Yêu như Chúa Yêu

Bài giảng của ĐGM Barron

ĐGM Barron là nhà hùng biện đương đại, chuyên giới thiệu về Chúa cho các trí thức trẻ và dân cư trên mạng internet.

Robert Emmet Barron (sinh ngày 19 tháng 11 năm 1959) giám mục của Giáo phận Winona-Rochester kể từ năm 2022 trước đó Ngài là giám mục phụ tá tgp Los Angeles, là người sáng lập mục vụ Công giáo “Lời Chúa đang cháy- Word on Fire”.

ĐGM Barron là phóng viên tôn giáo của đài TV NBC, Fox News, CNN và EWTN. Ngài được gọi một cách không chính thức là “giám mục của mạng xã hội” và “giám mục của Internet”.

Tính đến tháng 11 năm 2022, các video thường kỳ trên YouTube của Barron đã được xem hơn 116 triệu lần; Ngài có hơn 3 triệu người theo dõi trên Facebook.

Ngoài ra, Ngài còn được mời diễn thuyết về tôn giáo tại trụ sở chính của Amazon, Facebook và Google. Ngài được mời phát biểu chính cho một số hội nghị và sự kiện trên khắp thế giới, bao gồm Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 và Đại hội Gia đình Thế giới 2015.

Bài giảng của Ngài, ngắn, cô đọng nhưng rất sâu sắc và mang hơi thở của cuộc sống đương đại.

Kẻ đi tìm hân hạnh giới thiệu các bài giảng hàng tuần của Ngài bằng tiếng Việt bắt đầu từ mùa Chay năm 2023.

____________________________________________________________________________________________________________

YÊU NHƯ CHÚA YÊU

Bình an của Chúa ở cùng bạn,

Thưa bạn,  chúng ta tiếp tục đọc những điều kỳ diệu của bài “Thuyết giảng trên núi” của Chúa.

Chúng ta đang ở trung tâm của chương 5. Kinh Thánh Mát thêu
Ma-thi-ơ chương 5, 6 và 7 là giáo huấn trung tâm của Chúa Giêsu.

Có lẽ những gì Ngài thường dạy trong khi Ngài làm gương trước cho chúng ta, hồi đó Ngài đi quanh vùng nông thôn (Do Thái), làm tập trung suy nghĩ của chúng ta vào một nơi để chúng ta chiêm niệm (về Tình yêu thương).

Tôi nghĩ chìa khóa để đọc Bài giảng trên núi:

  • Chúng ta không thể đọc nó như chỉ là một loại triết lý đạo đức trong số rất nhiều (đang hiện hữu trong nhân loại).Vì vậy, tất cả mọi người từ Plato và Aristote cho đến tận bây giờ, thông qua Kant và Hegel và John Dewey có một triết lý đạo đức, biểu thị cho chúng ta về cách con người nên cư xử với nhau. Hoặc họ có một triết lý chính trị, bày tỏ cách xã hội nên được tổ chức như thế nào. Xin nhắc lại một lần nữa từ Plato đến Karl Marx, và mọi người sống ở giữa hai thời điểm đó. Và họ nói, (bài thuyết giảng) biểu lộ, đây là lời dạy đạo đức của Chúa Giêsu, đây là triết lý chính trị của Chúa Giêsu.
  • Đó chính là cách đọc Kinh Thánh sai. Bởi vì một điều bạn sẽ nhận thấy, tôi nghĩ, không có ai biểu tỏ giống như Chúa Giêsu. Và ý tôi là từ cổ đại, cho đến hiện đại, ý tôi là … cho dù trong vòng người theo đạo giáo, người không theo đạo nào, không có triết gia nào, không có nhà đạo đức nào có ngôn từ nghe giống như Chúa Giêsu cả.

Chúa Giêsu, trên thực tế, ngài nói nghe có vẻ hơi điên rồ, “Ta bảo các ngươi, đừng kháng cự với kẻ ác.” Tôi nhớ cách đây vài năm khi Christopher Hitchens,một người của các cơn phẫn nộ, một người vô thần nổi tiếng, ông chỉ điểm và phê phán, ” Ông định nói cái gì, không chống lại cái ác ư? Đó giống như là điều tồi tệ nhất mà ông có thể nói. Nếu đại ác đang xảy ra, tất nhiên là ông nên chống lại nó.”

“Có người tát má phải bạn, hãy đưa luôn má kia nữa”. Bạn hãy kể xem có một nhà triết gia, một nhà đạo đức nào, nhân vật chính trị nào sẽ nói một điều lạ lẫm như vậy. Còn nữa, “và kẻ muốn kiện ngươi để đoạt áo lót, thì hãy bỏ áo choàng cho nó”, điều này nghe có vẻ điên rồ. Rồi Chúa nhấn mạnh thêm, “Các ngươi đã nghe bảo: Hãy mến yêu thân nhân và hãy ghét địch thù. Còn Ta, Ta bảo ngươi: hãy mến yêu thù địch và khẩn cầu cho những người bắt bớ các ngươi”

Này nhé, bạn hãy nhớ, Chúa Giêsu đang đi ra khỏi truyền thống vĩ đại của người Do Thái, đó là một truyền thống (được người Do Thái cho là) rất đạo đức, rất chuẩn mực. Có ai dám đi trước các truyền thống của tổ tiên mình như thế không? khi phát biểu rằng, “hãy mến yêu thù địch và khẩn cầu cho những người bắt bớ các ngươi”. Đây là một giáo lý sâu sắc kỳ lạ.

Đó là những gì tôi muốn bạn thấy.

Bây giờ (tôi xin hỏi bạn) tại sao Chúa lại dậy như vậy?

Bởi vì Ngài không trao đổi các tư tưởng đạo đức thông thường ở đây.
Ngài càng không cố gắng vạch ra một chương lĩnh chính trị, cho dù đó là nền cộng hòa của Plato hay đó là nước Mỹ của Thomas Jefferson
hoặc đó là Chủ nghĩa Cộng sản của Karl Marx hay bất cứ thứ gì

Không, hoàn toàn không phải như vậy. Lời giảng của Chúa là một cái gì đó khác biệt về chất. Mấu chốt của vấn đề là gì?

– Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.

Hãy xem, Chúa Giê-su quan tâm đến điều gì?

Nó chủ yếu không làm cho chúng ta ngay hàng thẳng lối về mặt đạo đức.
Ý tôi là, đạo đức thì tốt thôi, tất nhiên, nó tốt hơn là vô đạo đức, xin đừng hiểu sai ý tôi.

Nhưng ở đây, Chúa không có chủ đích ở việc xây dựng cương lĩnh chính trị đích đáng,

(Xin nhắc thêm) một lần nữa, bản thân tôi thích một chương trình chính trị công bằng hơn là sự bất công.

Nhưng đó không phải là điều quan tâm chính của Ngài.

Những gì Chúa quan tâm là thần tính hóa chúng ta, và rồi chúng ta trở nên giống với sự tốt lành của Chúa.

Các Giáo phụ nói, “Deus fit homo ut homo fieret Deus – Chúa đã trở thành con người để chúng ta có thể trở thành Chúa.”

Lời tuyên bố siêu thường áp dụng ngay từ thời các Giáo phụ đầu tiên.

Mục đích của việc Nhập Thể?

Thiên Chúa trở thành một trong chúng ta mặc lấy bản chất con người để rồi ta được nâng lên để chia sẻ sự sống của chính Thiên Chúa.

Vâng, đó là hoạch định của Chúa, không là chuẩn mực đạo đức thông thường, không là các phương án chính trị thông thường.

Vậy bản chất của sự hoàn hảo của Đức Chúa Trời là gì?

Chà, đây là một đầu mối khác:
– ngõ hầu các ngươi nên những người con của Cha các ngươi, Ðấng ở trên trời, vì Người cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ và người lành, và làm mưa trên người ngay và kẻ ác.

Mặt trời chiếu sáng. Tại sao? Đó là bản chất của nó. Đó là tất cả những gì mặt trời biết cách làm.

Mặt trời đâu có nói, hãy để tôi kiểm tra trước đã xem bạn có xứng đáng nhận ánh sáng và hơi ấm của tôi hay không?

Không, nó chỉ tỏa sáng thôi.

Đối với những người tốt, vâng nhỉ, mặt trời tỏa sáng trên Mẹ Teresa; Nhưng nó cũng chiếu vào Hitler.

Chúa làm cho mặt trời của mình tỏa sáng trên những điều tốt đẹp, và cái xấu cùng mức độ như nhau.

Tình yêu của Chúa, bạn hãy nghe, không phải là thứ bị chia cắt nhỏ mọn theo các loại công lý của (con người) chúng ta

Tất cả chúng ta, con người,  đều ảnh hưởng lẫn nhau.

Tôi ảnh hưởng, tôi bị ảnh hưởng. Đó là cách mọi thứ hoạt động trên thế giới.

Nhưng Chúa không phải là một hữu thể trong thế giới. Thiên Chúa là nền tảng sáng tạo của tất cả những gì tồn tại. Thiên Chúa là động lực bất di bất dịch.

Ngài là nguồn gốc của mọi sự.

Điều đó có nghĩa là tình yêu của Ngài không dựa trên một số tiền đề bên ngoài.

Không phải là tình yêu có điều kiện của con người, tôi yêu em vì em tốt, hay em xinh đẹp, hay em giàu có.

Sau hai ngàn năm, mệnh lệnh của Chúa vẫn gây sốc:

– Còn Ta, Ta bảo ngươi: hãy mến yêu thù địch và khẩn cầu cho những người bắt bớ các ngươi; 45 ngõ hầu các ngươi nên những người con của Cha các ngươi, Ðấng ở trên trời, vì Người cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ và người lành, và làm mưa trên người ngay và kẻ ác. 46 Vì nếu các ngươi mến yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao? 47 Và nếu các ngươi chỉ chào hỏi anh em các ngươi, thì các ngươi có làm gì lạ? Há người ngoại cũng không làm thế sao?

Bây giờ xin hỏi, ai là kẻ thù?

Kẻ thù là người theo định nghĩa đã làm hại bạn; đó là lý do tại sao họ là kẻ thù của bạn.

Họ đã làm tổn thương bạn theo một cách nào đó. Vì vậy, bằng một bản năng rất cổ xưa, ăn sâu, chúng ta nói, không, ít nhất tôi sẽ tự bảo vệ mình,

Tôi thú nhận tha thứ, yêu thương như Chúa là điều khó thực hiện. Nhưng bạn thấy, đó là phép thử cuối cùng của tình yêu. Nếu như tình yêu là muốn điều tốt cho người khác.

Vậy các ngươi hãy nên trọn lành, như Cha các ngươi trên trời là Ðấng trọn lành.

Xin Chúa chúc lành cho Bạn.

Phan Sinh Trần

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay