Thành phố Tam Sa trở thành vỏ bọc cho tham vọng cường quốc biển của Trung Quốc

Theo Tạp Chí Luật Khoa, AP tin tức, báo Bưu Điện Hoa Nam Al Jazeera và các tạp chí nghiên cứu khác

Đảo Phú Lâm (Woody Island), thủ phủ thành phố Tam Sa mà Trung Quốc lập ra trên Biển Đông, tháng 12/2020. Ảnh: Planet Labs, Inc/ RFA.

Tóm tắt:

  • Ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã chính thức lập thành phố Tam Sa. Thành phố này có tổng diện tích vùng đất và vùng nước lên đến 2 triệu km2, nhưng dân số chỉ khoảng 2.000 người, chủ yếu tập trung trên đảo Phú Lâm.
  • Sau 9 năm (đến năm 2023 là 11 năm, chú thích của keditim.net) xây dựng, chính quyền Bắc Kinh đã nâng cấp tiện ích trên rất nhiều hòn đảo thuộc thành phố, cả quân sự lẫn dân sự, đầu tư thu mua các công nghệ nước ngoài và thực hiện việc kiểm soát và giám sát hành chính từ tiền đồn của họ trên đảo Phú Lâm.
  • Chính quyền Trung Quốc đang dùng các phương tiện dân sự của thành phố Tam Sa để làm vỏ bọc cho tham vọng kiểm soát các vùng biển mà nước này có yêu sách trên Biển Đông.

Ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã tổ chức một buổi lễ khánh thành trên đảo Phú Lâm (Woody Island) để tuyên bố với các bên tranh chấp trên Biển Đông về việc thành lập một đơn vị hành chính có tên là thành phố Tam Sa (Sansha). Tam Sa là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Nam (Hainan), và có thủ phủ đặt tại đảo Phú Lâm. 

Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa

Một buổi lễ được tổ chức để đánh dấu việc thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Yongxing ở tỉnh cực nam Hải Nam của Trung Quốc, 24/07/2012. Đảo Yongxing là một phần của quần đảo Tây Sa ở Biển Đông. [Ảnh/Tân Hoa xã]

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, thành phố này được thành lập để quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (Zhongsha Islands – cách gọi của Trung Quốc để chỉ bãi cạn Scarborough và bãi Macclesfield). Thẩm quyền pháp lý của chính quyền thành phố Tam Sa trải rộng trên hơn 280 hòn đảo, bãi cạn, rạn san hô, các thực thể khác và vùng nước xung quanh chúng. Tổng diện tích vùng đất và vùng nước là hơn 2 triệu km2. Tam Sa có dân số thường trú là 1.800 người, không tính lực lượng quân đội đóng trên các căn cứ của thành phố. 

 

Các cơ sở quân sự của Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo nhằm kiểm soát thủy lộ giao dịch kinh tế quan trọng nhất thế giới. Video của đài TV Al Jazeera.

Cho đến nay, thành phố Tam Sa đã phát triển nhanh chóng, không chỉ về khả năng kiểm soát hành chính, khả năng quân sự mà thậm chí còn cả về kinh tế, du lịch và an sinh xã hội cho người dân trên đảo. Sự phát triển nhanh chóng của đơn vị hành chính này đang gây trở ngại khá lớn cho các bên tham gia tranh chấp trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Vậy, 9 năm (nay 2023, đã là 11 năm, chú thích của keditim.net) sau khi thành lập, Tam Sa hiện giờ ra sao?

Video về Đảo Phú Lâm (đảo lớn nhất trong hình) thuộc quần đảo Hoàng Sa, vào năm 2017 của đài truyền hình Trung Quốc CCTV:

Phát triển các tiện ích dân sự

Sau 9 năm phát triển, đảo Phú Lâm, thủ phủ của thành phố Tam Sa, hiện đã trở nên nhộn nhịp hơn nhờ có bến cảng được mở rộng, kho đông lạnh thủy sản, máy phát điện dự phòng, nơi sửa chữa tàu, nơi tiếp nhiên liệu cùng hàng loạt công trình tiện ích khác. 

Trong Báo cáo Hàng hải Trung Quốc số 12 của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (China Maritime Studies Institute) thuộc trường Đại học Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval War College – NWC), tác giả Zachary Haver (ông là chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc và Biển Đông, hiện đang là nhà phân tích tình báo của một công ty an ninh mạng Hoa Kỳ tên là Recorded Future) tường thuật rằng các tiện ích dân sự trên đảo cũng được đầu tư kỹ lưỡng, như nhà ở công cộng, trường học, các cơ quan tư pháp, phủ sóng mạng 5G, dịch vụ hàng không (phục vụ cho dân sự và giới học giả ngành hàng hải của Trung Quốc). 

Trước đây, đảo Phú Lâm là nơi khan hiếm nước ngọt vì mạch nước ngầm trên đảo thường bị nhiễm mặn và nếu sử dụng lâu dài sẽ phá hủy hệ sinh thái trên đảo. Tuy nhiên, từ năm 2016, chính quyền thành phố Tam Sa đã khắc phục được vấn đề nước bằng các hệ thống lọc nước mặn và xử lý nước thải. 

 

Theo cơ sở James Town 

Ngày 16/2/2016, truyền thông đưa tin Trung Quốc đã triển khai hai khẩu đội gồm 8 bệ phóng tên lửa đất đối không (SAM) Hongqi-9 (HQ-9) tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Guancha, ngày 17/2 ) . Giống như hệ thống S-300 của Nga mà nó phần lớn giống với nó, HQ-9 là một hệ thống SAM hiện đại, có khả năng với tầm bắn khoảng 120 hải lý (nm) ( AusAirpower.net , [truy cập ngày 6 tháng ). Được biết, HQ-9 kết hợp công nghệ từ tên lửa Patriot của Mỹ, cụ thể là hệ thống dẫn đường “đường đi qua tên lửa” ( Missile Threat , [truy cập ngày 6 tháng 3). 

Cac dao nhan tao trai phep cua Trung Quoc co tac dung gi?-Hinh-6

Hệ thống HQ-9 được thiết kế để theo dõi và tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất và tên lửa đạn đạo chiến thuật. 
Tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 180 kg, có tốc độ tối đa Mach 4,2. và có tầm bắn tối đa 200 km đến độ cao 30 km. 

Cac dao nhan tao trai phep cua Trung Quoc co tac dung gi?-Hinh-5

Về mặt quân sự, việc triển khai HQ-9 trên quần đảo Hoàng Sa từng bước gia tăng khả năng của Trung Quốc trong việc kiểm soát không phận ngay xung quanh đảo Phú Lâm. Tuy nhiên, ý nghĩa chiến thuật của nó tăng lên khi được triển khai kết hợp với các loại vũ khí chống tiếp cận, từ chối khu vực (A2/AD) khác. Hơn nữa, loại vũ khí này mang ý nghĩa chiến thuật và chiến lược có thể ảnh hưởng đến trật tự an ninh khu vực trong thời bình, khủng hoảng và xung đột.

Về mặt quân sự, việc triển khai HQ-9 trên quần đảo Hoàng Sa từng bước gia tăng khả năng của Trung Quốc trong việc kiểm soát không phận ngay xung quanh đảo Phú Lâm. Tuy nhiên, ý nghĩa chiến thuật của nó tăng lên khi được triển khai kết hợp với các loại vũ khí chống tiếp cận, từ chối khu vực (A2/AD) khác. Hơn nữa, loại vũ khí này mang ý nghĩa chiến thuật và chiến lược có thể ảnh hưởng đến trật tự an ninh khu vực trong thời bình, khủng hoảng và xung đột. 

Theo đài CNBC, ngày 2-5-2018

Các tên lửa hành trình chống hạm trên đất liền, được định danh là YJ-12B, cho phép Trung Quốc tấn công các tàu nổi trong phạm vi 295 hải lý quanh các rạn san hô. Trong khi đó, tên lửa đất đối không tầm xa được định danh là HQ-9B, có phạm vi nhắm mục tiêu dự kiến ​​là máy bay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình trong phạm vi 160 hải lý.

Hình ảnh của  hệ thống phòng thủ bờ biển YJ-12B. Ảnh trích từ WeaponSystem.net

 

Các vũ khí phòng thủ cũng đã xuất hiện trong các hình ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm, trụ sở quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa gần đó.

Theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ đăng trên Việt Báo

Kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải tạo đất từ tháng 12 năm 2013 đến năm 2015, nước này đã lấp thêm được hơn 1.170 ha đất. Tính đến tháng 6 năm 2015, Trung Quốc đã lấp hơn gấp 17 lần so với số đất mà các quốc gia đòi chủ quyền khác trong khu vực đã san lấp trong vòng suốt 40 năm qua; chiếm khoảng 95% diện tích các đảo và bãi cạn tại Trường Sa.

Theo hãng tin AP

Đô đốc John C Aquilino, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mỹ, nói Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ‘3 đảo’ (thực tế là 3 đá) trên Biển Đông và cho rằng đây là động thái đe dọa các nước láng giềng.

Đô đốc Mỹ: Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất 3 đảo ở Trường Sa - Ảnh 1.

 

Đô đốc John C Aquilino (trái), tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mỹ, tại căn cứ không quân Clark ở Philippines ngày 20-3 2023- Ảnh: AP

“3 đảo” bị Bắc Kinh quân sự hóa mà đô đốc Mỹ đề cập là Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.  

Các “đảo” này đã được Trung Quốc trang bị hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm, thiết bị gây nhiễu và laser, cùng các máy bay chiến đấu.

Trong ảnh chụp từ trên không ngày 25 tháng 10 năm 2022 này, các tòa nhà, đường băng và cấu trúc thông tin liên lạc được nhìn thấy trên đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa, Biển Đông. (Ảnh: Ezra Acayan/Getty Images)

“Họ đã thúc đẩy tất cả năng lực và việc tăng cường vũ khí hóa đang gây bất ổn cho khu vực”, ông Aquilino nói. Ông cho rằng động thái của Trung Quốc đi ngược lại cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh sẽ không biến các đảo nhân tạo trên Biển Đông thành căn cứ quân sự.

Trên Đảo Cây (Tree Island), vào năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách xây dựng các khu nhà ở và phát triển các khu trồng trọt, nông trại để biến nó thành một nơi thích hợp cho con người cư trú. Trong khi đó, ở Cồn cát Tây (West Sand) – một hòn đảo rộng khoảng 10 dặm vuông với một tòa nhà và một công trình trông giống máy bơm khử muối, Trung Quốc đang tích cực trồng cây để ngăn không cho hòn đảo này bị xâm thực và xói mòn đất. 

Cũng theo Zachary Haver trong cùng báo cáo, chính quyền thành phố Tam Sa còn thiết lập hoàn thiện hệ thống tổ chức đảng và chính quyền trên những đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng và thiết kế các tour du lịch đến thành phố, cũng như khuyến khích các công ty hoạt động và phát triển nghề cá tại đây. 

Trong năm 2020, chính quyền thành phố Tam Sa đã phát hành hơn 700 thông báo đấu thầu, hợp đồng và các tài liệu về chuyển giao công nghệ.

Khoảng ¼ các công nghệ được thành phố Tam Sa thu mua là để trang bị cho các tàu của lực lượng chấp pháp hàng hải,bao gồm tàu tuần tra, tàu đổ bộ, tàu tấn công và thiết bị dưới nước không người lái.  Tất cả các vật phẩm được thành phố thu mua đều nhằm mục đích sử dụng trên Biển Đông.

Kiểm soát hành chính

Chính quyền trung ương cũng ra sức phát triển năng lực quân sự và bán quân sự ở Tam Sa. Chính quyền thành phố đã thiết lập một cơ chế phòng thủ chung giữa quân đội và cảnh sát dân sự, phát triển lực lượng chấp pháp và dân quân biển, và thành lập một trung tâm chỉ huy chung cho các lực lượng quân sự, cảnh sát biển dân sự và dân quân hàng hải. 

Sự phát triển nhanh chóng của thành phố Tam Sa là để đáp ứng được nhu cầu cấp bách phải kiểm soát các thực thể đang tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông. Chính quyền Trung Quốc đã dùng các phương tiện dân sự của thành phố Tam Sa để làm vỏ bọc cho tham vọng kiểm soát các vùng biển mà Trung Quốc có yêu sách trên Biển Đông. Các nguồn lực để “chi viện” cho Tam Sa hầu hết đều được lấy từ đất liền.Việc kiểm soát Biển Đông thông qua thành phố Tam Sa là một phần trong chiến lược củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và ngăn chặn các quốc gia khác củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ. Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược này từ những năm 2000, sau một thời gian trì hoãn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Báo Bưu Điện Hoa Nam phân tích các điểm yếu của các căn cứ đảo của Trung Quốc.

… Trong ấn bản mới nhất của Naval and Merchant Ships , một tạp chí hàng tháng có trụ sở tại Bắc Kinh, đã nêu bật điểm yếu của các đảo nhân tạo trong bốn lĩnh vực: khoảng cách với đất liền, kích thước nhỏ, khả năng hạn chế của các đường băng và nhiều tuyến đường (thủy) đi ngang qua chúng khiến cho có thể bị tấn công từ nhiều hướng.

Tạp chí do Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc xuất bản nhận xét, “Những hòn đảo nhân tạo này có những lợi thế độc nhất trong việc bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc và duy trì sự hiện diện quân sự ở vùng biển sâu, nhưng chúng lại có những bất lợi tự nhiên trong khả năng tự vệ,”

“Lấy ví dụ về Đá Chữ Thập. Bây giờ nó có một đường băng, nhưng nó cách thành phố Tam Á ở tỉnh Hải Nam 1.000 km (600 dặm). Khoảng cách có nghĩa là các tàu hỗ trợ chiến đấu nhanh nhất của Trung Quốc sẽ cần hơn 20 giờ để đến đảo.

Bản đồ các cơ sở quân sự lớn bên trong các phần mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Đồ họa: SCMP
Bản đồ các cơ sở quân sự lớn bên trong các phần mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Đồ họa: SCMP
 

Bài báo cũng lập luận rằng các đảo quá xa để triển khai J-16, máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến nhất của Trung Quốc, một cách hiệu quả. Các máy bay chiến đấu không thể tuần tra khu vực vì khoảng cách quá xa và có thể dễ dàng bị các tàu mặt nước đánh chặn hoặc tấn công.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay