“Dáng Em thu nhỏ trong lời nguyện,”
“Phơ phất hồn thiêng cánh bướm ma.”
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Suy niệm Lời Ngài đọc sau Lễ Lá năm C 24.3.2013
Lc 22: 14- 23: 56
Thu nhỏ trong lời nguyện, có thể đó cũng là trạng thái Chúa tập trung chuyện trò với Cha trong nguyện cầu lặng thinh. Thinh lặng cầu nguyện, trước khi đi vào thống khổ, rất “Vượt Qua”.
Trình thuật thánh Luca, nay kể đôi điều hơi lạ về cuộc thống khổ của Chúa trong giai đoạn chót ở đời người, như đã chép. Điều hơi lạ, còn ở chỗ thánh sử kể về tâm trạng Chúa trầm tĩnh lặng thinh, như tâm tình đồng thuận. Trong khi thánh Mátthêu và Máccô kể về Chúa trong trạng thái ới gọi Cha Ngài đến cứu, rồi thổn thức: sao Cha nỡ bỏ Con, còn lẩn tránh. Trong khi, thánh Luca viết về tâm tình Chúa thinh lặng nguyện cầu là Ngài cốt đặt mình trong tay Cha, Đấng mà Ngài hết lòng tín thác.
Ngoài ra, thánh Luca còn đưa cái chết của Chúa vào với truyền thống văn học La Mã và Hy Lạp mà người người vẫn gọi đó là “cái chết rất quí tộc”. Nói cách khác, thánh Luca xem nỗi chết của Chúa tựa hồ như cái chết của người La Mã hoặc Hy Lạp rất tốt lành. Sự chết chóc, song hành với nỗi chết của nhà hiền triết Socrates.
Như nhà hiền triết Socrates, Chúa chấp nhận cái chết trờ đến, nhưng Ngài không từ khước. Và, nhờ vào cái chết cao sang, “quí phái” như thế, Ngài thứ tha hết mọi chuyện của con người. Ngài không hãi sợ, cũng chẳng vãn than, âu sầu, thảm não khi giáp mặt với nỗi chết, thống khổ. Tựa hồ nhà điền kinh từng chuẩn bị kỹ lưỡng mọi chuyển biến đến với mình, Ngài vẫn sẵn sàng. Ngài còn đổ mồ hôi lấm bết những máu lúc Ngài tiến về phía trước, hầu đón nhận cái chết thực sự đang đi đến. Bằng vào động thái này, Ngài chứng tỏ cho mọi người chúng ta biết thế nào là sống vinh quang, chết cao cả.
Cái chết của Chúa, nhìn theo cách này, lại đã mang ý nghĩa của mẫu gương lý tưởng hầu giúp ta đi vào đoạn kết của cuộc sống, rất sẵn sàng. Và, đó cũng là ảnh hình về cái chết của Phó tế Stêphanô từng được chứng minh ở sách Công vụ. Người đọc bài “Thương Khó theo thánh Luca” hôm nay có thể hiểu cung cách mà thánh Luca trình bày về cái chết của Chúa và của chính cá nhân mình, tức là cái chết của đấng thánh hiền quyết tâm chết cho Đạo, vì Đạo. Quả thật, Đức Chúa là Đấng đã chết cho Đạo theo cung cách rất lý tưởng. Ngài chết, là để chứng tỏ rằng Ngài tin vào những điều Ngài từng nói nên đã làm. Làm như thế, không có gì đáng trách. Và, không có trường hợp hợp nào xảy đến để người đời kình chống Ngài. Dưới tầm nhìn của người La Mã, Hy Lạp cũng như Do thái và của Kinh Sách, Ngài là Đấng anh minh, công chính vẫn rất mực. Ngài hứa đem cõi trời thiên quốc đến với những ai yêu cầu Ngài.
Ngoài ra, Ngài cũng là Đấng Tẩy trừ hết mọi sự. Tẩy và trừ, mọi quyền uy/bạo lực và những gì xấu xa mà người đời vẫn tìm cách áp đảo kẻ vô tội, yếu kém, bất bạo động. Kẻ vô tội, là người có quyền uy lạ lùng để tẩy và trừ mọi tội lỗi. Thánh Luca nhìn Chúa chết lặng trên thập tự nhưng, qua đó, Ngài lại đã thiết lập nên loại hình cộng đoàn rất ư đặc biệt. Chính cộng đoàn dân con Chúa cũng đã hết mình xả thân nguyện cầu và quyết sống theo ý Chúa; sống học hỏi kinh thánh, chăm lo cho người sống ngoài lề xã hội, quyết tạo nơi đặc biệt cho các vị nữ phụ mộ đạo vẫn được dân con trong Đạo coi như nhóm người rất đáng kính trọng.
Cùng một lúc, thánh Luca còn thấy nơi thành viên cộng đoàn dân con Đạo Chúa như người nay sẵn sàng với “cái chết quí phái” là chết cho Đạo, vì Đạo nếu cần. Bởi, cũng như Đức Giêsu, dân con Đạo Chúa tin vào những gì mình nói và hành động, rất căn bản.
Trình thuật buổi kiệu rước đón Chúa Vượt Qua, thánh Luca mô tả Chúa đi về Giêrusalem không bằng xe tứ-mã hoặc song-long dát vàng rực sáng. Ngài cũng chẳng uy nghi ngồi trên ngựa như bậc tể tướng thời đế quốc. Không thấy vua quan vương quyền, xưng hùng xưng bá ở đâu quanh quất khi Ngài đến. Ngài đến, chỉ như nông dân tầm thường ngồi trên lừa, đi chậm rãi. Phía trước Ngài, không là đám kỵ mã “vũ khí đến tận răng”, mà chỉ đôi ba lũ trẻ nhỏ vui đùa, chạy nhảy. Đi theo Ngài, lại chẳng là đám quan quyền/phục dịch sẵn sàng nhận bàn giao việc hành chánh/quản trị, mà là đám dân thường tâm huyết biết rõ Ngài hoạt động cho họ, ở với họ. Đó, là cách Chúa hiện thực giữa họ theo kiểu cách rất con người.
Tất cả mọi người nhất mực tin rằng Vinh quang Chúa nay thể hiện trọn vẹn qua việc Ngài “cho đi” chính mình Ngài với phẩm chất rất người. Họ không tin Chúa đưa vinh quang ấy vào chốn không lối thoát. Nhưng vinh quang Ngài vẫn diễn tiến theo cách cao sang, rất quí tộc. Họ tin rằng vinh quang ấy nay trở thành mẫu gương quyết định nơi con người của Chúa bằng xương bằng thịt; và nơi việc Ngài thực hiện công cuộc “Vượt Qua” tại chính Giêrusalem này. Đức Giêsu Kitô Con Thiên-Chúa, nay đi vào thành thánh Giêrusalem của Chúa, đó là thời khắc để dân con mọi người cử hành mừng kính lễ Vượt Qua đích thực, cho đời người.
Đọc Tin Mừng Thương Khó theo thánh Luca, người đọc sẽ nhận ra một đôi chi tiết không thấy có ở nơi nào khác. Không thấy, cả trong Bài Thương Khó theo thánh Máccô vốn là nguồn Tin Mừng giúp thánh Luca có hứng mà ghi chép. Đôi chi tiết ấy là:
-Vai trò của người dân ở Giêrusalem trên đường thánh giá Chúa đi ngang, đặc biệt là giới phụ nữ sống ở Giêrusalem;
-Lời Chúa trên thập tự cầu Cha tha thứ cho kẻ bách hại Ngài vì họ không biết việc họ làm;
-Đối thoại giữa hai tử tội treo cạnh thập giá Chúa;
-Chúa quả quyết với tên tử tội đã tỏ lòng hối cải;
-Lời cầu vào lúc cuối của Đức Giêsu: Lạy Cha, con xin dâng phó hồn con trong tay Cha;
-Đối đáp của quần chúng chứng kiến cảnh Chúa chịu chết trên thập giá.
Trong khi đó, thánh Luca lại đã thay thế một số dữ kiện tìm gặp ở trình thuật thánh Máccô, đó là:
-Lời thú của viên bách quản khi thấy sự việc diễn tiến rất rõ ràng: anh không là con dân của Đức Chúa nhưng chỉ là người tốt, rất biết chuyện.
Ngoài ra, một số chi tiết thấy xuất hiện ở Bài Thương Khó theo thánh Máccô, nhưng thánh Luca lại đã bỏ sót, là:
-Trình thuật có qui một số điều về thân phụ của Alexander và Rufus;
-Tên gọi đồi Golgotha;
-Rượu và nhựa thơm;
-Giờ thứ ba;
-Tử tội treo cạnh thánh giá Chúa, lại là các tay ăn trộm;
-Người qua đường nhìn vào cảnh tượng đang diễn tiến, rồi cười chê;
-Lời Chúa khóc than kêu cầu, cứ nghĩ Cha Ngài bỏ rơi.
Tựu trung, thánh Luca tuy có dựa vào văn bản gốc về Tin Mừng Thương Khó do thánh Máccô thuật lại, nhưng thánh Luca vẫn diễn tả mọi việc theo phong thái của riêng mình.
Để tưởng niệm cái chết của Chúa sau chuyến đi vào thành thánh, có đôi điều cũng giống thơ:
“Em vẫn là Trăng xa rất xa,
Là sao Thiên Trúc, cát Hằng Hà.
Dáng Em thu nhỏ trong lời nguyện,
Phơ phất hồn thiêng cánh bướm ma.”
(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)
Trái tim rất hồng và rất ngọc, nay rướm máu tặng ban cả cuộc sống của Ngài cho con người. Để, người người được sống rất nhiều đời. Trong vinh quang của Con Thiên Chúa, Đấng Thánh Hiền Kitô, rất “Vượt Qua”.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch
Chuyện Phiếm đọc vào Lễ Lá Năm C 24-03-2013
“Một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm,”
“Một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm”
“Người yêu anh ơi, giờ đây lại cấm trại rồi,
Nào đâu nào biết tâm tư người lính.”
(Vũ Chương – 100 phần trăm)
(1Th 1: 3-5)
Câu hát “Một trăm phần trăm” hôm nay, không chỉ là lời nhắn của anh lính chiến với bạn đời mình. Câu hát ấy, cũng có thể là lời reo mừng của dân làm báo Đạo nhắn về cho bà con ở nhà biết kết quả cuộc bầu Giáo Hoàng vừa diễn tiến, ở Rôma.
“Một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm!” cũng có thể là quả quyết của ai đó về thành quả bầu bán rất kín đáo, nay bật mí kết quả của những ngày khi mà toàn thể Hội thánh Công giáo đã làm công tác đặc biệt khi bố thí, ăn chay và nguyện cầu để thánh hội nắm chắc rằng Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động, nơi mọi người.
Tình thế bầu bán Giáo hoàng hôm nay, không khác là mấy tâm tình của người lính chiến khi xưa vẫn căn dặn bạn mình bằng đôi câu, vẫn cứ hát:
“Xin em nhớ cho rằng
Chuyện tình biết trước từ đầu.
Thà dẫu lính hay đa tình nhưng
Mãi mãi vẫn yêu một người
Một người mà thôi và yêu trọn đời…”
(Vũ Chương – bđd)
“Yêu một người mà thôi và yêu trọn đời…” chính là lời nói đầy tính chất yêu đương và đuơng yêu mà người của Hội thánh vẫn đưa vai nhận lãnh trách nhiệm của đấng làm đầu rất lành và rất thánh.
“Mãi mãi vẫn yêu một người,” và “yêu trọn đời” lại có thể là lời yêu thương tỏ bày với đấng đại diện cho thánh-hội khi ngài dám đưa vai ra gồng gánh/chống đỡ con thuyền Hội thánh đang trong cơn “chòng chành” vì sóng cả, từ bên ngoài.
“Mãi mãi yêu trọn đời”, còn là lời đoan hứa quyết trung thành với thánh-hội trong lúc Hội thánh đang cầu nguyện để theo dõi cuộc bầu cử Giáo hoàng rất quan trọng, sau khi Đức đương kim Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16 thoái vị.
Và, “xin em nhớ cho rằng: chuyện tình biết trước từ đầu…” là lời nhắn gửi về qua phương tiện truyền thông rất hiện đại như truyện kể ở bên dưới, để minh hoạ:
“Cứ tưởng tượng, vào một ngày đẹp trời, Đức Chúa cài đặt “điện thư phát tiếng” vào hệ thống giao lưu chốn Thiên đường, không hiểu mọi việc sẽ ra sao? Chẳng hạn như, ta đang tập trung cầu nguyện mà lại nghe có tiếng từ trời cao: “Cảm ơn con đã gọi, Ta là Thân Phụ Đức Chúa đây. Con hãy nhấn một trong các nút số sau đây: -Muốn xin điều gì, con hãy nhấn số “1”. -Muốn nói đôi lời cảm tạ, con nhấn số 2. –Nếu chỉ cần tả oán, than phiền một ai, con nhấn số “3”. -Về các chuyện khác, hãy nhấn số “4” cho Cha. Đơn giản, chỉ có thế”.
Có trường hợp, Đức Chúa hành xử theo lối xã giao thông thường, như: “Xin lỗi con, Cha đang bận giải quyết đôi chuyện cho người anh em của con. Tuy nhiên, lời cầu của con rất cần đối với Cha, nên con hãy chờ đấy, Cha sẽ trở lại nói chuyện với con trong vài phút nữa,”… thì ta sẽ hành xử ra sao?
Trường hợp tệ hơn, đang điện đàm mà lại thấy có tiếng nhắn, đối đáp như thế này: “Vi tính của Cha cho biết: con đã thầm cầu nguyện như thế đến 3 lần trong suốt ngày hôm nay. Gác máy lên đi con và trở lại gặp Cha ngày mai nhé” … hoặc “Văn phòng của Cha hôm nay đóng cửa vì là ngày Sabát, con hãy trở lại với Cha vào lúc “Không” giờ từ Thứ Hai tuần tới, nhé. Hoặc giả, có chuyện gì khẩn cấp cần giải quyết ngay, con cứ đến gặp Linh mục chánh xứ, thầy Imam hoặc các vị Thượng tế trong vùng, cũng được…” Trường hợp nào ở đây cũng đều là gọi-đáp. Thời xưa, xảy ra trong giấc mộng. Hôm nay, qua kỹ thuật viễn thông, vi tính.”(xem Lm Richard Leonard sj: Bản Tin Giáo xứ Fairfield, Úc 24/6/2012)
Câu chuyện minh hoạ ở trên được trích dịch là để nói lên rằng, thời buổi truyền thông đang có nhiều hiện tượng gọi là Wikileaks hoặc Vatileaks, thì thử hỏi: chuyện bầu cử ở cơ mật viện có gì khác lạ chăng?
Câu hỏi của bạn và của tôi, hơi na ná câu vấn nạn gửi về đấng bậc vị vọng ở Sydney qua tuần báo The Catholic Weekly hôm 10/3/2013, như sau:
“Nay thì Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16 đã thực sự từ nhiệm và các hồng y nay đổ về thành đô La Mã để bầu Giáo hoàng mới. Con cứ thắc mắc mãi về chuyện những gì thực sự xảy ra ở cơ-mật-viện và việc bầu cử như thế diễn tiến ra sao? Có gì bí mật không mà sao gọi là “cơ mật viện”? Xin cha cho con vài hàng ngắn gọn để còn biết mà sống đạo cho Đạo của Chúa. (Người hỏi tuy không ghi danh tánh nhưng vẫn có câu trả lời cũng khá rõ)
Một lần nữa, hễ đã hỏi, thì đấng bậc vị vọng nhà báo, và lại là báo Đạo, đâu nỡ nào từ chối. Có lẽ một phần vì câu hỏi mang tính thời thượng mà ít người thời nay đều hiểu rõ, nên đức thày bèn có “đôi giòng” rất như sau:
“Như tôi đã có lần từng đề cập ở cột báo này, để trả lời câu hỏi về những gì xảy đến khi ghế tông toà bị trống chỗ và vị Giáo hoàng tân chức sẽ đắc cử, là những điều được đề cập trong tông thư có tên Universi Dominici Gregis, do Đức Gioan Phaolô đệ II ban hành vào ngày 22 tháng 2 năm 1996.
Tiện đây, cũng nên định nghĩa thế nào là “cơ-mật-viện”, mà theo nghĩa đen thì cụm từ này chỉ về “cuộc bầu Giáo hoàng có cửa đóng then cài, rất cẩn thận.” Nghĩa này, dẫn về buổi họp mặt các hồng y là cử tri, tức các vị có quyền bầu tại Vaticăng để bầu vị Giáo hoàng mới cho Hội thánh. Xem như thế, thì “cơ-mật-viện, có nghĩa là phòng bầu cử dành cho hồng y cử tri có khoá cửa kỹ trong lúc bầu cho đến khi nào có kết quả, mới được mở.
Vậy thì hồng y nào được quyền bầu Giáo hoàng? Hiến chế qiui định rằng chỉ các vị nào dưới 80 tuổi và khi nào ghế Tông toà trống chỗ, mới được bầu. Và số cử tri không vượt quá 120 phiếu. Hiện tại thì, con số con hồng y cử trị có quyền bầu cử, vẫn ít hơn 120 vị.
Cuộc bầu cử sẽ diễn ra bên trong nguyện đường Sistine và ở trên trần nhà thờ có bức tranh nổi tiếng diễn tả cuộc phán xét cuối cùng do danh hoạ Michelangelo vẽ lên. Điều này nhắc nhở các cử tri là hồng y nhớ rằng, một ngày nào đó các ngài cũng sẹ bị phán xét về công việc mình làm, chí ít là việc chọn lựa đấng chăn dắt Hội thánh toàn cầu.
Trước kia, cơ-mật-viện nằm ngay bên trong nguyện đường Sistine được biến thành nơi để các hồng y có thể lưu lại trong lúc bầu cử. Nay thì, các ngài lưu lại tại căn hộ mang tên thánh Matha được xây dựng vào năm 1996 toạ lạc ngay bên trong Vaticăng. Mọi khách vãng lai có mặt vào lúc bầu, phải dọn đi nơi khác để các hồng y cử tri có thể bảo mật mọi chuyện trong thời gian bầu bán. Ngay đến các cánh liếp cửa sổ cũng được khoá chặt vì mục đích này và các hồng y không thể tiếp xúc được với thế giới bên ngoài.
Giống như tình trạng của các hồng y cử tri, ban vệ sinh và đầu bếp hoặc những ai có nhiệm vụ giúp các vị hồng y hoàn thành nhiệm vụ bầu bán, cũng phải tuyên thệ giữ thinh lặng và tuyệt đối hứa bảo mật mọi chuyện có liên quan đến cuộc bầu cử, nói ở đây. Các vị này cũng thề hứa không sử dụng bất kỳ hệ thống phát thanh, thu hình khả dĩ thu thập bất cứ dữ kiện nào xảy đến trong thời gian có bầu cử bên trong Vaticăng (xem tông thư đoạn48)
Các hồng y cử tri sẽ đi đi về về nguyện đường Sistine bằng xe buýt trong lúc có cơ-mật-viện, dù kỳ trước có vị tình nguyện đi bộ dưới sự giám sát của ban an ninh Toà Thánh.
Vào sáng ngày cơ-mật-viện khởi sự bầu bán, các vị hồng y cử tri cùng tham dự thánh lễ trọng thể tại nguyện đường thánh Phêrô để cầu cho việc bầu Giáo hoàng sắp diễn ra. Xế trưa hôm ấy, tại nguyện đường thánh Phaolô và sau đó tại nguyện đường Sistine, các ngài sẽ cất lên bài vịnh ca “Cầu Xin Chúa Thánh Thần” để xin Chúa Thánh Thần soi sáng giúp đỡ. Tiến trình đi lại từ nguyện đường đến cơ-mật-viện đều được kiểm soát trước đó để không một thiết bị hiện đại nào được phép cài đặt hoặc thu thập hoặc phát sóng mọi tiến trình tại nơi đó. Và lúc đó, các hồng y tuyên thệ sẽ thi hành mọi biện pháp do Hiến chế Universi Domici Gregis đề ra, kể cả việc giữ bí mật đến muôn đời có liên quan đến việc bầu cử và các ngài cũng tham dự buổi tĩnh nguyện do một giáo sĩ hướng dẫn.
Chiều hôm đó, các hồng y cử tri có thể khởi sự bầu đợt đầu. Các hôm sau, các ngài có thể bầu hai lần vào buổi sáng và hai lần vào buổi chiều cho đến khi vị nào đó được bầu lên bằng 2/3 số phiếu. Trước khi bỏ phiếu bầu vào thùng đựng đặt trên bàn thờ, các hồng y đều nói lớn tiếng: “Con xin Đức Kitô là Chúa của con là Thẩm phán của con hãy chứng giám cho lá phiếu con bầu cho đấng bậc mà con nghĩ trước mặt Chúa sẽ đắc cử (#66)” Sau khi các phiếu bầu được kiểm một cách kỹ lưỡng, tất cả đều được ghi chú rồi đem đi đốt.
Giả như sau ba ngày bầu bán, mà chưa vị nào đắc cử, các hồng y cử tri sẽ có khoảnh khắc để cầu nguyện và bàn luận không chính thức kéo dài không quá một ngày trời và sau đó lại tiếp tục bảy đợt bầu nữa, và cứ thế lại có thêm một lúc nghỉ ngơi rồi lại tiếp tục bầu cho đến khi có vị nào đắc cử (x. #75). Giả như vẫn chưa có vị nào đắc cử sau bốn loạt bầu cử như thế, thì lần bầu sau đó, các hồng y cử tri chỉ bầu cho hai vị nào được nhiều phiếu nhất trong các đợt bầu trước đó cho đến khi một trong hai vị được bầu ấy đạt 2/3 số phiếu, như Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã qui định trong tông thư mang tên motu proprio ban hành vào năm 2007. Và đến lúc đó, sẽ có khói trắng bốc lên từ ống khói để loan báo cho thế giới biết rằng các vị hồng ý vừa bầu xong Đức Giáo Hoàng mới cho Hội thánh.
Và vị Giáo Hoàng tân cử sẽ được hỏi là ngài có chấp nhập cuộc bầu cử này không? Và, ngài sẽ dùng tên thánh gì ngài muốn cho mọi người gọi? Các hồng y khác lúc đó tiến lên chúc tụng và thề thứa trung thành vâng phục vị Giáo hoàng tân cử. Và, tất cả đều làm cử chỉ cảm tạ hết mọi người. Sau đó, vị Giáo Hoàng vừa đắc cử sẽ ra ban-công Nguyện đường Thánh Phêrô ở đó, vị hồng y niên trưởng làm phụ tá mới loan báo cho công chúng biết rằng có cuộc bầu Giáo hoàng đã diễn ra và ngài sẽ công bố tên của vị Giáo Hoàng tân chức này. Và Đức Giáo Hoàng tân cử sẽ ban phép lành Toà thánh cho mọi người.
Cho đến lúc đó, “toàn thể Hội thánh Công giáo toàn cầu, đều hiệp lòng bằng tinh thần với Đức Maria, Mẹ của Chúa, để bền đỗ chung lòng cầu nguyện” (#84) để các hồng y yên lòng bầu Giáo hoàng và bầu được Giáo hoàng mới cho Hội thánh.” (Lm John Flader, The Catholic Weekly, Question Time, 10/3/2013 tr. 12)
Nói cho cùng, thì cuộc bầu cử nào bao giờ cũng hăng say, hồi hộp. Duy, cuộc bầu cử trong Đạo, lại còn mang nhiều tính chất và ý nghĩa hơn. Vì, trong Hội thánh, bầu cử Giáo hoàng là việc mà mọi người trên thế giới đều theo dõi, suy tư và nguyện cầu cho cả cuộc bầu lẫn vị đắc cử.
Nói cách khác, thì bầu cử Giáo hoàng không chỉ bao hàm mỗi việc bầu và cử mà thôi. Việc ấy, ở nơi nào cũng có, nhưng bầu Giáo hoàng còn là dịp để toàn thể thế giới có cơ hội cùng nhau cầu nguyện cho và về những gì toàn thể Hội thánh đang chung lòng làm một việc cần thiết mang tính thánh thiêng, tốt lành. Đúng như lời vị thánh hiền từng viết cho cộng đoàn, với những câu, như:
“Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em.
Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện,
và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta,
chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin,
những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến,
và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng
vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô.”
(1Th 1: 3-5)
Hoặc, ở thư sau, thánh-nhân lại cũng viết:
“Thưa anh em,
chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa về anh em:
đó là điều phải lẽ,
vì lòng tin của anh em đang phát triển mạnh,
và nơi tất cả anh em,
lòng yêu thương của mỗi người đối với người khác
cũng gia tăng.”
(2 Th 1: 3)
Nói khác đi, việc bỏ phiểu để bầu Giáo hoàng không quan trọng bằng tinh thần cầu nguyện và yêu thương khi toàn thể thế giới cùng chung lòng hướng về thành đô của Hội thánh để bày tỏ sự thương yêu, hoà hợp và vui thích. Đó là kết quả của đoàn kết, yêu thương chứ không phải của tác động bỏ phiếu để bầu và cử vị đứng đầu Hội thánh, thôi.
Nói tóm lại, điều quan trọng là: làm sao tạo được tình thần yêu thương trong hội thánh từ trên xuống dưới, và từ trong ra ngoài. Trong thánh hội. Ngoài cõi đời. Ở thế giới mà thánh hội của ta có bổn phận tiếp xúc để sống đời hài hoà có đoàn kết lẫn yêu thương.
Nơi nhà Đạo, nói về chuyện Đạo thì như thế. Thế còn, ở ngoài đời thì sao? Ngoài đời, có những chuyện để người nghe và người nói nhận ra được điểm son nhân biến cố, hoặc sự kiện hiện đại xảy đến với muôn người? Ngoài đời, cũng có những truyện tìm nhân vật đáng kể để nối ngôi vua đáng để bạn và tôi, ta nghe rồi ngẫm nghĩ về cuộc đời và sự đời, rất như sau:
“Chuyện kể rằng, một vị vua tài đức nọ giàu đức hạnh, nhưng không có hoàng tử nối ngôi. Vị vua nghĩ tới việc chiêu mộ những người trẻ tài đức để có thể kế vị ông sau khi ông qua đời.
Một ngày kia, vua cho mời tất cả các trẻ em từ 5 đến 12 tuổi vào hoàng cung. Vị vua giải thích cho các em ý định của ông là muốn tìm người tài đức để thay ông cai quản đất nước. Ông trao cho mỗi em một hạt giống và dặn các em rằng sau ba năm, các em hãy mang mỗi cây mà mình sẽ trồng đến trình diện tại cung điện. Sau khi nhận hạt giống, mỗi em đều nhiệt tình trồng hạt giống của mình và ngày đêm chăm sóc chúng với hy vọng là cây của mình sẽ lớn nhanh và có thể sinh hoa kết quả. Một số em nghĩ rằng, mình phải gây sự chú ý của nhà vua bằng cách làm cho cây của mình thật lớn và có hoa quả.
Ðúng ngày đã hẹn, cả nước nhộn nhịp tiến vào cung điện để xem thử cây nào là cây đẹp nhất, có nhiều trái nhất, và để xem ai sẽ là vị vua tương lai cho đất nước. Quả đúng như dự tính, mỗi em đều mang đến cây mà mình đã trồng với nhiều màu hoa hương sắc. Người ta cũng thấy có những cây đã kết trái thật xum xuê. Nhà vua đi đến từng địa điểm để hỏi thăm các em, cách thức các em trồng cây. Sự hồi hộp và im lặng của đám đông càng tăng lên khi nhà vua tiến đến những cây tươi trái tốt; nơi mà nhiều người nghĩ rằng một trong số các em này sẽ được chọn là hoàng tử.
Thế nhưng, nhà vua vẫn tiếp tục đi qua và bỗng dưng ông dừng lại trước một cậu bé. Trên tay cậu bé là một chậu đất không cây. Thấy nhà vua đứng lại bên mình, cậu biểu lộ sự thất bại bằng dòng nước mắt chảy dài trên má. Nhà vua hỏi, “Tại sao con khóc?” Cậu bé thưa, “Con đã gieo hạt giống vào chậu đất này, con đã bón phân cho nó, con đã tưới nước cho nó hằng ngày, con đã che nắng cho nó và con đã làm nhiều cách để chăm sóc hạt giống của con, nhưng cuối cùng không có cây nào.” Càng nói, cậu bé càng khóc lớn tiếng.
Nhà vua ôm cậu vào lòng và ra lệnh cho quân lính mời cậu lên chỗ cao danh dự. Giờ đây, trước sự sửng sốt của bao nhiêu người, và kể cả cậu bé, nhà vua bắt đầu lên tiếng. “Hôm nay, bệ hạ đã tìm được người mà bệ hạ mong đợi từ lâu. Cậu bé đây đã chân thật khi nhận sự thất bại của mình. Và thực đúng là như vậy. Vì tất cả hạt giống ta trao cho các con cách đây ba năm, chúng đã bị luộc chín cả rồi.”
Nhà vua quay qua cậu bé và nói. “Con đã biết trung thành và trung tín trong việc nhỏ; con đã không bị ngai vàng và danh lợi mê hoặc; con đã cần mẫn chu toàn công việc của con với hết khả năng của mình. Ðó là điều ta mong muốn.” Nhà vua nói tiếp, “Trên tay con là chiếc chậu đất không cây, nhưng chính trong trái tim con, con đã gieo hạt giống sự thật vào lòng mọi người hôm nay.”
Dù truyện kể chỉ nói lên đặc tính thật thà là đức tính cần thiết của những người tiếp nối công việc của vua quan/lãnh chúa, rất ở đời. Dĩ nhiên, các hồng y cử tri hay vị đắc cử Giáo hoàng cũng có thừa đức tính căn bản ấy. Nhưng truyện kể chỉ muốn nhắc nhở mọi người rằng: Sự thật sẽ giải phóng chúng ta. Giải phóng hết mọi người, dù trong Đạo hay ngoài đời.
Trần Ngọc Mười Hai
lại vương vấn
đôi ba tư tưởng,
kể cũng hơi thừa.
Với nhà Đạo.