Tin Chính Quyền Cộng Sản Trấn Áp: Thấy gì từ việc luật sư, người nhà của ‘Thánh rắc hành’ bị sách nhiễu?

Bộ Trưởng Công An Tô Lâm được Thánh Rắc Muối "đút ăn" steak dát vàng ...
Tô Lâm trả thù theo lối giận cá chém thớt, không làm gì được báo chí thế giới loan tin mình đớp bò dat vàng trị giá 2000 USD thì thịt blogger Bùi Tuấn Lâm. Hèn hạ chả còn ra thể thống gì, pháp luật CHXHCN thành trò hề trước mắt thế giới.
 

Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Bùi Tuấn Lâm bị mời ra khỏi phòng xét xử trong lúc diễn ra phiên tòa. Còn người nhà ông Tuấn Lâm gồm vợ và hai em trai thì bị lực lượng an ninh áp giải về phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu.

Bà Lê Thị Thanh Lâm, vợ ông Bùi Tuấn Lâm kể với BBC News Tiếng Việt ngày 26/6 về trải nghiệm “kinh khủng khiếp” khi bị lôi đi xềnh xệch lên xe cảnh sát chỉ vì hét lên “chồng tôi vô tội” trước cổng tòa án sau khi phiên toàn kết thúc.

Cùng lúc đó, hai em chồng của bà cũng bị lực lương an ninh trấn áp, bắt lên xe đem về đồn cùng bà Lâm.

Luật sư Ngô Anh Tuấn viết trên Facebook cá nhân rằng ông đã tham gia rất nhiều vụ án mang màu sắc chính trị “nhưng chưa một lần bị mời khỏi phòng xử một cách tức tưởi như hôm nay”.

Vụ xét xử của ông Bùi Tuấn Lâm cũng được báo chí nước ngoài như BBC NewsReuters và CNN đưa tin.

Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới

Chuyện gì đã xảy ra trong và ngoài phiên tòa?

Phiên tòa ông Bùi Tuấn Lâm được ấn định diễn ra vào lúc 7g30 sáng ngày 25/5. Bà Lê Thị Thanh Lâm đi cùng các luật sư đến tòa thì chỉ có các luật sư được vào dù bà đã trình bày đây là phiên tòa công khai và bà là vợ hợp pháp của bị cáo. Nhưng lực lượng chức năng coi giữ an ninh tại tòa không cho phép bà Lâm vào, cũng không giải thích gì thêm.

Ông Lê Đình Việt – luật sư bào chữa cho ông Bùi Tuấn Lâm cũng xác nhận với BBC rằng vợ ông Lâm không được tham dự phiên tòa:

“Việc này các luật sư cũng đã có ý kiến nhưng Hội đồng xét xử không cho phép, chỉ nói do hội trường dành cho những thành phần khác, những người làm nhiệm vụ và rồi chuyển sang phần khác.”

Khi diễn ra phiên tòa, trong phần tranh luận với vị đại diện Viện Kiểm sát, LS Ngô Anh Tuấn nói rằng, vì quan điểm giữa luật sư bào chữa và Viện Kiểm sát chưa đồng nhất nên ông Tuấn phân tích để kiểm sát viên tranh luận tiếp thì một vị thẩm phán yêu cầu ông không nhắc lại nội dung đã trình bày.

Dù đã lý giải rằng theo luật thì luật sư có thể tiếp tiếp tục tranh luận nhưng vị thẩm phán không phải chủ tọa đã yêu cầu luật sư Tuấn rời phòng xét xử dù ông không có bất kỳ một hành vi to tiếng, quá khích nào nhằm cản trở hoạt động của phiên toà.

Tuy không đồng tình với quyết định của vị Chủ toạ nhưng luật sư Tuấn chấp nhận rời phòng xử “vì không muốn không khí phòng xử nặng nề thêm”.

Sau đó, luật sư Tuấn rời phòng xét xử và vào ngồi ở một phòng làm việc có ghi “Chánh văn phòng” thuộc TAND thành phố Đà Nẵng. Tại đây, ông Tuấn nói mình bị một số người không rõ danh tính đã làm việc với ông.

“Họ quay phim, lập biên bản vi phạm hành chính với nội dung không phản án đúng sự thật khách quan đã diễn ra. Nếu hôm nay không có luật sư Lê Đình Việt, người đồng nghiệp cùng tham gia bào chữa cùng tôi chứng kiến, làm chứng nội dung sự việc thì mình tôi sẽ không còn cách nào để “minh oan” cho mình,” ông Tuấn tường thuật trên Facebook.

Khoảng hơn 12 giờ, khi tòa tuyên án xong thì có hai ba xe bít bùng đến để áp giải ông Bùi Tuấn Lâm. Sau hơn 5 tiếng đồng hồ đợi ngoài cổng tòa, gia đình ông Lâm chạy theo xe để mong có thể nhìn mặt người thân của mình.

“Gia đình tôi chạy theo xe và gọi với theo “Bùi Tuấn Lâm vô tội”. Ngay sau câu nói đó, một người công an mặc sắc phục gô cổ tôi. Bao nhiêu an ninh đứng trước tòa cũng nhào vô cưỡng chế tôi một cách thô bạo. Hai đầu gối tôi chà xát xuống mặt đường nóng khi họ lôi xềnh xệch tôi đi. Tôi bị kẹp cổ, xốc nách lôi lên xe.

“Tôi chất vấn viên an ninh vì sao hành xử như vậy với phụ nữ thì người đàn ông nói lại: “Tao làm đó!”. Khi trên xe tôi thấy hai em chồng cũng bị cưỡng chế lên xe về phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu. Hai em tôi được làm việc trước, tới khoảng 14 giờ thì được thả ra, tôi bị giữ lại,” bà Lâm nói với BBC.

Bà Lê Thị Thanh Lâm bị cho là quay phim, chụp ảnh quanh phiên tòa nên bị bắt giao nộp điện thoại cũng như ký vào văn bản xử phạt hành chính.

“Tôi nói điện thoại là quyền riêng tư nên tôi không để bị xâm phạm thì có thêm nhiều an ninh vào phòng để thị uy và cưỡng chế tôi. Có những người đã theo dõi gia đình tôi từ sáng thì giờ tự xưng là thường dân, làm chứng việc tôi có quay phim chụp hình.

“Những cô nữ an ninh xộc vào tôi, lục soát khắp người tôi, đụng chạm vào những nơi nhạy cảm để tìm xem có máy ghi âm hay thiết bị điện tử. Họ kiểm tra từng cây son môi, từng tấm thẻ… hết thảy mọi thứ.

“Khi đó tôi thấy mình không còn là con người, nhất là không thể tin điều này xảy ra giữa ủy ban của một thành phố được coi là đáng sống như Đà Nẵng.”

Lê Thanh Lâm

NGUỒN HÌNH ẢNH,LÊ THANH LÂM  Chụp lại hình ảnh,

Hai đầu gối trầy xước của bà Lê Thị Thanh Lâm khi bị áp giải về phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu ngay sau phiên tòa của chồng mình

 

Trong suốt thời gian bị câu lưu, bà Lâm kể bà bị mạt sát, xúc xiểm với những lời lẽ đầy ác ý nói đến chồng và con bà. Hai đầu gối bà Lâm trầy xước một vùng lớn, dấu tích của việc cưỡng chế lên xe cảnh sát.

“Thật sự kinh khủng, tôi chưa bao giờ bị xúc phạm bằng lời nói, vào thân thể một cách vô luân như vậy. Khi không thể tìm ra mật khẩu, họ đã làm ướt điện thoại tôi,” bà Lâm nói, không khỏi bàng hoàng.

Nỗi niềm được thấy ông Bùi Tuấn Lâm của gia đình ông cũng tan thành mây khói: “Họ không chừa một kẽ hở nào để người nhà có thể thấy mặt anh Lâm, dù đó là phiên tòa công khai,” bà Lâm nói.

Ngay cả các trang báo trong nước như Vnexpress, Thanh Niên Online, Vietnamnet hay Người Lao động đưa tin về bản án của ông Bùi Tuấn Lâm cũng chỉ có hình ảnh cũ của ông Lâm trước đó, hình ảnh trong và ngoài phiên tòa 25/5 vắng bóng.

Lê Thanh Lâm

NGUỒN HÌNH ẢNH,LÊ THANH LÂM    Chụp lại hình ảnh,

Bà Lê Thị Thanh Lâm cùng ba cô con gái đòi thả tự do cho ông Bùi Tuấn Lâm

 

Nền tư pháp đầy những án ‘bỏ túi’

Ở Việt Nam, những phiên tòa xử những nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động vẫn được diễn ra, có khi công khai, có khi xử kín – như trường hợp ông Nguyễn Lân Thắng. Đáng chú ý, luật sư vẫn được quyền bào chữa cho các án liên quan đến chính trị như vậy.

Tuy nhiên, với thủ tục tố tục hình sự diễn ra trong phiên tòa, mức án được tuyên và cách báo chí trong nước đưa tin, có thể thấy được rằng, những phiên tòa nói trên dường như đã được định đoạt trước kết quả. Luật sư bào chữa có nêu quan điểm dựa theo quy định của pháp luật thì cũng dễ dàng bị gạt bỏ, thậm chí bị mời khỏi phiên tòa, như trường hợp của luật sư Ngô Anh Tuấn.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói với BBC hôm 26/5:

“Khá rõ ràng là chính quyền Việt Nam chỉ đang thể hiện rằng mình cũng có hệ thống tư pháp, có tòa án, có luật sư để đẹp mã trước quốc tế. Nhưng thực chất, đó là những phiên tòa chuột túi – kangaroo – với những mức án đã được ấn định trước, chứ không phải là một phiên tòa công bằng và tự do. Bằng chứng là trong phiên tòa của ông Bùi Tuấn Lâm, gia đình ông ấy không được tham dự dù là phiên xử công khai. Ông Lâm cũng chỉ được gặp luật sư bào chữa hai tuần trước khi ra tòa. Lúc xử thì luật sư bị mời khỏi phiên tòa khi tranh luận giữa chừng. Người nhà thì bị sách nhiễu…” ông Phil phân tích.

Thời gian gần đây, một vài luật sư nhân quyền khác cũng bị triệu tập như nhóm các luật sư bào chữa trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai. Cụ thể, LS Đặng Đình Mạnh, LS Nguyễn Văn Miếng, LS Đào Kim Lân, LS Trịnh Vĩnh Phúc , LS Ngô Thị Hoàng Anh đều bị Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Long An mời lên làm việc.

Trong đó, LS Đặng Đình Mạnh bị cho là “có hành vi phát tán trên mạng clip hình ảnh, bài viết có dấu hiệu lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự”, theo trang Pháp Luật TPHCM.

Trước sự việc này, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) hồi tháng 3 đã gửi thư ngỏ tới Bộ Tư pháp và Bộ Công an Việt Nam, lên án việc điều tra đang diễn ra nhắm vào luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh theo Điều 331 BLHS.

ICJ kêu gọi Bộ Tư pháp và Công an của Việt Nam ngay lập “chấm dứt các biện pháp điều tra hình sự tuỳ tiện” đối với luật sư Đặng Đình Mạnh và những luật sư khác nhằm phương hại đến công việc và quyền tự do biểu đạt của họ với tư cách là luật sư nhân quyền.

Ông Phil Robertson thì bình luận với BBC hôm 26/5 rằng, việc chính quyền Việt Nam làm với luật sư Ngô Anh Tuấn, trước đó là dùng Điều 331 BLHS nhắm vào luật sư Đặng Đình Mạnh chỉ “phơi bày sự thật của nền tư pháp Việt Nam là đầy rẫy những án bỏ túi”.

Tội lỗi thật sự của những luật sư, trong mắt của nhà cầm quyền, đó là đã dám lên tiếng thách thức những tội ác về nhân quyền trong những cuộc đàn áp ngày càng sâu rộng đối với bất kỳ sự bất đồng ý kiến nào,” ông Phil nói.

Đài Á Châu Tự Do thông tin về hành vi đàn áp của Công An

Bình luận về bản án của ông Bùi Tuấn Lâm, Montse Ferrer, Phó giám đốc nghiên cứu lâm thời khu vực của tổ chức Ân xá Quốc tế, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua email vào ngày 26/5:

Khó tránh khỏi kết luận rằng bản án này là kết quả của một video lan truyền từ năm 2021 của Bùi Tuấn Lâm, video này xuất hiện và truyền tải sự phẫn nộ của nhiều người dân Việt Nam khi chứng kiến một quan chức cấp cao ăn ở nhà hàng đắt tiền trong khi họ phải vật lộn với khó khăn kinh tế trong thời kỳ đại dịch.

Với bản án này, Việt Nam đang tự giễu cợt mình trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”

Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở London (Anh Quốc) kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Bùi Tuấn Lâm, và ngừng sử dụng Điều 117 để bịt miệng những người bất đồng chính kiến ôn hòa trong nước.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng cho rằng việc bỏ tù Bùi Tuấn Lâm và nhiều nhà hoạt động khác trong thời gian gần đây là quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc xoá bỏ mọi mầm mống phản kháng.

Ông Phil Robertson- Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW nói trong tin nhắn gửi RFA:

Việc tống giam Bùi Tuấn Lâm chỉ vì đơn thuần chia sẻ ý kiến của anh ấy trên Facebook cho thấy sự lạm dụng nhân quyền không khoan dung của Chính phủ Việt Nam rõ ràng là quyết tâm xóa sạch mi du hiệu bất đồng chính kiến trong nước. Việt Nam đã trở thành một chế độ độc tài toàn trị vào loại tồi tệ nhất ở Châu Á.”

Ông cũng cho rằng bản án là sự trả thù việc ông dám chế giễu Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Bộ trưởng Công an kiêu ngạo Tô Lâm đã mất mặt khi bị cả nước chế nhạo vì miếng bít tết 2.000 đô la Mỹ của mình, và bây giờ ông ta và những người đứng đầu ngành Công an đang cố gắng bắt Bùi Tuấn Lâm và gia đình ông phải trả giá.”

Hành hung và cưỡng chế thô bạo người nhà

Trong buổi sáng 25/5, tám người trong gia đình ông Lâm đến trước cổng trụ sở Toà án Nhân dân thành phố Đà Nẵng để đề nghị được tham gia phiên tòa xử người thân, tuy nhiên không được chấp nhận với lý do “không có giấy triệu tập của tòa,” đại diện Đại Sứ quán Hà Lan cũng chịu chung tình cảnh.

Trả lời phỏng vấn RFA vào trưa ngày 26/5, bà Lê Thanh Lâm cho biết trong khi chờ đợi phiên toà xử chồng mình, cả gia đình tản ra đứng dưới gốc cây dưới trời nóng oi bức, vây quanh họ là lực lượng hùng hậu công an trong bộ cảnh phục và thường phục luôn quấy rối và dí sát máy quay phim vào mặt họ.

Khi phiên toà kết thúc, cảnh sát đưa ông Lâm đi bằng hai xe thùng to. Bà Lâm chạy theo xe và hô to “Bùi Tuấn Lâm vô tội” thì công an nhào tới và khống chế bà, đưa lên một xe buýt.

Thấy bà Lâm bị công an khống chế, hai em trai của ông Lâm là Bùi Quang Khiêm và Bùi Quang Minh chạy lại định cản họ và bảo vệ chị dâu thì họ trở thành mục tiêu tấn công của lực lượng an ninh. Hai người đàn ông bị vật xuống đường và nhận nhiều cú đấm cú đạp, bà nhớ lại.

Bà Lâm nói sau khi bị đưa lên xe buýt, xe chạy lòng vòng rồi đưa bà về trụ sở Uỷ ban Nhân dân phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, vào lúc gần một giờ trưa. Một lúc sau, hai ông Khiêm và Minh cũng bị đưa tới, họ bị tách ra mỗi người một phòng.

Do không quay phim chụp hình và không mang theo điện thoại nên hai người em được trả tự do lúc 14 giờ sau khi công an tra khảo nhanh, còn bà Lâm bị hàng chục công an xông vào lục soát đồ đạc, đa số họ đeo khẩu trang bịt mặt. Bà kể lại:

Họ nhào vô người tôi, lục soát sờ soạng khắp người tôi, lấy điện thoại và đồ dùng trong túi xách của tôi để kiểm tra từng thứ một.

Kiểm tra khắp cơ thể tôi, họ đụng chạm vào cơ thể tôi, họ tự tiện lấy đồ của tôi mà không có sự đồng ý của tôi.”

Bà Lâm cho biết công an yêu cầu bà mở khoá điện thoại iPhone của mình với mục tiêu xoá hình ảnh mà bà chụp ở gần khu vực toà án, và khi bà từ chối họ sử dụng ngôn từ thô tục để chửi cùng lời đe doạ “để xem mẹ con mày sống có được yên không!”

Công an mang điện thoại của bà sang một phòng khác rất lâu rồi quay lại. Khi về nhà bà mới phát hiện màn hình có hơi nước và bà nghi ngờ công an đã ngâm điện thoại của bà vào nước để cố ý làm hỏng.

Công an lập biên bản hành chính phạt bà vì “tập trung đông người và chụp hình” nhưng bà phản đối và không ký vào biên bản, tuy nhiên họ vẫn cho hai người vào làm chứng và ký tên, bà Lâm nói.

Hơn 18 giờ cùng ngày, bà được về nhà sau hơn 5 giờ bị câu lưu, với thể trạng kiệt sức và nhiều vết xây xước trên đùi và đầu gối do bị kéo lê trên đường và giằng co với công an.

Nói về bản án của chồng mình, bà Lâm khẳng định:

Chồng tôi vô tội và đó là một bản án bất công. Chồng tôi chỉ thực hiện đúng những gì mà một công dân được pháp luật cho phép.

Tôi phản đối việc phiên toà công khai mà tôi không được tham dự, và hành xử thô bạo ca công an Việt Nam dành cho gia đình tôi, xâm phạm đến quyền riêng tư và thân thể của tôi.”

Phóng viên gọi điện cho Công an quận Hải Châu để xác minh thông tin, tuy nhiên người nhấc máy nói không cung cấp thông tin qua điện thoại và yêu cầu phóng viên đến trụ sở cơ quan để gặp người có thẩm quyền.

Ông Phil Robertson nói về bạo lực của công an Đà Nẵng đối với gia đình nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm trong ngày 25/5:

“Bạo lực mà Lê Thị Thanh Lâm, vợ của Bùi Tuấn Lâm, phải đối mặt bên ngoài tòa án dưới bàn tay của công an, những người đã làm cô bị thương khi họ kéo vào một chiếc xe cảnh sát đang chờ sẵn, cho thấy gia đình này đã bị đối xử tàn tệ của công an dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an.”

Luật sư bị đuổi vì yêu cầu VKS tranh luận

Trong phần tranh luận tại phiên tòa vào sáng 25/5 giữa luật sư bào chữa và đại diện Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng, thẩm phán Nguyễn Anh Tuấn yêu cầu luật sư Ngô Anh Tuấn rời phòng xử án và sau đó là thẩm phán chủ toạ đã trục xuất ông ra khỏi phiên toà.

Trên trang Facebook cá nhân của mình, luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết đây là lần đầu tiên sau gần 10 năm hành nghề, ông buộc rời khỏi phòng xét xử trong khi chưa kết thúc phần tranh luận của mình.

Ông nói bản thân hành xử đúng mực và đúng luật, chỉ phân tích để kiểm sát viên tranh luận tiếp khi hai bên chưa đồng nhất quan điểm. Dù không đồng tình với quyết định của chủ toạ phiên toà nhưng ông vẫn rời phòng xử vì không muốn không khí phòng xử nặng nề thêm.

Sau khi rời phòng xử án, ông bị đưa tới phòng làm việc của Chánh văn phòng toà án thành phố và tại đây một số người không rõ danh tính đã làm việc với ông, họ quay phim, lập biên bản vi phạm hành chính với nội dung không phản án đúng sự thật khách quan đã diễn ra.

Luật sư Tuấn cho RFA biết ông đã gửi đơn thư tường trình sự việc lên Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội để hai cơ quan xác minh sự việc một cách khách quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ông.


 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay