Giáo sư Nghiêm Thẩm sinh tại Hà Nội, du học tại Pháp, học ngành bảo tàng, tại Đai Học Louvre Paris, École du Louvre, Paris. Năm 1956 tuy được Hà nội chào đón nhưng ông lại chọn về Sài Gòn.
GS Nghiêm Thẩm giữ chức vụ Giám Đốc Viện Khảo Cổ Sài Gòn và giảng dạy tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn; GS Nghiêm Thẩm là em của Giáo Sư Nghiêm Đằng, Phó Viện Trưởng và GS Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài gòn.
Lê Duẩn nói với Giáo sư Nghiêm Thẩm:
“Anh Nghiêm Thẩm, chắc anh biết: cả thế giới đang coi Việt Nam mình như “đỉnh cao trí tuệ loài người” mà anh cũng được vinh dự ấy. Việt Nam chúng ta phải làm chủ miền Đông Nam Á này. Mọi yếu tố làm chủ hầu như đã đầy đủ, chỉ còn thiếu một điều. Từ trước tới nay, mấy thằng chép sử “nhãi ranh” vẫn cho rằng: nguồn gốc các sắc tộc miền Đông Nam Á này là Mã Lai hay Indonesien. Liên Xô mới tìm được ít dấu vết chứng tỏ rằng Việt Nam chúng mình mới là thủy tổ. Chúng ta đang làm lại lịch sử Đông Nam Á. Khoa nhân chủng học và khảo cổ của ta lúc này đang phát triển vô biên, nên anh phải nắm lấy cơ hội này, với uy tín sẵn có của anh, anh phải viết một bài lớn, thẩm định lại: Dân Việt Nam là thủy tổ các dân tộc Đông Nam Á. Như thế mới đúng ý nghĩa của “Đỉnh cao trí tuệ loài người” và mới xứng đáng tài năng hiếm có của anh”.
Tôi im lặng một phút rồi trả lời hắn: “Uy tín của tôi lúc này là nói đúng và nói thật. Theo các tài liệu khoa học hiển nhiên, nhất là khoa khảo cổ học và nhân chủng học quá rõ ràng, tôi không thể viết thế khác được. Viết như đồng chí nói là phản khoa học”.
Hắn mỉm cười, bảo tôi: “Anh nói thế tức là còn đang ở trong vòng gò bó của sách vở, của óc đế quốc, của hủ lậu, chứ không theo sử quan một tí nào cả”.
Tôi cảm thấy tức đầy ruột, nên tôi hơi bạo lời: “Nếu tôi viết như thế, thì các nhà khảo cổ và nhân chủng học trên thế giới sẽ cho tôi và cả chế độ tôi phục vụ là con chó chết. Tôi không bao giờ làm chuyện sa đọa ấy”.
Lê Duẩn vẫn không lộ vẻ tức giận. Hắn hỏi tôi vắn tắt: “Anh nhất định không làm chuyện đó?”.
Tôi bỗng tìm được một danh từ xưng hô, trả lời hắn: “Tôi không thể đáp ứng yêu cầu của đàn anh trong việc này”.
Lê Duẩn ném cho tôi một cái nhìn có vẻ dữ tợn với câu nói cộc lốc: “Anh nhất định thế… Mong anh đổi ý”. Tôi cũng nhìn thẳng vào mặt hắn, trả lời cương quyết: “Tôi không bao giờ đổi ý”.
Hắn đi ra, không nói thêm nửa lời.
Tôi coi đó như một biến cố đổ vỡ trong đời tôi, dưới chế độ khốn nạn này. Nhưng tôi thà tan vỡ cả tấm thân với cả chế độ này, còn hơn đổ vỡ cho đất nước tôi, cho chí hướng và danh dự học thức của tôi”
Trích Hồi ký “Rồng Xanh Ngục Đỏ” của Linh Mục Vũ Đình Trác.
Giáo sư Nghiêm Thẩm bị đập chết bằng cây búa khảo cổ trong nhà ông, một vụ án mà công an kết luận: “cướp tài sản”- không bắt được hung thủ năm 1982.
Sau khi thi xong tú tài ở Hà Nội, Nghiêm Thẩm du học tại Pháp ngành bảo tàng. Năm 1956 tuy được Hà Nội chào đón nhưng ông lại chọn về Sài Gòn.
Ngô Nhật Đăng