Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình ban đầu công bố chiến lược này là “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” trong chuyến thăm chính thức tới Kazakhstan vào tháng 9 năm 2013. Sáng kiến Vành đai và Con đường ( BRI ), được biết đến ở Trung Quốc là Một vành đai, Một con đường và đôi khi được gọi là Con đường tơ lụa mới. Tập nhận định đây là Công Trình Thế Kỷ.
BRI là một chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu được chính phủ Trung Quốc thông qua vào năm 2013 để đầu tư vào hơn 150 quốc gia và tổ chức quốc tế. Thật là một kế hoạch vĩ đại ở tầm cỡ quốc tế.
Nhiều nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới thực hiện đã ước tính rằng BRI có thể thúc đẩy dòng chảy thương mại tại 155 quốc gia tham gia lên 4,1 phần trăm, cũng như cắt giảm chi phí thương mại toàn cầu từ 1,1 phần trăm đến 2,2 phần trăm và tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển Đông Á và Thái Bình Dương trung bình từ 2,6 đến 3,9 phần trăm. Theo các nhà tư vấn có trụ sở tại London là Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh , BRI có khả năng sẽ làm tăng GDP thế giới thêm 7,1 nghìn tỷ đô la mỗi năm vào năm 2040 và những lợi ích đó sẽ “lan rộng” khi cơ sở hạ tầng được cải thiện làm giảm “những ma sát kìm hãm thương mại thế giới”
Khi đó người ta quan ngại vì hình ảnh của Mỹ thì lu mờ trong khi thế mạnh như chẻ tre của Trung Quốc được nâng lên qua các kế hoạch như là: khối “BRIC” đối kháng với các định chế hiện hữu của Phương Tây, kế hoạch “Vành Đai Một Con Đường”, Chiến lược xung kích với các mũi nhọn kỹ thuật từ cơ khí, hóa chất đến hạt nhân, năng lượng. Từ xe điện đến gen sinh học, …;
Đến nay thì tình hình bắt đầu ngả theo hướng bất lợi cho Trung Cộng
Bẫy nợ của Trung Cộng
Sri Lanka
Miến Điện
Campuchia
Pakistan
Không có khả năng trả nợ với lãi suất 6.3% cao gấp 3 lần thông lệ của Ngân Hàng Thế Giới, Sri Lanka đã giao cho Trung Quốc cổ phần chi phối và hợp đồng thuê cảng Hambantota trong 99 năm, và đã bàn giao cảng này vào tháng 12 năm 2017.
Chính phủ Myanmar đang đứng trước sức ép phải chuyển giao đến 85% cổ phần tại dự án cảng biển Kyaukphyu trị giá 10 tỉ USD ở bang nghèo nhất nước này cho Bắc Kinh, bất chấp thỏa thuận ban đầu mỗi bên nắm giữ 50% cổ phần. Đây là cảng chiến lược cho Bắc Kinh cơ hội đối phó với cảng tàu ngầm của Ấn Độ nằm đối diện trong cùng một eo biển.
Campuchia cũng đang bị cảnh báo có nguy cơ trở thành Sri Lanka thứ hai. Báo cáo năm 2016 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy nợ nước ngoài của Campuchia là gần 5,5 tỉ USD, trong đó Trung Quốc chiếm tới 70% (khoảng 3,9 tỉ USD). Trung Quốc đang tiếp tục phát triển cảng quân sự chiến lược Ream ở Campuchia.
Hành Lang Kinh Tế Trung Cộng – Pakistan – CPEC
Các khoản vay CPEC, lên đến 26 tỷ đô, ban đầu được đưa ra như là lựa chọn rẻ nhất cho các khoản vay quốc tế, nhưng sau đó người ta phát hiện ra rằng chi phí trả nợ sẽ đắt hơn nhiều so với dự kiến. Nhà kinh tế học Kaiser Bengali nhận định, “Đống nợ khổng lồ đang đè bẹp nền kinh tế”
- Tổng nợ Trung Quốc đã cho vay đến tháng
- Nợ xấu khó đòi, theo số liệu do tổ chức nghiên cứu Rhodium Group có trụ sở tại New York tổng hợp, khoảng 78,5 tỷ đô la được đàm phán lại hoặc xóa nợ từ năm 2020 đến cuối tháng 3 năm 2023.
Tài Trợ vốn khẩn cấp: Dữ liệu mới cho thấy Trung Quốc đã chi 240 tỷ đô la (195 tỷ bảng Anh) để cứu trợ các quốc gia đang vật lộn với nợ nần theo sáng kiến Vành đai và Con đường từ năm 2008 đến năm 2021.
Một nghiên cứu năm 2021 của AidData cho thấy 35% các dự án BRI đã bị thách thức bởi tham nhũng, nợ quá mức hoặc bóc lột lao động.
- Nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số 23 quốc gia có nguy cơ gặp khó khăn về nợ hiện nay, tại tám quốc gia trong số đó, bao gồm Pakistan, Djibouti, Maldives, Lào, Mông Cổ, Montenegro, Tajikistan, Kyrjikistan, gặp nguy cơ gia tăng khủng hoảng tài chính do nợ từ BRI.
- Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc – dự kiến đầu tư tới 8 nghìn tỷ đô la vào các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp châu Âu, châu Phi và châu Á – làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về tính bền vững của nợ công ở tám quốc gia được sáng kiến này tài trợ, theo một nghiên cứu mới từ Trung tâm Phát triển Toàn cầu.
- Đã có sự giảm sút về số lượng và giá trị của các dự án hợp đồng nước ngoài mới được ký kết tại các quốc gia BRI
- Tháng 8-2018, Thủ tướng Malaysia, Mahathir cho tờ Thời Báo New York biết ông có bằng chứng cho thấy Tuyến đường sắt bờ Đông có thể được xây dựng bởi một công ty địa phương với chi phí chỉ bằng một nửa số tiền 13,4 tỷ đô la mà người tiền nhiệm của ông đã đồng ý trả cho Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước.
Ông cũng cho biết Malaysia đã trả 2 tỷ đô la cho dự án đường ống trị giá 2,5 tỷ đô la, do một công ty con của Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc thực hiện, nhưng vẫn chưa có công trình nào được xây dựng.
“Chúng tôi không muốn xảy ra tình trạng chủ nghĩa thực dân phiên bản mới vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu”, Mahathir phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Hai tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.