Mao và sự cầm quyền tàn bạo

Chau Nguyen Thi

Mao Trạch Đông tuổi Quý Tỵ (1893) vốn là Nông dân tỉnh Hồ Bắc nhưng tư chất dĩnh ngộ, từ nhỏ đã tỏ ra sáng dạ, thông thạo văn chương sử sách lại biết lẽ đời lòng người.

Năm 14 tuổi, Mao bị cha mẹ ép gả cho một người vợ lớn hơn mình 4 tuổi, nhưng ông không chấp nhận hôn sự này. Vì thế, ông bỏ nhà đến thủ phủ Hà Nam. Mao sinh thời đã kiêu ngạo, nhưng đặc biệt có máu lạnh từ tính khí. Vì vậy, học đâu cũng chóng chán, hay bỏ học hoặc học nhảy cóc nay đây mai đó.

Tuy sự học rất lung tung nhưng Mao được cái ham đọc sách nhất là sách về Lịch sử. Ông đã đọc “Tứ thư ngũ kinh”, sách lịch sử, nghiên cứu các trào lưu tư tưởng mới phổ biến của thế giới thông qua tác phẩm của những tác giả nổi tiếng, sùng bái các nhà tư tưởng và nhà cách mạng người Trung Quốc cũng như những bậc anh hùng hào kiệt của thế giới. Những điển tích truyền thống Trung Quốc, phong tục văn hóa truyền miệng, các trào lưu biến pháp và thuyết tiến hóa Huxley của phương Tây đều được Mao Trạch Đông nghiên cứu tìm hiểu.

Mao Trạch Đông đặc biệt coi trọng bộ sách “Lịch sử 24 đời” khái quát lịch sử 4.000 năm của Trung Quốc gồm khoảng 4 triệu chữ. “Tư trị thông giám” cũng là cuốn sử được Mao Trạch Đông ưa thích và đọc không bao giờ chán. Bộ sách này gồm 294 quyển, xuyên suốt 1.362 năm lịch sử qua 15 triều đại của lịch sử Trung Quốc từ thời Đông Chu.

Tuy mê sách nhưng quan điểm của Mao là đọc sách nhưng không trở thành nô lệ của sách vở mà đọc để tiếp thu, đúc kết và sử dụng tri thức từ sách vở.

Nói về Mao, người ta thường nhấn mạnh tới tính máu lạnh.

Trong ba năm 1958-1960, có 38 triệu dân chết đói. Nhiều chuyên gia nghiên cứu Mao cho rằng đó là vì Mao không biết làm kinh tế, nhưng qua tìm hiểu kỹ, Họ dần dần hiểu ra là Mao đã biết dân chết đói rồi mà vẫn nhất quán chính sách của mình, trưng thu lương thực lẽ ra dùng để nuôi sống dân đem xuất khẩu sang Liên Xô đổi lấy bom nguyen tử của Nga Xô và các thiết bị quân sự tiên tiến. Thậm chí Mao còn nói “xác người chết đem chôn làm phân bón ruộng là xong”.

Để làm phong trào Đại Nhảy vọt, Mao còn nói “không tiếc chết một nửa số dân cả nước”. Lưu Thiếu Kỳ thấy không thể làm thế bèn triệu tập cuộc họp 7.000 người định ngăn Đại Nhảy vọt. Đây chính là nguyên nhân Mao phát động Cách mạng Văn hóa để trả thù Lưu. Như vậy việc Mao muốn làm bom nguyên tử đã gây ra số người chết nhiều gấp 100 lần số người chết bởi hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật trong Thế chiến II.

Thế giới nhớ câu Mao tuyên bố “Trí thức không bằng cục phân” thì nghĩ Mao rất coi thường và căm ghét giới trí thức nhưng thật ra không phải. Mao biết và nể phục họ vì sự thông tuệ nhưng hay lắm chuyện và luôn có lòng phản nghịch.

Mao luôn đề cao giai cấp Công Nông nhưng ít ai biết “Cống hiến đặc biệt” của Mao đối với nông dân là bắt họ đi lính, đi phu, đóng sưu cao thuế nặng và trưng thu lương thực của họ; sau khi giành chính quyền, Mao dựa vào sự bóc lột quyền lợi của nông dân để phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự”, Mao rất hiểu Nông dân. Họ là những người thất học nên dễ phỉnh nịnh, sai bảo, lại rất liều mạng. Họ là viên đá lót đường cho Mao mà thôi.

Sử gia sử gia Frank Dikotter viết “Mao đã gây ra số tử vong tương đương, hơn 50 triệu, thậm chí còn hơn thế: Nạn đói mà Mao đã gây nên và để kéo dài suốt 3 năm từ 1959 đến 1962 đã làm 45 triệu người chết, cộng thêm với hàng triệu người khác trong các thời kỳ bạo lực khác – ít nhất 5 triệu nữa”.

Sau khi chiếm chính quyền, từ năm 1950, những cuộc thanh trừng tiếp diễn, Mao cho rằng số người bị hành quyết 1/1000 hay hơn nếu cần thiết. Trong vòng một năm mới cầm quyền, có 2 triệu người bị hành quyết trước công chúng.

Cách trị người của Mao là dùng Nông dân thất học lãnh đạo tầng lớp Trí thức. Tụi thất học đã được nâng đỡ thì rất kiêu căng tự phụ không thể bị Trí thức lung lạc. Lũ trí thức không có cơ hội để cải hoán những kẻ cực tái gầu như vậy.

Một câu hỏi lớn là Tại sao Trung quốc hiểu rõ sự tàn bạo của Mao nhưng vẫn tôn sùng Mao?

Rất dễ hiểu: Mao đã đặt nền móng cho các nhà lãnh đạo Trung quốc, Mao là chính họ, họ là hiện thân của Mao và chỉ có tàn bạo mới nắm và giữ được chính quyền.

Từ fb Đức Quỳ

May be an image of child and outdoors

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay