Nhân Chứng Vụ Mậu Thân: Ông Liên Thành Kể Chuyện Cộng Sản giết hại Quân Dân VNCH

Lời thú nhận tội của chính các kẻ có liên quan đến vụ thảm sát:

    • Trong phỏng vấn trực tiếp của đài BBC, ông Nguyễn Đắc Xuân thừa nhận đã có “nhiều sai lầm” xảy ra trong cuộc chiến, và trên thực tế việc giết lầm là có thật. “Bởi thông tin, bởi trình độ, nên có nhiều người bị oan.” “Trong cuộc chiến tranh đó, lực lượng hai bên có phạm nhiều sai lầm.” “Trình độ những người lính Giải phóng phần lớn là những người nông dân mới ngoài 20 tuổi, đi vô trong một thành phố như thế này, họ đâu hiểu hết thành phố đó như thế nào.”

      Những người bị giết oan tại Huế không chỉ gồm người Việt, mà còn cả người nước ngoài, ông Xuân xác nhận. “Những người lính đâu có phân biệt được giữa người Mỹ với người Pháp hay người Đức?” “Họ thấy người phương Tây là cho rằng là người Mỹ hết. Và bởi trong chiến tranh, nên khi cho là Mỹ là họ bắn thôi.”“Đã xảy ra việc các giáo sư người Đức, người đã làm nên Đại học Y khoa hiện nay… bị những người lính Giải phóng tưởng là người Mỹ, nên bắn chết hết.”

    • Năm 2018, xuất hiện một bài đăng trên Facebook của Bọ Lập vào ngày 10.2.2018 được ghi là của ông Tường, trong đó ông nói rằng mình không có mặt ở Huế trong Sự kiện Tết Mậu Thân. Tuy nhiên, ông công nhận clip phỏng vấn với ông Burchett và đoàn làm phim “Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” được đăng trên Youtube là có thật: “Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất – “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế Mậu Thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến.”, cũng như: “Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu Thân 1968.” Ông cho rằng: “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.”

Ngay cả báo thiên tả Thời Báo New York cũng đăng trong mục ý kiến vào Ngày 22 tháng 9 năm 1987:

– Việc Cộng sản tàn sát hàng ngàn thường dân trong 25 ngày chiếm đóng Huế vào tháng 2 năm 1968 là có cơ sở rõ ràng. Vào giữa những năm 1970, 2.810 thi thể đã được tìm thấy trong các hố chôn tập thể ở vùng lân cận Huế và 1.946 người vẫn còn mất tích.

Hình lưu trữ của báo New York Times, ngày 13-11-1969:

– Theo Douglas Pike, người điều tra vụ thảm sát cho Đại sứ quán Hoa Kỳ, những người thiệt mạng bao gồm các quan chức và “lãnh đạo tự nhiên” có tên trong danh sách đen của Cộng sản, sinh viên và trí thức bị coi là mối đe dọa đối với trật tự mới và những người có bị bắt vì truyền bá tư tưởng.

  • Báo Time, ngày 31-10-1969 đăng:

Những người chết dưới con lạch ở quận Nam Hòa thuộc về một nhóm 398 người từ Phủ Cam, ngoại ô Huế. . Vào ngày thứ năm của trận chiến, những người lính Cộng sản xuất hiện tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, nơi những người đàn ông đã tìm nơi ẩn náu cùng gia đình của họ, và đuổi họ đi. Những người lính nói rằng những người đàn ông sẽ được giáo dục và sau đó được phép trở về, nhưng gia đình của họ không bao giờ nghe tin về họ nữa. Tại chân núi Nam Hoa, cách thánh đường mười dặm, những người bị bắt đã bị bắn chết hoặc bị đánh bằng dùi cui.

– Những ngôi mộ nông. Khi trận chiến ở Huế kết thúc vào ngày 24 tháng 2 năm 1968, khoảng 3.500 thường dân đã mất tích. Một số rõ ràng đã chết trong cuộc giao tranh và bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Nhưng khi người dân và quân đội chính phủ bắt đầu dọn dẹp, họ bắt gặp một loạt những ngôi mộ tập thể nông ngay phía đông Hoàng thành, thành phố có tường bao quanh che chở cung điện hoàng gia cũ của Huế. Khoảng 150 thi thể đã được khai quật từ ngôi mộ tập thể đầu tiên, nhiều thi thể bị trói với nhau bằng dây và tre. Một số đã bị bắn, những người khác dường như đã bị chôn sống. Hầu hết đều là quan chức chính phủ hoặc nhân viên của người Mỹ, bị bắt trong cuộc săn lùng từng nhà của các cán bộ Việt Cộng, những người mang theo danh sách đen chi tiết. Những ngôi mộ tương tự cũng được tìm thấy bên trong thành phố và phía tây nam, gần những ngôi mộ chôn cất các hoàng đế Việt Nam.

 

Video tường thuật của Thuy Dương, TD3Tv

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay