LỰC AN ỦI SIÊU NHIÊN – Rev. Ron Rolheiser, OMI 

Ron Rolheiser Màu 2

Cha Ron Rolheiser, người Canada, là một diễn giả được mời nói chuyện ở khắp nơi. các khóa tu và hội thảo của ngài đã truyền cảm hứng cho nhiều người. Cùng với kiến ​​thức học thuật về thần học và triết học có hệ thống, ngài đã trở thành một diễn giả nổi tiếng trong các lĩnh vực tâm linh và tôn giáo đương đại và thế giới thế tục. Franciscan Communications đã sản xuất 15 đĩa DVD về các cuộc tĩnh tâm của ngài, được ưa chuộng cho cả cá nhân và nhóm sử dụng.

Sau đây là danh sách các Fr. sách đã xuất bản của Cha Ron.  

  • Yếu tố cô đơn ( Denville NJ, 1979)
  • Tâm linh cho một nền văn hóa không ngừng nghỉ (Ấn bản 23, Mystic CN 1991)
  • The Shattered Lantern (Hodder và Stoughton, London, 1994, và Crossroads, New York, 1995)
  • Chống lại một chân trời vô tận (Hodder và Stoughton, London, 1995 và Crossroads, New York)
  • Khao khát thiêng liêng , (Doubleday, New York, 1999)
  • Trái tim bồn chồn (Hodder và Stoughton, London, 1998, Doubleday, New York, 2004)
  • Bị lãng quên giữa những bông loa kèn (Hodder và Stoughton, London, 1990, Doubleday, New York, 2005)
  • Hành động chung thủy duy nhất của chúng ta: Chờ đợi Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể (Tôn giáo Doubleday, New York, 2011
  • Thế tục và Phúc âm: Trở thành người truyền giáo cho chính con cái của chúng ta (Crossroads, New York, 2006)
  • Cầu nguyện: Niềm khao khát sâu sắc nhất của chúng ta (Franciscan Media, Cincinnati, 2013)
  • Lửa thiêng: Tầm nhìn về sự trưởng thành sâu sắc hơn của con người và Cơ đốc giáo (Image Books, Random House, New York, 2014) đoạt giải Sách của năm, Giải thưởng Sách Công giáo, 2015 và Sách hay nhất về Tâm linh.
  • Cuộc khổ nạn và Thập giá (Franciscan Media, Cincinnati, 2015)
  • Đấu vật với Chúa (Sách ảnh, ấn bản của Penguin Random House, New York, 2018)
  • Bị bầm tím và bị thương: Đấu tranh để hiểu về tự tử (Paraclete Press, Brewster, Massachusetts, 2017) 
  • Tu viện trong nước  (Paraclete Press, Brewster, Massachusetts, 2018)
  • Ngọn lửa bên trong (Paraclete Press, Brewster, Massachusetts, 2021)

 

Rev. Ron Rolheiser, OMI 

Vài năm trước, tôi có dự một hội thảo bàn về cuộc vật lộn cam go về lòng tin của nhiều thanh niên ngày nay.  Một trong những người tham dự hội thảo, một Hiến sĩ trẻ người Canada nói tiếng Pháp, đưa ra bối cảnh này:

“Tôi làm tuyên úy cho sinh viên đại học.  Họ có niềm say mê cuộc sống, với sinh lực và sắc màu mà tôi chỉ có thể ghen tị mà thôi.  Nhưng thẳm sâu trong tất cả niềm say mê và sinh lực này, tôi để ý thấy họ thiếu niềm hy vọng bởi vì họ không có một lực siêu hình.  Họ không có một đường lối lớn, một tầm nhìn  lớn có thể cho họ tầm nhìn vượt lên bối cảnh thăng trầm trong cuộc sống hàng ngày.  Khi họ khoẻ mạnh, khi các quan hệ tốt đẹp và cuộc sống suông sẻ thì họ cảm thấy vui tươi và tràn trề hy vọng, nhưng nếu ngược lại thì họ cũng ngược lại.  Khi mọi việc không được suông sẻ thì cuộc sống của họ đảo lộn.  Họ không có bất kỳ điều gì có thể cho họ một tầm nhìn để vượt lên giây phút hiện tại lúc đó.”

hình ảnh hy vọng hope người trồng cây mầm

Thực chất, có thể gọi điều anh mô tả là “sự bình an mà thế gian này đem lại cho chúng ta.”  Khi Chúa Giê-su nói lời từ biệt, Người so sánh hai loại bình an: một bình an Người để lại cho chúng ta, và một bình an mà thế gian có thể cho chúng ta.  Hai loại đó khác nhau như thế nào?

Inspirational quote: Inner Peace is Reflected as World Peace | World ...

Loại bình an mà thế gian có thể đem lại cho chúng ta không phải là bình an tiêu cực hay xấu xa.  Đó là bình an có thực và là tốt, nhưng nó mong manh và không đủ.

Mong manh vì chúng ta có thể dễ dàng bị mất bình an đó.  Bình an, như bình thường chúng ta trải nghiệm trong cuộc sống thường dựa trên cảm giác thấy mình khoẻ mạnh, được thương yêu, được an toàn.  Nhưng tất cả đều mong manh.  Chúng có thể trở nên hoàn toàn khác chỉ sau một lần đi khám bác sĩ, sau một cơn chóng mặt bất ngờ, những cú đau ngực bất thình lình, bị mất việc, quan hệ đổ vỡ, người thương yêu tự tử, hay nhiều những kiểu phản bội có thể khiến chúng ta choáng váng.  Chúng ta gắng hết sức tìm cách bảo đảm sức khoẻ, được an toàn và các mối quan hệ tin cậy của mình, nhưng chúng ta vẫn sống với đầy âu lo vì biết rằng những điều đó luôn luôn mong manh dễ vỡ.  Chúng ta sống trong bình an nhưng đầy lo lắng.

Cũng vậy, bình an mà chúng ta trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày không bao giờ đến với chúng ta mà không kèm theo bóng đen của nó.  Như Henri Nouwen nói, có một tính chất buồn thâm nhập trong mọi giờ phút của cuộc sống chúng ta, vì vậy kể cả trong những giây phút hạnh phúc nhất của mình vẫn còn thiếu điều gì đó.  Trong mọi nỗi hân hoan đều có nhận thức về sự giới hạn.  Trong mỗi một thành công đều có nỗi sợ hãi bị ganh ghét.  Trong từng mối quan hệ bạn hữu đều có một khoảng cách.  Trong từng cái ôm đều có nỗi cô đơn.  Trong cuộc đời này không có cái gì là niềm vui hoàn toàn, nguyên vẹn.  Trong từng mẩu sự sống đều có phớt màu cái chết.  Thế gian này có thể cho chúng ta  bình an, nhưng nó không bao giờ cho chúng ta một cách trọn vẹn.

Chúa Giê-su trao tặng một bình an không mong manh, một bình an vốn đã vượt lên trên sợ hãi và lo lắng, không phụ thuộc vào việc cảm thấy khoẻ mạnh, an toàn và được thương yêu ở thế gian này.  Bình an này là gì?

Vào bữa ăn tối cuối cùng lúc Người sắp chết, Chúa Giê su để lại bình an cho chúng ta.  Đó là gì?  Đó là sự bảo đảm vô điều kiện rằng chúng ta được nối với gốc rễ sự sống theo một cách mà không điều gì, tuyệt nhiên không một điều gì, có thể chia cắt – dù ốm đau bệnh tật, dù bị phản bội, thậm chí kể cả chính tội lỗi của ta.  Chúng ta được thương yêu vô điều kiện và được bao bọc bởi chính nguồn sự sống, và không gì có thể thay đổi điều đó.  Không gì có thể thay đổi tình yêu vô điều kiện của Chúa dành cho chúng ta.

Đó là lực siêu hình mà chúng ta cần có để giữ hướng nhìn vững vàng qua những thăng trầm trong cuộc sống.  Chúng ta giống như các diễn viên trong một vở kịch.  Kết cục của câu chuyện đã được viết sẵn, và đó là một kết cục hạnh phúc.  Chúng ta biết rằng cuối cùng mình sẽ hân hoan thắng lợi, cũng như biết mình sẽ gặp vài màn gập ghềnh gian khổ trước khi tới kết cục đó.  Nếu chúng ta luôn nhớ như vậy, chúng ta có thể bền gan hơn để chịu đựng những thảm kịch chết người đang chờ chúng ta.  Chúng ta được bảo bọc vô điều kiện bởi chính nguồn sống – chính Chúa.

Nếu đó là sự thật, và đúng là như vậy, thì chúng ta được bảo đảm chắc chắn cho cuộc sống, cho sự toàn vẹn và hạnh phúc vượt lên trên mất mát tuổi thanh xuân, mất mát sức khoẻ, mất thanh danh, bạn bè phản bội, người thương yêu tự tử, và kể cả vượt lên trên những tội lỗi và phản bội của chính chúng ta.  Cuối cùng, như Julian vùng Norwich nói, mọi chuyện rồi sẽ ổn, và rồi mọi chuyện đều ổn, mọi cách hiện hữu đều sẽ ổn.

Và chúng ta cần tới sự bảo đảm này.  Chúng ta sống trong nỗi âu lo thường trực vì cảm thấy sức khoẻ, an toàn, các mối quan hệ đều mong manh, rằng bình an của chúng ta dễ dàng biến mất.  Chúng ta cũng sống trong nỗi hối hận về những tội lỗi và phản bội của mình.  Chúng ta sống trong nỗi bứt rứt băn khoăn về những mối quan hệ đã đổ vỡ hay những người thân yêu suy sụp vì cay đắng hay ra đi bằng cách tự tử.  Bình an của chúng ta mong manh và đầy lo lắng.

Jesus Gives Me Peace | The Daily Promise

Chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn món quà của Chúa Giê-su trao tặng cho chúng ta trước khi Người từ biệt: Thầy để lại bình an cho các con, một bình an không ai có thể tước mất của các con: Hãy biết rằng các con được thương yêu và bảo bọc vô điều kiện.

 

Rev. Ron Rolheiser, OMI 

 From: langthangchieutim& NguyenNThu

 

Được xem 3 lần, bởi 2 Bạn Đọc trong ngày hôm nay