Người giàu Trung Quốc tăng cường nỗ lực chuyển tài sản ra nước ngoài

Theo Nikkei Asia

Ngày 12 tháng 2 năm 2023 12:50 JST

Biên tập viên: PAK YIU và ECHO WONG.

Những người Trung Quốc đại lục giàu có đang chọn Singapore làm nơi trú ẩn an toàn để cất giữ tài sản của họ. (Nguồn ảnh của AP) © AP

HỒNG KÔNG – Sau hậu quả của các biện pháp kiềm chế hà khắc đối với đại dịch COVID-19, những người giàu có của Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực chuyển tài sản của họ ra nước ngoài, một động thái cũng được thúc đẩy bởi những lo ngại rằng nỗ lực thu hẹp bất bình đẳng giàu nghèo của Bắc Kinh có thể tác động xấu đến họ.

Singapore đang nổi lên như một điểm nóng đối với các quỹ tài chánh từ Trung Quốc khi Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát Hồng Kông và thách thức danh tiếng lâu nay của trung tâm tài chính quốc tế  này như một nơi trú ẩn an toàn để ký thác tài sản. Khi các thành phố lớn bao gồm cả thủ đô tài chính Thượng Hải bị phong tỏa vào năm ngoái, các công ty tư vấn nhập cư đầu tư, quản lý tài sản và cố vấn văn phòng gia đình đã nhận thấy sự gia tăng các yêu cầu từ các công dân Trung Quốc đang tìm cách chuyển tiền và chính bản thân họ sang các nước khác. Xu hướng đó tiếp tục sau khi Trung Quốc từ bỏ chính sách không có COVID vào tháng 12 và mở cửa biên giới dài hạn. Thật vậy, các yêu cầu đã tăng 600% so với tháng trước, theo công ty tư vấn nhập cư Henley Partners có trụ sở tại London.

Joseph Fan, giáo sư chuyên về tài chính và quản trị tại Đại học Queensland của Úc, nói với Nikkei Asia: “Đây là hậu quả do các chính sách COVID và việc Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm hạn chế cuộc sống và quyền tự do của người dân”. “Vì vậy, để chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, họ phải tung lưới an toàn ra nước ngoài.”

Các cố vấn cho các khách hàng có giá trị tài sản ròng cực cao, nói với Nikkei với điều kiện giấu tên rằng lệnh ở nhà trong hai tháng chưa từng có đối với 25 triệu dân Thượng Hải, bên cạnh các biện pháp chống đại dịch khó khăn khác, đã đánh dấu một bước ngoặt (trong chính sách kiểm soát của chính quyền địa phương).

“Một số khách hàng đã di chuyển ngay khi họ có thể,” một người nói. “Hoặc là họ đến Hồng Kông hoặc Singapore.”

Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát trong nước

Bây giờ trong nhiệm kỳ thứ ba của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình đang siết chặt quyền lực và tăng cường kiểm soát nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, xoay trục khỏi chính sách mở cửa bắt đầu với những cải cách của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980. Chính quyền của ông Tập đã thắt chặt kiểm soát vốn, bao gồm cả những hạn chế mới trên hoạt động kinh doanh trò chơi VIP của Macao. Họ đã đưa ra một cuộc đàn áp trên phạm vi rộng đối với khu vực tư nhân khiến một số công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc bị phạt rất nặng.

Fan nói: “Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã có sự thay đổi hoàn toàn 180 độ đối với các chính sách mà các nhà lãnh đạo trước đây đã thực hiện.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng trước, Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He đã cố gắng làm giảm bớt những lo ngại về nỗ lực “thịnh vượng chung” của Bắc Kinh, Ông nói rằng các chính sách thu hẹp bất bình đẳng “chắc chắn không phải là đưa ra chủ nghĩa bình đẳng hay chủ nghĩa phúc lợi.”

Một số doanh nhân Trung Quốc đã bị sốc khi các chính phủ phương Tây trừng phạt những người Nga giàu có sau cuộc xâm lược Ukraine của Moscow, làm dấy lên lo ngại rằng họ cũng có thể bị cuốn vào các mối quan hệ quốc tế căng thẳng. “Họ lo ngại rằng khi tình hình địa chính trị ngày càng trở nên phức tạp, tài sản và lối sống của họ sẽ không còn an toàn ở những nơi như Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Úc,” Rupert Hoogewerf, chủ tịch và trưởng nhóm nghiên cứu của Hurun, cho biết.

Làn sóng di dân của giới nhà giàu Trung Quốc

Năm ngoái, Trung Quốc đã chứng kiến 10.800 cá nhân có giá trị ròng cao, những người có ít nhất 1 triệu đô la tài sản, đã rời khỏi Trung Quốc, theo dữ liệu do Henley & Partners tổng hợp. Điều đó đặt Trung Quốc đứng hạng chỉ sau Nga, nơi ghi nhận dòng chảy ròng của 15.000 công dân giàu có trong cùng thời kỳ.

Dữ liệu cho thấy Hồng Kông, nơi chứng kiến làn sóng di cư liên tục của cư dân và người nước ngoài trong những năm gần đây, đã mất 3.000 cá nhân có giá trị ròng cao, trong khi Singapore tăng 2.800 người vào năm ngoái.
Số lượng văn phòng di trú gia đình ở Singapore tăng gần gấp đôi lên 700 từ năm 2020 đến năm 2021, theo Cơ quan tiền tệ Singapore. Loh Kia Meng, một đối tác cấp cao và giám đốc điều hành của Dentons Rodyk & Davidson ở Singapore, ước tính rằng có tới một nửa số văn phòng di trú gia đình mới được thành lập tại thành phố này vào năm ngoái là từ Khu vực Vịnh Lớn của Trung Quốc. Khu vực này bao gồm Macao, Hồng Kông và một số thành phố phía nam bao gồm Quảng Châu và trung tâm công nghệ Thâm Quyến. Loh cho biết con số này tăng từ khoảng 30% vào năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra.

Singapore thu hút đầu tư vào nước mình

Theo các cố vấn quản lý tài sản, Singapore đã đưa ra một chương trình thị thực 5 năm mới để thu hút đầu tư nước ngoài và những người Trung Quốc giàu có đã tìm hiểu về sáng kiến này.

Harvey Chan, doanh nghiệp cho biết, các quỹ ký thác ở nước ngoài do người Trung Quốc thành lập ở Singapore đã tăng 44% từ năm 2021 đến năm 2022. Đó là mức cao nhất trong 5 năm qua, vượt qua mức tăng 23% so với cùng kỳ năm 2019 trước đại dịch, theo nhận định của giám đốc Payments Asia và cố vấn ủy thác nước ngoài có trụ sở tại Hồng Kông. Ngược lại, chỉ số tăng trưởng niềm tin của Hồng Kông chỉ là 15%.

Theo Thời Báo Tài Chính, Financial Times, trong nhiều năm qua, Singapore đã quảng cáo mình là Thụy Sĩ của Châu Á thế rồi cuộc chiến tranh lạnh mới (giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc) cuối cùng cũng đang biến mục tiêu đó thành hiện thực. Tuy nhiên, câu hỏi lớn là Singapore sẽ chịu đựng được bao lâu khi trở thành Thụy Sĩ với đặc điểm Trung Quốc làm nguồn đầu tư chính yếu.

Phan Sinh Trần

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay