MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC LOẠI VACCINE CÚM TÀU!

 May be an image of text that says 'Vaccine Đánh giá khoa học, tính minh bạch và phê chuẩn vaccine Khoa học (100) Pfizer Minh bạch (100) 95 Moderna FDA 100 EMA 95 AstraZeneca (AZ) WHO 100 80 Janssen 100 80 Sinopharm 100 50 Sinovac 50 50 Sputnik 50 70 50 Nguồn:TS-GS-BS Nguyễn Văn Tuấn'

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC LOẠI VACCINE CÚM TÀU!

Bài của bác sĩ-tiến sĩ – giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đang làm việc và nghiên cứu ở Sydney, Úc nói về các loại vaccine chống cúm Tàu (ở sau phần giới thiệu về ông).

Tôi copy trích lời tự giới thiệu của BS-TS-GS Nguyễn Văn Tuấn trong trang web của ông:

“Cuộc đời và sự nghiệp tôi xoay quanh ở Bệnh viện St Vincent’s, Viện nghiên cứu y khoa Garvan và vài đại học. Sau khi đến Sydney, tôi có thời gian làm phụ bếp ở Bệnh viện St Vincent’s và Khách sạn Regent, đồng thời theo học về dịch tễ học và thống kê học ở Đại học Macquarie và Sydney vào giữa và cuối thập niên 1980s. Đầu thập niên 1990, tôi vừa làm vừa học PhD ở Đại học Sydney, thì được nhận về làm việc và học PhD tại Viện Garvan (một viện nghiên cứu lớn của Bệnh viện St Vincent’s). Sau khi tốt nghiệp ở UNSW, tôi được bổ nhiệm chức Giáo sư dự bị (Associate Professor) của Trường Y, WSU (Ohio). Sau vài năm ở Mĩ, tôi quay về Viện Garvan và lập Labo nghiên cứu về di truyền loãng xương. Ngoài ra, tôi còn được bổ nhiệm giữ chức giáo sư từ 2008 thuộc các trường UNSW (Khoa Y, tôi là người Việt đầu tiên giữ chức này ở UNSW), UTS từ 2014 (Trường Biomedical Engineering) và Notre Dame (Trường Y) từ 2016. Tôi cũng là người Việt đầu tiên ở Úc được trao ghế Senior Fellow (2008) và Australia Fellow (2020) của Hội đồng quốc gia về y tế và y khoa (NHMRC). Tuy mang danh giáo sư, nhưng tôi rất rất ít lên lớp; tôi chỉ làm nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu sinh là chánh. Tôi đã hướng dẫn 11 nghiên cứu sinh tiến sĩ y khoa và 5 nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ ở Úc và 5 nghiên cứu sinh ở Việt Nam.

Tôi làm khá nhiều việc ở Úc, thế giới và Việt Nam. Từ điều hành labo nghiên cứu loãng xương, hướng dẫn nghiên cứu sinh, giảng trong các seminar và hội nghị, tư vấn cho các công ti dược, đóng vai trò lãnh đạo trong các hiệp hội loãng xương trên thế giới, biên tập khoa học cho một số tập san y khoa trên thế giới, chuyên gia bình duyệt, giám khảo luận án tiến sĩ, bình duyệt cho việc đề bạt các chức vụ giáo sư đại học, đóng góp cho Việt Nam qua các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, xuất bản sách, viết báo, giảng online, v.v.

———

Tiêu chuẩn chọn vaccine

Một số bạn cho rằng vaccine của Tàu đã được WHO phê chuẩn cho dùng, và xem đó là chuẩn vàng. Nhưng tôi e rằng quan điểm như thế có phần đơn giản. Tôi đề nghị 3 tiêu chuẩn để đánh giá và xếp hạng vaccine: khoa học, minh bạch, và FDA.

Từ lúc chưa có vaccine đến lúc có nhiều vaccine, và tình trạng này làm cho người ta phải lựa chọn. Có lẽ nhiều người ở TPHCM hiện nay đang lưỡng lự về vaccine của Tàu. Nếu nhìn vào con số thì vaccine của Sinopharm có lẽ cũng tốt như các vaccine khác, (nhưng vẫn còn thiếu dữ liệu về hiệu quả ngoài cộng đồng).

Cái khó là một số người thì có (hay không có) cảm tình với Tàu nên có những ý kiến và đánh giá chịu sự tác động của cảm tính.

Chúng ta cần khách quan. Khách quan phải dựa trên tiêu chuẩn. Vậy thì là người dân phải chọn, họ phải dùng tiêu chuẩn gì? Theo tôi là có 3 tiêu chuẩn: khoa học, minh bạch, và FDA.

  1. Khoa học

Chất lượng khoa học là yếu tố số 1. Chúng ta chọn vaccine nào mà đã qua những nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng từ giai đoạn I, II đến III, và cả triển khai ngoài cộng đồng. Những nghiên cứu đó phải được thiết kế với số cỡ mẫu đầy đủ, tiêu chuẩn lâm sàng rõ ràng, phương pháp thu thập dữ liệu khách quan, và báo cáo nhứt quán. Nếu đánh giá khoa học, tôi cho điểm như sau (tối đa 100):

  • Pfizer: 95 / 100 (thiết kế nghiên cứu rất tốt, cỡ mẫu cao, phân tích bài bản, tiêu chuẩn rõ, hiệu quả cao)
  • AZ: 80 / 100 (thiết kế nghiên cứu chưa tốt, cỡ mẫu tương đối thấp, phân tích bài bản, hiệu quả lẫn lộn)
  • Janssen: 80 / 100 (thiết kế nghiên cứu rất tốt, cỡ mẫu cao, phân tích bài bản, hiệu quả tương đối thấp)
  • Moderna: 95 / 100 (thiết kế nghiên cứu tốt, cỡ mẫu cao, phân tích bài bản, hiệu quả cao)
  • Sinopharm: 50 / 100 (thiết kế kém, cỡ mẫu thấp, số liệu gộp chung, tiêu chuẩn không rõ)
  • Sinovac: 50 / 100 (thiết kế kém, cỡ mẫu thấp, dữ liệu thiếu nhứt quán, tiêu chuẩn không rõ)
  1. Minh bạch

Tính minh bạch vô cùng quan trọng trong khoa học. Làm khoa học mà thiếu minh bạch thì không đáng tin. Chúng ta chọn vaccine nào mà kết quả đã qua bình duyệt và công bố trên một tập san y học có uy tín cao (như NEJM, Lancet, JAMA). Những tập san có uy tín cao là tín hiệu cho thấy nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đã qua đánh giá bởi các chuyên gia số 1 trong chuyên ngành. Những tập san ngoài nhóm đó có thể xem là ‘làng nhàng’. Nếu đánh giá mức độ minh bạch, tôi cho điểm như sau (tối đa 100):

  • Pfizer: 100 / 100 (công bố cả 3 giai đoạn thử nghiệm trên các tập san số 1)
  • AZ: 100 / 100 (công bố cả 3 giai đoạn thử nghiệm trên các tập san số 1)
  • Janssen: 100 / 100 (công bố cả 3 giai đoạn thử nghiệm trên các tập san số 1)
  • Moderna: 100 / 100 (công bố cả 3 giai đoạn thử nghiệm trên các tập san số 1)
  • Sinopharm: 50 / 100 (chưa công bố)
  • Sinovac: 50 / 100 (chưa công bố)
  1. FDA

Trên thế giới, người ta hay nhìn về FDA của Mĩ khi xem xét hiệu quả và an toàn của thuốc hay vaccine. FDA là cơ quan lâu đời nhứt trên thế giới về thẩm định hiệu quả và an toàn của các dược phẩm. Một dược phẩm hay vaccine được phê chuẩn bởi FDA được xem như là thành công, và qui trình phê chuẩn của FDA được xem là chuẩn mực cho cả thế giới tham khảo.

Cho đến nay, FDA chưa phê chuẩn bất cứ vaccine nào cho Covid-19. Họ chỉ phê chuẩn 3 vaccine cho sử dụng trong tình trạng khẩn cấp: Pfizer, Moderna và Janssen. Lí do AstraZeneca (AZ) không có trong danh sách là vì FDA yêu cầu AZ cung cấp thêm dữ liệu trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III và AZ đang hoàn tất hồ sơ đó.

Một cơ quan khác cũng có uy tín không kém là EMA (European Medicines Agency) thuộc Liên minh Âu châu. Cho đến nay, EMA đã phê chuẩn cho sử dụng các vaccine sau đây:

  • Pfizer
  • Moderna
  • AZ
  • Janssen

Riêng WHO thì có qui trình phê chuẩn khác và có thể nói là dễ hơn so với FDA. Cho đến nay, WHO đã phê chuẩn 13 vaccine sau đây cho cho sử dụng trong tình trạng khẩn cấp:

  • Pfizer
  • AZ
  • Janssen
  • Moderna
  • Sinopharm
  • Sinovac

Riêng vaccine của Nga thì WHO yêu cầu thêm thông tin, nên cho đến nay vẫn chưa được WHO phê chuẩn.

Tóm lại, dựa vào 3 tiêu chuẩn trên, tôi nghĩ — nếu có lựa chọn — thì các vaccine sau đây sẽ được xếp hạng theo thứ tự như sau: Pfizer, Moderna, AZ, Janssen, Sinovac, và Sinopharm.

Bài trên blog: https://nguyenvantuan.info/…/08/03/tieu-chuan-chon-vaccine

PS: Có bạn hỏi tại sao Sinovac và Sinopharm có tranh danh sách? Tại vì người ta rõ ràng là có phát triển vaccine, có báo cáo trước WHO (nhưng chưa công bố), và đã được dùng nhiều nơi. Mình không thể nói họ là zero được. Họ hiện hữu, và mình phải công nhận sự hiện hữu của họ.

Tại sao đánh giá Sinovac cao hơn Sinopharm? Lí dó là Sinovac có dữ liệu về hiệu quả ngoài cộng đồng (effectiveness) và đã công bố, còn Sinopharm thì hoàn toàn không có. Số liệu của Sinovac (tách ra từng quốc gia) cũng rõ ràng hơn Sinopharm (gộp chung). Sinovac có báo cáo số ca nhập viện, còn Sinopharm thì không.

Nguồn https://www.facebook.com/100013119784675/posts/1290912141356100/?d=n

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay