Nina Shea, nhà hoạt động nhân quyền Hoa Kỳ có bài nhận định nhan đề “The Next Pope Needs a Better China Policy”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng tiếp theo cần một chính sách tốt hơn với Trung Cộng”.
Cải cách chính sách của Vatican đối với Trung Cộng nên là ưu tiên của Đức Giáo Hoàng tiếp theo. Đường lối hiện tại được định hình bởi thỏa thuận gây tranh cãi năm 2018 của Vatican với Trung Cộng về việc chia sẻ quyền lực với Bắc Kinh trong việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo. Nó làm tổn hại nghiêm trọng đến Giáo Hội Công Giáo ở Trung Cộng và làm xói mòn thẩm quyền tôn giáo và đạo đức của Đức Giáo Hoàng. Đức Hồng Y Pietro Parolin, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, là kiến trúc sư của thỏa thuận với Trung Cộng và là người nhiệt tình nhất. Bắc Kinh đã không che đậy khi ám chỉ rằng ngài là lựa chọn hàng đầu của Trung Cộng cho Vị Giáo Hoàng tiếp theo. Tại một cuộc họp báo vào ngày 22 tháng 4—một ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời—phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Cộng Lâm Kiến đã đưa ra viễn cảnh “cải thiện quan hệ Trung Cộng-Vatican” thông qua quan hệ đối tác “tiếp tục”, và không ai trong số các ứng cử viên Giáo Hoàng hàng đầu có nhiều kinh nghiệm làm việc với Trung Cộng hơn Đức Hồng Y Parolin.
Đức cha Mẫn, hình chụp năm 2016, Ngài thuộc Giáo hội thầm lặng Trung Quốc – được Toà Thánh nhìn nhận là giám mục chính toà Ôn Châu nhưng không được cho phép hành đạo, bị tù tội mấy chục năm qua.
Có it nhất mười giám mục Công Giáo ở Trung Cộng hiện đang bị giam giữ vô thời hạn hoặc bị hạn chế chức vụ vì phản đối sự kiểm soát của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo của họ. Vatican âm thầm chấp nhận và che đậy sự đàn áp này và sau thỏa thuận năm 2018, đã rút lại sự ủng hộ của mình đối với Giáo Hội thầm lặng.
Đức Giám Mục Gia cô bê Su Zhimin, giáo phận Bảo Định ở Tỉnh Hà Bắc, bị tra tấn, tù đày 40 năm và có lẽ đã chết anh hùng tử đạo trong nhà tù Cộng Sản.
Ngoài những giám mục bị gạt ra ngoài lề này, còn có những giám mục đã qua đời trong bảy năm qua và để lại tình trạng trống tòa. Vatican và Trung Cộng chỉ thay thế khoảng một chục vị trong số họ, để lại khoảng ba mươi giáo phận trống tòa. Tuy nhiên, Vatican, giống như Bắc Kinh, khẳng định rằng thỏa thuận đang có hiệu quả và đã gia hạn vào tháng 10 năm ngoái thêm bốn năm nữa. Trung Cộng ngay lập tức bắt đầu sử dụng thỏa thuận này để gây áp lực buộc các giám mục tham gia Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Cộng, một nhóm do Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Cộng chỉ đạo. Các thành viên được yêu cầu phải đưa ra lời cam kết về “tính độc lập” khỏi Đức Giáo Hoàng. Không có Đức Giáo Hoàng nào công nhận hiệp hội quốc doanh Công Giáo Yêu Nước này là hợp pháp ngoại trừ giáo triều của Đức Phan Xi Cô. Đức Hồng Y Parolin đã hợp tác thúc đẩy giáo sĩ Công Giáo gia nhập Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Cộng. Năm 2019, Vatican đã ban hành các hướng dẫn mục vụ thiết lập tư cách thành viên hiệp hội là chuẩn mực mới cho giáo sĩ Trung Cộng, nhưng cũng cho phép phản đối vì lý do lương tâm. Đồng thời, để cho Trung Cộng đi đầu trong việc bổ nhiệm các giám mục. Kết quả là, các giáo sĩ thể hiện lòng trung thành chính trị với Chủ tịch Tập Cận Bình được chính phủ Trung Cộng ủng hộ, và những người từ chối việc loại bỏ hiệp thông, liên kết tôn giáo với Đức Giáo Hoàng sẽ bị đàn áp. Giáo phận Thượng Hải là một ví dụ điển hình về điều này. Kể từ thế kỷ XVII, Thượng Hải đã là giáo phận lớn nhất và quan trọng nhất của Trung Cộng. Đó là giáo phận của Hồng Y Ignaxiô Cung Phần Mai, giám mục Công Giáo Trung Cộng đầu tiên trên thế giới, người đã phải chịu đựng ba mươi ba năm tù vì từ chối từ bỏ Đức Giáo Hoàng. Nhờ thỏa thuận với Trung Cộng, giáo phận đáng kính này hiện nằm trong tay Hiệp hội Yêu nước, với sự ban phước của Đức Giáo Hoàng. Trong mười bốn năm qua, hai giám mục được Vatican chấp thuận của Thượng Hải đã bị đàn áp. Đức Cha Giuse Hình Văn Chi đã biến mất một cách bí ẩn khỏi tầm nhìn của công chúng vào năm 2011 sau khi phục vụ với tư cách là Giám Mục Phụ Tá trong sáu năm với sự chấp thuận của chính phủ. Ngài đã mất lòng tin của đảng sau khi tuyên bố rằng ngài sẽ “trung thành phục vụ” Đức Giáo Hoàng tại lễ tấn phong giám mục của mình và sau khi liên tục phản đối tư cách thành viên của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước. Năm sau, Đức Cha Tađêô Mã Đạt Thanh được bổ nhiệm làm giám mục Thượng Hải với sự chấp thuận của cả Vatican và Bắc Kinh. Tại Thánh lễ tấn phong, ngài đã công khai rời khỏi Hiệp hội Yêu nước, viện dẫn lời của Thánh Ignaxiô: “Chúng ta phải chọn một cách sẽ phục vụ Chúa với vinh quang lớn hơn”. Ngài đã bị quản thúc tại gia vào ngày hôm đó tại một chủng viện, nơi ngài vẫn bị giam giữ mà không có bất kỳ thủ tục hợp pháp nào. Cả quyền tự do của ngài và của Giám Mục Hình Văn Chi đều không nằm trong thỏa thuận của Vatican. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2023, hội đồng giám mục của Hiệp hội Yêu nước đã đơn phương bổ nhiệm Giám mục Giuse Thẩm Bân, chủ tịch của cái Hội Đồng ấy, lãnh đạo giáo phận Thượng Hải. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không được nói gì về vấn đề này, nhưng ngài vẫn chấp thuận việc bổ nhiệm Thẩm Bân ba tháng sau đó. Đức Hồng Y Parolin nhanh chóng ca ngợi Thẩm Bân là một “mục tử đáng kính” và tuyên bố sai lệch rằng sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng là “để sửa chữa sự bất thường về giáo luật” vì “lợi ích lớn hơn của giáo phận”. Ngài cũng hy vọng rằng việc hợp tác với Trung Cộng có thể “ủng hộ một giải pháp công bằng và khôn ngoan” cho các Giám mục Giuse Hình Văn Chi và Tađêô Mã Đạt Thanh. Những hy vọng đó đã bị dập tắt khi vào ngày 28 tháng 4 vừa qua, khi chính quyền ở Thượng Hải đã bỏ qua các ngài để chiếm đoạt chức Giám Mục Phụ Tá, trắng trợn lợi dụng thời gian trống ngôi Giáo Hoàng để một lần nữa vi phạm thỏa thuận và “bầu” một linh mục yêu nước làm giám mục mới và đơn phương bổ nhiệm ông ta làm Giám Mục Phụ Tá của Thẩm Bân. Hà Nam cũng hành động tương tự. Giám mục Thẩm Bân thể hiện lòng nhiệt thành của đảng, với địa vị mới của mình, hứa hẹn sẽ chuyển đổi mạnh mẽ Giáo Hội Công Giáo Trung Cộng. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8 năm 2023, ông ta kiên quyết rằng đàn chiên của mình phải từ chối thẩm quyền của Giáo Hoàng, khi nhấn mạnh rằng họ phải “tuân thủ nguyên tắc độc lập và tự chủ trong việc điều hành Giáo hội”. Vài tháng trước, Thẩm Bân đã gặp gỡ các giáo sĩ Hương Cảng trong một cuộc họp mà ông mở đầu bằng cách ca ngợi Đại hội toàn quốc lần thứ XX “được tổ chức thành công” gần đây của Đảng Cộng sản Trung Cộng và nói rằng “tinh thần” của đại hội sẽ hỗ trợ cho mục tiêu “Hán hóa” Giáo hội tại Trung Cộng của Hiệp hội Yêu nước. Ông cũng khẳng định “tư tưởng của Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Cộng cho kỷ nguyên mới”, báo hiệu sự pha trộn đáng lo ngại giữa tín lý Công Giáo và ý thức hệ cộng sản khi Đảng Cộng sản Trung Cộng cố gắng điều chỉnh tôn giáo theo học thuyết của đảng. Thẩm Bân đã gây sốc cho các giáo sĩ Hương Cảng, khi tuyên bố: “Cần phải hợp tác cùng với chính phủ thúc đẩy việc dịch và diễn giải Kinh thánh”. Thượng Hải không phải là ngoại lệ. Kể từ khi có thỏa thuận, các chức vụ giám mục ở các địa phương khác đã được lấp đầy bởi những kẻ cuồng tín của Đảng Cộng sản Trung Cộng, được Vatican chấp thuận, trong khi các giám mục trung thành bị đàn áp. Ví dụ, theo yêu cầu của Bắc Kinh vào năm 2018, Vatican đã yêu cầu Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin – 郭希錦) của giáo phận Mân Đông từ chức để nhường chỗ cho một giám mục bị vạ tuyệt thông, người sau đó đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phục hồi và chấp thuận. Vào tháng Giêng, Đức Cha Quách Hy Cẩm được chụp ảnh lần cuối khi bị nhốt trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ. … Vào năm 2018, khi Giáo triều bắt đầu thúc đẩy thỏa thuận, họ bắt đầu tích cực ca tụng Bắc Kinh. Năm đó, hiệu trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Giáo Hoàng đã gây chú ý khi ngài ca ngợi người Trung Cộng vì “là quốc gia trên thế giới thực hiện tốt nhất học thuyết xã hội của Giáo hội”. Hồng Y Parolin đã nhiều lần thúc đẩy tuyên truyền của Trung Cộng. Tại một cuộc họp báo năm 2020, ngài đã thẳng thừng phủ nhận “cuộc đàn áp” Giáo hội tại Trung Cộng, nói rằng chỉ có “các quy định được áp đặt và liên quan đến tất cả các tôn giáo”. Đức Hồng Y cũng khẳng định sai rằng “Hán hóa” ám chỉ “một cách không nhầm lẫn” đến “hội nhập văn hóa”, tức là hoạt động truyền giáo tiếp nhận nghệ thuật địa phương và các hoạt động văn hóa được chấp thuận trong lòng sùng đạo Kitô. Tuy nhiên, Hán hóa theo Đảng Cộng sản Trung Cộng đòi hỏi các bài giảng phải tập trung vào những câu nói của Tập Cận Bình và trẻ em phải được “bảo vệ” khỏi việc khai tâm tôn giáo. Kể từ ngày 1 tháng 5, người nước ngoài và người Trung Cộng không được phép cùng nhau tham gia các hoạt động tôn giáo, cùng với các hạn chế khác. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của Hương Cảng đã cáo buộc Hồng Y Parolin “thao túng” Đức Thánh Cha Phanxicô để phê duyệt thỏa thuận bằng cách tuyên bố sai sự thật rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã phê duyệt dự thảo. Trong một bài đăng trên blog vào tháng 10 năm 2020, Hồng Y Hương Cảng đã không ngần ngại nói: “Parolin biết ông ta đang nói dối, ông ta biết rằng tôi biết ông ta là kẻ nói dối, ông ta biết rằng tôi sẽ nói với mọi người rằng ông ta là kẻ nói dối.” Bắc Kinh đã lợi dụng thỏa thuận này, và Giáo Hội Công Giáo đang phải chịu đau khổ vì điều đó. Chúng ta cần một chính sách tốt hơn—một chính sách không chia sẻ quyền lực quan trọng của Đức Giáo Hoàng trong việc bổ nhiệm lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo với một chính phủ vô thần và ủng hộ việc duy trì Giáo hội thông qua một tổ chức ngầm trung thành. Điều đó đã bị quá hạn từ rất lâu.Các Mục Tử bị bách hại ở Trung Cộng sau thỏa hiệp 2018 - theo Báo cáo của viện Hudson
Đức Giám Mục Vincent Guo Xijin
Giám mục Vincent Guo Xijin, 66 tuổi, của Giáo phận Mindong ở tỉnh Phúc Kiến đã phải đối mặt với nhiều lần bị giam giữ trong hơn 30 năm. Sau khi có thỏa thuận Trung Cộng-Vatican vào năm 2018, ông đã được yêu cầu từ chức giám mục giáo phận Mindong để cho phép Giám mục quốc doanh Zhan Silu do chính phủ bổ nhiệm thay thế. Mặc dù Guo đã đồng ý phục vụ với tư cách là giám mục phụ tá, ông vẫn tiếp tục phải đối mặt với áp lực không ngừng để đăng ký gia nhập Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, bao gồm cả việc cắt điện và nước đến nơi ở của ông và sau đó trục xuất ông vào tháng 1 năm 2020. Ông đã phải từ chức vào tháng 10 năm 2020 ở tuổi 62.
Giám mục Augustine Cui Tai
Giám mục Augustine Cui Tai, 74 tuổi, thuộc Giáo phận Xuanhua ở tỉnh Hà Bắc đã bị giam giữ nhiều lần, quản thúc tại gia và lao động cưỡng bức trong 31 năm qua.
Ông đã bị giam giữ bốn lần kể từ thỏa thuận Trung Quốc-Vatican năm 2018 và không được nhìn thấy kể từ khi bị cảnh sát bắt giữ vào tháng 4 năm 2021. Giáo phận của ông đã nhiều lần kêu gọi thả ông khỏi nơi giam giữ nhưng không có kết quả.
Giám mục Julius Jia Zhiguo
Giám mục Julius Jia Zhiguo, 90 tuổi, của Giáo phận Zhengding ở Hà Bắc có lịch sử bị đàn áp lâu dài, ngài đã bị giam giữ nhiều lần kể từ năm 1963. Lần giam giữ gần đây nhất của ông bắt đầu vào tháng 8 năm 2020 khi thỏa thuận Trung Quốc-Vatican đang sắp sửa được gia hạn lần đầu tiên.
Theo báo cáo của chính quyền, “tội ác” của Ngài là cho phép hát thánh ca trong nhà thờ của mình mà không có sự cho phép của chính phủ. Cảnh sát cũng đã giải tán trại trẻ mồ côi khuyết tật do giám mục điều hành với sự giúp đỡ của các nữ tu Công giáo trong hơn 30 năm.
Giám mục Thaddeus Ma Daqin
Sau khi công khai tuyên bố từ chối hợp tác với hội Công Giáo Yêu Nước – CPCA tại lễ tấn phong giám mục năm 2012, Đức Giám mục Thaddeus Ma Daqin, 56 tuổi, thuộc Giáo phận Thượng Hải đã bị giam giữ và biệt giam tại một chủng viện và vẫn bị quản thúc tại gia kể từ đó dưới sự giám sát, hạn chế và giam giữ liên tục.
Thỏa thuận Trung Quốc-Vatican không cải thiện được tình hình của ông.