Trân trọng tiếp lời của Tổng Bí Thư:
THẾ THÌ TA VỨT THỂ CHẾ ẤY VÀO SỌT RÁC !
TBT Tô Lâm vừa tuyên bố “Thể chế là Điểm nghẽn của Điểm nghẽn” ! Vậy muốn cho mọi mặt của nước nhà được trôi chảy, hanh thông thì phải vứt cái thể chế CS ấy vào sọt rác. Thế giới đã vứt nó vào sọt rác từ lâu, nghị quyết 1481 của Liên minh châu Âu đã lên án Chủ nghĩa CS là chống nhân loại, đã giết oan 100 triệu người. Trong nước thì hầu hết cán bộ cao cấp đều là tội phạm.
Đường đi đúng đắn của nhân loại văn minh hiện nay đã quá rõ. Thêm nữa, VN muốn Thoát Trung phải ra khỏi chế độ CS!
Cá nhân tôi đã dùng nửa cuộc đời (từ 1988 đến nay) để chứng minh học thuyết ấy là ngu dốt, bất nhân, dối trá và lừa đảo, nên đã bị Thể chế ấy quy tội PHẢN BỘI TỔ QUỐC, và nhà nước CS đã tự nhận thấy là sai, nên cuối cùng phải hủy vụ án !
Ông Tô Lâm mà nghĩ đúng như bài viết này thì Dân tung hô Ngài Vạn tuế !?
Tài liệu lý luận để chứng minh CNCS là một tà giáo phi lý, phi nhân đã quá đủ, không cần nhắc lại. Nhân đây chỉ xin minh họa bằng 1 bài thơ cho thấy Thể chế phi nhân ấy đã khiến một người có tên tuổi chửi thẳng vào mặt người mẹ vô tội của mình như thế nào thôi:
*
SÔNG CÓ THỂ CẠN
Trong “Đèn Cù” có đoạn
Nói về Chu Văn Biên,
Trùm cải cách Nghệ Tĩnh,
Bắc ghế ngồi trên thềm.
Hắn chỉ vào mặt mẹ
Chắp tay đứng dưới sân:
“Mày là đứa bóc lột,
Kẻ thù của nhân dân.
Không mẹ con gì hết.
Tao phải tiêu diệt mày.”
Vì cái thành tích ấy
Chu Văn Biên sau này
Được đề bạt thứ trưởng
Bộ nông nghiệp nước nhà.
Mẹ cắn lưỡi tự tử.
Thật tội nghiệp bà già.
Tiểu sử Hà sĩ Phu trích từ thư viện Hà sĩ Phu
- 1979-1982: Phó Tiến Sĩ tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Tiệp Khắc năm 1982 về ngành Sinh Học Tế Bào. (Về sau học vị này chuyển thành Tiến Sĩ theo quy định mới của nhà nước).
- Viện Khoa Học Việt Nam, phó Giám Đốc Phân Viện Khoa Học Đà Lạt, về hưu năm 1993.
- Tham gia Hội Văn Học Nghệ Thuật Lâm Đồng năm 1987
2. Những Bài và Tác Phẩm:
- Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ (1988)
- Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân (1993)
- Chia Tay Ý Thức Hệ (1995)
(3 bài lý luận này đã được người Việt hải ngoại gộp lại trong Tuyển Tập Hà Sĩ Phu) - Tuyển tập Sáng Trăng ( tuyển các bài thơ, văn xuôi và Câu đối)
- Về văn học, ngoài các bài đã gom trong tuyển tập còn các bài viết rải rác như: Sức Nén của Ngôn Từ, Văn Hoá Chửi, Chuyện “Lan” và “Điệp”, Ất Dậu, Lại Nghĩ Về Tú Xương …v…v…
- Về lý luận và chính trị, ngoài 3 bài chính luận đã kể trên, còn nhiều bài phỏng vấn của các đài VOA, BBC, RFI, RFA, VNCR, Chân Trời Mới…và các bài bình luận chính trị như: Thư gửi tiến sĩ Phan đình Diệu, Thư gửi bác Hoàng Minh Chính, thư gửi ông Lê Hồng Hà, Chia vui với bác Trần Độ, Kính viếng hương hồn tướng Trần Độ, Phát biểu với Hội nghị bảo toàn đất tổ, thư ngỏ gủi cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phương Nam và khát khao trong lành của tuổi trẻ, Một người bạn quý của Dân chủ vừa qua đời, Thư ngỏ gửi các thân hữu…v…v….
- 3 lần bị Công an khám nhà (có đọc lệnh khám), hai lần khám người. Lần nào cũng thu giữ máy vi tính và tất cả các tài liệu, tác phẩm, bản thảo, thư từ, kể cả các kỷ niệm của cá nhân và gia đình.Chính thức bị tịch thu 2 dàn vi tính, cả printer (năm 1999 và 2002).
- Năm 1990, ở Hà nội, bị An ninh Văn hoá của Bộ Công an bắt về đồn rồi hỏi cung 10 ngày vì liên quan đến nhà văn Dương Thu Hương.
- Năm 1991 bị công an mời lên làm việc vì liên quan đến tác phẩm “Quan điểm và cuộc sống” của ông Nguyễn Hộ.
- Cuối năm 1995 bị tông xe, giật túi, bị bắt, giam 9 tháng ở trại giam B14 để hỏi cung về bài Chia Tay Ý Thức Hệ, về quan hệ với các ông Nguyễn Hộ, Đỗ Trung Hiếu, Hoàng Minh Chính, Trần Độ…, sau đó ra toà và chịu án tù 1 năm.
- Hết hạn tù, về Đà Lạt, cuối năm 1996 đến1998 liền bị Công an gọi lên làm việc, cắt điện thoại, và canh gác trước nhà (một kiểu quản chế không có giấy tờ quyết định gì hết).
- Năm 1999, vì viết thư trao đổi với các ông Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Trần Độ lại bị thẩm vấn 45 ngày liền, cuối cùng bị quy tội vi phạm luật xuất bản, bị đấu tố 2 lần tại phường và tại tổ dân phố (bị tịch thu một dàn vi tính trong đợt này).
- Mọi bài viết lớn nhỏ, chính trị hay văn học, đều nhằm quảng bá tinh thần dân chủ và nhân văn, thiết tha đổi mới đất nước và phát triển dân tộc; vạch trần và nhạo báng sự ngụy biện, giả trí tuệ, giả đạo đức.
- Năm 2000, do viết thư trao đổi với 2 ông Nguyễn Gia Kiểng và Đỗ Mạnh Tri mà bị khởi tố tội “phản bội Tổ quốc” cùng với ông Mai Thái Lĩnh, bị giam tại nhà và bị thẩm vấn 7 tháng liền. Dư luận trong và ngoài nước can thiệp rất mạnh, cuối cùng không xét xử được, vụ án phải đình chỉ, nhưng chuyển thành một lệnh quản chế 2 năm (và tịch thu thêm một dàn vi tính trong đợt này). Đặc biệt khi hết đợt 2 năm quản chế này, Hà Sĩ Phu lại bị đấu tố một lần nữa tại khu phố hòng tiếp tục kéo dài quản chế.
- Trong những đợt bắt các ông Phạm Quế Dương, Trần Khuê hoặc câu lưu Đỗ Nam Hải thì Hà Sĩ Phu đều bị liên quan, bị công an mời lên làm việc.
- Do các bài phỏng vấn bình luận về các bài góp ý của ông Võ Văn Kiệt, Hà Sĩ Phu cũng bị công an mời lên làm việc.
- Ngoài những việc đàn áp chính thức ấy, Hà Sĩ Phu còn bị liên tục gây phiền nhiễu bằng 3 kiểu phiền nhiễu triền miên như sau: Đi đến đâu cũng bị công an nơi đó tiếp cận, gây phiền nhiễu, thậm chí đi chữa bệnh (có trình báo rồi) vẫn bị hạch sách về trình báo hộ khẩu, ra lệnh phạt tiền cả 2 vợ chồng một cách hết sức vô lý (công an viện dẫn luật pháp rằng bất cứ người Việt nam nào cũng phải có phép của công an mới được rời nhà ở của mình quá 24 tiếng). Nhiều khi bạn bè đến chơi cũng bị công an xộc đến “thăm hỏi”. Riêng điện thoại của gia đình thì bị cắt suốt từ năm 1997 đến nay (10 năm, và còn tiếp tục), nhiều lần yêu cầu nối lại vẫn kiên quyết không cho dùng điện thoại, nên không tiếp xúc được với mạng Internet hay Email, cốt để cô lập Hà Sĩ Phu cả về quan hệ lẫn thông tin.
Được xem 4 lần, bởi 4 Bạn Đọc trong ngày hôm nay