Công an, nỗi kinh hoàng của người dân Việt Nam

Công an, nỗi kinh hoàng của người dân Việt Nam

Bởi  AdminTD

Lý Trần

30-9-2021

Khi còn mồ ma Liên Xô, người dân nước này có cách phản kháng chế độ Soviet tàn ác, bằng những mẩu chuyện tiếu lâm. Một một trong những mẩu chuyện được bình chọn nằm trong nhóm top 10 truyện tiếu lâm hay nhất Liên Xô kể như sau:

Một cụ già đang nằm hấp hối trong căn lều thì bỗng nghe thấy tiếng đập cửa.

Cụ cất giọng yếu ớt hỏi: “Ai đấy?”

“Ta là thần Chết đến đón nhà ngươi đi đây.”

Cụ già thở phào: “Thế mà tôi cứ tưởng là KGB.” Rồi cụ trút hơi thở cuối cùng.

KGB còn đáng sợ hơn thần Chết.

Nói một cách vắn tắt, KGB là cơ quan công an, mật vụ, sinh ra để bảo đảm an ninh cho xã hội, nhưng nhiệm vụ chủ yếu thực tế của nó là theo dõi, đàn áp người dân Liên Xô.

Nay ở Việt Nam có một siêu bộ mà hành vi của nó không thể không khiến người ta liên tưởng đến câu chuyện tiếu lâm nói trên. Đó là Bộ Công an.

Tên của bộ này được dịch sang tiếng Anh là “Ministry of Public Security”, còn lực lượng CA và cảnh sát  thường được dịch chung là “police”.

Mặc dù từ “police” đã đủ gây phản cảm: Người ta thường dị ứng với các police states (nhà nước cảnh sát). Nếu chỉ nhìn vào bề mặt của từ police, không ai ở ngoài có thể mường tượng được sự kinh hoàng mà từ CÔNG AN này thể hiện trong tâm trí người Việt trong nước.

Theo tôi, hai từ Công an nên được giữ nguyên hình thái tiếng Việt khi viết bằng ngoại ngữ và kèm theo chú giải để người ngoài hiểu được nỗi kinh hoàng mà lực lượng này gây ra và viết tắt CA như KGB, vì nó gây ra nỗi kinh hoàng không kém gì KGB.

Ngoài những việc thông thường mà lực lượng CA ăn lương của nhân dân để thực hiện như lực lượng cảnh sát ở các nước khác, CA Việt Nam gần gũi với KGB của Nga Xô nhiều hơn. Do vậy, tên giao dịch quốc tế của bộ Công An phải là “Ministry of Công An”.

Công an đồng nghĩa với đàn áp, bắt bớ những người bất đồng ý kiến với nhà cầm quyền, lên tiếng phản kháng TQ xâm lược,  thay vì bảo vệ dân lành, chống lại tội phạm…

Công an Việt Nam đồng nghĩa với bọn bảo kê đánh bạc và bảo kê cho những người buôn bán ma túy, … . Không một động mại dâm nào có thể tồn tại được quá 1 ngày mà không có công an bảo kê; không có bãi trông giữ xe ở Hà Nội gồm toàn đầu trâu mặt ngựa cai quản mà không có công an bảo kê; cựu tướng CA Nguyễn Đức Chung (con) cho biết 80% quán bia hơi (chiếm) vỉa hè ở Hà Nội có CA chống lưng …

CA đồng nghĩa với lực lượng khủng bố, lùa 3000 lính có vũ trang đến tận răng, đang đêm tấn công vào làng Đồng Tâm để giết chết người nông dân 84 tuổi, chỉ vì cụ kiên quyết bảo vệ lẽ phải, rồi vu cho người dân tội giết người.

Công an đồng nghĩa với hành động tùy tiện phá cửa vào nhà dân như phường thảo khấu “đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”, chỉ để ‘ngoáy mũi’ họ. Việc đơn giản như vậy mà chúng dám làm thì những việc lớn hơn, chúng tha gì không thượng cẳng chân hạ cẳng tay giết dân!

Chỉ người dân sống trong đất nước Việt Nam mới có thể cảm nhận được nỗi ám ảnh hinh hoàng khi nghĩ đến cụm từ “công an”.

Có lẽ CA ngày càng có thể lộng hành trong xã hội chống lại người dân, nên thanh niên đổ xô vào các trường công an, vừa không phải đóng học phí, không mất tiền mua quần áo, … vừa tìm chỗ dễ kiếm tiền, vừa tìm chỗ an toàn cho bản thân và gia đình khi ra trường.

Việc thí sinh chọn thi vào lực lượng an ninh … nếu ở các nước khác chẳng có gì đáng bàn. Thí sinh cho rằng mình sẽ đóng góp cho an ninh xã hội, … song ở VN, sự việc lại khác về bản chất. Ta hãy xem qua một vài con số thống kê.

Chắc mọi người chưa quên trường hợp một thí sinh ở Quảng Bình khước từ lời mời của ĐHY Huế để nhất quyết theo học trường Công an.

Ta thấy gì qua cái nguyện vọng rất “khù khoằm” ấy? Hãy nghe các cử nhân tương lai giãi bày.

Làng tôi có đứa học sinh cũng có nguyện vọng rất “khù khoằm” như thế. Năm ngoái, với điểm thi tốt nghiệp PTTH rất cao (29.5/30), bất chấp mọi khuyên can của cha mẹ và thầy cô, khuyên nó chọn ngành khoa học, nó nằng nặc chỉ đăng ký vào ngành CA, cùng 3 đứa khác cũng có kết quả thi cao. Ba trong 5 đứa đã được thỏa mãn “mơ ước” thành hung thần.

Đây là lời nó giải thích với cha nó: “Vào ngành khoa học, sau khi tốt nghiệp lấy tiền đâu để chạy việc. Bố không thấy cái Lan hàng xóm mất hơn 500 triệu chỉ để có một chân dạy cấp I đó sao. Bây giờ nó phải dạy thêm tối mặt tối mũi chưa biết đến bao giờ mới hoàn vốn. Nếu học y như chị Giang, chạy vào bệnh viện công mất gần tỷ đồng. Con bố có giỏi mấy mà không có tiền chạy việc thì cũng chỉ làm đến chức … Grabiker (lái xe máy Grab), bố có tiền cho con không? Bố lại quên là năm ngoái bố ốm phải vào BV, không có bảo hiểm nên phải về, vì không có đủ tiền để trả viện phí.

Con đã tính rồi, khi con là CA, bố mẹ sẽ được bảo hiểm y tế 100% (?) suốt đời. Bố chẳng từng khen anh Hùng con chú Lãm làm sỹ quan CA là ở thế ‘trị người chứ không để người trị’, tức là mình có thể bắt người mà người không dám bắt mình. Chỉ cần thấy bộ quân phục CA là mọi người sợ vãi đái rồi, đứa nào dám bắt nạt nhà mình”.

Đó không phải là tính toán riêng của thằng nhóc người làng tôi, mà của rất khá nhiều thanh niên Việt Nam ngày nay, trong đó có cháu gái Quảng Bình kia. Nhiều đến mức mà các trường CA phải …

Chẳng lẽ mơ ước của thanh niên Việt nam chỉ đến thế thôi sao?

Một xã hội mà trong đó ước mơ của tuổi trẻ, mà lại ở những đứa đỗ điểm cao, là thành công an chứ không phải thành kỹ sư, giáo viên, bác sĩ hay công nhân, … là một xã hội mạt vận!

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay