Trong vali của con không có gì cả sao???

Trong vali  của con không có gì cả sao???

          Một doanh nhân đang ngập đầu trong nợ và đang nằm trong bệnh viện.

Một hôm, trong lúc chìm vào trong hôn mê .. anh ta nhìn thấy Chúa đang đến gần mình với một chiếc vali trên tay. Anh ta hỏi:
– Người có gì trong chiếc vali này vậy?
– Đây là hành lý của con?
– Của con? Ý Người là đồ đạc, quần áo và tiền bạc của con sao?
– Những thứ đó thuộc về Trái Đất.

– Đó có phải là những ký ức của con không?
– Những thứ đó không thuộc về con, chúng là của Thời Gian.
– Đó có phải là những tài năng của con không?
– Những thứ đó thuộc về Rèn luyện chứ không phải của con?
– Vậy trong đó có bạn bè và gia đình của con không?
– Ta xin lỗi, họ chưa bao giờ là của con, họ chỉ là bạn đồng hành?
– Là vợ và con trai của con sao?
– Họ cũng chưa bao giờ là của con, họ thuộc về trái tim của con.
– Hay đó là cơ thể của con?

– Đó cũng chưa bao giờ là của con, cơ thể thuộc về cát bụi?
– Là linh hồn của con sao, thưa Chúa?
– Không, linh hồn của con thuộc về ta.
Lòng tràn ngập sợ hãi, người đàn ông giằng lấy chiếc vali từ tay Chúa, mở ra và nhìn thấy trong vali hoàn toàn trống không. Rơi nước mắt, người đàn ông hỏi:
– Con không có gì cả sao???

– Tất nhiên rồi. con không thể mang theo mình bất cứ ai, bất cứ cái gì, điều gì…

Chỉ có linh hồn của con thuộc về Ta.

Nhưng ta rất cô đơn và buồn tủi ngay trong đền thờ linh hồn con

Một ngày, 10 tháng, 20 năm…Con chẳng dành cho ta một vài phút

để con và Ta có dịp tâm sự với nhau

về mọi chuyện trong cuộc sống của con.

Ông ta choàng tỉnh giấc, mồ hôi dầm đìa…

May sao Chúa cho ông từ từ khỏe lại. Ông bắt đầu dồn nỗ lực vào việc tìm kiếm Chúa và ngày càng bình an…

Lạ thay, càng bình an thì công việc kinh doanh của ông cũng từ từ phục hồi…

Sau khi trả nợ xong, ông chỉ cần làm vừa đủ ăn…

và mỗi ngày ông dành thời gian tâm sự với Chúa…

Cuối cùng, ông cảm thấy mình có thể về với Ngài bất cứ lúc nào…trong bình an sâu lắng….

From vuisongtrendoi

Vì sao Facebook từ chối không đăng hình Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Vì sao Facebook từ chối không đăng hình Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Vì sao Facebook từ chối không đăng hình Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Vì sao Facebook từ chối không đăng hình Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?
Chắc hẳn các bạn còn nhớ ông Vinicio Riva? Làm sao quên được khuôn mặt bị biến dạng của người đàn ông có căn bệnh hiếm này? Cách đây hai năm, Đức Phanxicô đã ôm chặt ông trước khi hôn ông ở Quảng trường Thánh Phêrô. Hình ảnh giây phút đặc biệt này đã loan đi khắp các trang mạng và đã làm cho hàng triệu người xúc động.
 

Ông Vinicio Riva bị một căn bệnh di truyền rất hiếm, một dạng u xơ thần kinh týp 1, đây không phải là bệnh nhiễm trùng. Bệnh tạo nên những cục u trên mặt và khắp thân mình, làm cho bệnh nhận ngứa ngáy khó chịu. Nhìn ông có cảm tưởng như ông đang mang chiếc mặt nạ Halloween khủng khiếp.

Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Facebook không muốn độc giả của họ thấy bức hình này

Nhưng Đức Phanxicô lại chẳng do dự một giây khi ôm ông, ngài thấy đàng sau khuôn mặt kỳ dị này là một con người; Facebook thì lại không muốn độc giả nhìn hình người đàn ông này.

Khi bà Katherine Ruddy, nữ giám đốc truyền thông của trang Aleteia muốn dùng hình của ông Vinicio Riva để minh họa cho một bài báo, Facebook đã từ chối và gởi một ghi chú về đường hướng quảng cáo trên mạng xã hội của họ: “Bài đăng của bà không được chúng tôi chấp nhận vì chúng tôi không cho phép dùng các hình ảnh liên quan đến cơ thể một cách có thể làm làm cho một vài người dùng bị bối rối. Các loan báo liên hệ đến sức khỏe hay đến thể hình của một người tự bản chất đó là điều tế nhị. Nếu quý vị vẫn muốn loan tin này, xin quý vị dùng hình ảnh nhắm rõ hơn cho đề tài của quý vị”.

Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Bà Katherine Ruddy giải thích, “Facebook phải chấp nhận hình ảnh và bài báo vì nó “được giới thiệu cho những người không nhất thiết là những người ‘followers’ trang của họ”.

Hình ảnh Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng

Vậy mà các cơ quan truyền thông trên thế giới đã không thắc mắc gì khi đăng hình Thánh Phanxicô Đaxi ôm hôn người bị bệnh phong cùi và hình của ông Riva. Bà Caterina, người dì của ông Vinicio đã tháp tùng ông trong suốt chuyến đi, bà nhắc lại giây phút ở Quảng trường Thánh Phêrô, bà nói với cơ quan truyền thông CNN: “Khi Đức Phanxicô đến gần tôi, tôi tưởng ngài muốn bắt tay tôi nhưng ngài đi thẳng đến Vinicio và ôm Vinicio thật chặt trong lòng. Chúng tôi ngạc nhiên đến không nói được một lời. Rồi ngài nhìn tôi như thử muốn tìm một cái gì sâu thẳm trong lòng tôi, một cái nhìn dịu dàng êm đẹp mà tôi không bao giờ quên.”

Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Còn Vinicio Riva, sau buổi gặp gỡ này thì cảm thấy như mình có một nhân phẩm mới. Riva đã quen với những ánh mắt nhìn sợ hãi, ngay lập tức, anh đã rất xúc động vì Đức Giáo hoàng không ngần ngại một giây để ôm hôn anh. Ông Vinicio nói với hãng CNN: “Ngài không sợ bệnh của tôi một chút nào. Ngài ôm tôi mà không nói một lời… Tôi nổi da gà và tôi cảm nhận một  cảm giác thật ấm áp.”

Hãng tin Aleteia vẫn chưa nhận được lời giải thích của Facebook như đã yêu cầu.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Dám tố cáo không?

From facebook:   Nguyễn Tường Thụy‘s post.

Nguyễn Tường Thụy

Dám tố cáo không?

Luật sư Trần Vũ Hải nêu một trường hợp giả định: Tôi có một thân chủ, một cựu á hậu nay là nữ doanh nhân thành đạt. Cô vướng vào một vụ án hình sự, nhưng được tại ngoại. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tôi nhận thấy vụ này khá nghiêm trọng và ngạc nhiên cô lại được tại ngoại.

Tôi nói “vụ lớn thế này, em được tại ngoại là phước đó”. Cô tâm sự “không đơn giản đâu, luật sư ơi, em phải đi quan hệ đấy”. Tôi hỏi “em quan hệ thế nào”. Cô trả lời “em quan hệ với ông A, ông ấy cho em tại ngoại, rồi em quan hệ với ông B, ông ấy bớt truy cứu mấy hành vi cho em”. Tôi tò mò “em vẫn hay quan hệ hả?”. Cô ta hồn nhiên kể “Vâng, nhiều lắm, luật sư ạ. Em quan hệ với ông C, ông cho em dự án. Em quan hệ với ông D, ông cấp đất cho em. Em quan hệ ông Đ, ông cho em vay vốn. Rồi ông E, ông cho em giấy phép xây dựng…”.

Tôi hỏi tiếp “thế em quan hệ, có tốn kém không?”. Nữ thân chủ cười: “anh không hiểu hả. Mấy ông kể trên, em quan hệ, đều không tốn, nhưng các ông ấy đều thoả mãn. Riêng với ông X, ông còn cho em tiền”. Tôi ngạc nhiên hỏi “em quan hệ với ông X thế nào, ông cho em bao nhiêu?”. Cựu á hậu bẽn lẽn, “có 1 lần thôi, ông cho 200 triệu”. Tôi hỏi đùa “vậy em đã quan hệ bao nhiêu ông rồi”. Nữ doanh nhân nhẩm đọc bảng chữ cái “a, b, c, d… x, y, z, khoảng 30 ông, luật sư ạ”.

Tôi nhẩm tính 30 x 200 triệu = 6 tỷ đồng. Thôi chết rồi, thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng rồi. Tôi run run, không biết có nên tố giác nữ thân chủ của tôi, đã 30 lần “quan hệ”, toàn với các quan chức cỡ bự?

Bấm bào link bài để đọc toàn bộ…

Trần Thành (VNTB) – Luật sư tố cáo thân chủ không khác cha đạo đi tố con chiên xưng tội!
NTUONGTHUY.BLOGSPOT.COM
 

CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC.

CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC.

????????????????????????????????????
 

27.05.2017

Giao Thanh Pham

Chiến lược cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam, rồi Hán hóa người dân Việt đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh toan tính từ rất lâu. Đối với thế giới thì biển Đông thật quan trọng, nhưng riêng đối với Trung Quốc, thì biển Đông là cái yết hầu đưa thực phẩm qua cổ họng xuống bao tử, là đôi cánh cho con cọp hung dữ. Tuy vậy, không có một chiến lược bành trướng nào, mà không có cái giá của sự đổ máu phải trả, ngoại trừ chiến lược thôn tính Việt Nam của cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Vào mùa Thu năm 1989, khi các quốc gia cộng sản bên Đông Âu xụp đổ, nó đã khiến cho đảng cộng sản Việt Nam phải lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của sự xụp đổ dây chuyền đó. Bởi thế vào tháng 9 năm 1990, TBT đảng lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, cùng với chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, kéo nhau sang Trung Quốc, ký giấy bán nước qua tay Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ngõ hầu níu kéo và giữ cho được cái bộ máy cai trị là đảng cộng sản của họ. Đó là một văn kiện không gì khác hơn, là việc ký gia kèo THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.

Muốn xua quân sang xâm chiếm Việt Nam thì không phải là chuyện dễ. Cái giá máu và sinh mạng phải trả khó mà lường được và chắc chắn sẽ không thể nhỏ. Thế nhưng, Trung Quốc không cần phải làm thế, vì cái con ngựa thành Troy của họ, đã được Nguyễn Văn Linh và đồng đảng mang về nước, nằm mai phục sẵn để bắt đầu cái chương trình phá hoại từ trong ra. Cái chiến dịch dầu loang đó, tuy mất nhiều thời gian, nhưng lại không tốn một viên đạn, một giọt máu của người Hán, cũng như không gặp một sự phản kháng nào từ người dân Việt Nam. Nó chậm chạp nhưng chắc chắn. Và một điều chúng ta có thể thấy rất rõ, là nó hoàn hảo đến độ Trung Quốc có thể cưỡng chiếm đến 100% giang sơn đất nước Việt, xóa sổ 100% dòng giống và ngôn ngữ Việt, mà không gặp phải một sự chống cự nào.

Người Việt chúng ta thường mang những chiến tích hào hùng của ngày xa xưa ra kháo với nhau, như là để tự dối mình, như là để tự trấn an mình, tự tạo ra những ảo giác làm mờ đi cái tương lai thảm hại sẽ đến trong nay mai. Mặc dầu mọi người trong chúng ta, ai cũng hiểu được rằng, những chiến thắng Đống Đa, Bạch Đằng hay Chi Lăng của lịch sử đó, nó bao gồm lòng yêu nước mà toàn dân như một, của mọi con dân đất Việt, từ vua quan đến dân chúng trăm họ. Chứ không như bây giờ, khi các tướng lãnh quân đội, chỉ biết luôn trung thành với đảng và nhất là chỉ luôn cúi đầu làm tôi mọi cho tiền tài của cải, qua các việc cướp đất, mua bán và làm thương mại.

TRÊN DƯỚI KHÔNG MỘT LÒNG THÌ CHIẾN ĐẤU LÀM SAO?

DÂN TRONG TAY KHÔNG MỘT TẤC SẮT THÌ LÀM SAO ĐUỔI GIẶC?

GIẶC Ở ĐÂU? KẺ THÙ CỦA TA LÀ AI? CHÚNG MẶC QUÂN PHỤC GÌ?

*****

Suốt 27 năm qua, kể từ năm 1990 khi đảng bán nước ký kết Hiệp Ước Thành Đô đến nay, cái cũi thép vây bọc toàn cõi đất nước đã được Trung Quốc xây dựng một cách tuyệt hảo, mà cả chín mươi mấy triệu người dân Việt vẫn không một chút động tịnh. Cái cũi ấy nay đã bao bọc bốn chung quanh cái dải đất hình chữ S như một cái cũi thép khổng lồ, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ suốt chiều dài hơn 2 ngàn cây số bờ biển, đến dọc đường Trường Sơn qua Hạ Lào xuống tới Krong Preah của Cam Bốt, trùm luôn đảo Phú Quốc cách đó mươi hải lý. Con dân Việt có mấy người biết điều này? Thử nhìn lại bản đồ xem.

Đường biển, đường bộ đã được Trung Quốc và bọn Hán Nô vây bọc kín không một lối thoát, ngay cả đường lên trời chúng cũng kiểm soát và khống chế 100%.

Có ai còn nhớ vụ 2 chiếc SU 22 rơi gần đảo Phú Quý, Bình Thuận tháng 4 năm 2016?

Rồi chỉ hơn 2 tháng sau tháng 6 năm 2016, có ai còn nhớ chiếc chiến đấu cơ tối tân nhất, SU 30MK2 của không quân Việt Nam bị nghi ngờ là do hỏa tiễn Trung Quốc bắn rớt ở vùng đảo Phú Lâm, Hoàng Sa?

Có ai còn nhớ chiếc máy bay “cứu hộ” CASA 212 bị mất tích cùng ngày trong thời điểm tìm kiếm ở gần đảo Bạch Long Vĩ?

Chỉ vài tháng sau, tất cả những chiếc máy bay “bị bắn rớt” đó, đã bị người dân lãng quên không còn một chút nghi ngại.

Có ai còn nhớ những vụ “mất sóng không lưu” liên tục xảy ra hàng năm kể từ 2015 cho đến nay, khiến sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt trong một thời gian dài cả mấy chục phút? Rồi lại còn những “tín hiệu lạ”, những “sóng lạ quấy phá” liên tục khiến cho dưới đất, trên không hoàn toàn mất kiểm soát và liên lạc?

Cái cũi thép ấy nó bao bọc hoàn toàn đất nước Việt Nam mà không còn chừa ra một khe hở, ngay cả đường lên trời.

*****

Suốt hơn 20 năm qua, Trung Quốc ráo riết xây dựng 7 đập nước khổng lồ chặn trên thượng nguồn của dòng Mekong, mang tên sông Lancang ở Trung Quốc, nguồn nước cung cấp thủy sản lớn nhất của miền Nam Việt Nam. Cũng nhờ nguồn nước này, là nguồn mạch nuôi sống cái vựa lúa khổng lồ của miền Nam Việt Nam suốt hơn trăm năm qua.

Trong 20 năm tới, chính quyền Bắc kinh sẽ cho ráo riết xây thêm 21 cái đập nữa, trước khi dòng sông này rẽ sang Miến Điện, Lào, Cam Bốt rồi mới đến Việt Nam. Chỉ với 7 cái đập thôi mà mấy năm vừa qua, những nông dân miền Tây đã phải khốn đốn, khi hạn hán thì thiếu nước, khi mưa nhiều ở thượng nguồn thì lại lãnh đủ ngập lụt. Việt Nam nằm trong địa hình, là vùng đất sau cùng của con sông Mekong trước khi chảy ra biển, sau khi qua tay của 4-5 quốc gia, mà Trung Quốc nắm hết quyền hành trong tay, thì có khác gì cảnh cá chậu chim lồng?

Hạ nguồn của dòng sông Lancang này ở Trung Quốc tiếp tục chảy xuống miền Nam, cung cấp tới 45% lượng nước cho toàn khu vực trong mùa khô. Trong thời điểm hiện tại, lượng nước chảy trong mùa khô chỉ còn chưa tới 30%. Điều này ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hệ thống sinh thái. Be bờ khô lở lói. Ít nước thì nhiệt độ của nước sông tăng lên. Nhiệt độ tăng thì ảnh hưởng đến môi sinh, đến việc sinh sản và phát triển của thủy sản … vân vân và vân vân.

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐÃ HOÀN TOÀN NẰM TRONG BÀN TAY KỀM KẸP CỦA TRUNG QUỐC. SÔNG CỬU LONG GIỜ KHÔNG KHÁC CHI CÁI ỐNG NƯỚC KHÔNG LỒ MÀ TRUNG QUỐC NẮM TRONG TAY CÁI VALVE ĐÓNG MỞ. XẢ ĐẬP THÌ NGẬP LỤT, KHÓA ĐẬP THÌ HẠN HÁN.

20 năm tới, sau khi Trung Quốc đã hoàn thành 21 dự án của 21 cái đập mới ở hạ nguồn sông Lancang, thì chắc chắn rằng, dòng sông Mekong 9 nhánh ở Việt Nam, chỉ còn lại trong … lịch sử.

Biển miền Trung, các khu vực yết hầu miền Trung, khu Bô Xít Tây Nguyên và trong 2 năm tới đây, những nhà máy thép, nhà máy giấy, đại loại là NHỮNG NHÀ MÁY THẢI ĐỘC CHẤT KHỔNG LỒ TRÊN TOÀN CÕI ĐẤT NƯỚC SẼ ĐƯỢC MỌC LÊN NHƯ NẤM SAU CƠN MƯA, thì thử hỏi, có còn con đường nào dành cho số phận người dân Việt?

Biển chết, đồng bằng ngập mặn, rừng bị tàn phá, đất nước tan hoang, Việt Nam giờ chỉ như một khu xả thải công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc, rộng hơn 330 ngàn km vuông, không hơn không kém.

Tất cả những đại nạn kể trên, cộng với độc chất mà đảng và nhà nước, đã và đang mở cửa ngỏ cho phép Trung Quốc xâm nhập tự do vào Việt Nam, biến chế thành sản phẩm góp mặt trên bàn ăn của người dân Việt … thì sẽ chẳng còn bao lâu nữa.

CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC được Trung Quốc và nhà cầm quyền Bắc Kinh bày ra trước mắt nhưng nạn nhân lại chẳng ai mảy may rung động. Người ta nhìn những sự việc đó diễn ra như đang xem một bộ phim thời sự không mấy gì sinh động trên TV.

Tim tôi thắt lại khi nghe những dòng nhạc của nhạc sĩ Xuân Tiên, bản Hận Đồ Bàn. Ôi, sao nó giống như những lời tiên tri nói về MỘT DÂN TỘC VIỆT NAM nào đó …

Rừng hoang vu!
Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
Ngàn gió ru
Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
Vạc kêu sương!
Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương
Như bóng ai trong lúc đêm trường về.
Rừng trầm cô tịch
Đèo cao thác sâu
Đồi hoang suối reo
Hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm
Tháng, năm buồn ngân…
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.
Người xưa đâu?

(Những giọt sầu lặng lẽ trong đêm 5/25/2017 gtp)

CON ĐANG TÌM MẸ CON

CON ĐANG TÌM MẸ CON

“…Năm 1949 chúng tôi hiểu được đôi điều mới về Mẹ Maria.  Sự hiểu biết đầu tiên là thấy Mẹ Maria chính là Lời Chúa sống động; Ngài được mặc bằng Lời Chúa.  Mẹ Maria là Phúc Âm hằng sống.  Nếu Ngôi Lời là vẻ đẹp, là sự chói ngời của Chúa Cha, thì Mẹ Maria là một thụ tạo với bản chất là Lời Chúa và Người có vẻ đẹp không ai sánh bằng.

       Việc Mẹ Maria chính là Lời Chúa sống động được nói lên rõ ràng nơi bài ca chúc tụng (Magnificat); bài ca độc đáo vì những câu Kinh Thánh trong đó.  Điều này cho thất rõ ràng Mẹ Maria được nuôi dưỡng bằng Kinh Thánh đến độ Người có thói quen dùng Lời Kinh Thánh…

       Sự hiểu biết này (Mẹ Maria là Lời Chúa được thực hiện) đã đánh động chúng tôi rất sâu xa… Trong tính cách đặc biệt và toàn thiện của Người, Mẹ Maria nói lên điều mọi người Kitô hữu phải trở thành: đó là một Kitô khác, là sự Thật, là Ngôi Lời, từ con người mà Thiên Chúa đã ban cho họ…”

       Đây là kinh nghiệm của bà Chiara Lubich về Mẹ Maria.  Mẹ Maria là Phúc Âm được hoàn toàn đem thực hiện (She is the Word of God perfectly put in practice).  Kể cả anh chị em Tin Lành cũng chấp nhận cái nhìn này về Mẹ Maria.  Khi nhìn vào Mẹ, chúng ta thấy kết quả của Phúc Âm đã được đem thực hiện: từ Phúc Âm được sinh ra một con người cao đẹp, giống như Chúa Giêsu hay là một cộng đoàn như Gia Đình Nazareth.

       Đây chính là điều mà Mẹ Maria mong ước nơi chúng ta, là con cái của Mẹ: sống Lời Chúa, sống theo tinh thần Phúc Âm, chứ không phải theo logic của thế gian.  Đó có nghĩa là sống như chính Mẹ đã sống.  Nói một cách khác, Mẹ muốn chúng ta phúc âm hóa lối sống chúng ta.  Người sẵn sàng giúp chúng ta trong việc này!

****************************** ***

Lúc đó chừng bảy giờ tối, Linh mục chánh xứ vào nhà thờ để đóng cửa.  Cha đi khập khễnh vì tuổi già.  Tới gần cửa, linh mục thấy một em bé chừng sáu tuổi đang đứng trong bóng tối nhà thờ.
     –  Con đang làm gì đấy?
     –  Con… đang tìm mẹ con!
     –  Tìm mẹ con?  Con thấy rõ đây không còn ai nữa.  Về nhà đi, giờ này chắc mẹ con đang dọn cơm cho con.
     –  Không!  Bà ở nhà không phải là mẹ con!  Em bé trả lời với giọng mạnh mẽ.
     Linh mục tiếp tục nói với giọng êm dịu hơn vì phỏng đoán một thảm trạng trong gia đình em bé.
     –  Trời ơi!  Nếu mẹ con không ở nhà, sao con đến đây tìm ngài?
     –  Vì các bạn con đi học giáo lý nói rằng tại nhà thờ có Mẹ của tất cả mọi người.
     –  Đây ah?… Đúng.  Con nói đúng lắm!  Đây có Mẹ của tất cả mọi người.  Cha sẽ cho con xem Mẹ con, mời con theo cha.

     Linh mục cảm thấy rất cảm động vì lời nói và sự khổ tâm của em bé ngây thơ đó.  Cha cầm tay em, đưa nó đi trong ánh chạng vạng của nhà thờ đến trước tượng Đức Mẹ Maria bên cạnh bàn thờ.  Cha mở đèn, đột nhiên xuất hiện trong ánh sáng khuôn mặt êm dịu và mỉm cười của Mẹ Maria, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao sáng láng.

     –  Con thấy chưa?  Đây là Mẹ của tất cả chúng ta, là Mẹ của Chúa Giêsu… 

–          Con muốn cầu nguyện với cha xin Mẹ cho người đàn bà không phải là mẹ của con rời nhà con và đừng bao giờ trở lại nữa được không? 

Linh mục và em bé đọc vài kinh “Kính mừng…” sau đó em ra về.
      

Tám ngày sau, một người đàn ông cũng vào nhà thờ và quỳ xuống trước tượng Đức Mẹ Maria cầu nguyện.  Sau đó ông xin gặp linh mục và nói:

     –  Con mới đuổi người đàn bà không phải là vợ con đi!  Đây là cái gì vượt trên sức con…  Chỉ nhờ sức mạnh Mẹ Maria đã ban cho con, con mới đủ can đảm trở về với vợ con.  Xin cha thêm lời cảm tạ Đức Mẹ với con…

(Fr. Mariano from Turin)

****************************** ***

       Ông bố của em bé đã đến sùng kính Mẹ Maria sau khi ông đã đổi mới lối sống của ông.  Mẹ Maria không phải chỉ phúc âm hóa chính Ngài thôi, mà còn muốn giúp chúng ta sống theo ý Chúa, theo tinh thần Phúc Âm.  Khi sống theo Phúc Âm, chúng ta trở nên giống như Đức Giêsu.  Vì thế, có thể nói rằng nhiệm vụ của Mẹ Maria trong Giáo Hội là khắc ghi hình ảnh Chúa Giêsu trong tâm hồn chúng ta.

       Mẹ Maria mong muốn nơi chúng ta điều này nhất; đó là biến hình tâm hồn chúng ta thành hình dáng Đức Giêsu.  Nếu chúng ta lo sùng kính Mẹ Maria bằng dâng hoa, rước kiệu, lần chuỗi, đi hành hương Thánh Mẫu… mà đồng thời không lo phúc âm hóa tâm hồn mình, thì chúng ta không đẹp lòng Mẹ, ta làm cho Mẹ bất mãn về chúng ta.

       Hai tháng Năm và Sáu giúp chúng ta nên xét mình lại: Mẹ Maria đối với tôi là ai?  Một Đấng mà phải sùng kính bằng hoa, lần chuỗi… chăng?  Một Đấng mà chúng ta cầu xin khi cần một điều gì đó?  Hay Người là mẫu mực mà ta cố gắng bắt chước trong đời sống hàng ngày?  Việc sùng kính Mẹ Maria có giúp mình thay đổi không?  Có giúp mình thấm nhuần tinh thần Phúc Âm không?

       Chúng ta phải lo sống như Mẹ Maria vì Ngài là hình ảnh hoàn thiện nhất của Đức Giêsu.  Bằng cách nào?  Bằng cách sống thinh lặng, khiêm nhường, hiền lành, trong sạch, yêu thương, quên chính mình…  Đây là chương trình cho cả đời sống chúng ta!

Thân ái,
Gildo Dominici, SJ
(Trích báo Ðồng Hành – tháng 5 và 6/1992)

Bức hình Ðức Mẹ Guadalupe, một thách đố đối với khoa học hiện đại

Bức hình Ðức Mẹ Guadalupe, một thách đố đối với khoa học hiện đại

VATICAN CITY – Với những kỹ thuật khoa học hiện đại còn trưng bày ra nhiều sự kỳ diệu về bức hình Ðức Mẹ Guadalupe được in trên áo chòang của Thánh Juan Diego vào ngày 12 tháng Chạp năm 1531: sự cấu kết của bức hình đến nay vẫn làm cho nhiều nhà chuyên môn kinh ngạc.

Vào năm 1936, Friz Hahn, giáo sư ở Mexico, lấy hai sợi chỉ từ tấm áo gởi cho Tiến sĩ Richard Kuhn, Khoa trưởng Phân khoa Hóa học Ðại Học Kaiser Wilhelm và là người được giải thưởng Nobel về Hóa học, sau khi nghiên cứu cùng với các giáo sư của phân khoa đã đi đến kết luận là màu sắc của các sợi chỉ không nằm trong danh sách những màu sắc mà họ đã nghiên cứu và hiểu biết. Năm 1951, họa sĩ Charles Salinas de Chavez quan sát bằng kính lúp một bức hình được chụp lại. Bất chợt ông tìm thấy trong mắt phải của bức hình có hình bán thân của một người đàn ông.

Ông liền tin cho Bác sĩ Rafael Lavoignet Torija, một nhà giải phẫu, ông này đã quan sát, nghiên cứu bức hình trong hai năm liền từ tháng bảy 1956 đến tháng năm 1958. Ông đã viết một bản tường trình chính thức là đã tìm thấy trong mắt của bức hình Ðức Mẹ Guadalupe, hình ảnh của một người đàn ông có râu đứng cách xa khỏang 40 centimet đúng theo như định luật quang học hiện đại. Con mắt đã thâu hình ảnh với những nét cong phản chiếu trong con ngươi như trong mắt của một người thường đang sinh sống.

Hình ảnh trong mắt của bức hình cũng được bác sĩ Javier Torroella Bueno nghiên cứu kỷ lưởng và cũng đi đến kết luận là chiếc áo choàng của Thánh Juan Diego đã chớp lại hình của Ðức Mẹ theo như định luật quang học và chớp ảnh. Chiếc áo đã như tấm phim chớp lại hình ảnh Ðức Mẹ khi Thánh Juan Diego đứng trước mặt Ðức Mẹ.

Một chuyên viên về thần kinh hệ, Bác sĩ Jorge Alvarez Loyo, muốn dàn dựng lại khung cảnh, dùng môt người đóng vai trò thánh Juan Diego một người đóng vai Ðức Mẹ. Ông sắp đặt đúng hệt như trong bản nghiên cứu và xem chiếc áo như là tấm phim cuả máy hình để thử nghiệm công trình của mình và ông đã kết luận đây là một sự lạ huyền nhiệm.

Như cánh bướm có nhiều màu sắc rực rỡ. Những cuộc nghiên cứu tiếp theo sau này cho biết bức hình không có nét vẻ mà chỉ có những màu sắc được in vào như chớp ảnh. Với lọai vải dùng làm áo choàng thời đó thường không thể lưu giữ lâu hơn 20 năm. Riêng chỉ việc bền bỉ lâu dài của chiếc áo với thời gian đối với người Mexico cũng là một phép lạ.

Màu sắc của chiếc áo làm cho các khoa học gia ngỡ ngàng. Năm 1789, Bác sĩ Bartolache đã cho sao chép lại bức hình trên vào những áo chòang cùng một loai vải, dùng những màu sắc pha chế bằng khoáng chất, loài vật và thảo mộc. Tất cả các bản sao được thực hiện bởi những họa sĩ tài danh khác nhau, xong đem so sánh với màu sắc chiếc áo nguyên thủy. Những màu sắc trên chiếc áo nguyên thủy luôn bền vững in hình Ðức Mẹ Guadalupe, trong khung cảnh ở Tepeyac và đã được giữ lại không phai lạt, hư hỏng qua nhiều thế kỷ, bởi vậy khoa học kỹ thuật tiến bộ cũng không thể nào giải thích được.

Năm 1975, bản tường trình của Bác sĩ Eduardo Turati thêm vào những nhận xét là ở những nơi vải bị mòn và rách vì đã dùng lâu ngày, người ta cũng tìm thấy màu sắc đã được in vào rất rõ ràng dù đã sờn rách. Màu sắc đó không phải được vẽ lên mà được in chụp vào.

Cuối cùng năm 1979, giáo sư Philip Serna và Jody Brant Smith dùng quang tuyến X để thí nghiệm. Dưới những nét vẽ tô chồng thêm bên ngoài ở những thời kỳ khác nhau đã bị nứt nẻ với thời gian: những nét màu hồng trên áo, những vành trên giải thắt lưng và trên vòng cung mặt trăng cũng đã được tô thêm theo thời gian và những nét tô thêm đó đều bị nức nẻ. Tóm lại những nét tô thêm sau này rất dể nhận thấy, nhưng dưới lớp tô chồng thêm, những nét tiên khởi vẫn rõ ràng không thể giải thích được.

Màu xanh trên khăn chòang của Ðức Mẹ trông như mới, mặc dù sức nóng của khí hậu nhiệt đới, màu hồng của chiếc áo phản chiếu ánh sáng tuyệt đẹp, trên nét mặt có những nét hòa hợp của người bản xứ và Tây phương với những nét đậm đà và trắng trẻo, sáng láng và tỏa ra màu rực rở như cánh bướm. Ðôi mắt đen nhánh và làn tóc của người Mẹ bé nhỏ (Morenita) cũng đầy những huyền nhiệm.

Bức hình tự chính mình cũng có khả năng tự vệ chống lại những phá hoại vô ý, vụng về cũng như có ác ý. Ví dụ điển hình là khi lau chùi khung kính bao che bức hình họ đã làm đổ chất acít nitric ở góc trái áo choàng đến nay vẫn còn nhìn thấy được, nhưng chiếc áo không hề bị hư hại bởi chất acít mà dấu acít cứ mờ dần với thời gian.

Sáng ngày 14 tháng 11 năm 1921 váo lúc 10 giờ 30, Luciano Perez, một người thợ, mang đến một bó hoa đặt dưới bàn thờ trong thánh đường trước tượng Ðức Mẹ. Anh ta vừa bước ra khỏi thánh đường thì quả bom dấu trong bó hoa phát nổ. Sức nổ làm sập bàn thờ, các chân đèn, các bình hoa và làm vở các cửa kính các dảy nhà lân cận, nhưng vòm kính bao che tượng Ðức Mẹ vẫn nguyên vẹn. Ðức Mẹ vẫn ở đó như lời Ðức Mẹ hứa qua bao thế hệ, Người Mẹ bé nhỏ của người Mexico, đày lòng thương xót, vẫn mãi bày tỏ lòng từ bi vô biên, và trở nên Ðấng Phù Trì che chở tòan lục địa Mỹ Châu.

Phó tế J.B. Huỳnh Mai Trác

Truyền thông với tâm thế hy vọng

Truyền thông với tâm thế hy vọng

Suy nghĩ về Sứ điệp Truyền thông 2017: “Đừng sợ, Ta ở với ngươi”

 


 

 

 

Bài nói chuyện của Đức giám mục Phêrô Nguyễn văn Khảm trong Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 51 (28-05-2017) do các giáo phận Sài Gòn, Mỹ Tho và Phú Cường cử hành tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn ngày 27-05-2017

Đã nhiều lần tôi có cơ hội đến đây trình bày Sứ điệp truyền thông hằng năm của các Đức Giáo hoàng. Năm nay cũng thế. Nếu có điều gì khác hơn, chắc là vì tôi mới đi dự Đại hội của Quốc vụ viện Truyền thông, từ ngày 3-5 tháng 5 năm 2017, tại Rôma. Vì thế xin chia sẻ một vài cảm nghĩ từ Đại hội cũng như từ Sứ điệp truyền thông năm 2017 của Đức Giáo hoàng Phanxicô.

  1. Trước hết là cảm nhận về Hội Thánh toàn cầu. Các thành viên của Quốc vụ viện tham dự Đại hội được mời ở ngay trong Nhà Santa Marta, cũng là nơi ở của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Vì ở chung nhà nên hằng ngày nhìn thấy Đức Giáo hoàng, người cha chung của Hội Thánh toàn cầu, với áo dòng trắng đơn sơ, xuống nhà cơm và dùng cơm chung với mọi người. Rất gần gũi.

Thêm vào đó, nơi họp Đại hội không phải là trụ sở của Quốc vụ viện Truyền thông (trên đường Hòa giải) nhưng là một phòng họp lớn trong Dinh giáo hoàng, nơi Đức Giáo hoàng tiếp kiến các nguyên thủ quốc gia và những phái đoàn lớn trên thế giới, cũng như tiếp các giám mục trong dịp ad limina. Hội họp trong dinh thự đó giúp người tham dự ý thức rằng mình đang làm việc của Hội Thánh toàn cầu chứ không phải của riêng quốc gia nào. Tính toàn cầu đó còn thể hiện qua sự đa dạng của các tham dự viên: 20 thành viên chính thức của Quốc vụ viện thuộc 18 quốc tịch khác nhau, ở nhiều châu lục khác nhau: châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi.

Ngoài ra, sau những giờ làm việc, khi ra quảng trường Thánh Phêrô, tôi nhìn thấy và gặp các đoàn hành hương từ khắp nơi trên thế giới và nói đủ thứ ngôn ngữ, tuôn về Rôma, thủ phủ của Hội Thánh Công giáo. Tất cả đều tạo cho tôi cảm nhận rõ ràng về Hội Thánh toàn cầu.

  1. Hội Thánh toàn cầu quan tâm đến truyền thông. Mục đích của việc thiết lập Quốc vụ viện Truyền thông đã được chính Đức Giáo hoàng Phanxicô xác định trong Tự sắc thành lập cũng như trong diễn văn ngỏ lời với Đại hội, là “nghiên cứu những tiêu chuẩn và phương thức mới để thông truyền Tin Mừng lòng thương xót đến mọi dân tộc, trong các nền văn hóa khác nhau, qua những phương tiện truyền thông mà bối cảnh văn hóa kỹ thuật số cung cấp cho con người ngày nay” (ĐGH Phanxicô, Diễn văn tại Đại hội của Quốc vụ viện Truyền thông, ngày 4-5-2017).

Để đạt mục đích đó, vấn đề không chỉ là sáp nhập những cơ quan trước đây lại với nhau (Báo Osservatore romano, Nhà in Vatican, Nhà xuất bản Vatican, Radio Vatican, TV Vatican, Hội đồng giáo hoàng về Truyền thông, Phòng báo chí Tòa Thánh, Dịch vụ internet, Dịch vụ hình ảnh), nhưng là kiến tạo một cơ chế hoàn toàn mới, đáp ứng nhu cầu truyền thông trong thế giới thay đổi rất nhanh về khoa học kỹ thuật, hình thành nền văn hóa kỹ thuật số. Hội Thánh cần phải hiện diện trong thế giới kỹ thuật số để thi hành sứ mệnh Chúa Giêsu đã trao phó là “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15).

  1. Trong thế giới kỹ thuật số, mọi Kitô hữu đều được mời gọi tham gia sứ mệnh loan báo Tin Mừng, trở thành một tác viên truyền thông. Một trong những nét độc đáo của văn hóa kỹ thuật số là mỗi người đều trở thành chủ thể truyền thông thay vì chỉ là đối tượng. Trong thời đại báo in, chỉ có một số rất ít các nhà báo, phóng viên…viết bài, còn trong thế giới kỹ thuật số, ai cũng viết được. Có những bloggers thu hút người xem hơn cả một tờ báo in. Nếu không viết cả bài báo thì những comments cũng là cách phản hồi, vừa nhanh gọn vừa có thể gây hiệu ứng cao.

Vì mỗi người đều là chủ thể truyền thông nên câu hỏi đặt ra là: chúng ta nói gì, viết gì trên mạng toàn cầu? Nói gì và viết gì lại tùy thuộc cách chúng ta nhìn thực tại. Thật vậy, vấn đề không chỉ là những sự kiện và thực tại đang diễn ra nhưng còn là cách chúng ta nhìn thực tại, là cặp kính chúng ta dùng để nhìn thực tại, như Đức Giáo hoàng Phanxicô nói trong Sứ điệp Truyền thông 2017. Cũng một sự vật nhưng người ta có thể nhìn thấy khác nhau về màu sắc cũng như hình dáng, tùy vào cặp kính mang trên mắt. Tương tự như thế, cũng một sự kiện, một biến cố, mỗi người có thể nhìn cách khác là tùy vào cặp kính nội tâm của mình. Và từ cách nhìn khác nhau sẽ dẫn đến phản ứng và thái độ khác nhau.

Cặp kính tốt nhất là Tin Mừng, không chỉ là Tin Mừng về Chúa Giêsu nhưng là chính Chúa Giêsu. Do đó, mang cặp kính Tin Mừng là mang tâm thế của Chúa Giêsu: “Hãy mang trong anh em những tâm tư của Chúa Giêsu” (Phil 2,5).

  1. Tâm thế của Chúa Giêsu là tâm thế hy vọngmà Sứ điệp diễn tả là sợi chỉ xuyên suốt lịch sử cứu độ và nắm men làm dậy cả khối bột. Để cụ thể hóa điều này, tôi nhớ đến dụ ngôn Người gieo giống (Mt 13,3-9). Chính cộng đoàn của Matthêu đã giải thích ý nghĩa của dụ ngôn (Mt 13,18-23): nghe Lời Chúa mà không hiểu là gieo bên vệ đường; nghe mà không đâm rễ sâu là gieo nơi sỏi đá; nghe mà không sinh hoa kết quả là gieo vào bụi gai; còn nghe mà hiểu và sinh hoa kết quả là gieo vào đất tốt. Cách giải thích này được gọi là giải thích theo tỷ ngôn, còn theo một số nhà chú giải Kinh Thánh thì điểm nhấn của dụ ngôn là ở chỗ khác, đó là niềm hy vọng mãnh liệt của người gieo. Người gieo giống ra đi gieo hạt giống Nước Trời. Nhìn từ bên ngoài, xem ra công việc thất bại vì quá nhiều hạt giống rơi trên sỏi đá, trong bụi gai, bên vệ đường. Dù vậy chăng nữa, vẫn có những hạt rơi vào đất tốt và sinh hoa kết quả phong phú. Cho nên hãy cứ kiên nhẫn mà gieo hạt giống Nước Trời. Rõ ràng là tâm thế tràn đầy hy vọng.

Hãy nhìn vào cuộc đời Chúa Giêsu. Cả một đời bôn ba rao giảng khắp nơi, làm bao nhiêu phép lạ, được quần chúng tôn vinh…Thế rồi, vào thời điểm cuối cùng, từ đỉnh cao thập giá nhìn xuống, Người thấy gì? Những cánh tay giơ cao đòi đóng đinh, những cái miệng hô to lên án; ngay cả những môn đệ thân thiết cũng bỏ chạy, dưới chân thập giá chỉ còn lại bà mẹ già và người học trò yêu. Nhưng chính trong giây phút tưởng như tuyệt vọng đó, Chúa Giêsu kêu lên “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” và “Lạy Cha, con phó thác sự sống con trong tay Cha”. Đó là tiếng kêu của hy vọng, cậy trông, phó thác. Chỉ có niềm hy vọng mãnh liệt vào sự chiến thắng tối hậu của tình yêu mới làm cho người ta dám tha thứ cho những kẻ giết chết mình. Chỉ có niềm hy vọng mãnh liệt vào Thiên Chúa mới ban tặng sức mạnh để dám phó thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa trong những giây phút kinh hoàng nhất. Chính vì thế, thập giá Đức Kitô trở thành nguồn hy vọng. Và thay cho đám đông hò la lên án hôm ấy trên đồi Canvê, muôn ngàn thế hệ đã, đang và sẽ hát lên: “Vinh quang của ta là thập giá Đức Kitô, nơi Ngài, ơn cứu độ của ta, sức sống của ta, phục sinh của ta”.

  1. Tâm thế hy vọng giúp khám phá những điều tích cực hơn là chỉ nhìn vào điều tiêu cực, giúp mở cánh cửa đi về phía tương lai hơn là nhốt kín tha nhân trong ngục tù quá khứ. Hãy đọc lại câu chuyện Người nữ ngoại tình(Ga 8,1-11). Các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Chúa Giêsu một phụ nữ bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình, và nhân danh lề luật, người ta đòi ném đá người phụ nữ đó. Bằng việc tuyên án đó, người ta khóa chặt cuộc đời của chị trong quá khứ, và cả cuộc đời chị bị đóng dấu bằng tội ngoại tình! Còn Chúa Giêsu thì sao? Người nói với chị phụ nữ: “Con về đi và đừng phạm tội nữa”. Không chỉ là giúp chị thoát chết nhưng là mở cho chị cả một cánh cửa đi tới tương lai. Và Chúa Giêsu mở cánh cửa đó cho chị vì Người nhìn thấy điều tích cực nơi chị chứ không chỉ là điều tiêu cực”: tuy chị có tội nhưng đó không phải là tất cả, chị có khả năng sống cuộc sống tốt lành như bao người và có thể hơn nữa.

Ngày nay, ngồi trước bàn phím, cũng có nhiều ông bà thuộc hàng kinh sư và Pharisêu như thế! Cứ lên mạng là biết, cứ vào facebook là thấy. Có “hot news” nào là đủ thứ comments. Không cần tìm hiểu sự thật ra sao, cứ “chửi” đã! Càng cay chua càng đã! Họ thích lên án hơn là tha thứ, thích nhốt người khác trong quá khứ hơn là mở cho người khác cánh cửa đi tới tương lai.

Có điều rất lạ, khi kể chuyện về người nữ ngoại tình, thánh Gioan ghi nhận rằng khi nghe Chúa Giêsu nói “Ai trong các ông sạch tội thì lấy đá mà ném trước đi”, họ bỏ đi hết, “bắt đầu từ những người lớn tuổi” (Ga 8,8). Cái lạ là Đấng chí thánh, Đấng không hề phạm tội, thì không lên án nhưng chỉ tha thứ, còn kẻ tội lỗi lại thích lên án. Ngày nay cũng thế thôi. Hình như có thứ tâm lý bù trừ ở đây. Bản thân tội lỗi đầm đìa nhưng thích xoi mói và lên án người khác để tỏ ra rằng mình tốt lành. Còn người đạo đức thật sự lại rộng lòng cảm thông và tha thứ. Đức Giáo hoàng Phanxicô chia sẻ rằng mỗi khi đến thăm các tù nhân, ngài hay tự hỏi: nếu tôi ở trong hoàn cảnh của họ, tôi có tốt hơn họ không hay còn tệ hơn thế? Lại chẳng đáng cho chúng ta cân nhắc khi ngồi trước bàn phím sao?

Kết luận: Tâm thế hy vọng giúp ta khám phá những điều tích cực hơn là tiêu cực, quảng đại với tha nhân hơn là chật hẹp, nhờ đó trở thành người loan báo Tin Mừng hơn là tin dữ, tin vui hơn là tin buồn, qua bài viết, comments, hình ảnh đưa lên trên internet. Hãy bước vào thế giới kỹ thuật số với tâm thế hy vọng và trở thành người loan báo Tin Mừng.

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Nguồn: 

http://hdgmvietnam.org/truyen-thong-voi-tam-the-hy-vong/8855.63.8.aspx

Vĩnh biệt kinh tế mới

 Bài tuy cũ ,đọc lại vẫn thấy đau lòng, không thể tưởng tượng được cái khổ của người miền Nam sau 30-4-75. 

Xin mời  

Vĩnh biệt kinh tế mới

I.  Có lẽ mẹ con chúng tôi là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong những đợt đầu tiên, và cũng có thể chúng tôi là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong các đợt sau cùng. 

Vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, Ba mẹ và bảy anh em chúng tôi, lớn nhất là tôi mười bốn tuổi và bé nhất thì chưa đầy một tuổi, bồng bế, cột dính vào nhau hòa theo đoàn người xe hỗn loạn trên quốc lộ 1 chạy vào Sài Gòn. Đến Cam Ranh, giữa rừng người chen lấn chúng tôi leo lên được một tàu nhỏ của Nhật trong tiếng kêu la, khóc thét, trong tiếng súng gần của lính VNCH, tiếng súng xa của bộ đội Cộng Sản. Tàunày chuyển chúng tôi ra Hạm Đội 7. Vào đến Sài Gòn nhưng không được cập bến nên chuyển hướng ra đảo Phú Quốc. Từđảo ba tôi liên lạc xin vào nhận nhiệm sở mới ở Sài Gòn qua đường Cần Thơ. 

Ba tôi loay hoay chạy quanh giữa một Sài Gòn hỗn loạn. Cho đến lúc Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì gia đình chúng tôi lạc mất nhau. Phải mấy ngày sau chúng tôi mới gặp lại nhau. Chúng tôi vào tá túc nhà của một người đã chạy ra nước ngoài trong khu gia binh. Một thời gian sau, ba tôi bị đi tù “Cải Tạo” biệt tích. Mẹ và bảy anh em chúng tôi bơ vơgiữa Sài Gòn xa lạ với hai bàn tay trắng, không có một đồng bạc hay một miếng “mẻ” vàng, theo cách nói của mẹ tôi. Chúng tôi phải đi xin ăn, tôi mắc cỡ nên đi cách xa các em tôi một quãng, đợi các em tôi xin xong thì dắt các em về”. Trong thời gian này, mẹ tôi rất hoang mang lo sợ, gầy xộc hẳn đi. Mẹ con chúng tôi mang đầy ghẻ chóc “bộ đội”, sống không bữa no, chẳng biết làm gì, không tiền không biết đi đâu về đâu. Tối đến mấy mẹcon ôm nhau khóc sướt mướt. Đã vậy vào một buổi sáng, một đoàn bộ đội tiến đến tiếp thu nhà, đuổi mấy mẹ con ra đường. Chúng tôi sống lang thang, đứa xin ăn, đứa nhận bánh bán trảtiền sau. 

Khi chính quyền Cộng Sản lập danh sách đi Kinh Tế Mới trong khu gia binh, chúng tôi là những người thuộc diện đi đầu tiên bởi vì chúng tôi không nhà, không hộ khẩu. Nghe Cán Bộ nói cho nhà, cho đất lại còn cấp cho sáu tháng gạo nữa. Vì vậy, chúng tôi có lẽ là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong những đợt đầu tiên của cuộc đời mới. 

Ngày lên đường, một hàng xe dài chờ mọi người chất đồ đạc lên xe. Ai cũng tất bật, kẻ khiên người vác, nào là bàn ghế, giường tủ, chén bát và hàng hàng trăm thứ lỉnh kỉnh. Riêng mấy mẹ con chúng tôi chỉ vài túi vải đựng áo quần và đôi cái nồi đen đúa. Đặt biệt là có tấm ván ép mỏng bề mặt bằng khoảng một giường nhỏ, của ai vất bên đường mà mẹ tôi nhặt đem theo đểlàm giường ngủ. 

Đoàn xe lên đến Bình Long, rời đường nhựa len vào dưới tàng cây rậm rạp của rừng cao su bạt ngàn. Qua khỏi rừng cao su đến cánh rừng tre nứa âm u. Để mấy chục gia đình xuống giữa mấy dãy nhà nhỏ lợp tôn, chung quanh không có vách, rồi đoàn xe lăn bánh chạy mất hút. 

Chúng tôi được cấp dao chặt cây, cuốc cào và mấy chục ký gạo.Nhận được nhà, mẹ con đem áo quần, nồi niêu vào, đặt tấm ván ép giữa nhà. Ăn xong bữa cơm muối thì trời sập tối, sương mù bao quanh. Mấy mẹ con chùm chăn nằm sắp hàng trên tấm ván, ngủ đêm đầu tiên trên vùng Kinh Tế Mới. Càng về khuya càng nhiều sương lạnh bao phủ. Tiếng côn trùng rỉ rả, tiếng Nai Mang kêu thất thanh trong rừng, lạo xạo tiếng thú ăn đêm quanh nhà, tiếng nghiến rít của rừng tre gìa kèn kẹt. Chúng tôi lo sợ chập chờn ngủ trong tiếng thì thào của đêm đen. Sáng ra người mấy mẹ con loang lổ ướt lạnh, phần vì sương đêm, phần vì các em nhỏ của tôi đái dầm chảy dài trên tấm ván ép. 

Những ngày sau, mẹ và tôi dùng cuốc và dao để phát quang những đám cây khoai Mài, khoai Nần, cỏ dại loang lỗ hố quanh nhà. Chúng tôi phát hiện nhiều rào que thấp cắm chung quanh một cái cọc, có tấm ván nhỏ vẽ hình sọ người với một chữ“Mìn” lẫn lộn trong cây cỏ dại. Có nhiều nơi chỉ còn có cái que nhỏ cắm bên cạnh một khối thép hoen rỉ nửa chìm nửa nổi. Mẹtôi vội kêu tất cả anh em chúng tôi lại, cấm chúng tôi bước ra các đám cây cỏ, chỉ được đi trên những đường mòn nhỏ.Những ngày kế tiếp mấy mẹ con ở trong nhà không dám bước ra ngoài. Mẹ tôi ngồi hàng giờ, ngày qua ngày nhìn sâu vào rừng không nói năng, đôi lúc nước mắt mẹ chảy dài. Anh em chúng tôi ít cười nói ồn ào vì sợ mẹ la, đôi lúc chúng tôi cũng khóc theo mẹ.

Vài người gan dạ vào rừng hái măng rau về ăn, rồi càng lúc càng đông người đi. Chúng tôi thì chỉ cơm canh muối, rồi cũng không chịu nỗi mẹ gởi tôi và em gái kế cho một người nhà bên cạnh theo họ đi lấy măng, hái rau. Sáng sớm tôi cầm dao, em gái tôi cầm 1 cái bao tời nhỏ, đi theo người đàn ông hàng xóm vào rừng. Trong rừng có rất nhiều măng, mọc giữa những bụi tre, Lồ-Ô to lớn san sát che kín mặt trời. Có những cây tre cao vút, lại có nhiều cây nghiêng ngả ngang dọc la đà đủ các tầm cao thấp. Nhiều cây nằm dài trên mặt đất, cho nên rất khó đi đứng và khó mà lấy được măng. Chúng tôi chui bò vào những bụi tre rậm rạp cố len lỏi để gai tre khỏi cào vào tay vào mặt bẻ những búp măng to dài. Có lẽ người hàng xóm và anh em tôi qúa mải mê tìm măng, nên đã thất lạc 
nhau. Hai anh em tôi sợ qúa, kêu la vang rừng nhưng không có ai trả lời. Chúng tôi vừa đi vừa khóc, phần sợ thú dữ phần sợtrời sắp tối. Tôi quyết định bỏ bớt măng lại cho nhẹ và đi nhưchạy về hướng ngược lại của mặt trời lặn, vì buổi sáng chúng tôi vào rừng với mặt trời mọc sau lưng. Hai anh em vừa chạy vừa khóc, chạy riết không biết bao lâu. Trời nhá nhem tối thì chúng tôi nghe tiếng mẹ tôi xa xa Chúng tôi chạy đến gần thì thấy mẹđứng sau nhà, day mặt lên trời hướng về đám rừng khóc la, kêu hú như điên dại. Gặp chúng tôi mẹ đánh hai anh em tôi túi bụi, khóc cười nước mắt ướt dầm dề. 

Tối đó chúng tôi được ăn một bữa cơm ngon gồm có canh măng và măng kho. Mẹ gầy nhỏ, tóc tai rối bời ngồi suốt đêm nhìn chúng tôi ngủ. Sáng ra khi mặt trời chưa mọc, ánh sáng lẫn lộn sương mai. Mẹ thức chúng tôi dậy, tôi thấy áo quần và gạo đã được chia đều ra từng bao nhỏ, những cái nồi cũng đã được bỏ vào bao cẩn thận. Mẹ phân công tôi dắt ba em, hai trai một gái đi trước. Còn mẹ thì dắt ba em gái nhỏ đi sau, cách chúng tôi một quãng độ hai ba trăm mét. Mẹ dặn nếu có ai hỏi thì bảo rằng về thăm ngoại, và cho một em chạy lui báo cho mẹ biết, đểmẹ trốn vào ven rừng hai bên đường. 

Hồi hộp, sợ hãi chúng tôi bước những bước nhanh trên thảm láẩm ướt. Nhiều thú nhỏ ăn đêm nhìn chúng tôi một thoáng, rồi lủi nhanh vào bóng tối. Mỗi lần mệt, chúng tôi trốn vào những bụi cây để nghỉ. Chúng tôi nghỉ rất nhiều lần bởi vì phải thay phiên nhau cõng các em nhỏ. Với nhiều lần nghỉ như vậy, chúng tôi vượt qua rừng dày, rừng thưa và rừng cao su. Thỉnh thoảng vài người bắt gặp chúng tôi, họ ngạc nhiên khi thấy bầy trẻchúng tôi nhớn nhác đi như chạy. 

Nhưng họ cũng không kêu gọi hay hỏi han gì. Chiều đến chúng tôi ra đến đường lộ. Một xe tải cho qúa giang về thị trấn và đêm đó chúng tôi ngủ ở bến xe.Trời sáng, mẹ bán ít gạo đón xe vềSài Gòn. Lang thang ở Sài Gòn mấy ngày, mẹ tôi gặp người quen cho biết cả ông bà nội, ông bà ngoại đều đã về mua đất ởhai làng quê hẻo lánh nằm giữa Cam Ranh và Nha Trang để làm nông. 

Mẹ xin một xe khách trả ít tiền để về Cam Ranh. Trên xe chỉ có mẹ tôi là được ngồi trên ghế bồng em gái út, còn chúng tôi thì ngồi dưới sàn xe. Đứa đằng trước, đứa đằng sau, ngồi lẫn lộn với hàng hóa, vịt gà rồi ngủ gà ngủ gật. Đến Cam Ranh, chúng tôi thức giấc lục tục xuống xe. Khi xe đã chạy xa, mẹ phát hiện thấy thiếu mất một đứa em trai. Mẹ khóc thét lên, rồi bỏ chúng tôi ngơ ngác chạy về hướng xe đã khuất, vừa chạy vừa vò đầu bức áo khóc la thảm thiết. Chúng tôi tay dắt nhau, tay xách đồ, bồng bế lếch thếch chạy theo mẹ và cũng đua nhau khóc la thảm thiết không kém. Trời xập tối không một bóng người, không còn thấy bóng dáng mẹ, chúng tôi chạy mệt, khóc khản tiếng đành ngồi bệt bên vệ đường. Một lúc sau mẹ quay lại không nói năng, mắt đỏ hoe bồng bé út dắt chúng tôi bỏ đường quốc lộ đi về hướng ngọn núi xa mờ.Vượt qua mười mấy cây sốđường đất dưới trời đêm, mẹ con tìm đến được nhà ông bà ngoại. 

Ông bà ngoại tôi có tới mười sáu người con, mẹ tôi là con gái đầu và rất nhiều cậu dì nhỏ tuổi hơn cả chúng tôi. Có điều đặt biệt là cả mười sáu người con đều không mất người nào. Gặp lại ông bà ngoại cùng các cậu dì, mẹ tôi khóc òa kể lể về chuyện lạc mất một đứa con trong khi về đây và cứ nhắc đi nhắc lại rằng sợkhi ba tôi về sẽ trách mẹ. Những ngày kế mẹ tôi cứ khóc ngày khóc đêm, hết nắm tay người này lại đấm lưng người khác trong nhà van xin hãy đi tìm dùm em tôi. Ông bà ngoại cùng các cậu dì rất là khổ sở vì biết bao nhiêu là mối lo. Nào là vấn đề hộkhẩu, công an, du kích hết rình mò lại hạch hỏi tạm trú tạm vắng, nào là không biết lấy gì để ăn. Nhà ông bà ngoại đã đông nay lại thêm bảy tám mẹ con chúng tôi nữa. Cơm gạo đối với chúng tôi hầu như chỉ còn thấy trong cơn mơ những lúc ngủ. Chúng tôi ăn hết Sắn khoai trong nhà ăn ra Sắn khoai ngoài vườn. Ăn cả rễ lá khoai Sắn, rồi ăn luôn rễ chuối, thân cây chuối. Món thường ăn nhất là canh lá khoai Lang cắt nhỏ hòa với bột Sắn. Ông bà ngoại buồn lo, đâm gắt gỏng khi thấy mẹtôi khóc suốt ngày suốt đêm. Còn các cậu dì thấy mẹ tôi đâu thìtránh đó, vì sợ mẹ tôi bắt đi tìm kiếm em tôi. Nếu mà nắm được ai, mẹ khóc lóc van xin đi kiếm em tôi, người đó cứ đi một vòng ra khỏi nhà, rồi về nói là không tìm thấy. 

Trong nhà ông bà ngoại lúc đó, có một ông Dượng chồng của dì tôi là một lính Không Quân VNCH rất cao lớn, cũng về tá túc ởđây. Dượng thấy mẹ tôi ngày nào cũng khóc lóc thẫn thờ, bèn khăn gói áo quần, khoai sắn làm lương thực, dắt xe đạp đi kiếm em tôi. Dượng đạp xe theo quốc lộ 1 dọ hỏi dọc đường. Vượt mấy chục cây số ra tới Nha Trang, mà vẫn không có tin tức gì về đứa em thất lạc. 

Dượng la cà ở bến xe Nha Trang thì có người cho hay rằng, trước đây có thấy một bé trai độ bảy tám tuổi ngủ quên trên xe đò, khóc dữ lắm. Chủ xe bèn giao cho một đoàn bộ đội đang trên đường đi, nghe đâu đóng quân ở Tuy Hòa chuẩn bị ra Bắc. Biết đúng là cháu mình, dượng tức tốc đạp xe ra Tuy Hòa cách Nha Trang mấy chục cây số. Đến Tuy Hòa, lần tìm được chỗ bộđội đóng quân, dượng vào trình bày hoàn cảnh của mẹ con chúng tôi. Bộ đội xác nhận là có nuôi một đứa trẻ thất lạc và cho em tôi ra nhận diện. Sau khi em tôi được hỏi và nhận đúng là người nhà thì bộ đội cho dượng đem em về. Sau mấy ngày tìm kiếm, dượng và em tôi về đến nhà khi mấy mẹ con đang mót khoai ngoài vườn. Nghe tin đã tìm lại được em về, mẹ tung rổ rễkhoai chạy băng băng như cắt qua các luống đất gập ghềnh, vừa chạy lại vừa khóc. 

Từ khi tìm được em tôi mẹ hết khóc, cả nhà ai cũng mừng. Nhưng chỉ được một hôm cả nhà lại buồn lo cho miếng ăn hàng ngày. Mẹ hết suy lại tính, không muốn dành ăn của các em nhỏ. Nên mẹ quyết định chúng tôi sẽ ra đi, dù rằng không biết đi đâu Lần lừa mãi rồi cũng phải khăn áo ra đi. Ngày chia tay, ông bà ngoại cùng các cậu dì cho mẹ con chúng một bịch khoai khô, kèm theo thật nhiều nước mắt. 

Ra khỏi nhà ông bà ngoại, chúng tôi lếch thếch cùng mẹ dọc theo đường đất bụi bặm. Trời nắng gắt, mồ hôi nhớt nhác, ghẻlở ngứa ngáy, gãi đến chảy máu đỏ dính loang lổ áo quần như là có hoa. Chân bỏng rát, đầu thì ghẻ chí ngứa ran, các em gái tôi phải cạo đầu cho hết chí Chúng tôi ngồi nghỉ bên vệ đường nhưkẻ ăn xin. Hết mệt lại đi, chúng tôi tìm về được nhà ông bà nội trời vừa tối. Dưới ngọn đèn dầu tù mù, mẹ khóc lóc kể lể trước vẻ mặt cố dửng dưng của ông bà nội. Còn cô tôi thì tránh xa chúng tôi, ngồi khuất lờ mờ trên giường, hình như sợ đám ghẻtrên người chúng tôi vậy. Tối đó mấy mẹ con ngủ dưới đất một giấc say sưa vì mệt. Hôm sau chúng tôi được ăn một bữa no, ông bà nội cho mẹ con ít tiền. Ông nói ông không nuôi nổi thân ông làm sao nuôi một mẹ bảy con chúng tôi được. Ông bà nội tôi có sáu người con, bốn trai hai gái, ba tôi là con trai đầu. Ba tôi và chú kế là sĩ quan An Ninh Quân Đội VNCH, còn hai chú sau là Cảnh Sát. Có điều lạ là bốn người con trai của ông bà nội tôi không ai có một căn nhà riêng cả. Mẹ tôi nhiều lần nhắc ba tôi kiếm một căn nhà để ở và cũng là để dành cho con cái, nhưng ba tôi luôn phất tay nói “Đời còn dài”. Hai chú nhỏ sau là cảnh sát nhưng làm việc đâu ở Dakto, Dakbek gì đó. Ba tôi và chú kế thì hết việc trong sở, lại lo điều tra chống tham nhũng. Chống tham nhũng được gì đâu không biết, chứ mỗi lần moi ra một vụ là mỗi lần gia đình tôi lại theo ba tôi bị chuyển đi Tỉnh khác, Vùng khác. Có lần còn ở tù, có lần sém chết phải tự xin thuyên chuyển đi nơi khác. Vì vậy gia đình tôi hết ở khu gia binh, khu sĩ quan hay ở hẳn trong sở, nhưng nhiều nhất là ở nhà thuê. Ba năm cuối trước ngày 30 tháng 4 ba tôi bị chuyển vềNinh Hòa, nhưng ở nhà thuê gần một chợ quê. 

Từ giã nhà ông bà nội, mẹ con chúng tôi ra đi mà chẳng biết đi đâu. Lang thang mấy ngày, mẹ con về đến nhà ông bà ngoại. Lần này gặp lại nhau ai cũng khóc, nhưng ít nước mắt hơn. Được ít hôm ông bà ngoại lại cho khoai sắn khô, để làm luơng thực đi đường. Và lần chia tay ra đi này, mẹ con chúng tôi biết rằng sẽ khó quay trở lại. 

Mẹ tôi quyết định trở về vùng Kimh Tế Mới Bình Long. Chúng tôi đi ra ga xe lửa, vô tới Sài Gòn mẹ đổi ý. Chúng tôi không đi đâu chỉ ở trong sân ga, rồi lên tàu về Nha Trang. Tàu đến Nha Trang không có nơi để về, nên lại đi vô Sài Gòn. Cứ thế, hết đón tàu đi vô rồi lại đón tàu đi ra. Chúng tôi như những người sống trên tàu vậy. Một hai lần đầu nhân viên trên tàu còn hỏi vé đuổi xuống. Sau thấy hoàn cảnh của mẹ con chúng tôi, lại thấy mẹ con ngồi lì dưới sàn tàu, đói rách ghẻ lở nên họ lơ đi. Thỉnh thoảng có người cho đồ ăn, có người cho tiền. Không như các em tôi ôm nhau ngủ trong tiếng sập sình như bầy chó con. Tôi ngồi cách xa mẹ và các em làm như một người xa lạ. Nhưng nhìn cách ăn mặc, bộ dạng tôi ai cũng biết tôi ở trong đám ăn xin đó. 

Có một lần mẹ con xuống ga Tháp Chàm ở Phan Rang, đi vào trong thành phố xin ăn. Đi suốt ngày không được gì, anh em chúng tôi đói lả khóc rinh rích. Bụng tôi đau âm ỉ từng cơn, bao tử lép kẹp như dính vào xương. Nhưng tôi vẫn phải cõng em trên lưng, chân ê ẩm bỏng rát chỉ mong được nằm lăn ra đất. Trời đêm nhiều sao, mấy mẹ con nằm trên một sạp gỗ trong chợ vắng vẻ. Các em tôi đói, khóc mệt, ngủ vùi miệng nhai nhóp nhép. Kê một cục gạch trên đầu, nghe tiếng lạch bạch của một mái tôn, tiếng ồng ộc trong bụng, mấy ngụm nước lạnh không làm no, tôi không ngủ được. Một người đàn ông trung niên áo quần lôi thôi lếch thếch, tò mò nhìn mấy mẹ con rồi tiến đến hỏi chuyện mẹ tôi. Nghe mẹ kể hoàn cảnh, ông ta bảo mẹ thức anh em tôi dậy theo ông đi đến một gánh 
cháo gà. Ông ta mua cho mỗi người một tô cháo trắng. Tuy không có thịt gà, nhưng mùi thịt và mỡ gà làm chúng tôi không thể ăn chậm được, vèo một cái là hết sạch. Mẹ tôi thì vẫn ăn cái cách chậm rãi của mẹ, thấy các em ăn xong mẹ chia cho các em mỗi đứa một ít. Trả tiền xong, người đàn ông nọ dắt mẹ con tôi về lại sạp chợ ban nãy. Ông ta nói mẹ theo ông vào trong này chút xíu để ông ta cho tiền. Vào sâu giữa chợ hoang vắng, mù mờ, tôi thấy ông ta tay ôm, tay cầm lấy tay mẹ dằng co. Tôi vội chạy vào, đến gần tôi nghe tiếng mẹ tôi khóc năn nỉ, lưng gập lại dật tay ra, miệng nói “không! không! xin ông”. Còn ông ta nói rít nho nhỏ trong cổ họng “trả tiền cháo lại”. Tôi chạy đến đứng giữa nhìn thẳng vào mặt ông ta, sợ qúa hai tay hai chân tôi cứ run lên bần bật không nói được gì. Ông ta cũng không nói, nhìn tôi trừng trừng như đánh gía một cái gì đó. Mẹ tôi nói trong nước mắt “Cám ơn bác đã cho ăn cháo đi con”. Tôi lí nhí cám ơn. Rồi hai mẹ con đi như chạy về thức các em dậy, chúng tôi dắt díu chạy vội ra ga xe lửa. Tim đập thình thịch tôi quay lại, vẫn thấy bóng đen của người đàn ông nhìn theo chúng tôi. 

Không thể cứ lang thang hoài được. Mẹ đem chúng tôi về cái làng nơi ở trước ngày chạy giặc. Ở đây hầu như mọi người đều biết mặt nhau. Nên nhiều người vừa ngạc nhiên vừa tò mò nhìn bà vợ sĩ quan và đoàn con tàn tạ đi qua đi lại nơi ở cũ. Nuốt tủi nhục mẹ con đi vào căn nhà thuê thủa nào, gặp một người đàn bà lạ từ trong nhà đi ra. Bà ta cho biết là đang mướn căn nhà này. Nhìn vào trong, tôi thấy đôi ba vật dụng của nhà tôi xưa kia. Mẹ tôi muốn xin lại ít vật dụng, nhưng bà ta lắc đầu không biết chúng tôi là ai rồi đóng cửa lại. Chúng tôi sang nhà bà cô họcủa ba tôi xin ở nhờ vài hôm, nhưng vợ chồng con cái bà cô họkhông cho. Năn nỉ thật lâu, họ chỉ cho ở trước hiên nhà. Tất cảđồ đạc của nhà tôi trước kia hầu như là đã được khuân về đây. Mẹ xin họ thương tình cho lại ít đồ đạc để bán nuôi con, nhưng hai vợ chồng lắc đầu nói gì tôi không muốn nhớ. Nhìn vào trong nhà họ, tôi thấy hàng giầy dép của ba mẹ, của chúng tôi sắp thẳng tắp, trong khi chúng tôi đi chân đất. Mẹ xin cô dượng cho mỗi đứa chúng tôi một đôi nhưng họ cũng không cho. Trước đây cô dượng vẫn cậy quyền của ba tôi, vừa được ba tôi giúp thật nhiều, đổi đời lòng người cũng đổi thay. Mẹ giận qúa không thèm ở nhờ trước hiên nhà họ, đem chúng tôi ra ngủngoài các sạp chợ. Chợ làng này nhóm vào mờ mờ sáng và tanvào lúc một hai giờ chiều. Lúc đó chợ vắng, chỉ còn người quét chợ và chúng tôi. Tất cả các sạp ở chợ này chỉ có mái lợp bằng tôn hoặc bằng tranh. Riêng ở giữa chợ có một cái Ki-ôt bàn hàng vuông vít mỗi bề ba mét là có vách tường, không cửa sổ, chỉ độc một cái cửa nhỏ ra vào. Người chủ không dùng tới, thấy mẹ con tôi đêm đêm ngủ trống trải nên cho mấy mẹ con vào ởnhờ. 

Nơi ở đã có, nhưng lấy gì để sống. Mẹ tôi đi mua chịu chuối xanh về dấu chín đem bán, hoặc luộc lên cắt thành từng chùm ba hoặc bốn qủa mà bán. Rồi mẹ lại còn mua thêm mía cắt thành từng khúc ngắn bán cho con nít. Thật là kỳ lạ, đây là thôn quê vậy mà bán rất chạy. Sau buổi chợ, mẹ quay lại nghề mà mười mấy năm trước khi lấy ba tôi, là đi đến các tiệm may nhận may thuê. Tôi và các em đi lượm mót củi ở trong một nghĩa địa gần đó để nấu ăn. Tối đến trên chiếc chiếu lớn lấm tấm cáu và máu, chúng tôi nằm ngủ ngang dọc. Cánh cửa luôn mở rộng vì hơi người chật chội, vì mùi chuối ủ rơm bốc lên hầm hập, mùi máu ghẻ tanh tanh, mùi nước tiểu đái dầm khai nồng của các em nhỏ, mùi cá thịt. Tôi không ngủ được, vì vậy tôi hay ôm tấm chăn ra ngủ ngoài các sạp gỗ. Trời mờ sáng, khi bắt đầu họp chợ là tôi lẩn ra nghĩa địa. Chờ cho đến khi chợ tan tôi mới về, vì tôi sợ những người đi chợ, sợ đám trẻ con sàng sàng ngang tuổi anh em chúng tôi, tò mò nhìn vào đám rách rưới bên trong Ki-ốt. Nhất là sợ những thằng bạn, những đứa con gái học cùng lớp với tôi trước đây. Thoáng một cái tôi không còn là tôi. 

Mẹ thấy tôi cứ ngoài nghĩa địa, ngoài rừng Đước bờ sông, bắtốc, hái củi trốn tránh người quen. Nên mới nhờ hai vợ chồng dì dượng em mẹ tôi, cho tôi theo làm than trên núi. Kể từ đó, tôi mới biết thế nào là lao động vất vả để kiếm miếng ăn. Dì dượng và tôi ở một cái chòi trên núi. Suốt ngày cưa chặt cây củi, khiêng vác, đào lò đốt than, gánh xuống núi bán. Cả người, tay chân tôi lúc nào cũng ê ẩm. Không ngày nào là không có thương tích,nhiều khi vết thương tay làm độc cương mủ cầm chén cơm, đôi đũa không nổi. 

Mấy tháng sau, mẹ nhắn tôi về để đi Kinh Tế Mới. Dân địa phương ở đây đã mấy đợt đi Kinh Tế Mới. Chính quyền thôn xã đã nhiều lần động viên, đe dọa nhiều tháng trời nhưng mẹ tôi cứlì ra không chịu đi. Họ phải đưa mẹ và một số người ngoan cốlên xem thử vùng Kinh Tế Mới. Thấy vùng này gần, người đông cũng không có đạn mìn thời chiến tranh còn sót lại, nên mẹ và mười mấy gia đình cuối cùng chấp nhận lên vùng Kinh Tế Mới này. 

Một con đường đất mới ủi chui sâu vào rừng rậm, là con đường bộ đội dùng để khai thác và chuyên chở gỗ về đồng bằng. Phái đoàn cán bộ bỏ mười mấy gia đình chúng tôi xuống giữa đường rừng. Họ đo bề ngang mỗi quãng 25 mét và chỉ vào rừng gìa âm u nói “Đây là đất thổ cư, đất trồng trọt hoa màu của đồng bào”. Và họ lên xe đi về. Mọi người chỉ còn biết lắc đầu kêu trời. 

Hồi trước đi Kinh Tế Mới ở Bình Long chúng tôi còn được cấp dao rựa, cào cuốc còn lần này họ chỉ phát gạo tùy theo đầu người mỗi tháng. Không biết mẹ tôi mua lại của ai được một cái rựa cùn. Hai mẹ con thay phiên nhau cực lực phát quang rừng gìa mà phải làm thật nhanh cho kịp với bà con hàng xóm đểcùng đốt rẫy một lần. Nói sao cho siết nỗi cực nhọc của hai mẹcon chân tay yếu ớt, cả đời chưa bao giờ biết khai hoang phát rẫy. Mười lăm ngày vớì nhiều mồ hôi nước mắt trộn lẫn máu mủ, tay chân phồng dộp. Sau khi ngọn lửa ngút trời thêu rụi rừng cây đổ nghiêng đổ ngã, chúng tôi có một mảnh đất. Mảnh đất phủ một màu tro than, ngoằn nghèo rễ cây, ngổn ngang cây đá, cùng những thân cây to đen không cháy hết. 

Tôi vẫn nhớ như in ngày mùa hè hôm đó. Giữa nắng trời gay gắt, mẹ và tôi chặt cây, gom củi chân bước ngập tro than hầm nóng, mặt mũi da thịt ướp dày tro đen. Gần chiều bỗng một cơn mưa dông bất thần, những hạt mưa rơi lụp bụp trên mặt thảm tro. Chung quanh bốc lên khói hơi của đất hoang, của rừng gìa, của tro than nồng nồng bịnh hoạn. Mẹ và tôi vội chạy về với các em, đang ở nhà một người lên đây trước, cho chúng tôi ở nhờ trong khi khai hoang làm nhà. Tối đó, mẹ tôi sốt nặng phải đem ra trạm xá. Trạm xá Kinh Tế Mới chỉ là một cái chòi lá vách ván, vài ba lọ thuốc đếm được, một cái giường và một bà mụ gìa được gọi là y tá. Sau khi chích thuốc, cho mẹ tôi uống thuốc, bà y tá nói mẹ tôi bị sốt rét vài ngày sẽ khỏi. Rồi bà ta đi về nhà ngủ. Chúng ngồi ngủ quanh mẹ trên giường. Người mẹhết nóng lại lạnh, nằm co quắp run cầm cập suốt đêm. Đó là hình ảnh cuối cùng mà tôi được nhìn thấy mẹ còn sống. Không như lời bà y tá đoán, mấy ngày sau bịnh tình mẹ tôi càng nặng phải chuyển lên bịnh viện Huyện. Tôi phải ở nhà giữ các em nhỏ, đứa em gái kế tôi đi theo chăm sóc mẹ. Ở bịnh viện Huyện mấy ngày, mẹ tôi được chuyển lên bịnh viện Tỉnh. Hai ngày sau, mẹ tôi cô đơn chết trong khi em gái tôi chạy ra ngoài pha nước sôi. Tính ra mẹ tôi đi Kinh Tế Mới lần này được một tháng. 

Được tin, ông bà nội ngoại vội mướn xe chở xác mẹ tôi về lo đám tang chôn cất vùng nhà ông bà ngoại, vì vùng Kinh Tế Mớiở đây chưa có nghĩa địa. Chúng tôi nheo nhóc về nhà ông bà ngoại, khóc lóc, bu quanh xác mẹ. Đám tang mẹ tôi không có gì cho người ta ăn uống. Trái lại bà con chòm xóm của ông bà ngoại người cho khoai, người cho sắn. Không có hòm, người ta cho mẹ tôi một tấm ván ép mỏng khoảng một phân, cưa ra đóng thành hòm. 

Ngày đưa xác mẹ ra nghĩa trang, chúng tôi đứa nào đứa nấy khăn tang trắng ố vàng dài qúa mông. Người ta khiêng hòm trên vai đi trên con đường gập ghềnh, quanh co ra nghĩa địa nằm cao trên một đồi núi cỏ cây lấp sấp cách xa mấy cây số. Chúng tôi đứa đằng trước, đứa đằng sau, có đứa đi cả dưới hòm của mẹ. Xác mẹ được đem chôn vào lòng đất lẫn hàng ngàn tiếng khóc, hàng ngàn nước mắt của anh em chúng tôi và cũng chôn luôn niềm an toàn được mẹ chở che. Ngay lúc mộ mẹ vừa đắp xong, thì sự cô đơn, nỗi lo sợ bất an bắt đầu lảng vảng chung quanh hay đâu đó trong lòng tôi. 

Lo xong cho người chết, nội ngoại hai bên họp bàn lo cho người sống là chúng tôi. Nội ngoại bàn chia anh em chúng tôi ra làm hai, một nửa sống với nội một nửa sống với ngoại. Hỏi ý tôi thế nào, tôi xin nội ngoại hai bên nuôi các em tôi, còn tôi xin được lên lại vùng đất Kinh Tế Mới. Nơi mảnh đất mà mẹ tôi đã bỏ mạng sống. Các em đều đòi đi theo tôi, cuối cùng anh em tôi đành phải chia ba. 

Tôi cùng hai em, một trai một gái lên lại vùng Kinh Tế Mới. Chúng tôi vào rừng đào củ, hái rau để ăn. Vào rừng chặt cây, chặt củi. Vào rừng cắt Tranh để dành làm nhà. Nói là nhà chứthật ra ngày ông nội, ông ngoại lên giúp chúng dựng nhà mấy ngày, chỉ dựng được cái chòi Tranh cao vuông vứt bốn mét xoay lưng về hướng núi rừng. Và nhà chỉ có một vách mặt trước, vì hết Tranh. Xong việc hai ông nội ngoại ra về. 

Đêm đầu tiên trong căn nhà đầu tiên của anh em mồ côi chúng tôi, ba anh em tôi ngủ không được yên giấc. Trời tối đen dày đặc Mưa không buồn nhưng mưa ầm nước ào, trĩu nặng mái Tranh như muốn đè bẹp căn nhà. Gío hú, gío thốc từ sau hướng không có vách che, mang theo mưa bay vào làm tắt đống lửa giữa nhà. Ba anh em ôm nilon, chăn mền chạy ra đứng trước mái hiên ngủgật gà. Như trêu ngươi, gío trở chiều, anh em lại vội khăn gói chạy vào trong nhà. Và cứ chạy ra hàng hiên ngủ một chốc, lại chạy vào nhà mơ một lát. Vài lần như vậy người cả ba anh em nửa ướt nửa khô. 

Đến nửa đêm, mưa tạnh gío êm. Tiếng côn trùng chui ra từsũng đất râm ran. Đom đóm xanh xao vật vờ quanh quẩn. Xa xa ngọn núi sau nhà, ẩn hiện những cặp mắt lúc xanh biếc, lúc rực đỏ. Tiếng con gì bay ngang quẹt phải mái Tranh, luống cuống một chốc rồi bay mất hút vào bóng đêm. Hai em lăn ra ngủ vùi, tôi bó gối nhìn vào rừng đêm mịt mùng, lo lắng sợ hãi. Nỗi sợlúc mơ hồ, lúc hiển hiện bao quanh. Suy nghĩ mung lung, bỗng nhiên thấy thời gian, không gian như lập lại. Cũng tiếng Nai Mang thất thanh trong đêm tối, tiếng côn trùng ỉ ôi, tiếng sột soạt thú rừng kiếm ăn, tiếng tranh giành sự sống của đêm nào trên vùng Kinh Tế Mới Bình Long. Nhưng cuộc sống và con người thì đã đổi thay. 

Qua mấy mùa mưa nắng. Chúng tôi kiếm ăn như thú rừng, chân tay mọc thêm u nần. Dân số của vùng Kinh Tế Mới vơi dần. Riêng xóm chúng tôi, có đêm ngủ thức dậy thấy biến mất cảmột gia đình. Có gia đình mười người, bỗng một hôm nhân khẩu chỉ còn có năm, rồi hai, cuối cùng không còn ai. Có nhà thì ban ngày ban mặt, mướn xe tải rộn ràng dọn đồ đạc lên xe, chưa hết lời chia tay, quay qua ngoảnh lại thì thấy nhà đã thành nhà hoang. Những căn nhà dọc theo hai bên con đường xưa rộn tiếng người, gìơ vắng vẻ, chỉ còn mỗi túp lều của ba anh em chúng tôi. Những căn nhà không người chăm sóc, mưa nắng, gío bão sụp đổ mau lẹ. Có căn mục nát, rồi đổ ầm xuống một cái thế là xong. Có căn tung vách, tróc nốc chỉa những cái cột siêu vẹo lên trời. Có căn chỉ còn chơ vơ bốn vách để bầy Sóc, bầy Thỏ đôi lúc chạy đùa bên trong. 

Qua mấy mùa nắng mưa. Chúng tôi sống như Kinh nhưThượng, áo quần mục dần theo thời gian. Màu xanh của cây rừng phủ chụp, lan nhanh trên những vườn tược, trên những căn nhà sụp đổ hoang tàn. Con đường đất rộng lớn xưa nhiều xe cộ qua lại, thưa dần rồi dứt hẳn. Cây cỏ đua chen mọc lên, biến nó trở nên con đường mòn nhỏ cho người dân tộc đi qua. Anh em chúng tôi cố gắng giữ mảnh đất của mẹ cho khỏi rừng xanh bao phủ. Chúng tôi đã gĩư được mảnh đất khỏi màu xanh rừng rú, nhưng đã lạc mất tuổi thơ, tuổi xuân xanh nơi núi rừng vùng Kinh Tế Mới này.

  1. Anh em chúng tôi ít khi nghĩ đến ngày, tháng, năm. Nhưng thời gian vẫn vun vút trôi qua. Chúng tôi thêm tuổi, cây rừng thêm lá, kinh tế mớithêm nhà hoang.

 

 
Nhà tôi

Các em thêm tuổi thì chỉ muốn về sống chung với tôi, anh em xum vầy dù đói khổ. Thêm tuổi nhưng chúng tôi vẫn khù khờ hơn những đứa cùng trang lứa. Thỉnh thoảng chúng tôi đốn củi, chẻ tre vác xuống phố bán để mua thực phẩm. Một tuần đôi lần, chúng tôi cầm đèn dầu xuống trường học của kinh tế mới để học bổ túc văn hóa vào ban đêm. Hoặc xuống họp nông hội, tuy nhỏ nhưng tôi không vào đoàn thể thanh thiếu niên của “Bác”, bởi vì tôi là chủ hộ. Những lần đi học như vậy, bọn trẻ tuy có đứa cũng làm bạn với chúng tôi, nhưng đa số là chọc ghẹo, ăn hiếp chúng tôi. Người lớn thì nhìn chúng tôi vừa tò mò vừa thương hại. Tôi thường tránh né những lời thương hại của họ, chúng làm tôi mặc cảm và thấy mình nhỏ bé. Mà mọi người cũng không thể nhìn khác được, bởi vì áo quần chúng tôi mặc không thể gọi là áo quần được. Chúng được vá víu vụng về, bất kể màu sắc, cũ hay mới, quần hay áo. Có khi tay áo vá vào ống quần, hay ngược lại ống quần bóp nhỏ biến thành tay áo. Ði đứng phải cẩn thận, nếu không muốn chúng rách tung ngoài đường.

Ðặc biệt đôi dép của tôi là khó làm cho mọì người nín cười được. Đó là một đôi dép nhựa đứt quai màu nâu, ai vất bỏ trong rừng. Nó to rộng quá nên tôi cắt gọt cho vừa. Vì dùng dao và bịgọt mất lớp nhựa láng bên ngoài nên trông rất nham nhở. Sau đó tôi khoét lỗ, lấy dây rừng sỏ làm quai dép, mỗi lần đứt quai lại lấy dây rừng xỏ lại. Vậy mà nó cũng theo tôi được mấy năm. Cũng vì áo, vì quần mà tôi bị mất mối tình đầu.

Ba nàng chết trận đã lâu, mẹ con nàng đơn chiếc đi kinh tế mới. Một hôm ba mẹ con nàng đi đốn củi, ghé vào nhà tôi xin nước uống. Thấy hoàn cảnh chúng tôi cũng đơn chiếc như nhà bà, nên mẹ nàng nói rảnh thì xuống nhà bà chơi cho đỡ buồn. Mới gặp nàng lần đầu, trong lòng tôi rộn ràng, vu vơ cảm giác thânquen như tìm lại được hạnh phúc thủa gia đình còn đông đủ. Cảm giác khó tả đó cứ dâng lên mỗi lần gặp nàng. Thường sau một ngày lao động, đám con trai, con gái mới lớn hay tụ tập lại nhà nàng chơi. Lần đầu mới tới nhà nàng tôi rất ngượng, sau cũng quen. Bọn con trai đàn ca, chọc cười, tán gái. Con gái thì viết thơ, coi bói, làm duyên. Tôi không nói gì với nàng nhiều, chỉ biết nhìn nàng và giúp mẹ nàng làm hết việc nhà. Mẹ nàng thường thưởng công và đãi chúng tôi món bánh tráng chấm mật đường. Từ đó tôi mê cả món mật đường của mẹ nàng và nàng. Tôi thường đến chơi, giúp cuốc đất trồng khoai, nhổ mì gọt sắn, việc lớn việc nhỏ trong nhà nàng đều có tay tôi dính vào. Tụi bạn có đứa chọc tôi “Việc nhà thì nhác việc cô bác thì siêng”. Ai cũng xem như tôi làm rể nhà nàng. Nhờ lì, ít nói, siêng làm nên nàng yêu tôi. Bọn con trai hết còn dám tán tỉnh nàng. Ði đâu tôi cũng hãnh diện, khoe khoang nàng là người yêu của tôi.

Mùa hè năm đó, chúng bạn rủ nhau đi tắm suối. Quần đùi bên trong của tôi rách quá, nên tôi về nhà lôi cái váy đầm học trò, đồviện trợ duy nhất còn sót lại, mới như chưa mặc một lần. Cái váy xếp ly đó, ngắn cách đầu gối một gang tay, bằng vải ca-tê mỏng màu xanh lá non, sọc trắng. Không biết tại sao chúng tôi có nó lâu rồi nhưng không mặc. Có lẽ kiểu cách của chiếc váy không phù hợp với dân lao động chúng tôi. Tôi xòe nó ra, đặt xếp đôi trên bàn, cắt một miếng hình tam giác dưới vạt, khâu lại thành cái đáy quần đùi. Xỏ hai chân vào cái quần đùi mới may, mang quần dài vào, tôi chạy lại nhà nàng cùng đám bạn đi tắm suối. Tới suối bọn con gái mặc luôn quần dài và cả áo mà tắm. Con trai chúng tôi thì ở trần, mặc quần đùi. Khi tôi cởi áo, quần dài ra thì cả bọn, trai lẫn gái đều sửng sốt, trợn mắt nhìn tôi chằm chằm. Tôi nhìn xuống chân. Trời ơi! Không như tôi nghĩ, nó không biến thành cái quần đùi, mà vẫn là cái váy xếp, xòe rộng lất phất trong gió. Ngượng quá tôi nhảy ùm xuống nước trong tiếng cười rộ của tụi bạn. Họa vô đơn chí. Nhảy xuống nước cái quần đùi của tôi bọc không khí vào trong, nổi phùng lên như một cái phao dù màu xanh bao bọc quanh tôi. Lũ bạn bò lăn ra cười. Ðiên tiết tôi đè cái “dù” xanh của tôi xuống, lặn một hơi thật xa không thèm tắm gần bọn chúng. Bơi mệt tụi nó lên bờ nằm nghỉ. Lò dò đi lên, nhìn xuống chân, tôi giật thót cảngười. Cái quần đùi của tôi ướt, mỏng dính, bó sát lấy thịt da như không mặc gì. Tôi vội ngồi thụp xuống nước. May quá chưa có đứa nào thấy. Nguyên ngày cho đến chiều, tôi ngâm mìnhdưới nước, không một lần lên bờ. Mặc cho tụi bạn kêu réo, xin lỗi, mặc cho nàng năn nỉ, tôi nhất định ngâm mình dưới nước. Trời chiều, không kiên nhẫn với tôi nữa, mấy đứa bạn bỏ vềhết. Chỉ còn mình nàng, nàng năn nỉ tôi đưa nàng về. Tôi vẫn không chịu lên bờ, giận tôi nàng đi về một mình. Cẩn thận nhìn quanh không còn ai, tôi đi lên bờ, chui vào bụi rậm vắt quần đùi cho khô, mặc quần dài vào rồi chạy một mạch về nhà.

 
Nàng

Về nhà buồn, mặc cảm. Nghĩ thân phận mồ côi nghèo hèn, thân mình còn lo còn không nổi, làm sao nghĩ đến lo cho nàng. Không thể giải thích cho nàng những điều khó nói, từ đó tôi không đến nhà nàng nữa. Gặp nàng xa xa, tôi tránh đi đường khác. Nếu không tránh được nàng, tôi làm mặt xa lạ như chưa bao giờ biết nhau. Năm sau, một gã thanh niên từ thành phố lên cưới nàng, đem cả gia đình nàng về thành phố. Từ đó không bao giờ tôi còn được găp lại nàng nữa.

Cuộc sống niềm vui thì ít, sự buồn thì nhiều. Cũng may, chúng tôi còn trẻ và không có nhiều giờ rãnh để buồn. Nhưng điều phiền phức thì khó có thể tránh né. Một trong những điều phiền phức đó là tôi không nhận ra được các em gái tôi đã lớn, đã thành thiếu nữ. Cho đến lúc thấy bọn con trai trong làng kéo đến nhà tôi chơi càng lúc càng đông, tôi mới biết. Ðó cũng là lúc tôi thấy trách nhiệm “Quyền huynh thế phụ” của mình nặng hơn cả trách nhiệm cơm gạo.

Ðiều phiền của tôi lúc đó là bọn công an, xã đội, du kích thôn xã. Mỗi tối chúng chia nhau đi tuần khắp làng, rồi trở về điểm hẹn tập trung là nhà tôi. Chắc vì nhà tôi không có người lớn. Chúng cứ gõ cửa xét nhà bất kể giờ giấc, bắt tôi thức dậy thắp đèn lên, chúng soi dọi đèn pin lên trần, dưới gầm, vào giường các em, bới móc thúng rỗ, nồi nêu, áo quần kể cả những miếng vải vụn của các em gái tôi chúng cũng không từ. Vừa lục soát như nhà không người, chúng vừa nói cười hô hố. Có nhiều đêm chúng ngồi trước sân nhà tôi, ăn uống cười nói oang oang, nồng nặc mùi rượu, hứng lên lại gõ cửa xét nhà.

Sợ nhất là mấy thằng say xỉn, phá làng phá xóm. Băng quậy phá toàn những đứa xưa chăn trâu xứ này. Lợi dụng chăn trâu, chúng bới cơm, đem thuốc nuôi cha ông, bà con của chúng là cán bộ, du kích trốn trong rừng. Bây giờ cha ông, bà con của chúng là Tỉnh Ủy, Huyện Ủy, Chủ Tịch, Công An, nhỏ nhất cũng Bí Thư Xã. Bọn chúng một chữ cũng không biết, không làm gì được, chỉ làm biếng nên suốt ngày rượu chè say sưa. Chuyện ăn hiếp người dân, phá làng phá xóm, muốn đánh ai thì đánh của chúng thì không sao kể hết được. Những ai không biết, nghe một hai chuyện của chúng thì đã khiếp, thấy đâu tránh đó. Một bận có nhóm bộ đội đóng quân khai thác gỗ gần làng, xuống làm quen con gái trong xóm. Nhóm bộ đội và tụi nó kình nhau, thấy bộ đội có súng nên chúng nhịn. Ðêm sau phụckích hai bộ đội trên đường về trại, chúng xông ra thủ sẵn tre vót nhọn đâm hai bộ đội chết tại chỗ. Cán bộ ở trên xuống bắt chúng về điều tra, mấy ngày sau thấy chúng về nhà phây phây, lại có thêm tiền nhậu lớn nữa. Từ đó chúng càng phá làng phá xóm hơn. Có lần sau khi nhậu say, chúng ra lịnh làm lễ “Tắt Ðèn”. Chẳng ai hiểu gì hết, sau mới biết là khi chúng đi đến xóm nào thì xóm đó phải tắt hết đèn, nếu nhà nào không tắt đèn, chúng sẽ xông vào đập phá nhà đó. Nhiều khi làm lụng ngoài nương rẩy về, vừa mới dọn cơm tối ra ăn, chưa kịp ăn mà nghe chúng đi ngoài đường gào lên “Tắt Ðèn!” thì phải tắt đèn ngay. Cũng may chúng chỉ làm lễ “Tắt Ðèn!”có vài lần thì chán không muốn chơi nữa.

 
Em tôi

Bọn chúng cũng đến nhà tán tỉnh, chọc ghẹo các em gái tôi thường. Chúng xin đưa em gái tôi đi chơi, tôi không chịu, tụi nó tức lắm nhưng vì đang tán em gái tôi nên chúng nhịn. Theo hoài không được, chúng nó rình sáng sớm em tôi gánh rau Lang ra chợ bán. Bọn nó bao vây định cưỡng ép, em tôi vất gánh rau chạy về được. Tôi làm đơn kiện ra xã, thì ủy ban xã chỉ gọi hai bên lên giải hòa rồi thôi. Từ đó chúng hay tới nhà tôi quậy phá luôn, có lần đập phá đồ đạc, còn hăm dọa đốt nhà. Ði trình báo công an, công an cũng không tới giải quyết. Một hôm chúng đến bao vây nhà, đòi tôi đi mua rượu cho chúng uống. Tôi ngồi trên giường trả lời không có tiền, thì tên đầu đàn cung tay đánh một cùi chỏ vào giữa mặt tôi. Tôi té lật ngang, tay ôm mặt, không đau nhưng tôi choáng váng khôngthấy gì một thoáng. Ðịnh thần trở lại, tôi thấy máu từ trong mũi mình chảy ra đỏ cả mặt cả áo. Các em tôi khóc la kêu cứu xóm làng. Tay ôm mặt tôi gượng ngồi dậy trên giường như không có gì xảy ra. Thằng đầu đàn lại hỏi “Mày có chịu đi mua rượu không?” Tôi lắc đầu. Nó nắm tay lại giơ lên cao đấm vào đầu tôi, tôi bật ngửa, trong đầu máu như sôi lên nóng ran. Lồm cồm ngồi dậy, máu trong mũi tôi lại chảy ra. Thấy tôi ngồi lên, nó lại hất hàm hỏi tiền, tôi lại trả lời không có tiền. Thực sự là chúng tôi không có tiền, nhưng nó tưởng tôi ngoan cố. Nó vung chân đạp thẳng vào bụng tôi, tôi nghe miệng tôi thoát ra một tiếng “Hự” khô khan, ruột như rách ra. Tôi đứng dậy, cố giữ hai chân cho vững, tay vịn vào thành giường. Nó bước lui một bước, trợn mắt nhìn, tôi nói, Nếu các anh không muốn chúng tôi sống ở đây, ngày mai chúng tôi sẽ khăn gói ra đi. Chúng nó chửi tôi thêm mấy câu tục tỉu nữa, rồi kéo nhau đi. Tôi nằm vật ra giường, thấy mình mẩy đau quá, nhất là cái mũi. Nhìn lên trần nhà, vừa đau vừa ức, nước mắt tôi chảy ra ròng ròng không cầm được. Tôi khóc như một đứa con nít. Không biết sao, từ đó chúng không quậy phá nhà tôi nữa.

Một trong những niềm vui hiếm hoi, nhưng to lớn của chúng tôi là nhận được thư của ba tôi báo tin còn sống. Ba tôi hiện đang “cải tạo” tại trại tù thuộc tỉnh Thanh Hóa tận ngoài Bắc. Trong thư ba viết vẫn khỏe, khuyên chúng tôi cố gắng sống chờ ba về, và nếu có thể thì đi thăm ba một chuyến, hoặc gởi ít quà cho ba. Ðọc thư ba chúng tôi mừng quá, cứ như người bơi kiệt sức thấy bến bờ. Chúng tôi liền viết thư cho ba, tha hồ trút hết buồn đau, côi cút. Tôi quyết định phải đi thăm ba tôi một lần, nhưng tiền đâu, quà thăm nuôi đâu mà đi. Chúng tôi trở lại nghề ăn xin. Ông bà ngoại cho một bao cát (loại bao dùng đựng cát, làm hầm chống bom đạn) khoai lang luộc, xắt lát phơi khô. Ông bà nội cho con chó giữ nhà, làm thịt, đem kho mặn để ăn cho được lâu. Ông nội cũng còn cho một xị rượu đế, bỏ ít rể cây vào rồi ghi bên ngoài chai là rượu thuốc trị đau lưng. Chúng tôi đi đến các nhà bà con, người quen hay các bạn cũ của ba tôi mà chúng tôi biết để xin tiền. Cuối cùng cũng gom được ba bao cát quà nhỏ và một ít tiền. Quà thì chỉ khoai khô, sắn bột, gạo rang, bánh tráng và ít đường cát. Nói chung chỉ toàn sản phẩm của thôn quê Tôi gánh hai bao, em gái tôi vác một bao cùng lên đường.

Ðường đi ra Bắc thăm cha thật gian nan không kể xiết. Trời lạnh, áo không đủ ấm, chúng tôi phải luôn quấn tấm nylon quanh mình, lúc đi cũng như khi ngủ. Chúng tôi hết đi tàu lửa, rồi đi xe hàng trăm cây số. Ði ghe qua sông, qua suối, lại đi bộhằng mấy chục cây số mới đến được trại tù heo hút. Dọc đường gặp những người cũng đi thăm tù, thuê người gánh hàng bao tải thực phẩm. Hai anh em tôi nhìn lại ba bao quà tí xíu của mình mà buồn. Cán bộ nói sẽ cho cha con ăn chung một bữa cơm. Chúng tôi vội thổi cơm, nấu đồ ăn dọn sẵn chờ ba chúng tôi ra ăn. Ba tôi mặc bộ đồ tù đi ra, phải một lúc chúng tôi mới nhận ra nhau, rồi cứ ngồi nghẹn ngào khóc suốt cả buổi thăm nuôi. Nói chuyện không được bao nhiêu thì hết giờ. Tôi rút hết tiền ra trao cho ba tôi, chỉ chừa lại chút ít đủ để ăn trên đường về. Ba tôi tháo gỡ quà ra cho cán bộ xét, rồi cất gánh đi vào, đi vài bước lại quay nhìn chúng tôi. Ðợi ba tôi khuất bóng, chúng tôi chuẩn bị đi về. Trên đường ra khỏi trại tù “cải tạo”, tôi thấy nhiều người tù ăn mặc phong phanh cuốc đất trong cái rét kinh hồn của miền Bắc, cái rét mà người ta nói là cá cũng phải chết nổi lên mặt nước. Một người tù gìa đứng gần lề đường, nháy mắt với tôi chỉ vào một bụi rậm. Nhìn vào trong bụi cây, thấy một bó thư, tôi vội lượm nhét vào bụng. Nhìn quanh thấy yên, tôi cởi áo ấm và lấy tấm ni-lon dùng để che mưa gió của tôi nhét vào bụi rậm. Ði một đoạn tôi cúi xuống tháo đôi giầy vải ném vào lề đường. Mấy người tù gần đó thấy vậy vẫy tay chào cámơn. Trên đường về chúng tôi nhẹ nhàng quá, không còn gì. Nhưng càng đi càng lạnh, máu ở bàn chân như đông cứng lại. Chân tôi từ từ sưng đỏ lên, không còn cảm giác. Ðường về càng dài hơn, phần không có tiền đi xe đành đi bộ, phần chân đau cứđi vài cây số lại phải nghĩ Chúng tôi quá giang xe, đi tàu chui (không vé) về tới thành phố Vinh thì may sao gặp một chiếc tàu chở than đá vào Huế. Chúng tôi nằm lăn trên than ngủ vùi. Ðến Huế chúng tôi nhảy xuống sông Hương, tắm rữa cho sạch bụi than. Rồi lại đi tàu chui mà về Nam . Về đến nhà hai bàn chân tôi sưng đỏ, căng bóng lên hết mấy tuần. Cứ mỗi lần nhìn vào hai bàn chân sưng húp, đỏ như hai bắp chuối sứ, là tôi lại chảy nước mắt vì sợ và nhớ ba tôi. Gần mười năm ba tôi ở tù “cải tạo”, chúng tôi chỉ đi thăm được hai lần như vậy.

Kinh tế mới này ruộng thì ít, rừng rẫy thì nhiều vậy mà cũng bịđưa vào hợp tác xã nên đời sống ở đây càng tệ hại hơn. Người làm lụng trực tiếp thì ít, người lao động gián tiếp thì nhiều. Nông dân chỉ làm lấy lệ, vì làm điểm nhiều nhưng lúa gạo chẳng bao nhiêu. Nhân số cán bộ sấp sỉ nhân số xã viên. Từ tổ trưởng, tổ phó lên đội trưởng, đội phó. Từ thôn trưởng, thôn phó lên xã trưởng, xã phó. Rồi còn kiểm soát tổ, đội, thư ký, kế toán, thủtrưởng (chủ nhiệm hợp tác xã), thủ phó, thủ qủy, thủ kho v.v.. Nói chung đi đâu cũng đụng cán bộ. Cán bộ chẳng làm gì, ôm cặp sách chỉ tay năm ngón. Cán bộ chỉ đi bắt bớ, đi tán dóc, tán gái, la cà uống cà phê. Vậy mà cuối vụ, lãnh lúa gạo vẫn nhiều hơn xã viên. Mấy năm sau hợp tác xã giải tán, cán bộ chia nhau đất ruộng tốt, dành cho nông dân xã viên phần ruộng xa đất xấu.

Phần anh em chúng tôi cũng vậy, sống nhờ rừng nhờ suối. Sống trong rừng riết, chúng tôi biết nhìn cây, nhìn rong rêu đoán hướng đi. Biết bẫy thú rừng để ăn. Biết phân biệt rau qủa rừng nào ăn được, cái nào không. Nấm nào độc, nấm nào lành. Vào rừng không có nước biết chặt cây lấy nước uống. Hái trái rừng làm xà phòng giặc áo quần… Tóm lại chúng tôi cứ như là sinh trưởng trong rừng vậy, chẳng còn chút hơi hướng thành phố. Thế mà anh em chúng tôi cũng có vài lần suýt chết vì rắn rết chui vào gầm giường, vì ăn trúng độc. Có một lần đào được mấy củ nần, đem ngâm dưới suối chưa tan hết chất độc, đói quá luộc lên ăn. Trưa hôm ấy cả mấy anh em đều lăn ra hôn mê không còn biết gì. May có người đi rừng ngang qua, báo bà con dưới xóm lên cứu chữa. Cũng có lần ăn hột đậu rựa, vì không làm kỹ, anh em tôi chóng mặt, nhức đầu, ói mửa nằm la liệt. May bữa đó tôi ăn ít, tuy có say sẫm nhưng cũng còn sức đi xuống kêu cứu với xóm làng.

Cuối cùng ba tôi cũng được thả về. Ba tôi đi thăm ông bà nội ngoại, rồi gom các em nhỏ cùng về xum họp một nhà. Chúng tôi mừng lắm, nhất là tôi, như trút bỏ được gánh nặng, thấy từđây cuộc sống sẽ khá hơn. Ba tôi vừa làm cha vừa đóng vai mẹ. Sắp xếp việc trong việc ngoài, nấu nướng bữa ăn hằng ngày cho chúng tôi đi rừng kiếm gạo, kiếm tiền. Tưởng rằng cuộc sống sẽtốt hơn, nhưng không nó cũng vậy mà còn tệ hơn. Ở vùng kinh tế mới này ba tôi là người có cấp bực lớn nhất của chế độ cũ đi tù về, nên du kích, công an hay rình mò, mời lên mời xuống hoài. Nhà thì nhỏ, người thì đông, ba tôi lấy tre làm thêm giường. Nhà thêm người nhưng gạo tiền, khoai sắn chẳng thêm ra. Ba tôi gần mười năm trong tù đã quen nếp sống đói khổ một mình. Nay ra ngoài thấy cuộc sống khó khăn hơn, đói khổ một nhà nên đâm ra khó tính, gắt gỏng la mắng anh em tôi suốt ngày. Chúng tôi cứ nghĩ dại, chắc ba bị tiêm thuốc tẩy não nên tính tình mới thay đổi như vậy. Cuộc sống cha con, anh em chúng tôi cứ trôi qua trong căng cứng phiền muộn, no đầy tủi cực.

Mấy năm sau, nhiều người lo thủ tục giấy tờ đi Mỹ diện H.O. Ba tôi sợ, không tin cộng sản nên không chịu làm giấy tờ ra đi. Bởi vì có mấy người bạn cùng tù “cải tạo”của ba tôi, loan báo tin tức chương trình H.O. trước khi nhà nước công bố nên bị bắt đi tù trở lại. Sau này nhiều người đã đi Mỹ rồi, ba tôi cũng không nhúc nhích gì. Cho đến lúc ông bác họ của ba tôi qua Mỹ gởi thư về nhiều lần khuyên bảo, ba tôi mới muộn màng đi tìm hiểu lo thủ tục giấy tờ xuất cảnh. Cái khó khăn bấy giờ của cha con chúng tôi là tiền đâu để lo thủ tục. Ba cùng tôi chạy đến anh em,bà con họ hàng xin xỏ vay mượn. Ðược chừng nào thì lo chừng đó, thiếu lại chạy đi xin, đi mượn nữa. Thật tình cha con chúng tôi cũng không hy vọng gì mấy. Làm hồ sơ thì làm chứ không có đủ tiền để lo lót đến nơi đến chốn làm sao đi được, chỉ cầu may. Chúng tôi cứ nghĩ rằng, kiếp chúng tôi không thể nào thoát khỏi cảnh rừng rú này.

Chờ đợi mấy năm, nhận được giấy báo, rồi giấy phỏng vấn, gia đình chúng tôi vẫn không tin là thật. Cứ như mơ chúng tôi chạy vay tiền bạc, vào Sài Gòn phỏng vấn, khám sức khỏe. Lòng luôn phập phồng lo lắng trục trặc hay có sự gì đổi thay. Số chúng tôi luôn không được suông sẽ, phải ở lại thêm sáu tháng để tôi uống thuốc chữa bịnh phổi. Cái khó của chúng tôi là không tiền và ở ngoài Trung quá xa Sài Gòn. Ðành chấp nhận, chạy ra chạy vô, chắp vá tiền bạc. Cuối cùng chúng tôi cũng bò lết tới được ngày ra đi.

Dù không biết ngày mai ra sao, không nghề nghiệp, học vấn, tiếng Anh không có gì, chúng tôi cũng có lo lắng qua Mỹ làm gì để sống. Nhưng chắc một điều là sẽ sung sướng, tự do hơn ởđây rất nhiều, nên chúng tôi thấp thỏm chờ đợi ngày đi. Ngày đi Mỹ đã tới, chúng tôi bỏ nguyên lại nhà cửa, vật dụng, bỏ lại những thứ rách rưới đã bao năm cùng chúng tôi. Vài bộ áo quần vào Sài Gòn, như là hành trang bước vào một giấc mơ. Chỉ sợkhi tỉnh giấc, lại phải quay về vùng kinh tế mới sống nốt đời hoang dã.

Ðiều may mắn hiếm hoi đến trong cuộc sống mọn hèn của chúng tôi, làm chúng tôi không dám tin rằng, đời mình mà cũng có ngày hôm nay Ngồi trên máy bay rồi, tôi cũng chưa chắc sẽđược đi Mỹ. Cho đến lúc máy bay rời khỏi mặt đất, tôi mới dám nói lời: Vĩnh biệt kinh tế mới.

Phước An

4 câu chuyện thú vị khiến cuộc sống bạn thay đổi

 4 câu chuyện thú vị khiến cuộc sống bạn thay đổi

Trong cùng một sự việc, một tình huống, người thông minh thường có cách nhìn thoáng đãng, biến khó khăn thành đơn giản, biến nguy nan thành hài hước. Hãy cùng đọc những câu chuyện thú vị dưới đây.

  1. Câu nói dí dỏm của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan

Một lần, trong buổi độc tấu dương cầm ở Nhà Trắng, khi cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan lên phát biểu, phu nhân Nancy đã bất cẩn vấp ngã trên thảm. Mặc dù cú ngã ấy không gây ra thương tích gì nghiêm trọng, nhưng cũng đủ khiến bà bối rối trong giây lát. Ngay lúc ấy, Tổng thống Reagan đã nhanh trí pha trò: “Em à, anh đã nói rồi, chỉ khi nào anh không được mọi người vỗ tay cổ vũ thì em mới cần phải biểu diễn như vậy mà”. Dưới khán đài tức khắc vang lên màn vỗ tay cổ vũ nhiệt tình.

Lẽ ra sự việc ấy có thể sẽ làm người khác phải lúng túng xấu hổ, nhưng chính sự dí dỏm linh hoạt của Tổng thống Reagan đã khiến tình thế đảo ngược, không chỉ giúp người trong cuộc thoát khỏi nỗi ngượng ngùng, mà ngược lại còn nhận được sự vỗ tay nồng nhiệt của cả hội trường. Vào giây phút then chốt ấy, sự hài hước của Tổng thống Reagan đã biến nguy thành an, giúp ông trở nên gần gũi thân thiện hơn với quần chúng nhân dân.

  1. Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đáp trả khi bị nói là “kẻ hai mặt”

Những ai mới lần đầu gặp Tổng thống Abraham Lincoln thường cho rằng dung mạo bề ngoài của ông không đủ ưa nhìn. Đây có thể là trở ngại tâm lý đối với nhiều người, nhưng với Lincoln thì ngược lại, ông đã biến nó thành ưu điểm và thu hẹp khoảng cách giữa ông với mọi người.

Có lần, đối thủ chính trị của Lincoln nói ông là kẻ hai mặt. Khi biết điều này ông đã đáp lại với thái độ hòa nhã: “Vậy các thính giả tự đánh giá xem, nếu như tôi quả thật có khuôn mặt khác, thì tôi có còn cần mang bộ mặt xấu xí như thế này không?”

Sự linh hoạt mà nhanh nhẹn của ông khi chỉ ra khuyết điểm của bản thân cho thấy thái độ lạc quan bình thản của Lincoln. Hành động đó tuy nhỏ nhưng đã thể hiện được sự chân thành của ông, nhận được niềm tin và thiện cảm từ mọi người và giúp ông vượt trên các đối thủ cạnh tranh chính trị khác.

Khi bạn cần khắc phục những khó khăn trở ngại, và khi bạn muốn nhận được sự yêu mến của những người xung quanh, khi ấy hãy tận dụng sức mạnh thần kỳ của sự hài hước.

Tổng thống Lincoln có dung mạo được coi là không mấy ưa nhìn, nhưng sự hài hước thông minh đã giúp ông vượt trên các đối thủ cạnh tranh chính trị khác . (Ảnh qua Twitter)

  1. Cú ngã của của vị Thủ tướng Anh

Một ngày, cựu thủ tướng Anh Winston Churchill đi thị sát một đơn vị quân đội. Khi đó trời mưa đã tạnh, cựu thủ tướng cũng vừa mới hoàn thành bài diễn thuyết của mình. Nhưng khi bước xuống ông bất ngờ ngã nhào trên nền đất trơn trượt. Các binh sĩ đều cười ầm lên, còn những viên sĩ quan đi cùng thủ tướng thì dở khóc dở cười nhìn nhau bối rối không biết phải làm gì.

Churchill vẫn bình tĩnh nhìn mọi người và nói: “Chắc hẳn việc vừa rồi còn cổ vũ tinh thần mọi người tốt hơn cả bài diễn thuyết ban nãy phải không?”

Hài hước quả thật có thể làm giảm bớt sự căng thẳng, tạo ra bầu không khí vui vẻ thoải mái. Không những vậy, những câu đùa dí dỏm còn có thể hóa giải những mâu thuẫn, giảm nhẹ mọi khó khăn, giải đáp được nhiều câu hỏi hóc búa, hơn nữa còn giữ gìn được danh dự và sự tôn nghiêm của bản thân.

  1. Chuyện một nữ sinh người Việt

Một nữ sinh viên người Việt vừa tốt nghiệp đại học ứng tuyển vào một công ty nước ngoài. Công ty này nổi tiếng khắt khe và hay soi xét nhân viên. Một lần nọ, cô vô ý đánh đổ cốc coca trên tấm thảm văn phòng, vị giám đốc người ngoại quốc tỏ vẻ không hài lòng và nói: “Một lát nữa đại quân kiến vàng sẽ tấn công văn phòng của tôi trên diện rộng cho mà xem”.

Cô nữ sinh nghĩ một lát, rồi mỉm cười đáp lại: “Tuyệt đối không thể có chuyện đó đâu ạ, bởi vì kiến vàng của Việt Nam chỉ thích các món ăn Việt Nam thôi”. Vị giám đốc bật cười sảng khoái. Những ngày sau đó, cô được vị giám đốc kia coi trọng và công việc ngày một thuận lợi hơn.

Hài hước là nghệ thuật, là “liều thuốc” không thể thiếu trong cuộc sống. 

Nhà tâm lý học Catherine từng nói: “Nếu bạn có thể khiến cho ai đó ấn tượng tốt về mình, thì bạn cũng có thể làm cho mỗi người xung quanh, thậm chí là tất cả mọi người trên thế giới đều có ấn tượng tốt về bạn. Bạn không cần phải đi khắp nơi bắt tay với người khác, mà chỉ bằng sự thân thiện, linh hoạt, hóm hỉnh của mình để truyền đi những thông điệp của bản thân, như vậy thì khoảng cách giữa bạn và người khác cũng dần biến mất”.

Hài hước là nghệ thuật, là yếu tố vui vẻ không thể thiếu trong cuộc sống. Vì sự tồn tại của nó mà thế giới này mới có thể tràn đầy niềm vui. Hài hước là một loại tài hoa, một loại sức mạnh, hoặc có thể coi là một loại văn minh được sáng tạo ra trong cảnh giới sinh hoạt khó khăn của nhân loại.

Hài hước không phải là cách ăn nói đưa đẩy nịnh nọt, cũng không phải là để chế giễu hay châm chọc ai đó. Giống như một danh nhân từng nói:

Bốc đồng khó có thể hài hước, cố làm ra cũng vẻ khó có thể hài hước, để tâm vào chuyện vụn vặt khó có thể hài hước, giật gấu vá vai khó có thể hài hước, mà chậm chạp vụng về cũng khó có thể hài hước. Chỉ có sự ung dung, thản đãng, siêu thoát khỏi tự nhiên, và một trí tuệ thông minh thấu đáo mới có thể hài hước.

Hài hước là biểu hiện của trí tuệ, nó cần được xây dựng trên cơ sở nền tảng kiến thức phong phú. Một người có khả năng phán đoán nhận biết thời thế và có kiến thức uyên bác rộng rãi mới có chủ đề bàn luận chia sẻ phong phú, mới có thể sử dụng ngôn ngữ so sánh một cách linh hoạt. Hài hước giống như nốt nhạc hoàn mỹ nhất có thể cứu vớt những khuyết thiếu.

Anh chị Thụ Mai gởi

CẢM TẠ CHÚA VÌ ĐỨC TIN

 CẢM TẠ CHÚA VÌ ĐỨC TIN

  1. Năm nay tôi đã 90 tuổi. 90 năm đời tôi là một chuyến đi tương đối dài. Chuyến đi ấy được đánh dấu bằng nhiều biến cố quan trọng. Những biến cố đó được coi như nhữngbến đợi, mà Chúa đã đến gặp tôi, để sai tôi đi. Chúa sai tôi đi vì Chúa muốn, mặc dầu tôi sợ hãi, xin được rút lui, mà không được.

Do vậy, lễ thụ phong linh mục, nhất là lễ thụ phong Giám mục của tôi đã được tổ chức hết sức đơn giản.

  1. Vâng phục thánh ý Chúa mà dấn thân vào nhiệm vụ đầy gian nan, tôi ý thức mình rất yếu hèn tội lỗi.Nhưng tôi tin vào Đấng đã sai tôi.

Hơn bao giờ hết, những ngày cuối đời, nhìn lại những ơn Chúa đã ban, tôi thấy tôi phải cảm tạ Chúa một cách đặc biệt vì đức tin.

  1. Thực vậy, đức tin đã đem lại cho tôi sự bình an, sức mạnh và hạnh phúc trong suốt hành trình ơn gọi đầy gian khổ.
  2. Chúa đã ban đức tin cho tôi, và chính Chúa dạy tôi sống đức tin ấy.Sống đức tin đó là như thế nào?Hôm nay tôi xin phép mô tả vắn tắt theo kinh nghiệm dựa vào những chỉ dẫn của vài vị thánh.
  3. Theo thánh Augutinh, sống đức tin là đón nhận Chúa.

Trong cuốn Tự Thú, quyển X, đoạn 27, thánh nhân viết:

“Chúa đã gọi con, Chúa đã kêu con, Chúa đã bẻ gẫy cái điếc của con.

“Chúa đã soi sáng, Chúa đã toả sáng và Chúa đã đánh tan sự mù tối của con.

“Chúa đã xức dầu thơm cho con. Con đã hít vào và thao thức nghẹn ngào, con thở về Chúa.

“Con đã nếm và con thấy đói, thấy khát.

“Chúa đã đụng tới con và con được cháy lên vì sự bình an của Chúa”.

Với những lời tự thú trên đây, thánh Augutinh cho thấy ngài tin Chúa là ngài đón Chúa. Ngài đón bằng tai, mắt, mũi, lưỡi và tay. Chúa vào trong ngài. Ngài cảm thấy Chúa là suối nguồn bình an, bởi vì Chúa là tình yêu thương xót.

  1. Khi tôi sống đức tin theo gương thánh Augutinh, tôi thấy cái đẹp, cái thiện, đều phát xuất từ Chúa.Tin Chúa là đón nhận Chúa bằng tất cả con người mình, để rồi cũng bằng tất cả con người của mình, tôi ca tụng Chúa.
  2. Cùng với gương sáng của thánh Augutinh, tôi cũng sống đức tin theo gương sáng củaĐức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Tôi được may mắn ở bên Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần, tại bàn thờ, tại bàn giấy, tại bàn ăn của ngài.

Đâu đâu, tôi cũng nhận thấy thánh nhân luôn sống kết hiệp với Chúa. Đối với ngài, sống đức tin là sống mật thiết với Chúa, như lời Chúa Giêsu dạy: “Hãy ở lại trong Thầy” (Ga 15,9). Mật thiết “như cành nho gắn với thân cây nho” (x. Ga 15,4).

  1. Thêm vào các gương sáng trên đây, tôi cũng học sống đức tin nơithánh nữ Têrêsa Calcutta.

Thánh nữ dạy tôi sống đức tin là hãy nhìn thấy Chúa Giêsu trong những người nghèo khổ, và hãy tránh kết án bất cứ ai.

  1. Sau cùng, sống đức tin của tôi đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từFatima, nơi Đức Mẹ đã nhắc nhở đếnsự sám hối ăn năn. Sống đức tin hôm nay là hãy khiêm tốn nhận mình là kẻ cần phải ăn năn đền tội,cho mình và cho thế giới đang lâm nguy.
  2. Với mấy nét chính trên đây, tôi đã và đangsống đức tin như một cuộc gặp gỡ với Chúa. Gặp gỡ riêng tư, gặp gỡ thân mật, gặp gỡ thường xuyên.

Sống đức tin như thế một cách mãnh liệt trong suốt cuộc đời, nhất là cuộc đời Giám mục.

Tôi nói sự thật đó, chỉ để cảm tạ Chúa và cũng để chia sẻ trách nhiệm với cộng đoàn, mà tôi gắn bó.

  1. Sống đức tin, nếu phải là như trên đây đã gợi ý, thì lúc này, thiết tưởng chúng ta nên xem xét lại chính mình. Đây là vấn đề quan trọng, để làm chứng cho đức tin trong tình hình phức tạp hôm nay, và nhất là để cứu lấy chính mình.
  2. Nhờ đức tin, Chúa sẽ cứu chúng ta khỏi tội và khỏi lửa hoả ngục. Nhưng đức tin phải là đức tin mà Chúa muốn, chứ không phải đức tin mà mỗi người có quyền tạo dựng nên.

Đức tin là ơn trọng đại quý giá do Chúa ban. Chúa ban đức tin cho những ai khiêm nhường, nghèo khó, bé nhỏ.

Nếu hôm nay, chúng ta coi mình là những người đạo đức, thánh thiện, được quyền đào tạo đức tin với niềm tự đắc tự hào, thì đúng là chính chúng ta đã rơi vào một cuộc khủng hoảng về đức tin.

  1. Khủng hoảng về đức tin xảy ra trong chính những người tự nhận là nhân chứng của đức tin, thì hậu quả sẽ ra sao?

Cách đây đã mấy chục năm, tôi có dịp đi La Salette, để hành hương cầu nguyện với Đức Mẹ khóc. Bởi vì tại La Salette, Đức Mẹ đã hiện ra dưới hình một phụ nữ ngồi ôm mặt khóc. Đức Mẹ khóc, để cảnh báo về một tình hình đức tin sa sút lúc đó đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại Pháp.

  1. Cảnh báo về tình hình đức tin sa sút, đó là việc Đức Mẹ đã làm bằng nhiều cách,kể cả bằng nước mắt của Mẹ.

Nhớ lại cảnh Đức Mẹ khóc ở La Salette, tôi cầu xin Đức Mẹ đoái thương đến tôi và Hội Thánh tại Việt Nam. Xin Mẹ đừng để xảy ra cảnh đức tin sa sút, do biến chất hay do bất cứ nguyên nhân nào. Nếu chẳng may sa sút, thì xin Mẹ thương cứu. Đức Mẹ sẽ cứu, nhưng cần chúng ta biết đón nhận với lòng khiêm nhường cậy trông.

Tình hình hiện nay là rất phức tạp. Đức tin chân thực sẽ cứu chúng ta.

  1. Xem xét lại tình hình đức tin của mình, đó là việc Chúa muốn, mà mỗi người chúng ta nên làm trong năm nay, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.

Việc xem xét tình hình đức tin là việc không dễ chút nào. Rất cần ơn Chúa. Xin Mẹ Maria thương giúp chúng con. Amen.

Long Xuyên, ngày 19.5.2017.

+ Gm. Gioan B BÙI TUẦN

http://www.vongtaysongnguyen.com/cam-ta-chua-vi-duc-tin/

 

——-

From:  VÒNG TAY SONG NGUYỀN

KHO TÀNG CỦA TẠO HÓA

KHO TÀNG CỦA TẠO HÓA

“Chúng ta phải cầu nguyện luôn mà không biết mệt mỏi, vì sự cứu rỗi của nhân loại không phụ thuộc vào sự thành công về vật chất, và cũng không dựa trên khoa học mà làm mờ đi sự minh mẫn.  Và nó cũng không phụ thuộc vào vũ khí và các nghành công nghiệp của con người, nhưng nó chỉ dựa vào một mình Chúa Giêsu” – 
 

Thán h Frances Xavier Cabrini

Đọc những lời lẽ khôn ngoan của các thánh chúng ta hiểu được các ngài đã tìm được kho tàng mà Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ trong Phúc Âm Luca chương mười hai, “kho tàng của anh em ở đâu thì lòng anh em ở đó.”  Kho tàng mà các thánh tìm được chính là thứ mà mỗi người chúng ta được sinh ra để đi tìm; thế nhưng tại sao những người tìm thấy được nó thì chẳng có bao nhiêu?  Không biết các bạn có bao giờ đọc tiểu sử của các thánh và suy tư về cuộc đời của các ngài thật sự như thế nào chưa?  Nếu các bạn chưa từng thực hiện điều này, tôi mời bạn hãy đi tìm đọc một mẫu chuyện nhỏ của một vị thánh quen thuộc với bạn và suy tư về kho tàng họ tìm được.  Và nếu bạn đã từng đọc qua nhưng chưa bao giờ suy tư  xin hãy dừng lại chốc lát và suy tư về lối nhìn và cách sống của các ngài.  Một loạt những câu hỏi sẽ được đặt ra: các ngài đã nhìn thấy gì?  Cái gì đã thúc đẩy các ngài để đi tìm kho tàng đó mà các ngài đã bỏ hết cuộc đời để tìm kiếm?  Nói một cách khác, kho báu của các thánh là gì?  Phải chăng đó chỉ vỏn vẹn là một Thiên Chúa mà chúng ta cùng được biết và được mời gọi chia sẻ kho tàng vô giá ấy?  Nếu những gì các thánh đã nhận ra đều được tỏ lộ cho chúng ta qua nhiều thế kỷ, tại sao chúng ta lại không nhận thấy?  Phải chăng chúng ta là những người như Chúa đã nói trong Phúc âm, “có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe?”

Các thánh là những người có tầm nhìn xa và họ không lu bu với những bận rộn xung quanh, bởi thế cuộc sống của các ngài không chỉ luẩn quẩn với những công việc hàng ngày.  Nhưng các ngài luôn dành thời gian để trèo lên đỉnh núi của tâm hồn để quan sát lại tầm nhìn và hướng đi của mình.  Thật sự trên đỉnh núi chúng ta sẽ nhìn mọi sự rõ ràng hơn.  Ở đó, chúng ta không chỉ nhìn thấy được những gì liên quan đến chính mình, nhưng còn nhìn thấy cả một thế giới rộng lớn đang bao trùm lấy ta và ta là một phần tử nhỏ trong thế giới sống động ấy.  Lúc đó chúng ta sẽ nhận ra rằng phải có một sức mạnh siêu nhiên làm chủ và điều khiển tất cả, và con tim của chúng ta sẽ nhận ra sự tài tình của Thiên Chúa cũng như sự hiện diện của Ngài trong vũ trụ này.  Chính ở trên đỉnh núi của tâm hồn mà các thánh nhận ra được sự nhỏ bé của mình và tìm được kho tàng quý báu của các ngài – là chính Chúa Giêsu, kho tàng của mọi tạo vật.

Nhìn lại kinh nghiệm sống của mỗi người, có lẽ chúng ta đã có dịp trèo núi hay được đi núi.  Trong kinh nghiệm đó chúng ta nhận ra rằng con đường đi đến đỉnh núi không dễ dàng và chúng ta phải dồn hết sức lực mới đến được nơi mà ta muốn đến.  Và khi đến nơi, ta hẳn quên đi sự mệt mỏi của chặng đường đã qua và chỉ biết kinh ngạc trước sự hùng vĩ của thiên nhiên.  Nơi đó trước khung cảnh thiên nhiên, chúng ta cảm thấy mọi sự như mới mẻ, như chúng ta được tiếp sức, và chúng ta cảm thấy mình thật nhỏ bé và được bao bọc trong sự quan phòng của Thiên Chúa.  Trên đỉnh núi đó, chúng ta được nhắc nhở rằng chúng ta không làm chủ bất cứ gì nhưng được mời gọi để sống và thưởng thức sự hùng vĩ và cảnh đẹp của thiên nhiên.

Hành trình của tâm hồn mỗi người chúng ta cũng tương tự.  Chúng ta phải dồn hết sức lực để trèo, để tìm, để khám phá.  Hành trình của mỗi người chúng ta là tìm ra kho báu của đời mình, một kho tàng mà Thiên Chúa đã trao ban cho riêng từng người chúng ta.  Các thánh là những người đã đi trước và các ngài đã tìm được và đã hướng dẫn chúng ta biết cách tìm đến kho tàng vô giá đó.  Sự chọn lựa là do chúng ta và nằm trong tầm tay của mình.

Ước gì mỗi người chúng ta hãy dùng chút thời gian trong ngày để tìm hiểu những con đường các thánh đã đi qua, hầu giúp chúng ta biết trèo lên đỉnh núi thiêng liêng của con tim, định hướng lại con đường trước mặt và tiếp tục tìm kiếm vì chúng ta không thể quên rằng chúng ta được sinh ra để đi tìm kho tàng quý báu dành cho chúng ta – đó chính là Ngôi Hai Thiên Chúa.  Nguyện xin các thánh – là những người đã dành hết cuộc đời của các ngài để đi tìm kho tàng quý báu ấy, và khi tìm được rồi các ngài đã can đảm đánh đổi tất cả để được nó – dạy cho chúng ta biết bắt chước các ngài và luôn đi tìm Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày.

Củ Khoai

****************************** **************

Con đã tìm hạnh phúc từ lâu,

đôi khi như người điên, người mất trí,

với sự đam mê, với lòng tham lam

tiền bạc, quyền hành, quyền lực…

con đã nếm mùi chút ít những điều đó,

nhưng lạy Chúa, con không tìm được niềm vui.

 Con đã tìm hạnh phúc trong sự khôn ngoan,

Khôn ngoan như thế gian đề nghị

kiến thức, khoa học, tiếng tăm,

biết hết về lòng người,

hiểu hết về định mệnh thế giới,

nhưng đâu cũng vậy, con không thấy chi cả.

 Con cũng đã tìm thành công, lạy Chúa

Trong đời con, trong nghề nghiệp, trong gia đình,

được đứng nhứt mọi nơi, được mọi người nghe,

được mọi người nhìn nhận, nhưng con không gặp chi cả.

 Hôm nay, lạy Chúa, Chúa mời con lắng nghe Chúa.

Chúa không đợi con nơi công trạng và thành công.

Chúa chờ con giữa cuộc đời,

một đời người thật đơn giản, thật nhỏ bé.

Và chính nơi đó, Chúa tự biểu lộ để sau cùng

Con tìm thấy trong sự hiện diện của Chúa

Ý nghĩa của đời con.

“Ai có tai thì nghe.” (Mt 11, 15)

Hiền Hòa chuyển dịch

From: Langthangchieutim

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái

Đối với người Do Thái trên khắp thế giới, địa danh thiêng liêng nhất của họ là Bức tường than khóc tại thành cổ Jerusalem (Israel).

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Bức tường than khóc còn có tên là bức tường phía Tây (Western Wall), do vua Herod Echo xây dựng vào đầu thế kỷ I TCN, trên một đoạn đường chống của ngôi đền do vua Salomon xây dựng cách đây gần 3.000 năm. Sau trận chiến với quân La Mã, bức tường bị phá hủy và hiện nay chỉ còn một đoạn ngắn của tường thành.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Hơn 2.000 năm trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, các tín đồ từ khắp nơi trên thế giới vẫn đổ về đây để cầu nguyện. Người Do thái xưa và nay rất tôn sùng bức tường này vì đối với họ đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là niềm tự hào dân tộc. Ngày nay, khu vực Bức tường than khóc rất rộng lớn, khang trang và thường xuyên có nhiều du khách tới thăm viếng.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Tại đây các tín đồ thường viết lời nguyện cầu trên một mảnh giấy và đặt vào một khe nhỏ nào đó trong bức tường.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Bức tường dài được chia khu vực cầu nguyện riêng biệt cho phụ nữ và nam giới.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Những tín đồ có thể ở đây cả ngày, ngồi trên những chiếc ghế và thành kính cầu nguyện.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Mỗi ngày có hàng nghìn người tới viết thư gửi lên Thượng đế tại Bức tường than khóc.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Những người Do Thái theo nhóm Hassidi thường mặc áo dài và đội mũ đen, để râu dài. Họ tin tưởng nếu cầu nguyện liên tục trong 40 ngày thì sẽ được hưởng nhiều phép màu.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Người Do thái trải qua chiến tranh nhiều năm nên Bức tường than khóc là nơi mà họ tạ ơn Thượng đế cũng như cầu nguyện cho số phận của dân tộc trong những lúc có tai biến hay đất nước bị nguy nan.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Gần Bức tường than khóc là nhà thờ mộ chúa Holy Seplucher. Người Do thái tin rằng đây là nơi an táng Đức chúa Jesus, nơi người đã ngã xuống sau khi vác thánh giá qua 14 chặng đường.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Du khách được vào khu hầm mộ chúa Jesus. Khu hầm mộ khá nhỏ hẹp chỉ vừa 4 người nên du khách thường phải xếp hàng chờ đến lượt mình.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Phía trong khu hầm mộ được trang trí lộng lẫy với nhiều biểu tượng, hình ảnh cuộc đời Đức chúa Jesus.

 

Bức tường than khóc, nơi linh thiêng của người Do thái 

Bên ngoài hầm mộ là tảng đá nơi truyền thuyết cho rằng Đức chúa từng nằm trước khi được an táng, cũng được nhiều người Do thái đến cầu nguyện.

Ngoài Bức tường than khóc, Nhà thờ mộ chúa Holy Sepluche, du khách đến thành cổ Jerusalem (Israel) thường đến thăm các danh thắng lịch sử như đường chúa đi qua, đỉnh núi Ô liu, khu vực khảo cổ thành vua David… Mặc dù Israel vẫn có xung đột với các nước láng giếng ở khu vực biên giới song mỗi năm nước này vẫn đón khoảng 3 triệu khách du khách đến thăm những thánh tích tôn giáo của nhân loại tồn tại qua nhiều thế kỷ.