Chuyên Mục chuyện dài XHCN: 85 nghìn tỷ điện gió lãng phí vì không được EVN quốc doanh thu mua theo giá ưu đãi

 

“Kẻ đi tìm” xin mở chuyên mục chuyện dài XHCN để bạn đọc cùng tìm hiểu về những tai hại không bao giờ cùng tận của chế độ toàn trị và tham nhũng XHCN tại Việt Nam.

Theo các báo lề phải

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin có 62 nhà máy điện gió, không kịp vận hành thương mại, hòa lưới trước ngày 1/11 để hưởng giá mua điện cố định (giá FIT). Theo Quyết định 39 ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió, giá FIT ưu đãi cho điện gió trên biển là 9,8 cent/kWh (tương đương 2.223 đồng) và trên bờ là 8,5 cent/kWh (khoảng 1.927 đồng). Giá này chưa gồm thuế VAT, được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm.

Vẫn chờ… chính sách mới

Vì vậy, việc không được hưởng giá ưu đãi sẽ là thiệt thòi lớn cho nhà đầu tư, nhất là khi Bộ Công Thương khẳng định không gia hạn giá FIT mà sẽ chuyển sang cơ chế đấu thầu, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Chia sẻ với VnBusiness, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và Mặt trời Bình Thuận, cho biết địa phương này có 3 dự án điện gió với tổng công suất 30 MW không kịp vận hành thương mại trước ngày 1/11. Suất đầu tư trung bình của 1W điện gió khoảng 1,4 triệu USD.

Hiệp hội Điện gió và Mặt trời Bình Thuận kiến nghị Chính phủ nên gia hạn giá FIT cho các dự án chậm tiến độ, áp dụng giá FIT này cho đến khi có cơ chế đầu thầu được ban hành.

“Chủ đầu tư đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng cho một dự án, mà đến nay cơ chế đấu thầu vẫn chưa được Bộ Công Thương ban hành, không bán được điện, không có dòng tiền về. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp không có doanh thu, không thể trả nợ, lãi vay ngân hàng thì đến hẹn”, ông Thịnh giãi bày.

Liên quan đến phương án xử lý với 62 dự án không được hưởng giá FIT, ông Mai Duy Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA), phàn nàn đáng lẽ ra, cơ quan chức năng phải cho doanh nghiệp biết cụ thể chính sách dành cho họ trong thời gian tới để doanh nghiệp có động lực hoàn thiện dự án.

Nhà đầu tư muốn được tạm bán điện giá hơn 6 cent/kWh

Để tránh lãng phí trong thời gian chờ đàm phán giá, nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp kiến nghị EVN huy động điện với giá tạm tính 6,2 cent một kWh.

Hiện có 84 dự án năng lượng tái tạo (công suất hơn 4.676 MW) bị chậm tiến độ vận hành thương mại so với kế hoạch. Trong đó, 34 dự án chuyển tiếp (28 dự án điện gió, 6 điện mặt trời) tổng công suất gần 2.091 MW đã hoàn thành thi công, thử nghiệm. Số dự án này không được hưởng giá điện ưu đãi cố định (giá FIT) trong 20 năm theo các quyết định trước đây.

Nói tại hội nghị gặp gỡ chủ đầu tư dự án điện tái tạo chuyển tiếp chiều 20/3, bà Nguyễn Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T cho hay các nhà đầu tư đã phải chờ hơn 2 năm để có cơ chế, nhưng khung giá đưa ra quá thấp, khiến họ lo ngại dự án sẽ thua lỗ, “Cánh đồng điện gió mênh mông, mỗi turbin hơn 150 tỷ đồng, đứng im trong hơn một năm qua, thật xót xa”, Phó tổng giám đốc T&T nói.

Theo bà, giá huy động tạm tính trong thời gian này có thể bằng 90% giá điện nhập khẩu (6,95 cent một kWh), tức khoảng 6,2 cent, tương đương gần 1.500 đồng một kWh (với tỷ giá 23.750 đồng một USD). Mức giá này thấp hơn giá trần của các dự án điện mặt trời nổi, điện gió đất liền theo khung giá của Bộ Công Thương (1.508 – 1.587 đồng một kWh).

“Đây là mức giá tạm tính cho các chủ đầu tư. Sau này khi có giá chính thức có thể áp dụng nguyên tắc hồi tố, tức thiếu EVN bổ sung, còn thừa chủ đầu tư trả lại”, đại diện T&T nêu quan điểm.

Phan Sinh Trần 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay