Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 25 Thường niên năm C 24.9..2013
“Người ta xa lánh cả tôi rồi,”
“Trở gối, nghe hồn động biển khơi.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Lc 16: 1-13
Nhà thơ, nay thấy như mọi người cứ xa lánh mình mãi. Nhà Đạo, xưa tìm đến với mọi người để nghe và thấy “hồn động biển khơi”. Trình thuật thánh Luca, cũng mang nhiều ý/lời về những người tìm đến Chúa để nghe Ngài giảng. Trình thuật, kể về ngôn-ngữ sử-dụng trong Đạo, tiếng Hy Lạp có cụm từ “parrhesia” bên tiếng Anh nghĩa là: phát-ngôn thẳng thừng về nhiều việc và nhiều sự.
Parrhesia lúc đầu mang nghĩa tiêu cực để chỉ người nói nhiều không ngừng nghỉ. Theo nghĩa này, Parrhesia không xứng với người nói chuyện đứng đắn. Tính tích-cực ở Parrhesia là: phẩm-chất của ngưuời nói năng thẳng-thắn, không úp mở, cũng chẳng thêu thùa/thêm thắt, chỉ diễn-tả thông-điệp của người nói muốn đưa ra, không che đậy. Xem thế, thì đây là sự-việc đáng ta ca ngợi.
Parrhesia thực sự liên quan việc người nói có dính-dự, dám chấp nhận phản-ứng bất lợi từ người nghe. Người nói kiểu này, đã mê say cảm xúc nhắm vào sự thật, không cần biết điều mình nói có tốt lành hay không. Nói thế, là quyết thuyết phục cả những người kình-chống lại mình nữa. Nói năng kiểu huỵch toẹt ra ngoài, là nói với đám đông thường không nghĩ khác với điều mình muốn nói, hoặc chẳng nghĩ gì. Nói như thế, là giáp mặt/đối đầu và nghĩ rằng sự thật thắng thế, rất chắc chắn.
Nói theo kiểu thẳng thắn, là quyết phấn đấu trong lời mình nói ra. Là, đầu tư vào những gì mang tính đích thực, tức: thể loại này nói với nhiều người không theo sự thực; tức: nói theo kiểu ai oán là cốt tạo năng-lượng để nói cho tốt, cho nhiều và hữu hiệu hơn. Kiểu này, có thị-kiến ngoài tầm-mức địa-phương/cục-bộ hoặc riêng tư, mang tính hoàn-vũ ở trong đó. Đây là cách nói mãnh liệt, quyết chuyển tải tính chân phương, thật-thà mà có người, khi xưa, gọi là lối nói hiệu năng như có bia/rượu, ngấm trong người.
Khi người nghe bị ảnh hưởng từ người nói hăng say/thẳng-thắn, thì họ chịu lắng tai nghe và chịu để cho người nói thuyết phục mình và lôi cuốn đi xa hơn điều mình tưởng tượng. Parrhesia tạo niềm tin nơi người nghe. Và, niềm tin đến từ sự việc nghe/biết lời ấy. Đây là trạng-thái gắn kết giữa người nói cũng như văn bản được nói ra và người nghe.
Người nói kiểu “parrhesia” hứng khởi với thông-điệp mình chuyển-tải đến độ không ‘thần-linh’ nào có thể dừng trên người nói. Quả là, có lúc Kitô-hữu sử dụng lối nói thẳng-thừng này, hứng thú đến độ họ dám chối bỏ sự hiện hữu hoặc tính hiệu năng của các ‘thần-linh’ như thế. Họ cười nhạo vào phụng vụ ngoài đạo và có khi vào cả nghi thức của Kitô-giáo nữa. Đôi lúc họ có vẻ tự cao tự đại, nữa.
Điều này là do lối nói thẳng nối kết họ với Thiên Chúa đích-thực, Đấng mở rộng lòng ra và thương xót không hạn chế, mà thánh Luca chuyển cho ta trong Tin Mừng và sách Công Vụ. Các vị thuyết-giảng lại nói thẳng theo kiểu perrhesia đã trở nên trong sáng với Chúa đích-thực và mở lòng ra với Đấng Cao Cả được nâng cao vượt quá chân trời tưởng tượng.
Nói thẳng thừng kiểu parrhesia còn đối chọi lại lối hùng biện, xã giao gột tỉa lối nói không rào đón khác hẳn ý nghĩa mà cụm từ Hy Lạp gọi là ‘eulabeia’, tức: lối hùng biện diễn-tả theo cách ‘hoa hoè hoa sói’, khó kềm chế.
Thế nên, không lạ gì khi ta tưởng tượng cảnh những người nói thẳng/nói thật kiểu parrhesia lúc đầu đã quảng bá Tin Mừng Chúa-Sống-lại đến tận thành đô của Đế Quốc. Nhưng, khi đã hoàn tất, người người ít cần lối nói thẳng thừng kiểu parrhesia, vì rất cứng. Đời sống thường con người đòi họ phải có lối nói thường tình như dân gian mọi người thường nói. Vậy, với thế hệ người nghe là con cháu về sau, hỏi rằng lối nói thẳng thừng như parrhesia có làm mất đi tính riêng tư của nó chứ?
Vương Quốc Nước Trời của Chúa là chế độ quà tặng mở rộng gồm các giá trị tự tại, trong đó con người quan trọng hơn sự vật. Và nhất là, tình thương-yêu còn quí hơn thành-đạt. Nhưng đây có nghĩa là tình thương-yêu thông minh/trí-tuệ và tình thương có suy-tư được ban phát, tức có nghĩa trong bối cảnh của nó.
Sự việc ta hiện diện ở Tiệc Thánh, nay tự nó có nghĩa: ta tin vào các giá-trị đang hiện diện quanh ta và ta muốn sống đích thực giá trị ấy và lối nói thẳng dẫn ta về sống xứng đáng con Chúa hơn. Sự việc ta ra đi hoạt động vào những ngày sắp tới trong tuần đang trờ tới, có nghĩa: ta là người thực tế/thực dụng sống thông minh/bén nhạy theo cách ta được dạy để sống cùng và sống với nhau. Nói thế, là: ta sống đứng đắn, dù không là thế hệ đầu nghe biết Tin Mừng, nhưng vẫn muốn thành người lý-tưởng và thực tế, cùng một lúc.
Dụ-ngôn ta nghe hôm nay, là thánh Luca muốn dùng để nói theo kiểu parrhesia, vào thời của thánh-nhân nhưng sắc thái có phần nhẹ nhàng hơn. Điều đó có nghĩa: phải biết khôn khéo, bén nhạy, ‘cẩn trọng’ và có khả năng tạo tầm kích cách biệt giữa lý-tưởng và thực tế; kỹ-năng giúp ta đọc được mức độ hiểu biết của người nghe ngõ hầu ứng-đáp với kiểu nói parrhesia, của thời trước. Đây là cách lối rất khôn khéo biết tạo tầm-kích về khả năng có được phẩm chất cuộc sống trong một nhóm.
Dụ-ngôn, nay thánh Luca sử dụng như để làm bớt đi tính căng thẳng nơi sắc thái nói năng của các nhà giảng thuyết, thời của ngài. Bằng không, ta sẽ nhận được một bó phẩm bình theo kiểu của Billy Grahams cứ hùng hồn biện-luận với nhóm giáo phái tách riêng, ngay vào lễ sáng.
Nối kết những đường lối nói năng này với tình cảnh của Giáo hội ngày nay, ta thấy được gì? Vài thập niên nữa, Giáo hội mình sẽ đi về đâu? Phải chăng sẽ có thời buổi trong đó sẽ có đổi thay trên thế giới? Và trong cả Giáo hội mình? Cũng có thể, sẽ có thời kỳ bất ổn về cơ cấu sẽ xảy đến với thế giới và Giáo hội!
Giáo hội theo ta hy vọng sẽ không rơi lại vào thời cũ xưa ở đó có nhiều thành-tựu. Hy vọng rằng: ta cũng sẽ vượt qua giai đoạn có những cãi tranh, giành giựt uy thế với ai đó. Cả đến xã hội phóng khoáng hay phóng túng, thời hiện đại, cũng sẽ tìm cách sống mà không cần biểu tỏ bằng mặt ngoài là đã qui chiếu vào với Giáo hội. Lâu nay, thế giới ngoại tại vẫn có khuynh hướng hoặc thái-đô chống đối Giáo hội. Tất cả những lối/những kiểu thẳng-thắn/thẳng thừng ấy sẽ đi vào dĩ vãng.
Bởi Giáo hội không là cơ cấu chống đối xã hội; Giáo hội cũng không ở bên trên lịch sử của người đời, cũng không vô nhiễm khỏi giòng lịch sử của thế-giới. Giáo hội vẫn cùng sống chung cởi mở và đối thoại với thế giới. Giáo hội chỉ sống sót nếu biết đối thoại với thế giới. Bởi Giáo hội ban bố cho thế giới cung cách diễn tả cách công khai về mọi xác tín của Giáo hội. Giáo hội cũng công khai cho thấy cuộc sống người đi Đạo theo cách tập thể, dễ thấy sự trong sáng, cách công khai.
Cần nói ra đôi điều về đạo đức chức năng của hai khối, cần nói về ý-nghĩa và giao ước về xác tín với cộng đồng, về niềm tin-yêu, rất đoàn kết. Cần nói thẳng và nói thật về kinh nghiệm riêng tư bên trong lịch sử của tập thể. Tất cả đều nên đề nghị không gian ban tặng để tạo giao ước sống cùng và sống với nhau, trong thuận hoà.
Vấn đề là: làm sao nói lên được điều đó? Nói thẳng và nói thật theo kiểu parrhesia được bao nhiêu và bao lâu? Nói công khai khôn khéo ư? Mỗi thứ mỗi kiểu được bao lâu và bao nhiêu ngõ hầu đạt thuận hoà, đoàn kết và vui sống, đó mới là mục tiêu đặt ra trước mắt cho cả xã hội ngoài đời và Giáo hội trong Đạo. Đó mới là vấn đề đặt ra cho ta hôm nay.
Trong tinh thần hiểu và biết được như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ ở trên, mà hát rằng:
“Người ta xa lánh cả tôi rồi,
“Trở gối, nghe hồn động biển khơi.”
Xa bạn, xa lòng, xa mắt đẹp,
Gió mưa giòng tóc đắng vành môi”
(Đinh Hùng – Chớp Bể Mưa Nguồn)
Mưa nguồn chớp bể với nhà thơ, vẫn là giòng tóc, là “hồn động” xa lánh mãi. Xa lánh rồi, nhà thơ cũng nên về với nhà Đạo mình để thấy được rằng: người ta nay đã gần lại với bạn và với tôi, với tất cả những người không còn thấy đắng nơi vành môi nữa, nhưng đã ấm lòng về với dân gian nhà Đạo, rất thuận tình thuận thảo. Ở mọi nơi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá luợc dịch
Chuyện Phiếm Đạo Đời đọc trong tuần thứ 25 thường niên năm C 22-9-2013
“Hãy nhìn vào đôi mắt em đây,”
Hãy nhìn vào tận trái tim này
Hãy nhìn vào đôi mắt thơ ngây
Anh sẽ hiểu được trái tim em.”
(Hạ Vy – Con Gái)
(Mt 5: 43-45 )
Câu hát trên, là tiểu khúc của bài hát “Con gái nói có là Không, Con gái nói không là có”. Bài hát này, thuộc loại ca khúc vui vui, cũng rất ngắn. Ngắn, không chỉ ở chiều dài của trường canh/câu nhạc hoặc âm thanh. Mà ngắn, vì chỉ nói mỗi thế chứ đâu dám nói nhiều. Bởi, nói về đàn bà/con gái vẫn có điều để nói nhiều hơn nữa.
Thế đó, là nhận định về nữ-giới còn trẻ ở đời, rất tình đời. Trẻ, thì mới hát thế chứ ai dám nói và hát điều này với các cụ, chí ít là các lão bà, ở nhà Đạo! Nữ giới nhà Đạo nói không nhiều, chỉ âm thầm nguyện cầu chứ không nói. Nhưng, mỗi lần các bà/các cô xuất-khẩu-thành-thơ, là có chuyện. Những chuyện có vấn đề hẳn hòi chứ chẳng chơi. Đây, không là tuyên ngôn hay tuyên bố gì của ai hết; mà là và chỉ là bí mật được bật mí giữa chốn bạn bè cà phê/cà pháo cũng rất “phê” khi nghe ca sĩ nhà hát bài “Con Gái” của người viết nhạc là Hạ Vy.
Nói gần nói xa, chỉ là dẫn nhập mỗi điều này, là: ngày nay, bà con ta bật mí với nhau nhiều bí mật, về đủ chuyện. Từ, chuyện vai trò người nữ phụ, xem ra có hơi sai về cung cách. Sai, cả đại ý với hình thức. Không tin ư? Mời bạn và mời tôi, ta để thêm ít phút tạt qua vườn hoa thông tin/truyện kể rất đáng nể, để rồi sẽ thấy những điều thiên hạ cứ bật mí các bí mật.
Trước nhất, để cho dễ thở, ta thử nghe đọc vài truyện…rất kể lể như sau:
“Truyện rằng,
Có lần nọ, một người nông dân bị mất chiếc đồng hồ trong kho thóc. Đó không là đồng hồ thông thường bởi nó có giá trị về mặt tình cảm đối với ông.
Sau một thời gian dài tìm kiếm rất vô vọng, người nông dân phải nhờ sự trợ giúp của mấy đứa trẻ đang chơi bên ngoài. Ông hứa, nếu ai tìm được chiếc đồng hồ của ông bị mất, sẽ có thưởng.
Nghe vậy, đám trẻ nhanh chân chạy quanh kho thóc tìm kiếm chiếc đồng hồ. Chúng đi khắp nơi, lục tìm mọi chỗ, từ nơi chứa thóc đến tận chỗ cho gia súc ăn, vẫn không thấy. Chỉ đến khi ông đề nghị bọn trẻ ngưng tìm kiếm, thì có bé trai chạy tới và yêu cầu ông cho nó một cơ hội nữa.
Người nông dân nhìn đứa bé rồi ngẫm nghĩ: “Tại sao lại không chứ? Cuối cùng thì, công nhận: cậu bé này khá chân thành!” Ông dẫn cậu bé trở lại kho. Một lúc sau, cậu chạy ra và trên tay là chiếc đồng hồ của ông. Người nông dân rất đỗi ngạc nhiên, ông hỏi cậu bé: “Làm cách nào mà cháu có được nó, sau khi tất cả các bạn đã từ bỏ?”.
Cậu bé đáp: “Cháu không làm gì cả và chỉ ngồi im một chỗ để lắng nghe. Trong im lặng, cháu thấy tiếng kim đồng hồ chạy và theo đó cháu tìm ra nó”.
Kể xong câu chuyện, nguời kể lại đã nghĩ: Sự tĩnh lặng trong tâm hồn sẽ tốt hơn với trí não luôn hoạt động. Hãy để tâm trí bạn có nhiều phút nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày. Hãy xem, hiệu quả nó đem lại để giúp bạn xây dựng cuộc sống mình mong đợi.” (trích dẫn truyện kể trên mạng, nhưng không rõ tên tuổi người kể.)
Thôi thì, kể gì thì kể, nói gì cũng chỉ đến thế. Nói hay kể, cũng chỉ như ý/lời mà người nghệ sĩ, lại cứ vời người nghe nhạc hãy lắng tai nghe câu hát, rất như sau:
“Con gái nói có là không,
Con gái nói không là có
Con gái nói 1 là 2,
Con gái nói 2 là 1
Con gái nói ghét là thương,
Con gái nói thương là ghét
Con gái nói giận là giận yêu,
Con gái còn yêu là còn giận
Đừng nghe những gì con gái nói!
Đừng nghe những gì con gái nói
(Hạ Vy – bđd)
Không hẳn thế đâu. Có thể, người viết nhạc có hát thế, cũng để người nghe cứ chú tâm vào những chuyện “kỳ khú” cho vui cửa vui nhà, mà thôi. Bởi, câu nói của người viết nhạc cũng chỉ muốn lặp đi lặp lại những lời này:
Con gái nói nhớ là quên,
Con gái nói quên là nhớ
Con gái nói buồn là vui,
Con gái nói vui là buồn
Con gái nói không biết ghen, là ghen như điên đấy nhé
Con gái nói không biết yêu, là yêu tới quên đường về
Đừng nghe những gì con gái nói
Đừng nghe những gì con gái nói.”
(Hạ Vy – bđd)
Đúng như tác giả viết: “Con gái có lúc hiền như nai”, nhưng lắm khi “như bà chằng”. Chứ đâu có ngạc nhiên vì: trời còn có lúc nắng lúc mưa, nữa là! Tóm lại, nếu chỉ nghe qua đôi lời ở bài hát, chắc có vị lại sẽ cho rằng: tác giả/tác “thiệt” đôi lúc cũng hơi “nặng lời” hoặc kỳ thị gái/trai. Kỳ thực, nói về con gái hay nữ phụ sao đó, cũng chỉ nên nói như người kể truyện khác, vẫn cứ kể và cứ nói những truyện như bên dưới:
“Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jim sống lang thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi người sống trong thị trấn. Không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẩn tránh những người xung quanh. Cậu càng lẫn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu.
Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh mọi người như chủ nó. Jim không đối xử thô lỗ với Tige nhưng cậu cũng luôn dùng thứ ngôn ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu. Phần vì cậu đã quen với những ngôn ngữ đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức.
Một hôm, Jim thấy cô gái phía trước làm rơi một gói nhỏ. Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói lên đưa trả cô gái.
– Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt
Cô gái cười và xoa đầu Jim. Jim hoàn toàn sốc. Đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trong suốt 12 năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.
… Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên. Cả chủ và chó đi vào rừng… Jim ngồi xuống cạnh bờ suối và trong đầu cứ vang lên: “Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt!” Jim cười một mình. Rồi cậu gọi: “
-Đến đây Tige!”
Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu nó và nói:
-Cảm ơn mày! Mày thật là tốt!”
Tige rất phấn kích và ngạc nhiên. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jim chăm chú, đuôi vẫy lia lịa. “Đến con chó cũng thích nghe lời nói dịu dàng!” – Jim nghĩ và lôi trong túi ra một mảnh gương vỡ. Cậu bé thấy một khuôn mặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn thận. Sau đó, Jim lại nhìn vào gương. Cậu bé ngạc nhiên. Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao thay vì chỉ cúi mặt như mọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy: cảm giác tự trọng.
Từ khoảng khắc đó, cuộc đời Jim hoàn toàn thay đổi bởi quyết tâm để xứng đáng với những lời nói dịu dàng.
Ngưng một lát, nhà tỷ phú tiếp tục nói: “Thưa các bạn, tôi chính là cậu bé đó. Thị trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về trước. Cái cây ở đằng kia mà quý vị có thể thấy chính là nơi một người phụ nữ đã gieo hạt giống đầu tiên của lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao ai cũng có thể làm được như thế” (Lại một truyện kể lôi từ mạng lưới toàn cầu, rất không tên)
Lan man với truyện kể, hôm nay bần đạo chỉ muốn bảo rằng: thật ra cũng chẳng nên lưu tâm nhiều về người kể truyện rồi hỏi tại sao lại cứ kể những chuyện vẩn vơ, lơ tơ mơ như thế? Mà, chỉ cần xem bạn và tôi, ta có thích loại hình kể lể như thế không, thôi. Hỏi thế rồi, ta đi vào chi tiết bàn bạc xoay quanh truyện kể về lời con gái hoặc con người từng nói. Nói cho dữ, hoặc chỉ chút thôi, cũng là nói những điều người khác hát và nói. Mà, chỉ cần hỏi xem người nghe hát hoặc nghe kể, có tin hay không mà thôi.
Ở nhà Đạo, có nhiều trường hợp tương tự như thế. Tương tự, khi người nhà Đạo nghe nhiều về dụ ngôn/Lời Chúa nói, nhưng có khi vẫn bán tín bán nghi, chẳng hề tin. Tin làm sao, khi Chúa vẫn nói và vẫn kể nhiều truyện dụ-ngôn rất có lý, mà sao người nghe ở người nhà Đạo vẫn như chẳng bao giờ nghe và thực hiện như người rất tin và hay tin.
Có những sự và việc ở nhà Đạo nghe cứ như “lạo xạo”, tưởng chừng như đó chỉ là truyện kể không hơn không kém, nhưng lại là chuyện rất dễ nể, để ta suy nghĩ cho lung, hầu suy xong sẽ đi đến quyết định chứng tỏ mình tin rất vững và cũng xác thực.
Có nhiều lần, đấng bậc trong Đạo vẫn cứ nói và viết rất nhiều về chuyện rất thực trong tin tưởng. Như, người kể khác có tên là Michael McVeigh trênb tờ the Australian Catholics số mùa Đông 2013 ở Úc, như sau:
“Thế giới hôm nay giống như thể tiệm “chạp phô” đầy những tiếng ồn và ánh sáng; có cả những con người chỉ muốn lôi ta ra khỏi chốn miền lặng thinh bằng cách này hay cách khác chỉ để mọi người chú tâm lắng nghe biết thông điệp họ nhắn gửi ở bên trên và bên ngoài, hết mọi sự. Chạp phô này, là nơi là chốn ta dựng xây nên con người là chính ta. Là, tất cả những gì nói lên con người mình qua cung cách ăn mặc, chọn lựa kiểu tóc, bông tai hoặc hình-hài bên ngoài cho hấp dẫn. Có khi còn chọn đội ngũ thể thao, phe phái chính-trị theo ý mình nữa.
Đạo giáo vẫn còn là thành phần trong tiệm “chạp phô” như thế, mặc dù đôi lúc ta vẫn có cảm giác như thể nói đưa đẩy ta ra khỏi lằn ranh chính yếu, quan trọng. Hơn lúc nào hết, con người ngày nay hay tìm đến bản đồ đường đất hướng dẫn ta ngang qua mọi chọn lựa mà thế giới này gửi đến cho ta, và đó còn là nơi chốn khiến đạo giáo có thể đưa ra lời đề nghị về những thứ và những sự có giá trị bền vững. Loại hướng dẫn mà đạo giáo đưa ra cho chúng ta cũng như câu nói của cố linh mục tổng quyền Dòng Tên là Pedro Arrupe từng dặn dò người thân, rằng: “Hãy phải lòng nhau và tiếp tục yêu nhau rồi thì việc ấy cũng sẽ quyết định mọi sự.” …
Nói cho cùng, là tín-hữu Đức Kitô ta đều biết nguồn yêu thương là chính Chúa. Bất cứ con tim nào biết yêu đương cũng đều biết đôi chút về Chúa. Đạo giáo có thể bị thúc và đẩy ra khỏi các con lộ chính của xã hội qua vì các ngân-hàng, nhiều siêu-thị hoặc quán ăn nơi uống, nhưng khi chúng dân tiếp tục kiếm tìm tình yêu cho riêng họ, thì họ cũng sẽ tiếp tục được lôi kéo đến với Chúa, mà thôi.” (Michael McVeigh, Faith in the public square, Australian Catholics, số Winter 2013, tr. 6)
Nói về niềm tin qua yêu thương mà nói như thế, cũng có thể gọi được là “trên mức tuyệt vời”. Chỉ ngắn gọn một vài câu thôi, cũng đầy ý nghĩa, một nhận định. Nhận định, là nhận ra được sự thể ở đời rồi quyết định đường lối cho riêng mình, để sống cho phải phép, rất lẽ đạo. Nhận định, còn là hỏi xem niềm tin của ta “hung hăng xâm lấn” đến thế nào để có thể đi vào lề đường bên phải, của lòng đời? Hỏi và nhận định, còn xem người đi Đạo là ta đã đi vào với xã hội để đem Tin Vui về Tình Thương-yêu của Chúa đến với mọi người, như thế nào?
Hỏi và nhận định ở đây, không có nghĩa “tức, đã trả lời phần nào rồi”, mà là: cơ hội đề người người và mình cùng nhau tiến tới một quyết tâm thực hiện niềm tin trong nhau và có nhau.
Hỏi và nhận định với nhau trong cuộc diện đi vào lòng đời, còn để xem Đạo giáo của ta cống hiến cho đời được những gì? Tìm kiếm những gì nơi đời? Và, người đời? Nhận định và hỏi người hỏi mình, tức còn hỏi rất nhiều mà chưa tìm ra câu giải đáp cho thoả đáng. Bởi thế nên, người viết nhạc ở đời, hôm nay, lại cứ cho hát những lời bay bướm, ít thiết thực, và không hẳn thế, như:
“Trời có lúc nắng lúc mưa, Trời có lúc mưa lúc nắng
Con gái có lúc hiền như nai, Con gái có khi như bà chằng
Trời vẫn cứ nắng cứ mưa,
Con gái lúc mưa lúc nắng
Con gái thế đấy bạn ơi,
mà sao con trai nhớ thương từng ngày
Đừng nghe những gì con gái nói
Đừng nghe những gì con gái nói
Hãy nhìn vào đôi mắt…….Đừng nghe…..con gái nói.”
(Hạ Vy – bđd)
Trái lại, hẳn bạn và tôi, có lẽ ta nên tìm về Lời Hằng Sống có những dặn dò thiết thực và rất đúng của Thày Chí Ái vẫn từng bảo:
“Anh em đã nghe Luật dạy rằng:
Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù.
Còn Thầy, Thầy bảo anh em:
hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.
Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em,
Đấng ngự trên trời,
vì Người cho mặt trời của Người mọc lên
soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt,
và cho mưa xuống trên người công chính
cũng như kẻ bất chính.”
(Mt 5: 43-45)
Trên đường đời và trong cuộc đời, người xấu/tốt, công chính hay bất chính đều có đủ. Cũng nói và cũng làm không chỉ mỗi con gái hay con trai. Xấu tốt hoặc nói lời nghịch ngạo không phải là sở trường/sở đoản của riêng ai. Nên, vấn đề là dù có nghe những người ấy nói hoặc xử xấu với mình, vẫn còn thương hay không, đó mới là vấn đề.
Vấn đề còn là: dù biết nhiều người không muốn nghe hoặc đọc những lời người nhà Đạo nói, vẫn cứ làm. Vẫn cứ thực hiện điều Chúa truyền dạy, vì đó là điểm son tô đậm đặc trưng của “Con cái Chúa”, ta thường quên. Quên hay cố ý không thực hiện những điều Thày Chí Ái từng dạy, nhưng lại cứ thực hiện những hành xử rất trái khuấy/nghịch ngạo như truyện kể ở bên dưới làm đoạn kết, rất như sau:
“Một thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh bị phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh bèn ra bờ sông định tự tử.
Vào canh ba đêm nọ, anh đến trước bờ sông, bỗng nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến gần hỏi cô:
– Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
Cô gái buồn bã nói:
– Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không sống nổi. Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:
– Ồ! Lạ nhỉ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được.
Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử. Ngay lúc đó thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: Khi chưa giàu, ta vẫn sống bình thường, cũng tay trắng làm nên! Lúc đó cô gái quay sang hỏi thương gia:
– Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì?
Thương gia ậm ừ trả lời:
– Ừ… đâu có làm gì, chỉ là tản bộ chút vậy thôi”.
Và, lời bàn của người kể rất “huệ-lộc” mà bảo rằng: “Thì ra, dù mất tất cả nhưng thực sự cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà thôi.” Thật ra thì, có hay không, vẫn là sự thể cuộc đời nhiều khi không có mà lại cũng có. Có-không/không-có, là cuộc đời cứ diễn tiến đến mất mát. Còn lại sẽ là và chỉ là tình yêu-thương chính mình và mọi người. Chính đó là triết-lý của “hư không/trống rỗng” Chúa dạy dỗ hết mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai
Lại nhận ra được chân lý
Của cuộc đời.
Với người đời.