Phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân hàng đầu của Trung Quốc đã sử dụng chip máy tính của Mỹ nhiều năm cho dù bị cấm

Phan Sinh Trần

Theo báo  WSJWikipedia

Viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân hàng đầu của Trung Quốc đã mua chip máy tính tinh vi của Mỹ ít nhất hàng chục lần trong hai năm rưỡi qua, lách các hạn chế xuất khẩu áp đặt hàng chục năm qua từ chính quyền Mỹ nhằm hạn chế việc cung cấp này.

Một đánh giá của Tạp chí Phố Wall về các tài liệu mua sắm vật tư đã cho thấy, Học viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc do nhà nước điều hành, đã tìm cách sở hữu các chip bán dẫn do các công ty Hoa Kỳ như Intel Corp. và Nvidia Corp sản xuất kể từ năm 2020 mặc dù cơ sở này đã bị đưa vào danh sách đen, cấm hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ từ năm 1997. 

Các con chip này, thường được sử dụng cách phổ biên trong các trung tâm dữ liệu và máy tính cá nhân, được mua từ các đại lý ở Trung Quốc. Một số được mua làm thành phần cho các hệ thống máy tính, trong khi nhiều chiếc được mua bởi phòng thí nghiệm của viện nghiên cứu động lực học chất lỏng tính toán, một lĩnh vực khoa học rộng lớn bao gồm cả việc chế tạo mô hình vụ nổ hạt nhân.

Những giao dịch mua hàng như vậy đã bất chấp những hạn chế lâu nay do Hoa Kỳ áp đặt nhằm ngăn chặn việc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của Hoa Kỳ cho nghiên cứu vũ khí nguyên tử của các cường quốc nước ngoài. Học viện, có tên gọi là CAEP, là một trong những tổ chức đầu tiên của Trung Quốc được đưa vào danh sách đen của Hoa Kỳ, có tên gọi là “danh sách thực thể”, vì viện chuyên nghiên cứu về nguyên tử hạt nhân.

Một tạp chí đánh giá các tài liệu nghiên cứu do CAEP xuất bản đã phát hiện ra rằng ít nhất 34 lần trong suốt một thập kỷ qua, họ đã đề cập đến việc sử dụng chất bán dẫn của Mỹ trong nghiên cứu. Chúng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm phân tích dữ liệu và tạo thuật toán. Các chuyên gia hạt nhân cho biết ít nhất 7 nghiên cứu trong số đó có thể có ứng dụng để duy trì kho dự trữ hạt nhân. CAEP đã không trả lời yêu cầu bình luận (của báo WSJ).

Những phát hiện này nhấn mạnh thách thức mà chính quyền Biden phải đối mặt khi họ tìm cách chống lại một cách quyết liệt hơn việc quân đội Trung Quốc sử dụng công nghệ Mỹ . Vào tháng 10, Hoa Kỳ đã mở rộng phạm vi các quy định xuất khẩu để ngăn chặn Trung Quốc có được chip và công cụ sản xuất chip tiên tiến nhất của Mỹ nhằm cung cấp năng lượng cho trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính, những thứ ngày càng quan trọng đối với chiến tranh hiện đại.

Hầu hết các chip do học viện CAEP mua có kích thước từ 7 nanomet đến 14 nanomet, nhiều loại trong số đó rất khó để Trung Quốc sản xuất hàng loạt. Chúng có sẵn rộng rãi trên thị trường mở: Phiên bản chip Xeon Gold của Intel và chip GeForce RTX của Nvidia được CAEP mua, chúng có thể được mua từ mạng phân phối hàng Taobao, một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên các giao dịch mua bán này không bao gồm thế hệ chip mới nhất được sản xuất trong vòng hai năm qua.

Được thành lập vào cuối những năm 1950, CAEP có trụ sở tại tỉnh Tứ Xuyên phía tây Trung Quốc và sử dụng một số nhà nghiên cứu vũ khí hạt nhân giỏi nhất của Trung Quốc. Các nhà vật lý ở đó đã giúp phát triển quả bom hydro đầu tiên của Trung Hoa. 

Trụ sở CAEP, từ những năm 1980, nằm trong khu vực 839 của thành phố Mianyang và có diện tích 5 km2. Nó có biệt danh là Thị trấn Khoa học. Ngoài ra còn có các cơ sở vệ tinh đặt tại Bắc Kinh, Jiangyou, Mianyang, Thành Đô và Thượng Hải. Kể từ những năm 1990, CAEP đã bao gồm 12 viện nghiên cứu và 15 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Các lĩnh vực nghiên cứu của nó bao gồm vật lý lý thuyết, vật lý plasma, kỹ thuật và khoa học vật liệu, điện tử và quang điện tử, hóa học vật liệu và kỹ thuật hóa học, khoa học máy tính và toán học tính toán.

Vào tháng 6 năm 2020, các quan chức của Bộ Thương mại đã mở rộng các hạn chế đối với CAEP bằng cách thêm 10 thực thể do học viện sở hữu hoặc điều hành cũng như 17 bí danh mà viện này sử dụng vào danh sách thực thể để mua sắm các mặt hàng có nguồn gốc từ Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các hoạt động vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo thường niên trước Quốc hội công bố vào tháng 11, Trung Quốc đã đẩy nhanh việc mở rộng lực lượng hạt nhân và khả năng vận chuyển trong những năm gần đây. Bộ Quốc phòng ước tính Quân đội Giải phóng Nhân dân có thể dự trữ khoảng 1.500 đầu đạn hạt nhân vào năm 2035 nếu tiếp tục với tốc độ hiện tại, tăng từ hơn 400 hiện nay.

Một số lượng lớn chip do Hoa Kỳ thiết kế được sản xuất ở nước ngoài, điều này có thể khiến chúng nằm ngoài các quy tắc kiểm soát xuất khẩu của Washington. Vào tháng 11, Nvidia bắt đầu tiếp thị sản phẩm thay thế chip A100 của mình với băng thông gửi và nhận dữ liệu hẹp hơn để có thể bán ở Trung Quốc và đồng thời tuân thủ theo các hạn chế xuất khẩu của Hoa Kỳ.

Các cuộc đấu thầu mua sắm từ CAEP bao gồm một cuộc đấu thầu vào tháng 11 năm 2020 nhằm tìm kiếm các hệ thống máy tính với 60 bộ xử lý Intel và 49 chip Nvidia, bao gồm bốn đơn vị xử lý đồ họa V100 cao cấp của Nvidia giúp tăng tốc độ phân tích khối lượng dữ liệu lớn.

Ngoài chip, học viện CAEP do nhà nước điều hành vào tháng 9 đã kêu gọi các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho các bảng mạch in để kết nối các chip và các thành phần điện tử khác lại với nhau, được thiết kế bởi công ty Cadence Design Systems, Inc của Hoa Kỳ. CAEP cũng tìm cách mua các mạch tích hợp từ các nhà sản xuất chip của Mỹ.

Cadence cho biết họ tuân theo tất cả các quy định kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, bao gồm cả những quy định liên quan đến danh sách cấm các công ty tên là “niêm yết thực thể”.

Các hồ sơ dự thầu của CAEP chủ yếu do các công ty nhỏ của Trung Quốc đáp ứng cho các mục đích sử dụng bao gồm cả siêu máy tính, các tài liệu chính thức đã cho thấy.

Sáu trong số bảy tài liệu nghiên cứu CAEP được Tạp chí xem xét có liên quan đến bảo trì kho dự trữ hạt nhân, bao gồm một tài liệu được xuất bản gần đây vào tháng 8, liên quan đến phản ứng tổng hợp hạt nhân quán tính, hoặc ICF, liên quan đến việc sử dụng tia laze công suất cao để tạo ra các phản ứng tổng hợp tương tự đến những gì xảy ra trên quy mô lớn trong vũ khí nhiệt hạch.

Trong sáu bài báo, các nhà khoa học tại CAEP đã mô tả việc sử dụng bộ xử lý đồ họa và các chip khác để cải thiện chức năng của các thiết bị ICF. Một bài báo do các tác giả từ CAEP đồng viết và xuất bản vào tháng 3, mô tả việc sử dụng bộ xử lý Intel Core i7-7800X và card đồ họa Nvidia GeForce GTX 1080 Ti.

Kỹ thuật ICF – Inertial Confinement Fusion dùng để mô phỏng vụ nổ nhiệt hạch và tạo năng lượng mạnh gần như vô giới hạn

Ian Stewart, giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin ở Washington, D.C., cho biết, để các chính sách xuất khẩu của Hoa Kỳ có hiệu quả, “cần phải kiểm soát công nghệ này bằng cách không cho phép các nhà phân phối bán nó cho người tiêu dùng mà không xác định được danh tánh của họ”.

Phan Sinh Trần

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay