Bí tích Xức dầu bệnh nhân ban những ơn nào?- Cha Vương

Bình an của Thiên Chúa đến với bạn và gia đình hôm nay nhé.

Cha Vương

Thứ 4  25/10/2023

GIÁO LÝ: Bí tích Xức dầu bệnh nhân ban những ơn nào?

Bí tích xức dầu bệnh nhân ban ơn an ủi, bình an, sức mạnh và kết hợp tình trạng phiền não và đau đớn của bệnh nhân với những đau khổ của Chúa Kitô cách sâu xa hơn, vì Chúa đã có kinh nghiệm với sự sợ hãi và chịu những đau đớn của ta nơi thân xác Người.

Tìm Hiểu BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

Với nhiều bệnh nhân, bí tích Xức dầu còn ban cho họ sức khỏe phần xác. Nhưng nếu Chúa muốn gọi họ về quê trời, Người ban cho họ sức mạnh hồn xác để chiến đấu lần cuối cùng. Trong hết mọi trường hợp, bí tích Xức dầu bệnh nhân ban hiệu quả là ơn tha các tội lỗi đã phạm. (YouCat, số 245) Chỉ các Giám mục và linh mục được ban bí tích Xức dầu bệnh nhân: chính Chúa Kitô ban qua các vị này, vì các Ngài đã được Truyền chức thánh.

__A_Piece_of_Blue_Chalk_____________,

Khi ban bí tích này, các ngài đọc: “Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ … để Người giải thoát … khỏi mọi tội lỗi, cứu chữa … và thương làm cho …

được thuyên giảm”. (Nghi thức Xức dầu bệnh nhân)

TH Online 44: Lịch Sử Của Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân - GIÁO XỨ THÁNH ĐA ...

SUY NIỆM: Nhiều bệnh nhân sợ bí tích này và từ chối cho đến giờ chót vì họ nghĩ rằng đây là một thứ án tử. Nhưng quả thật là trái ngược lại: vì xức dầu bệnh nhân là một bảo đảm cho sự sống. Mọi Kitô hữu đang bị bệnh tật đeo đuổi cần phải loại bỏ những cảm nghĩ sợ hãi và sai lầm.

Bài 34: Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, Tổng Quan Về Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân

Hầu hết các bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm nặng có trực giác vào lúc nhất định này là không có gì quan trọng cho bằng trở nên đồng hình đồng dạng ngay tức thì và vô điều kiện với Đấng đã thắng sự chết và là sự sống: Chúa Giêsu, Đấng cứu chúng ta.  (YouCat, số 245 t.t.)

LẮNG NGHE:

Dù tôi qua thung lũng tối tăm tôi không sợ gì vì Chúa ở gần tôi; cây gậy của Chúa có đó khiến tôi an lòng. (Tv 23:4)

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, nhờ công nghiệp Chúa đã chịu khổ hình chết trên thập giá, để đền bù tội lỗi cứu độ nhân loại, xin Chúa ban ơn chữa lành và tẩy sạch mọi tội lỗi cho con và những bệnh nhân đang đau khổ hôm nay.

THỰC HÀNH: Nếu có người thân của mình chuẩn bị đi giải phẫu, hãy khuyến khích hoặc đưa họ đến các cha để  xin lãnh bí tích xức dầu bệnh nhân nhé.

Đỗ Dzũng gởi

PEACE IN SOUL – Fr.Xuan Duong, CSsR

Tìm Hiểu thêm về Bi Tích Xức Dầu theo sách Giáo Lý Công Giáo

 

I. Nền tảng của bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân trong Nhiệm cục cứu độ (1500-1513)
Bệnh tật trong đời sống con người (1500-1501)

15001006

Bệnh tật và đau khổ luôn luôn là những vấn đề nghiêm trọng nhất ảnh hưởng trên đời sống con người. Trong cơn bệnh, con người cảm nghiệm sự bất lực, các giới hạn và sự hữu hạn của mình. Mọi bệnh tật đều có thể khiến chúng ta nhìn xa đến cái chết.

1501

Bệnh tật có thể đưa đến sự lo lắng, tự khép kín, đôi khi tuyệt vọng và nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Nhưng nó cũng có thể làm cho con người chín chắn hơn, giúp họ phân định điều gì không phải là chính yếu trong đời họ, để quay về với điều chính yếu. Bệnh tật rất thường gợi lên sự tìm hiểu về Thiên Chúa, gợi lên sự trở lại với Ngài.

Bệnh nhân trước mặt Thiên Chúa (1502)

1502164, 376

Con người thời Cựu Ước sống trong bệnh tật trước tôn nhan Thiên Chúa. Họ than thở với Thiên Chúa về bệnh tật của mình97 và xin Ngài, là Chúa sự sống và sự chết, chữa lành.98 Bệnh tật trở thành con đường hối cải,99 và ơn tha thứ của Thiên Chúa là khởi đầu việc chữa lành.100 Dân Ít-ra-en cảm nghiệm rằng, bệnh tật có liên hệ cách bí nhiệm với tội lỗi và sự dữ, và sự trung thành với Thiên Chúa, theo Lề Luật của Ngài, sẽ trả lại sự sống: “vì Ta là Chúa, Đấng chữa lành ngươi” (Xh 15,26). Có Tiên tri đã thoáng nhận ra rằng đau khổ có thể có giá trị cứu chuộc đối với tội lỗi của những người khác.101 Sau cùng, tiên tri I-sai-a loan báo rằng Thiên Chúa sẽ đem đến cho Xi-on một thời đại, lúc đó Ngài sẽ tha thứ mọi tội lỗi và chữa lành mọi bệnh tật.102

Đức Ki-tô – thầy thuốc (1503-1505)

1503549, 1421, 2288

Lòng thương cảm của Đức Ki-tô đối với các bệnh nhân và nhiều việc chữa lành mọi thứ bệnh tật Người đã thực hiện103 là một dấu chỉ hiển nhiên cho thấy rằng Thiên Chúa đã viếng thăm Dân Ngài104 và Nước Thiên Chúa đã gần kề. Chúa Giê-su không những có quyền chữa lành mà còn có quyền tha tội:105 Người đến để chữa lành con người toàn diện, cả xác cả hồn; Người là thầy thuốc mà các bệnh nhân cần đến.106 Lòng thương cảm của Người đối với tất cả những người chịu đau khổ, đã đi đến chỗ Người tự nên một với họ: “Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng” (Mt 25,36). Tình yêu đặc biệt của Người đối với những người đau yếu, trải qua các thế kỷ, đã không ngừng khơi dậy sự quan tâm đặc biệt của các Ki-tô hữu đối với tất cả những ai chịu đau khổ phần xác hay phần hồn. Tình yêu này làm phát sinh những cố gắng không mệt mỏi để nâng đỡ những người đau khổ đó.

1504695, 1116

Chúa Giê-su thường đòi buộc các bệnh nhân phải tin.107 Người dùng những dấu chỉ để chữa lành: nước miếng và việc đặt tay,108 bùn đất và việc rửa sạch.109 Các bệnh nhân tìm cách chạm đến Người110 “vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người” (Lc 6,19). Vì vậy, trong các bí tích, Đức Ki-tô tiếp tục “chạm” đến chúng ta để chữa lành chúng ta.

1505440, 307

Xúc động trước quá nhiều đau khổ, Đức Ki-tô không những cho phép các bệnh nhân chạm đến Người, mà còn lấy những đau khổ của chúng ta làm của Người: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17).111 Tuy nhiên, Người đã không chữa lành tất cả các bệnh nhân. Những việc chữa lành của Người là những dấu chỉ rằng Nước Thiên Chúa đang đến. Chúng loan báo một sự chữa lành triệt để hơn: đó là sự chiến thắng tội lỗi và sự chết, nhờ cuộc Vượt Qua của Người. Trên thập giá, Đức Ki-tô đã mang vào thân thể Người tất cả gánh nặng của sự dữ112 và Người đã xóa “tội trần gian” (Ga 1,29), mà bệnh tật của trần gian chỉ là một hậu quả. Bằng cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá của Người, Đức Ki-tô đem lại cho đau khổ một ý nghĩa mới: từ nay đau khổ có thể làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người và kết hợp chúng ta vào cuộc khổ nạn sinh ơn cứu chuộc của Người.

“Hãy chữa lành các bệnh nhân…” (1506-1510)

1506859

Đức Ki-tô mời gọi các môn đệ vác thánh giá của mình113 mà theo Người. Khi theo Người, các môn đệ có được một tầm nhìn mới về các bệnh tật và các bệnh nhân. Chúa Giê-su đã cho họ dự phần vào đời sống nghèo khó và phục vụ của Người. Người cho họ tham dự vào thừa tác vụ cảm thương và chữa lành của Người: “Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6,12-13).

1507430

Chúa phục sinh đã lặp lại sứ vụ này (“Nhân danh Thầy… họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe”: Mc 16,17-18) và xác nhận sứ vụ đó qua các dấu chỉ Hội Thánh thực hiện trong khi kêu cầu Danh Người.114 Các dấu chỉ này biểu lộ cách đặc biệt Chúa Giê-su thật sự là “Thiên Chúa cứu độ.”115

1508798, 618

Chúa Thánh Thần ban cách đặc biệt cho một số người đoàn sủng chữa lành116 để biểu lộ sức mạnh của ân sủng của Đấng phục sinh. Tuy nhiên, những lời cầu nguyện sốt sắng nhất cũng không luôn luôn chữa lành tất cả mọi bệnh tật. Thánh Phao-lô phải học nơi Chúa điều này: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9); và những đau khổ phải chịu có thể có ý nghĩa này: “Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho Thân Thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24).

15091405

“Hãy chữa lành người đau yếu!” (Mt 10,8). Hội Thánh đã nhận nơi Chúa mệnh lệnh này và cố gắng thi hành mệnh lệnh đó qua việc chăm sóc các bệnh nhân và việc nguyện cầu để đồng hành với họ. Hội Thánh tin vào sự hiện diện sống động của Đức Ki-tô, vị thầy thuốc của cả phần hồn phần xác. Sự hiện diện này đặc biệt tác động trong các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, là bánh ban sự sống đời đời117 và liên hệ của bánh này với sự chữa lành phần xác đã được thánh Phao-lô nói đến.118

15101117

Hội Thánh từ thời các Tông Đồ đã biết đến một nghi thức riêng dành cho các bệnh nhân. Thánh Gia-cô-bê đã làm chứng về điều này: “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha” (Gc 5,14-15). Truyền thống đã nhìn nhận nghi thức này là một trong bảy bí tích của Hội Thánh.119

Bí tích của các bệnh nhân (1511-1513)

1511

Hội Thánh tin và tuyên xưng, trong bảy bí tích, có một bí tích đặc biệt dành để củng cố những người bị thử thách vì bệnh tật: đó là bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân:

“Việc xức dầu thánh cho các bệnh nhân đã được Đức Ki-tô Chúa chúng ta thiết lập một cách thật sự và đúng nghĩa như là một bí tích của Giao Ước Mới, được thánh Marcô nhắc đến,120 và được giới thiệu và công bố cho các tín hữu nhờ thánh Gia-cô-bê, vị Tông Đồ và là người anh em của Chúa.”121

1512

Trong truyền thống phụng vụ của Đông cũng như Tây phương, từ xa xưa, đã có những bằng chứng về bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân với dầu đã được làm phép. Qua các thế kỷ, bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, càng ngày càng ít được sử dụng, chỉ được ban cho những người sắp chết. Vì vậy, bí tích này có tên gọi là việc “Xức dầu cuối cùng.” Mặc dù có sự chuyển biến này, phụng vụ không bao giờ bỏ qua việc cầu xin Chúa cho bệnh nhân được hồi phục sức khoẻ, nếu điều này phù hợp với ơn cứu độ của họ.122

1513

Tông Hiến Sacram unctionem infirmorum (Việc Xức Dầu Thánh cho bệnh nhân) ban hành ngày 30.11.1972, theo đường hướng Công đồng Va-ti-ca-nô II,123 xác định từ nay, trong nghi lễ Rô-ma, phải thực hành như sau:

“Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân được ban cho những ai bệnh tật nguy kịch, bằng việc xức trên trán và trên hai bàn tay với dầu ô liu hoặc, tùy nghi, dầu thực vật khác, đã được làm phép đúng luật, và chỉ đọc một lần: ‘Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ con, để Ngài giải thoát con khỏi mọi tội lỗi, cứu chữa con và thương làm cho con thuyên giảm’.”124

II. Người lãnh nhận và người ban bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân (1514-1516)
Trong trường hợp bệnh nặng… (1514-1515)

1514

Xức Dầu Bệnh Nhân “không phải là bí tích chỉ dành cho những người hấp hối. Do đó, thời gian thích hợp để lãnh nhận bí tích này là khi tín hữu bắt đầu lâm cơn nguy tử vì bệnh tật hay già yếu.”125

1515

Nếu bệnh nhân đã lãnh bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân và được hồi phục, rồi sau đó trở bệnh nặng, thì có thể lãnh bí tích này lần nữa. Trong cùng một cơn bệnh kéo dài, bí tích này có thể được tái ban nếu cơn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trước khi chịu một cuộc giải phẫu quan trọng, tín hữu nên lãnh nhận bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Cũng vậy, người lớn tuổi cũng nên lãnh nhận khi sức lực họ suy yếu dần.

“… Hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến” (1516)

1516

Chỉ có các tư tế (giám mục và linh mục) là thừa tác viên bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.126 Các mục tử có trách nhiệm phải dạy cho các tín hữu về những ơn ích của bí tích này. Các tín hữu phải động viên bệnh nhân để mời tư tế đến ban bí tích. Các bệnh nhân phải chuẩn bị tâm hồn để lãnh nhận bí tích này, với sự trợ giúp của mục tử và toàn thể giáo xứ, những người được mời đến hỗ trợ bệnh nhân, một cách đặc biệt, bằng lời cầu nguyện và sự quan tâm huynh đệ.

Được xem 18 lần, bởi 3 Bạn Đọc trong ngày hôm nay