơn 30 loài rắn, Bill Haast vẫn bị đe dọa tính mạng khi bị cắn bởi Pakistani Pit Viper – một loài cực độc, và huyết thanh đặc hiệu chỉ có tại Iran.

Khi thời gian không còn, Toà Bạch Ốc đích thân liên lac  chính phủ Iran, dùng quan hệ ngoại giao để khẩn cấp đưa huyết thanh đó về Mỹ cứu Bill – một con người không thuộc về chính phủ nào, nhưng thuộc về y học và nhân loại.

Bill Haast qua đời năm 2011, hưởng thọ 100 tuổi rưỡi. Không phải vì rắn, không phải vì nọc độc, mà vì tuổi già, mà vì ông đã sống đủ lâu để chứng minh cho thế giới thấy: nọc độc không giết được người hiểu và tôn trọng nó. Ông từng nói :

“Tôi không sợ rắn. Tôi sợ sự ngu dốt và kiêu ngạo khi xem thường nó.”

Di sản của ông không chỉ là máu, mà là kiến thức cho cả ngành y. Nhờ Bill Haast, hàng chục loại huyết thanh kháng nọc độc được phát triển. Nhờ những lần bị cắn, những lần suýt chết, những vết sẹo rải khắp tay, ông để lại hàng thập kỷ dữ liệu thực nghiệm sống, giúp các nhà khoa học rút ngắn hàng chục năm nghiên cứu.

Bill Haast không phải siêu nhân. Ông là một con người bình thường dám bước vào thế giới tử thần, để biến thứ giết người thành thứ cứu người.

Hơn 3 triệu con rắn. Hơn 172 lần bị cắn. Hơn 100 năm sống. 21 người được cứu bằng máu của ông và hàng triệu người sẽ được cứu bởi sự cống hiến của ông. 

Và ông xứng đáng được gọi là The King of Venom.


 

Được xem 4 lần, bởi 4 Bạn Đọc trong ngày hôm nay