CARLO ACUTIS – NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG NÊN THÁNH CÁCH MỚI MẺ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Lm Trần Chính Trực
CARLO ACUTIS – NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG NÊN THÁNH CÁCH MỚI MẺ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Bạn có biết? Ngày 10/10/2020 sắp tới đây, được ĐGH Phanxico chọn là ngày tuyên phong Chân phước cho Đấng Đáng kính Carlo Acutis – vị thiếu niên mất ở tuổi 15. Vậy Carlo Acutis là ai? Cuộc đời nên Thánh của vị thiếu niên này có gì đặc biệt? Làm thế nào để người trẻ cũng có thể nên Thánh như Carlo?

1. Tiểu sử & những điều đặc biệt về Carlo Acutis.

Carlo Acutis sinh ngày 03/05/1991 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, mất ngày 12/10/2006 tại Monza, Milan, Ý (hưởng dương 15 tuổi). Cha mẹ anh làm việc ở London, sau khi con trai họ chào đời vào tháng 9 năm 1991, họ chuyển đến định cư ở Milan. Khi còn nhỏ, anh đã sùng kính Mẹ Thiên Chúa và đọc kinh mân côi thường xuyên như một dấu hiệu của lòng sùng kính đối với Chúa và Đức Mẹ. Carlo được rước lễ lần đầu lúc 7 tuổi tại tu viện S. Ambrogio ad Nemus. Anh có thói quen suy tư, cầu nguyện trước nhà tạm như cách trò chuyện với Chúa trước hoặc sau Thánh lễ và xưng tội mỗi tuần một lần.

Khi học tập tại trường trung học ở Milan (được các thầy Dòng Tên tại Istituto Leone XIII bảo trợ), những người xung quanh đều biết anh có niềm đam mê đặc biệt với máy tính. Niềm đam mê đó khiến Carlo lập một trang web riêng vào năm 2005, khi chỉ mới 14 tuổi. Từ đó mọi người biết đến anh như là một thiếu niên Công giáo người Ý, với việc ghi lại các phép lạ Thánh Thể trên khắp thế giới và liệt kê tất cả chúng lên trang web do chính anh tạo ra trong những tháng trước khi qua đời vì bệnh bạch cầu. Anh mắc chứng bệnh bạch cầu trước đó và đã từng bày tỏ nỗi đau của mình cho cả Giáo hoàng Benedict XVI và cho Giáo hội Hoàn vũ rằng “Con xin dâng tất cả những đau khổ mà tôi sẽ phải chịu cho Chúa, cho Giáo hoàng và Giáo hội”. Trong quá trình điều trị, có lần bác sĩ hỏi Carlo đau nhiều không và anh trả lời rằng “Có những người còn đau hơn cháu nhiều”. Carlo qua đời vào ngày 12 tháng 10 năm 2006 lúc 6:45 sáng do bệnh bạch cầu và được chôn cất tại Nhà thờ Đức Mẹ ở Assisi theo nguyện vọng của anh.

Cũng trên trang web đó, mọi người hiểu hơn về các việc lành thánh thiện của Carlo qua:

– Phương châm sống: Sùng kính sâu sắc đối với Bí tích Thánh Thể, như một phần chính yếu trong cuộc đời mình, chọn các vị Thánh dưới đây làm kim chỉ nam cuộc đời mình: Thánh Phanxicô thành Assisi, Thánh Ss. Francisco và Jacinta Marto, Thánh Dominic Savio Saint Tarcisius, Thánh Bernadette Soubirous.

– Sở thích cá nhân như: biên tập phim và truyện tranh Thánh, đi du lịch nhưng đặc biệt thích đến thăm Assisi, đi hành hương đến các địa điểm của tất cả các phép lạ Thánh Thể được biết đến trên thế giới (nhưng sức khỏe ngày càng tồi tệ đã ngăn cản dự định này của Anh).

– Những dòng anh viết như: “Chúng ta càng rước nhiều Thánh Thể, chúng ta càng trở nên giống Chúa Giêsu, để mọi người trên mặt đất này được biết trước về thiên đàng”; “Thánh Thể là “đại lộ” dẫn đến Thiên Đàng”; “Nguồn mạch khởi tạo website của Carlo đến từ sáng kiến trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền giáo và loan báo Tin Mừng của Chân phước Giacomo Alberione”.

Sau đó, ĐHY Angelo Comastri, nguyên giám quản đền thờ thánh Phêrô và giám đốc thành Vatican, và Đức cha Raffaello Martinelli, chánh Văn phòng Giáo lý của Bộ Giáo lý Đức tin đã giúp tổ chức triển lãm ảnh lưu động về tất cả các địa điểm làm phép lạ Thánh Thể để vinh danh anh. Kể từ đó, triển lãm đã có mặt trên hàng chục quốc gia khác nhau trên khắp năm châu lục.

2. Tiến trình phong Chân Phước:

– Năm 2013, tại một cuộc họp, Hội đồng Giám mục Lombard đã chấp thuận đơn thỉnh cầu về nguyên nhân phong thánh được đưa ra.

– 15/02/2013-24/11/2016: Đức Hồng y Angelo Scola khai mạc quy trình mở cuộc điều tra cấp giáo phận.

– 13/05/2013: Lời giới thiệu chính thức về nguyên nhân được đưa ra và Carlo Acutis trở thành Tôi tớ của Chúa.

– 05/07/2018: Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận cuộc đời nhân đức anh hùng của Ngài và phong ngài là Đấng Đáng kính.

– 14/11/2019: Các chuyên gia y tế đã chấp thuận một phép lạ từ Ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận phép lạ này trong một sắc lệnh vào ngày 21 tháng 2 năm 2020 cho phép Carlo Acutis được phong chân phước tại Assisi vào năm 2020. (Phép lạ dẫn đến việc tuyên phong chân phước cho Carlo liên quan đến phép lạ chữa lành một em bé ở Brazil bị bệnh hiếm gặp bẩm sinh).

– Carlo Acutis sẽ được phong chân phước tại Vương cung thánh đường Giáo hoàng Thánh Phanxicô ở Assisi vào thứ Bảy, lúc 4 giờ chiều, ngày 10 tháng 10 do Đức Hồng y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Phong thánh chủ sự.

Trong Christus vivit, Tông huấn được công bố sau Thượng hội đồng Giám mục năm 2018 về giới trẻ, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhắc đến Carlo như một gương mẫu thánh thiện trong thời đại kỹ thuật số. Chính sự vươn lên trong nghịch cảnh bằng đời sống thánh thiện, khả năng công nghệ – cũng là sức mạnh của Carlo và người trẻ ngày nay, đã truyền cảm hứng để Ban MVGT Sài Gòn cùng nhóm Catholic Design chọn Ngài như một Người trẻ truyền cảm hứng cách đặc biệt cho giới trẻ Việt Nam; từ đó cho ra đời cuộc thi nhiếp ảnh “Cùng Carlo bắt trọn khoảnh khắc”, hướng tại ngày lễ phong Chân phước cho Đấng Đáng Kính Carlo.

Image may contain: 1 person

THÁNH ĐAMINH

THÁNH ĐAMINH

Lập Dòng Anh Em Thuyết Giáo (1170 – 1221)

  1. Vài dòng lịch sử

 Thánh Đaminh sinh tại Castile nước Tây Ban Nha, năm 1170.

Ngay từ lúc còn nhỏ, thánh nhân đã mến mộ sự học hành, cầu nguyện, hãm mình, sống khắc khổ và yêu thương người nghèo..  Mỗi ngày ngài đều có giờ nhất định để cầu nguyện và ăn chay hãm mình luôn.  Ngày kia có người đến xin Ngài giúp đỡ để chuộc lại đứa em bị bắt, ngài không còn tiền cho người ấy, vì đã bố thí hết, nên nói:

–       Tôi không còn tiền, nhưng này chị hãy dẫn tôi nộp cho người ta, để chuộc em chị về.

Người này không thể chấp nhận được đề nghị đó, nhưng lòng hết sức cảm phục sự hy sinh cao độ của Ngài.

Vì muốn dâng mình giúp việc Chúa, nên thánh nhân được gọi đến thụ giáo với một Linh Mục ở Gumiel de Izán.  Năm 14 tuổi, Ngài gia nhập Đại chủng viện tại Palencia.  Sau khi hoàn tất việc học, Ngài được Đức cha Diégo de Azsvedo truyền chức Linh mục.  Và vì thấy ngài thông minh nhân đức, nên Đức Giám mục Martin de Bazan đặt ngài làm Kinh sĩ ở Osma.

Lúc Đức cha sang Pháp lo việc mục vụ, thánh nhân được đi theo.  Trong thời gian ở đây, ngài thấy tận mắt những khó khăn do bè rối Albigeois gây ra cho Hội Thánh.  Họ chủ trương tất cả những gì thuộc về vật chất đều xấu xa: muốn hoàn thiện phải tận diệt vật chất, sống hoàn toàn khắc khổ.  Ngài quyết định đem hết khả năng chống lại chủ trương sai lạc của họ.  Nhưng nhận thấy một mình không thể đương đầu với sức bành trướng quá mạnh của họ nên ngài kêu gọi nhiều nhà truyền giáo nhiệt thành cộng tác.  Đó là những người sau này sẽ trở nên tu sĩ hội dòng Ngài sáng lập, gọi là “Dòng Anh Em Thuyết Giáo.”

Một cộng tác viên của ngài kể lại:

“Đaminh có một đời sống luân lý, một lòng sốt sắng kính mến Chúa mãnh liệt, đến nỗi hiển nhiên ai cũng thấy ngài là tác phẩm của sự cao trọng và ơn thánh.  Ngài có một tâm hồn bình thản đến nỗi chỉ rộn lên khi phải trắc ẩn và thương xót.  Và vì tâm hồn hân hoan thì làm cho bộ mặt rạng rỡ, nên ngài cũng để lộ sự bình thản của tâm hồn ngài ra trên nét mặt hiền từ và vui tươi của Ngài.”

“Đâu đâu ngài cũng tỏ ra một con người của Tin mừng, cả trong lời nói lẫn hành động.”

“Ngài năng dâng lên Chúa lời cầu xin đặc biệt này là cho ngài được lòng bác ái chân thật, có khả năng săn sóc và đem lại phần rỗi cho người ta.  Ngài nghĩ mình sẽ thật là chi thể của Chúa, nên tiên vàn mình đem hết sức lực mình ra cứu rỗi các linh hồn, giống như Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc mọi người, đã tận hiến mình để cứu chuộc chúng ta. Và chính để làm công việc ấy mà theo ý Chúa an bài sâu xa, Ngài đã lập ra “Dòng Anh Em Thuyết Giáo.”

Suốt sáu năm trời, thánh nhân dâng lời cầu nguyện, sự hy sinh kèm theo lời rao giảng kêu gọi mọi người trở về với đức tin chân chính, nhưng kết quả không được bao nhiêu.  Ngài buồn sầu than thở với Mẹ Maria và được Mẹ dạy bảo hãy rao giảng và cổ động mọi người lần chuỗi Môi Côi, để nhờ đó Mẹ cầu cùng Chúa cho những người lầm lạc trở về với Hội Thánh.  Vâng lời Đức Mẹ, ngài đem hết khả năng truyền bá chuỗi Môi Côi, giải thích các mầu nhiệm thánh, kêu gọi mọi người thực hành việc đạo đức này.  Kết quả thật là lùng!  Không bao lâu, những người tội lỗi và kẻ lầm lạc ăn năn trở về với Chúa.  Thánh nhân hết sức vui mừng, tạ ơn Chúa và tri ân Đức Mẹ.

Năm 1215, thánh nhân đến Rôma, xin Đức Thánh Cha Honoriô III châu phê luật dòng vào ngày 22/10/1216.  Từ đó, dòng phát triển mạnh mẽ và có mặt trên khắp thế giới.

Thánh nhân qua đời tại Bologna ngày 6 tháng 8 năm 1221.  Năm 1231 Đức Thánh Cha Gregoriô thứ IX đã tuyên hiển thánh cho ngài. 

  1. Lời trăn trối cuối cùng

“Anh em thân mến.  Đây là những gì Cha để lại cho anh em để anh em giữ lấy như là người con có quyền thừa kế:

Anh em hãy sống bác ái
Hãy giữ lòng khiêm tốn
Hãy tự nguyện giữ đức thanh bần – khó nghèo.”

Đây không phải là những gì rút ra từ sách vở, mà là kết tinh của cả một cuộc sống mà chính Ngài đã nỗ lực thực hiện trong suốt một cuộc đời 51 năm – hơn một nửa thế kỷ.

Đọc kỹ cuộc đời của ngài để rút ra những nguyên tắc làm linh đạo cho cuộc đời của mình.

Xác định cho mình một vị trí rất rõ ràng: Trước Thiên Chúa, trong Giáo Hội, và bên cạnh những người khác.

A- Truớc Thiên Chúa: Như một thụ tạo, một thụ tạo cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa.  Một thụ tạo không có gì cả.  Tất cả là do Thiên Chúa ban cho.   Luôn gần gũi, tin tưởng, phó thác nơi Thiên Chúa như một người Cha-Con.

Khi được hỏi về các phương tiện phải có để đưa cuộc thánh chiến đến thành công, tại cuộc họp do thánh bộ tổ chức, Đaminh đứng dậy nói với tất cả các vị chức sắc: “Xin các ngài hãy giải tán đoàn hùng binh của các ngài đi.  Hãy lội bộ qua các nẻo đường để rao giảng Tin mừng của Đức Kitô khó nghèo và bị ruồng bỏ.  Tất cả bộ vó giầu sang kia chỉ làm cho các ngài tê liệt.  Các Ngài mang nặng quá nên không thể được lôi cuốn vào trong cuộc chinh phục các linh hồn.”

  1. Trong Giáo Hội:Như một thành viên của Gia đình Giáo Hội.  Tìm mọi cách để sống mầu nhiệm Giáo Hội
  2. Bên cạnh những người khác như anh em:Không coi mình như một kẻ có quyền mà coi mình như một người phục vụ.  Sống đơn sơ chân thành với tất cả mọi người.  Và cuối cùng là hết lòng yêu thương mọi người.

Lạy Thánh Đaminh, xin cầu cho chúng con. Amen.

Lm Giuse Đinh Tất Quý

From: Suyniemhangngay

THÁNH ANPHONGSÔ, CON ĐƯỜNG NÊN THÁNH

THÁNH ANPHONGSÔ, CON ĐƯỜNG NÊN THÁNH

Lm. Giuse Ngô Văn Kha, DCCT

Thánh Anphong Đấng Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế.  Tiến Sĩ Hội Thánh.  Bổn mạng các nhà luân lý Công giáo.  Bổn mạng các cha giải tội.

Anphong Maria de Liguori sinh năm 1696 trong một gia đình quý tộc và giàu có ở Napoli.  Cha ngài, Don Giuseppe là sĩ quan Hải quân Hoàng gia đầy nghị lực, ý chí và trách nhiệm.  Mẹ ngài là bà Anna Catarina Cavalieri danh giá và thùy mị.  Gia đình được tám người con, Anphong là con cả.

Với trí thông minh đặc biệt, lại được giáo dục trong một môi trường thuận lợi để phát triển mọi khả năng trong mọi lãnh vực triết học, toán học, khoa học, văn chương và nghệ thuật.  Vì vậy, khi chỉ mới 16 tuổi, Anphong đã xuất sắc đạt được cả hai bằng tiến sĩ ưu hạng về Giáo luật và luật dân sự.

Cả kinh thành Napoli ngưỡng mộ vị luật sư trẻ trung tài hoa với kỳ tích, trong vòng tám năm, từ năm 1715 đến 1723 ngài đã thắng tất cả các vụ kiện.

Con đường công danh trải thảm mượt mà dưới chân vị luật sư trẻ đầy tài năng, dẫn ngài đi tới hết vinh quang này tới vinh quang khác.  Nhưng Thiên Chúa đã có một kế hoạch khác cho ngài.  Với những ân sủng Thiên Chúa ban, cộng với tinh thần đạo đức sốt mến và lòng yêu thương người nghèo, nhất là những người nghèo bị bỏ rơi hơn cả, Anphong đã mau chóng nhận ra thánh ý Chúa định cho cuộc đời mình, và ngài đã cương quyết thi hành.

Năm 1723 trong một vụ kiện lịch sử, Anphong, với lương tâm trung thực và thanh liêm, nghĩ tưởng công lý nằm trong lẽ phải, nhưng ngài bàng hoàng khi thấy đồng tiền bẻ cong công lý, quyền lực giày đạp luật pháp dưới chân.  “Hỡi thế gian, ta biết ngươi rồi… Vĩnh biệt pháp đình” là câu nói cuối cùng của vị luật sư trẻ khi nhìn ra được bộ mặt gian xảo của thế gian.

Cắt hết mọi mối tương quan, chìm đắm trong cô tịch để làm lại cuộc đời, nhưng vẫn duy trì nếp sống đạo đức và viếng thăm bịnh nhân.  Ngày kia, một câu nói xoáy vào tâm hồn: “Hãy để thế gian lại đó và hiến mình cho Ta,” Anphong tỉnh ngộ chạy đến nhà thờ Đức Maria Chuộc Kẻ Làm Tôi, rút thanh gươm quý tộc đặt dưới chân Đức Maria và thưa: “Vĩnh biệt thế gian và của cải phù vân.  Lạy Chúa, đời con nay thuộc về Chúa.  Chức tước và của cải gia đình, con xin dâng làm lễ toàn thiêu cho Thiên Chúa và cho Mẹ Maria.”

Dù người cha phản đối kịch liệt và làm mọi cách lôi kéo Anphong về lại thế gian, nhưng ngài vẫn quyết tâm trở thành tôi tớ của Đức Kitô.  Được thụ phong linh mục vào năm 1726 tại Tổng giáo phận Napoli, lúc ấy còn nhập nhằng lem luốc với hàng giáo sĩ xa hoa và các vị thánh, những tu sĩ dốt nát, sân si bên cạnh những vị dấn thân cho việc thăng tiến con người, cho những giá trị Kitô giáo, những cha giải tội phóng khoáng bên cạnh những linh mục nghiêm khắc, phản ánh đàng sau đó là sự đối chọi của hai nền luân lý khắt khe của phái Jansenisme, và phóng khoáng của phái Laxisme.

Cha Anphong gia nhập Hội Tông Đồ Thừa Sai của Giáo Phận để rao giảng Tin Mừng và dạy giáo lý cho những người nghèo khổ, bần cùng, đa phần bị nhiễm các thói hư tật xấu, bị cả Giáo hội lẫn xã hội bỏ rơi ở Napoli.  Ngài nhiệt thành xây dựng đời sống đức tin cho họ, khích lệ họ cải thiện lối sống, và nhẫn nại dạy họ cầu nguyện.

Chính sự gần gũi với đoàn chiên không người chăn dắt, Giáo hội qua cha Anphong đã đến vùng ngoại vi của việc chăm sóc mục vụ, làm sáng lên vẻ đẹp vốn có của Giáo hội, phải lem luốc trên đường phố với người nghèo chứ không ẩn mình trong sự an toàn giả tạo.  Sáng kiến mục vụ và sự dấn thân của Cha Aphongsô đã đạt kết quả rất đáng khích lệ.

Trong những khu “ổ chuột” nơi đầy rẫy “những bọn cặn bã” của thành phố, hình thành những nhóm người đêm đêm qui tụ nhau trong các tư gia để cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, hình thành nên “những nguyện đường về đêm.”  Dưới sự hướng dẫn của ngài và những thiện nguyện viên, việc giáo dục đức tin, luân lý và sự tương thân tương ái vừa cải hóa tâm hồn con người, vừa giúp cải tạo môi trường xã hội, vừa đẩy lùi những tệ nạn xã hội.

Hành trình của vị mục tử đi tìm những con chiên lạc còn khám phá ra những vùng đất như thể “Đức Kitô chưa bao giờ đặt chân đến” trong vương quốc Napôli, khiến tâm hồn ngài rúng động trước những đám đông nghèo khó bị bỏ rơi, gồm những nông dân và những mục đồng còn chưa biết sống người cho ra người, nói gì đến việc sống đời Kitô hữu.  Năm 1732, sau bao khó khăn phải vượt qua, nhưng với xác tín mãnh liệt và được Thánh Thần soi sáng thúc đẩy, cha Anphong lập Dòng Chúa Cứu Chuộc Rất Thánh.

Các tu sĩ, dưới sự hướng dẫn của Cha Anphongsô, trở thành những vị thừa sai của Chúa Cứu Thế với con tim tràn ngập niềm vui, mạnh mẽ trong đức tin, phấn khởi trong đức cậy, sốt sắng bởi lòng mến, bừng cháy lòng nhiệt thành, trong sự khiêm hạ của tâm hồn và bền chí cầu nguyện; bỏ mình và luôn sẵn sàng đảm nhận những công việc khó khăn, tham dự vào mầu nhiệm của Đức Kitô và công bố mầu nhiệm ấy bằng đời sống và lối nói giản dị theo tinh thần Phúc Âm, hầu đem lại ơn Cứu Chuộc chứa chan cho con người (x.HP 20).  Nhân đức và lòng nhiệt thành tông đồ của cha Anphong lan tỏa khắp nơi.

Năm 1762 Cha được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Thánh Agata dei Goti.  Đến năm 1775, vì già cả, bệnh tật, ngài đã từ nhiệm.  Năm 1787, ngài được Chúa gọi về trong sự tiếc thương của mọi người: “Chúng ta đã mất một vị thánh.”  Năm 1839, Anphongsô được tuyên phong hiển thánh và năm 1871, Tòa Thánh tuyên dương ngài là Tiến Sĩ Hội Thánh vì đã đóng góp hữu hiệu cho nền Thần học Luân lý, và 1950 Đức Thánh Cha Piô XII công bố ngài là “Quan Thầy của tất cả các cha giải tội và của các nhà Thần học Luân lý.”

Thời thánh Anphong, phái Jansenisme chủ trương khắt khe đến nỗi, thay vì rao giảng sự xót thương của Chúa để kêu gọi lòng tín thác, họ lại trình bày khuôn mặt của một vị Thiên Chúa công minh lạnh lùng và hay trừng phạt, khiến người ta không dám xưng tội, vì sợ sẽ phạm tội lại.  Cha Anphong, với lương tâm người mục tử, đã viết một tác phẩm mang tựa đề “Thần học Luân lý”, mang tính quân bình và có sức thuyết phục giữa các đòi hỏi của lề luật Thiên Chúa, được ghi khắc trong con tim con người, được Đức Kitô mạc khải cách trọn vẹn và được Giáo Hội giải thích một cách có thẩm quyền, với các dạng thức của lương tâm và sự tự do của con người; chính trong việc gắn bó với chân lý và sự thiện mà người ta có thể đạt được sự trưởng thành và kiện toàn chính mình.

Công trình của thánh Anphong để lại cho Giáo hội một nền tảng vững vàng về Thần học luân lý vẫn còn hữu ích cho đến nay.  Ngài thường khuyên các mục tử hãy trung thành với giáo huấn luân lý Công Giáo với thái độ bác ái, cảm thông, dịu dàng để các hối nhân cảm thấy cha giải tội là người đồng hành, nâng đỡ và khích lệ trong đời sống đức tin.

Thánh Anphong luôn nhắc rằng, các linh mục phải phản ánh dung mạo của lòng Chúa xót thương, là Đấng luôn sẵn sàng tha thứ và kiên trì kêu gọi kẻ tội lỗi hoán cải và canh tân đời sống.  Bên cạnh các tác phẩm thần học, Thánh Anphong còn viết rất nhiều sách đạo đức thiêng liêng khác, với văn phong bình dân giản dị, nhằm đào tạo đức tin và lòng sùng mộ cho dân chúng.  Đáng kể là các tác phẩm đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau như, “Le Massime eterne” (Các châm ngôn vĩnh cửu), “Le glorie di Maria” (Vinh Quang Đức Maria), “La practica d’amore Gesù Cristo” (Thực hành lòng yêu mến Chúa Giêsu Kitô).  Đây là tác phẩm sau cùng vừa tổng hợp những suy tư, vừa nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc cầu nguyện, vì nhờ đó, người ta mở lòng cho Ân Sủng, để chu toàn ý muốn của Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày và đạt đến sự thánh hóa.

Thánh Anphong còn là tông đồ về cầu nguyện, Ngài viết: “Thiên Chúa không từ chối ơn thánh từ những lời cầu nguyện; với ơn thánh đó người ta được trợ giúp để vượt thắng mọi dục vọng và những cơn cám dỗ.  Tôi nói và tôi sẽ còn lặp lại mãi, bao lâu tôi còn sống, rằng tất cả ơn cứu độ của chúng ta là ở nơi việc cầu nguyện.”  Từ đó có phương châm: “Ai cầu nguyện, sẽ được cứu rỗi.”

Trong số các hình thức cầu nguyện, nổi bật là viếng Thánh Thể.  Ngài viết: “Chắc chắn trong tất cả các việc đạo đức thì đứng đầu, sau các Bí Tích, là việc thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, là điều Chúa ưa thích và là điều sinh ích lợi cho chúng ta nhất…  Ôi, dịu ngọt biết bao khi hiện diện trước bàn thờ với đức tin… và dâng lên Chúa Giêsu Thánh Thể các nhu cầu của mình, như một người bạn làm với một người bạn với tất cả sự tín cẩn” Mầu nhiệm Nhập Thể và Thương Khó của Đức Giêsu cuốn hút Thánh Anphong trong việc suy niệm và giảng thuyết, vì chính ở điểm này, Đấng Cứu Thế trở nên quà tặng cho nhân loại, và “Ơn Cứu Chuộc nơi Người chứa chan.”  Đó chính là Linh đạo của Thánh Anphong, tập trung vào Chúa Kitô và Tin Mừng của Người.

Từ Tình yêu Chúa và công ơn Cứu Chuộc của Người, với lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Aphongsô đã giải thích vai trò của Mẹ trong lịch sử cứu độ, với tất cả mọi danh hiệu và tước vị ngày nay người ta có thể thấy trong Kinh cầu Đức Bà.  Ngài còn quả quyết, những ai có lòng sùng kính đối với Mẹ Maria sẽ không bị hư mất, vì Mẹ là chốn nương ẩn cuối cùng, là niềm ủi an trong phút lâm chung.

Đối với Giáo hội nói chung và với Dòng Chúa Cứu Thế nói riêng, Thánh Anphong luôn là một tấm gương sáng về lòng nhiệt thành tông đồ, loan báo Tin Mừng cho mọi người, nhất là những người nghèo khó bị bỏ rơi, chuyên chăm cầu nguyện, sốt sáng cử hành các Bí Tích và một lòng sùng mộ Đức Maria.  Không một ai ở ngoài Ơn Cứu Chuộc của Chúa, vì Chúa luôn từ ái một niềm, vì Ơn Cứu Chuôc nơi Người chứa chan (Tv 129,7).

Lm. Giuse Ngô Văn Kha, DCCT

From: Langthangchieutim

THÁNH NỮ MARTHA

THÁNH NỮ MARTHA

Thánh nữ Martha cùng sống với em gái là Maria và em trai là Lazarus tại làng Bethany, gần Jerusalem.  Vào cuối quãng đời công khai, Chúa Giêsu thường ghé thăm nhà của ba người bạn thân thiết này.  Những mối cảm tình thắm thiết đã liên kết ba vị với Chúa Giêsu.

1.Tình yêu Thầy Chí Thánh và niềm tin vào sự giúp đỡ của Người.

Ngày lễ kính thánh nữ Martha là dịp để chúng ta đi vào ngôi nhà thường được diễm phúc đón tiếp sự hiện diện của Chúa Giêsu tại Bethany.  Tại đây, gia đình của Martha, Maria, và Lazarus, Chúa tìm được sự nghỉ ngơi sau những chuyến rao giảng mệt nhoài qua những thị thành.  Chúa Giêsu đã tìm đến nương ẩn nơi những bạn bè của Người, nhất là trong những ngày sau cùng khi Người thường xuyên gặp hiểu lầm và khinh bỉ, đặc biệt là từ những người Biệt Phái.  Những tình cảm Thầy Chí Thánh dành cho những người bạn của Người tại Bethany đã được thánh Gioan ghi lại trong Phúc Âm: Chúa Giêsu yêu thương Martha, hai người em của bà là Maria và Lazarus.  Quả thật, họ là những người bạn thiết của Chúa!

Phúc Âm thánh lễ hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu đến thăm gia đình này vào bốn ngày sau khi Lazarus qua đời.  Trước đó, khi Lazarus đang bệnh nặng, hai người chị, đầy lòng tin tưởng, đã gửi tin báo cho Thầy Chí Thánh: Lạy Thầy, người Thầy yêu đang ốm nặng.  Khi ấy, Chúa Giêsu còn ở tại Galilê, cách Bethany một vài ngày đàng.  Khi nghe tin Lazarus lâm bệnh, Chúa vẫn lưu lại nơi ấy thêm hai ngày nữa.  Sau đó, Người nói với các môn đệ: ‘Nào chúng ta cùng trở lại Judaea.’  Nhưng khi Chúa đến nơi, Lazarus đã chết và chôn trong mồ được bốn ngày.

Lúc nào cũng lưu tâm sốt sắng, nên Martha đã nhận ra Chúa Giêsu khi Người còn ở đàng xa, và đã kịp ra chào đón.  Mặc dù phản ứng của Chúa xem ra không chiều theo ước nguyện của Martha, nhưng tình yêu và niềm tin của thánh nữ vẫn không suy giảm.  Martha thưa với Chúa – Nếu Thầy có mặt ở đây, thì em con không chết.  Bà đã tế nhị trách Chúa vì đã không đến sớm hơn.  Martha hy vọng Chúa chữa lành cho em bà khi còn đang bệnh.  Nhưng Chúa Giêsu, với một cử chỉ thân thiện, có lẽ mỉm cười, đã làm bà phải ngạc nhiên: Em con sẽ sống lại.  Martha đón nhận những lời an ủi ấy, nhưng hiểu về ý nghĩa của ngày phục sinh, nên đã đáp lại: Con biết em con sẽ sống lại trong ngày sau hết.  Câu đáp của thánh nữ đã mở đường cho lời tuyên bố của Chúa Giêsu về thần tính của Người: Ta là sự Sống Lại và là Sự Sống; ai tin nơi Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống, và bất cứ ai sống mà tin Ta thì sẽ không phải chết bao giờ.  Rồi Chúa hỏi thẳng Martha: Con có tin không?  Ai có thể phản kháng uy quyền tối thượng của lời tuyên bố: Ta là sự Sống Lại và là Sự Sống…  Ta là nguyên nhân hiện hữu của mọi vật hiện hữu.  Chúa Giêsu là Sự Sống, không chỉ là Sự Sống đời sau, mà còn là Sự Sống hiện tại, trong đó, ơn thánh hoạt động trong linh hồn chúng ta đang khi chúng ta đang chiến đấu.  Những lời ngoại thường này trấn an và lôi kéo chúng ta đến gần Chúa Kitô hơn nữa.  Những lời ấy cũng đưa chúng ta đến chỗ nhận những lời đáp của thánh nữ Martha như của chính chúng ta: Con tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, đã xuống thế gian.  Sau đó một lúc, Chúa Giêsu đã làm phép lạ, cho Lazarus sống lại từ cõi chết.

Chúng ta thán phục đức tin và muốn noi gương thánh Martha trong mối tương quan tín thác của thánh nữ vào Thầy Chí Thánh: Bạn đã nhìn thấy tình cảm và niềm tin mà những người bạn thân của Chúa Kitô đã xử đối với Người hay chưa?  Một cách hết sức tự nhiên, hai người chị của Lazarus đã ‘trách’ Chúa Kitô vì đã đi vắng: ‘Nếu như Thầy có mặt ở đây!’

Bạn hãy thưa với Chúa trong niềm tin tưởng an bình: “Xin dạy chúng con biết đối xử với Chúa bằng tình thân thắm thiết như Martha, Maria, và Lazarus, như mười hai Tông Đồ đầu tiên đã đối xử với Chúa, ngay cả như thời gian ban đầu, khi các ngài theo Chúa có lẽ không vì những lý do siêu nhiên nào cả.”

  1. 2.  Nhân tính rất thánh của Chúa Giêsu.

Một thời gian sau, gần đến lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu lại ghé thăm các người bạn: Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đến Bethany, nơi Lazarus đã chết, người đã được Chúa Giêsu cho sống lại từ cõi chết.  Ở đó, họ dọn bữa tối thết đãi Chúa Giêsu; Martha lo hầu bàn, còn Lazarus là một trong những người cùng dự tiệc với Người.

Martha lo hầu bàn… Chắc hẳn thánh nữ đã thực hiện điều này với một lòng tri ân.  Đấng Cứu Thế đang có mặt tại nhà; Thiên Chúa cần được thánh nữ phụng sự.  Thánh nữ được phụng sự Thiên Chúa.  Thiên Chúa làm người để đồng hóa với những nhu cầu nhân loại, thành ra chúng ta có thể học biết yêu mến Người qua Nhân Tính Rất Thánh của Người và có thể trở nên những bạn thân của Người.  Chúng ta thỉnh thoảng hãy nhớ lại chính Chúa Giêsu đã từng ở Nazareth, ở Capharnaum, từng ở Bethany xưa, cũng đang nóng lòng đợi chờ chúng ta tại nhà tạm gần nhất.  Người đang cần sự quan tâm và phục vụ của chúng ta.  Quả thật, tôi luôn luôn gọi nhà tạm của chúng ta là nhà Bethany.  Bạn hãy trở nên một bạn thân của Thầy Chí Thánh – như Lazarus, Martha, và Maria – và rồi bạn đừng hỏi tôi tại sao tôi lại gọi các nhà tạm là nhà Bethany nữa.  Chúa Kitô đang hiện diện một cách bí tích tại đó.  Chúng ta đừng hờ hững với Người.  Hằng ngày, chúng ta hãy đến kính viếng và bầu bạn với Người, không hấp tấp, không lo ra, nhất là trong những giờ phút quí báu sau khi được lãnh nhận Thánh Thể.  Thời gian ấy lợi ích biết bao cho chúng ta!

Theo thánh Thomas, đối với Thiên Chúa, nhập thể là phương thức hữu hiệu và lợi ích nhất trong việc cứu độ nhân loại.  Thánh nhân nêu ra các lý do sau: đối với đức tin – điều ấy dễ tin hơn, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng phán dạy; đối với đức cậy – ý chí cứu độ của Thiên Chúa được biểu trưng qua bằng chứng lớn lao này; đối với đức ái – bởi vì không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người hiến mạng sống vì bạn hữu; và đối với chính các hành vi của tình yêu – bởi vì Thiên Chúa trở nên gương mẫu cho chúng ta.  Qua việc nhập thể, Thiên Chúa đã tỏ ra giá trị lớn lao của từng con người.  Qua sự khiêm nhượng, Thiên Chúa đã chà đạp tính kiêu ngạo của chúng ta…

Qua Nhân Tính thánh thiện Chúa Giêsu, tình yêu Thiên Chúa đã mặc lấy hình hài nhân loại vì chúng ta.  Hành vi này mở ra cho chúng ta một cánh cửa dẫn đến chỗ kết hợp với Thiên Chúa, Cha của chúng ta.  Do đó, cuộc sống Kitô hữu hệ tại ở việc yêu mến, noi gương, và theo bước Chúa Kitô.  Chúng ta được phấn khích nhờ tấm gương đời sống Chúa Kitô và nhờ tình thân ái giữa chúng ta với Người. 

Mục tiêu chính của việc nên thánh không phải là cuộc chiến chống lại tội lỗi, không phải là vấn đề tránh lánh điều xấu, nhưng là việc yêu mến, noi gương Thầy Chí Thánh, Đấng đi khắp nơi thi ân giáng phúc…  Cuộc sống Kitô hữu là một cuộc sống đầy nhân tính.  Trái tim chúng ta có một vai trò quan trọng trong việc nên thánh bởi vì Thiên Chúa đã đoái thương trở nên con người.  Nếu chúng ta không quan tâm đến phương diện tình cảm trong đời sống đạo đức, và dễ dãi trao gửi con tim chúng ta cho các thụ tạo, tình thân giữa chúng ta với Thầy Chí Thánh sẽ gặp nguy hại, và sức mạnh ý chí của chúng ta không đủ sức giúp chúng ta vươn lên trên con đường hẹp của sự thánh thiện.  Vì vậy, chúng ta luôn luôn phải nỗ lực ý thức rằng Chúa đang gần bên chúng ta.  Chúng ta có thể dùng trí tưởng tượng để hình dung Chúa Kitô, Đấng đã giáng sinh tại Bêlem, đã lao động nhọc nhằn tại Nazareth, đã có những người bạn thân thiện, và đã quí trọng cuộc sống trần gian của Người.

Ước chi chúng ta biết học từ nơi những người bạn của Chúa Kitô để đối xử với Người trong niềm tôn kính sâu xa, bởi vì Chúa chúng ta là Thiên Chúa.  Đồng thời, chúng ta cũng hãy tìm đến nương tựa nơi Chúa với một niềm tin tưởng vô bờ, bởi vì Chúa là Người Bạn của chúng ta, mỗi ngày Người hằng tìm kiếm và ước ao sống gần gũi với chúng ta.

  1. 3Tình thân với Chúa làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng.

Một lần kia, Chúa Giêsu và các môn đệ ghé lại nhà các bạn của Người tại Bethany trên đường lên Jerusalem.  Martha và Maria đã thết đãi và chuẩn bị những thức cần thiết để chứng tỏ lòng hiếu khách với Thầy Chí Thánh và những môn đệ của Người.  Nhưng Maria – có lẽ khi ấy Chúa Giêsu vừa đến chưa bao lâu – đã ngồi lại dưới chân Chúa và lắng nghe Người, trong khi Martha bận bịu một mình.  Maria quên tất cả để chỉ lắng nghe lời Thầy Chí Thánh.  Tình yêu đã lôi cuốn Maria ở lại dưới chân Chúa.  Tập quán lắng nghe Chúa và sự đói khát lời Người minh chứng rằng đây không phải là cuộc gặp gỡ lần đầu, nhưng là một sự đồng cảm hiếm thấy.

Martha chắc chắn không hững hờ với lời Chúa.  Thánh nữ nóng lòng muốn nghe, nhưng vì phải bận bịu công việc.  Không có Martha, Chúa Giêsu vẫn hướng câu chuyện của Người về bình diện trên cao.  Điều ấy, đối với Martha, càng làm Chúa trở nên lôi cuốn hơn nữa.  Vì thế, Martha cảm thấy khó chịu và bực bội vì gánh nặng công việc.  Trong lúc đó, thánh nữ lại thấy em mình dưới chân Chúa.  Theo trình thuật Phúc Âm thánh Luca: Hơi khó chịu, nhưng đầy tin tưởng, thánh nữ đến và thưa Chúa: Lạy Thầy, Thầy không thấy em con để con phục vụ một mình sao?  Xin Thầy bảo em con giúp con với.  Martha đã đến với Chúa trong niềm tin tưởng!

Chúa Giêsu đã đáp lại một cách nói thân mật bằng cách lặp đi lặp lại tên thánh nữ: Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện quá; chỉ có một điều cần mà thôi. Maria có lẽ cũng sẵn lòng giúp đỡ chị, nhưng đã không quên điều thiết yếu: đó là chọn Chúa Giêsu làm tâm điểm chú ý và trung tâm cuộc sống của mình.  Chúa Giêsu đã đề cao điều ấy – tức là tình yêu của Maria.

Ngay cả những công việc của Chúa cũng đừng làm chúng ta quên mất Chúa.  Martha sẽ không bao giờ quên được lời nhắc nhở thân thiết ấy của Chúa.  Công việc là điều không thể lơ là, nhưng đừng vì công việc mà hạ Chúa Kitô xuống hàng thứ yếu.

Những hoạt động và lo toan của chúng ta mặc dù trực tiếp qui hướng về Chúa, nhưng chúng ta cũng đừng bao giờ vì chúng mà quên lãng điều duy nhất cần thiết: đó là chính Chúa Kitô.  Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cần nhớ: đừng bao giờ để những điều xem ra hết sức quan trọng, chẳng hạn như công việc, thu nhập tài chánh, những tương giao xã hội, vượt quá địa vị của cuộc sống gia đình. Những điều ấy không đáng buộc cuộc sống gia đình phải chịu tổn thiệt. Chỉ trong những hoàn cảnh ngoại thường, người gia trưởng mới phải làm việc xa nhà, chẳng hạn như những người di cư hoặc thủy thủ. Nếu người cha hoặc người mẹ trong gia đình kiếm được nhiều tiền mà thiếu sót bổn phận đối với con cái, thử hỏi kết quả sẽ như thế nào?

Đức Thánh Trinh Nữ, Đấng muôn đời được hưởng sự hiện diện hồng phúc của Chúa Kitô trên thiên quốc, sẽ nài xin cho chúng ta ơn biết trân trọng hơn nữa mối thân tình thắm thiết với Thầy Chí Thánh. M ẹ sẽ dạy chúng ta biết chuyên cần những công việc của Chúa mà không quên mất Chúa. Trước mặt Chúa Giêsu, Mẹ sẽ cầu bầu cho chúng ta biết coi trọng giá trị gia đình hơn những mối lợi khác.

Nguồn: http://www.dongcong.net/  

From: Langthangchieutim

PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT VỊ THÁNH – ĐHY JOHN HENRY NEWMAN

PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT VỊ THÁNH – ĐHY JOHN HENRY NEWMAN

 Ngày 1 tháng 7 năm 2019, Tòa thánh Vatican loan báo Chân phước John Henry Newman và 4 vị khác sẽ được tuyên phong hiển thánh vào ngày 13 tháng 10 năm 2019.  Chân phước Newman được đánh giá là một trong những bậc thầy vĩ đại của Hội Thánh, vì thế sẽ thật hữu ích khi nhìn lại cuộc đời và giáo huấn của ngài để đón nhận những bài học cần thiết cho đời sống và sứ vụ của Hội Thánh ngày nay.

Một cuộc đời kiếm tìm chân lý

Đức hồng y John Henry Newman sinh tại Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 21 tháng 2 năm 1801.  Ngài được dạy dỗ trong truyền thống Anh giáo và từ nhỏ đã có thiên hướng tôn giáo, cụ thể là siêng đọc Kinh Thánh.  Kinh Thánh giúp ngài sống đạo đức, nhưng mối quan tâm tri thức lại khiến ngài đặt những câu hỏi nền tảng và muốn tìm kiếm câu trả lời rõ ràng, chính xác.  Vì thế khi mới 14 tuổi, ngài đã bị cám dỗ bỏ đạo: “Tôi muốn sống tốt nhưng không cần theo đạo; tôi không hiểu Thiên Chúa yêu thương có nghĩa gì.”

Chính trong giai đoạn đó, Chúa gõ cửa lòng Newman.  Trong những ngày nghỉ lễ năm 1816, Newman đọc cuốn Force of Truth (Sức mạnh của chân lý) của Thomas Scott, và tác phẩm đó đã gây ấn tượng rất sâu đến nỗi ngài coi đó như “cuộc hoán cải đầu tiên,” và là một trong những ơn ban lớn nhất trong đời.  Newman bắt đầu nhận thức cách sâu sắc sự hiện hữu và hiện diện của Thiên Chúa cũng như của thế giới vô hình.  Ngài cũng rút từ tác phẩm của Thomas Scott hai câu ghi dấu ấn suốt đời ngài: “Tìm kiếm sự thánh thiện hơn là bình an,” và “Bằng chứng duy nhất của sự sống là sự tăng trưởng.”

Sau cuộc hoán cải đầu tiên này, Newman đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự và hết lòng bước theo Chân lý như ngài diễn tả trong tác phẩm Apologia pro vita sua: “Khi tôi 15 tuổi (mùa Thu năm 1816), một sự thay đổi lớn lao về tư tưởng diễn ra trong tôi.  Tôi đặt mình dưới sự hướng dẫn của Kinh Tin kính và tâm trí đón nhận đạo lý đức tin, đó là những điều nhờ lòng Chúa thương xót, sẽ không bao giờ lu mờ hoặc bị xóa nhòa.”  Newman bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của những tín điều trong Kitô giáo: sự Nhập thể của Con Thiên Chúa, công trình cứu độ của Đức Kitô, ân huệ Thánh Thần ngự xuống trong linh hồn người chịu Phép Rửa, đức tin không đơn thuần là một lý thuyết nhưng cần được diễn tả trong chương trình sống.

Sau khi hoàn tất chương trình học tại Trinity College, Oxford, Newman trở thành mục sư Anh giáo và sau này phụ trách nhà thờ Saint Mary, nhà thờ của đại học Oxford.  Trong thời gian này, ngài quan tâm nghiên cứu các Giáo phụ, đồng thời cảm thấy quan ngại trước tình trạng thiêng liêng của Giáo hội Anh giáo trước sự gia tăng ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do (liberalism) tại Oxford cũng như trên khắp nước Anh.  Để chống lại xu hướng này, Newman cùng với một vài người bạn lập nên Phong trào Oxford (Oxford Movement) năm 1833.  Phong trào này phê phán việc Anh Quốc không còn thực hành đức tin, và kêu gọi phải trở về với Kitô giáo nguyên thủy thông qua cuộc cải cách đích thực về mọi mặt: tín lý, thiêng liêng, phụng vụ.  Với mục đích này, phong trào thực hiện những ấn phẩm nhỏ, dễ phổ biến, cố gắng gây tác động trên hàng giáo sĩ cũng như các tín hữu đơn thành, đang bị giằng co giữa hai thái cực là chủ nghĩa duy cảm và chủ nghĩa duy lý.

Newman nhận ra rằng cuộc tranh luận chống lại chủ nghĩa tự do về mặt tôn giáo cần có một nền tảng giáo thuyết vững chắc, và ngài xác tín ngài đã tìm được nền tảng đó nơi những văn bản của các Giáo phụ mà ngài coi là các sứ giả và tiến sĩ đích thực của đức tin Kitô.  Từ đó, Newman khai triển lý thuyết được gọi là Via media (con đường trung dung).  Newman cũng tìm cách chứng minh rằng Anh giáo là người thừa kế hợp pháp của Kitô giáo nguyên thủy và là Giáo hội đích thực trong Đức Kitô, vì nơi Anh giáo không có những sai lầm về giáo thuyết như Tin Lành, cũng không có những lạm dụng mà ngài cho là đang có trong Công giáo Rôma.

Thế nhưng khi nghiên cứu lịch sử Giáo hội ở thế kỷ IV, Newman khám phá một điều quan trọng là Kitô giáo trong thời đại ngài đang sống lại phản ánh 3 nhóm tôn giáo ở thế kỷ IV, có thể so sánh như sau: Tin Lành giống như phái Ariô; Công giáo Rôma giống như các tín hữu Rôma; Anh giáo giống như người theo thuyết Ariô nửa vời (semi-Arianism).  Khám phá đó bắt đầu gợi lên những nghi ngờ về Anh giáo.  Không lâu sau đó, Newman đọc một bài viết trong đó tác giả so sánh Anh giáo với những người theo thuyết Donatism ở châu Phi thời thánh Ausgustinô.  Và ngài sẽ không bao giờ quên câu nói của thánh Augustinô: “Hội Thánh phổ quát, trong phán quyết của mình, là sự bảo đảm cho Chân lý” (Securus judicat orbis terrarum).  Newman nhận ra rằng những xung đột về giáo thuyết thời Hội Thánh sơ khởi được giải quyết không chỉ dựa vào nguyên tắc về tính cổ xưa (antiquity) nhưng còn là tính Công giáo (catholicity), nghĩa là ý kiến của Hội Thánh xét như một toàn thể chính là lời tuyên bố bất khả ngộ.

Trung thành với nguyên tắc phải tôn trọng Chân lý, Newman quyết định lui về Littlemore, một làng nhỏ gần Oxford, dành thời giờ cho việc cầu nguyện và nghiên cứu.  Ngài bắt đầu liên kết những đường dây suy tưởng xuất hiện trong những năm qua.  Câu hỏi đặt ra là nếu Hội Thánh Công giáo Rôma thực sự là tông truyền thì làm sao có thể lý giải những giáo thuyết bên Công giáo xem ra không phải là di sản được để lại từ Kitô giáo nguyên thủy?

Từ đó hình thành những suy nghĩ dẫn đến nguyên lý về sự phát triển chính thực mà Newman khai triển để giải thích những giáo huấn mới trong đời sống Hội Thánh: những tín điều sau này là sự phát triển chính thực mặc khải nguyên thủy.  Newman trình bày lập luận này trong bài An Essay on the Development of Christian Doctrine (Sự phát triển giáo thuyết Kitô), trong đó ngài phi bác quan điểm cho rằng chân lý hoặc sai lầm trong các vấn đề tôn giáo chỉ là những ý kiến khác nhau, và ơn cứu độ không lệ thuộc vào lời tuyên xưng đức tin đúng đắn.  Newman khẳng định: “Chân lý và giả dối được đặt trước mắt chúng ta để thử lòng chúng ta; chọn lựa của chúng ta là chọn lựa đáng sợ vì được cứu độ hay bị chối bỏ tùy thuộc vào đó; trước mọi sự, phải bám chặt vào đức tin Công giáo.”

Gia nhập Hội Thánh Công giáo

Khi Newman nghiên cứu về sự phát triển giáo thuyết Kitô, ngài nhận ra rằng Hội Thánh Rôma là Hội Thánh của các Giáo phụ, Hội Thánh đích thực của Đức Kitô.  Vì thế ngày 9 tháng 10 năm 1845, ngài tuyên xưng đức tin Công giáo, được Chân phước Dominic Barberi, người Ý, dòng Passionist, đón nhận vào Hội Thánh Công giáo.

Quyết định của Newman gia nhập Hội Thánh Công giáo đã gây chấn động lớn trong Giáo hội Anh giáo.  Có người cảm phục trước quyết định can đảm của ngài nhưng không ít người coi đó như sự phản bội, và Newman phải chịu nhiều đau khổ vì quyết định này.  Dư luận vẫn còn bám theo ngài trong nhiều năm sau đến độ có lúc báo chí tung tin Newman cảm thấy lạc lõng trong Hội Thánh Công giáo, nên sẽ trở lại Giáo hội Anh giáo.  Thế nhưng Newman rất vững tâm như ngài viết cho một người quen: “Kể từ khi được đón nhận vào Hội Thánh Công giáo, tôi không có lúc nào bị lung lay trong niềm tin vào Hội Thánh.  Tôi tin chắc, và sẽ mãi chắc chắn rằng Đức Giáo hoàng là trung tâm của sự hiệp nhất và là Đấng Đại diện Chúa Kitô; tôi mãi mãi tin vào Kinh Tin kính Hội Thánh tuyên xưng, mọi tín điều trong đó; tôi hoàn toàn thỏa mãn với việc thờ phượng, kỷ luật, giáo huấn của Hội Thánh; và dù rất khó khăn, tôi vẫn mong mỏi nhiều người bạn của tôi theo Tin Lành cũng sẽ được chia sẻ niềm hạnh phúc của tôi.”

Sau khi trở thành linh mục Công giáo, Newman lập chi nhánh Dòng Thánh Philip Neri ở Birmingham[1].  Trong nhiều hoạt động thần học và mục vụ, ngài chú trọng nhiều nhất đến việc đào tạo trí thức và thiêng liêng cho các tín hữu Công giáo, các anh em trong dòng và các tân tòng.  Ngài xác tín rằng trong thời đại hiện nay với những thay đổi rất nhanh về văn hóa và xã hội, cần phải có một đức tin có khả năng bày tỏ những lý do của niềm hi vọng Kitô giáo.  Vì thế ngài làm việc không ngơi nghỉ để huấn luyện những giáo dân có học thức, sống trong thế giới, làm việc trong ánh sáng đức tin và có khả năng bảo vệ đức tin của mình.

Cha John Henry Newman được Đức Giáo hoàng Lêô XIII nâng lên hàng Hồng y ngày 15 tháng 5 năm 1879, nhưng ngài xin là không chịu chức Giám mục và vẫn ở lại Birmingham.  Trong dịp này, ngài có bài phát biểu nổi tiếng, được coi như những lời tiên tri về thời đại chúng ta ngày nay:

“Chủ nghĩa tự do về tôn giáo là học thuyết chủ trương không có chân lý tích cực trong tôn giáo, niềm tin nào cũng tốt như nhau, và đây là chủ trương đang chiếm ưu thế từng ngày.  Chủ trương này không chấp nhận bất cứ tôn giáo nào là chân lý, vì mọi tôn giáo chỉ là chuyện ý kiến riêng.  Tôn giáo mặc khải không phải là chân lý nhưng chỉ là tình cảm và cảm nhận; không phải sự kiện khách quan; đó là quyền của mỗi người nói ra điều mình thích.  Đạo đức không nhất thiết phải xây nền trên đức tin. Người ta có thể đi nhà thờ Tin Lành hay Công giáo, có thể thấy ích lợi của cả hai nhưng không thuộc bên nào cả.  Người ta có thể làm bạn với nhau về tư tưởng và tình cảm thiêng liêng mà không có chung niềm tin và cũng không cần phải có.  Bởi lẽ tôn giáo là chuyện cá nhân, đặc thù, riêng tư nên không cần phải biết đến trong những tương giao con người.  Nếu một người cứ mỗi ngày lại theo một đạo thì mắc mớ gì đến bạn?  Thật không thích hợp nếu nghĩ về tôn giáo của một người như nghĩ đến nguồn lợi tức hoặc việc điều hành gia đình của họ.  Tôn giáo không liên quan gì đến mối dây xã hội cả.”

Những gì Đức hồng y Newman nói về chủ nghĩa tự do, ngày nay có thể gọi là chủ nghĩa tương đối và chúng ta không thể quên cụm từ nổi tiếng của Đức Bênêđictô XVI về “sự chuyên chế của chủ nghĩa tương đối!”  Lối nghĩ và lối sống mà Đức hồng y Newman cảnh giác xem ra ngày càng phổ biến và thắng thế, với những hậu quả tai hại rất lớn cho đời sống đức tin, nhất là chiều kích văn hóa và xã hội của đức tin.  Đức hồng y Newman nhắc nhở mọi Kitô hữu, mục tử cũng như giáo dân, rằng Chân lý là kho tàng quý giá mà chúng ta đón nhận bằng đức tin, chân lý ấy phải được loan báo cách trung thực và bảo vệ bằng mọi giá.

Ngày 11 tháng 8 năm 1890, Đức hồng y Newman qua đời tại nhà dòng ở Edgbaston.  Vào thời điểm đó, tờ Times of London (Thời báo Luân Đôn) viết: “Dù Rôma có tuyên thánh cho Hồng y Newman hay không, ngài cũng sẽ được tuyên thánh trong suy nghĩ của những người đạo đức thuộc nhiều niềm tin ở nước Anh.”

Sự nhìn nhận của Rôma

Trong dịp Đức Lêô XIII nâng cha John Henry Newman lên hàng Hồng y, Tòa Thánh Vatican đã gửi đến Hồng y Newman sứ điệp ngày 15 tháng 3 năm 1879: “Đức Thánh Cha trân trọng cách sâu sắc tài năng và học thức nổi trội của hiền huynh, lòng đạo đức và sự nhiệt thành của hiền huynh trong việc phục vụ Tác vụ thánh, sự tận tụy và sự gắn bó hiếu thảo của hiền huynh với Tòa Thánh, và sự phục vụ đáng kể của hiền huynh trong nhiều năm đối với tôn giáo, (ngài) quyết định dành cho hiền huynh bằng chứng công khai và cao quý về sự trân trọng và thiện ý của ngài.”

Trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày Newman được nâng lên hàng hồng y, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gửi thư cho Đức cha George Patrick Dwyer, Tổng giám mục Birmingham, trong đó ngài viết: “Tư tưởng triết học và thần học cũng như linh đạo của Đức hồng y Newman bám rễ sâu và được phong phú hóa nhờ Kinh Thánh và giáo huấn của các Giáo phụ, (tư tưởng đó) vẫn còn nguyên giá trị và tính độc đáo của nó….  Tôi hi vọng rằng dung mạo và giáo huấn của vị hồng y vĩ đại này sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho việc thi hành sứ mệnh của Hội Thánh trong thế giới ngày càng hiệu quả hơn, và giúp canh tân đời sống thiêng liêng của các thành viên trong Hội Thánh cũng như thúc đẩy việc phục hồi sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu.”

Ngày 19 tháng 9 năm 2010, Đức Bênêđictô XVI nâng Đức hồng y Newman lên hàng Chân phước.  Trong giờ canh thức trước ngày tuyên phong, tại công viên Cofton Park, Luân Đôn, Đức Bênêđictô XVI đã nêu cao tấm gương của Newman: “Newman dạy chúng ta rằng nếu chúng ta đã đón nhận chân lý của Đức Kitô và trao phó đời sống cho Người, thì không thể có sự tách biệt giữa điều chúng ta tin và cách chúng ta sống.  Mọi tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta phải quy hướng về vinh quang Thiên Chúa và mở rộng Vương quốc của Người.  Newman đã hiểu được điều này và đã là nhà vô địch đáng kính trong sứ vụ tiên tri của người Kitô hữu.  Ngài thấy rõ ràng rằng chúng ta không đón nhận chân lý như một hành động thuần tri thức cho bằng (đón nhận) trong một tiến trình năng động thiêng liêng, và chân lý ấy thấm vào tận tâm khảm chúng ta.  Chân lý được thông truyền không chỉ bằng giáo huấn, dù là điều quan trọng, nhưng còn bằng chứng tá của những cuộc đời đã sống chân lý ấy trong sự toàn vẹn, trung tín và thánh thiện; những ai sống trong và nhờ chân lý sẽ tự nhiên nhận ra những gì là giả dối, và vì giả dối nên cũng là thù nghịch của cái đẹp, cái thiện vốn song hành với vẻ huy hoàng của cái thật, Veritatis splendor.

Kết luận

Trong một bài thuyết trình về Đức hồng y Newman nhân kỷ niệm 100 năm ngày qua đời của ngài (1990), Đức hồng y Joseph Ratzinger (Đức Bênêđictô XVI sau này) đã nói: “Đối với tôi, đặc điểm của vị Tiến sĩ Hội Thánh là ngài không chỉ dạy chúng ta bằng tư tưởng và lời nói nhưng còn bằng đời sống của ngài, vì nơi ngài, tư tưởng và đời sống đan quyện vào nhau.  Nếu thế, Newman cũng đứng trong hàng ngũ những bậc thầy vĩ đại của Hội Thánh, vì ngài vừa chạm đến con tim chúng ta vừa soi sáng suy nghĩ của chúng ta.”

Nhận xét này vừa đáng quý vừa mang tính tiên tri.  Đáng quý vì chỉ cho chúng ta thấy dung mạo thực sự của Newman: không chỉ là nhà thần học với những suy tư sâu sắc nhưng còn là một vị thánh.  Và mang tính tiên tri vì nhiều người trong Hội Thánh Công giáo ngày nay đang nghĩ đến một ngày Thánh John Henry Newman sẽ được tuyên phong là Tiến sĩ Hội Thánh, vị tiến sĩ không chỉ dạy chúng ta thứ thần học bàn giấy nhưng còn giúp chúng ta sống nền thần học bàn quỳ vốn là điều hết sức cần thiết trong thời đại tục hóa ngày nay.

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Nguồn: https://www.vaticannews.va

[1] Dòng Thánh Philip Neri (The Congregation of the Oratory of St Philip Neri) là Hội dòng giáo hoàng về đời sống tông đồ, quy tụ các linh mục và sư huynh sống chung trong một cộng đoàn, không có lời khấn công khai nhưng chỉ liên kết với nhau bằng mối dây đức ái. Thánh Philip Neri lập dòng này ở Rôma năm 1575. John Henry Newman, sau khi thành linh mục Công giáo, đã cùng với một vài linh mục lập chi nhánh ở Birmingham, cuối cùng dời về Edgbaston.

Tài liệu tham khảo

Herman Geissier, On the 125th Anniversary of John Henry Newman’s Becoming a Cardinal, L’Osservatore Romano, 11/18 August 2004.

Fabio Attard SDB, Blessed John Henry Newman, Theology and Holiness, www.newmanfriendsinternational.org/en/blessed-john-henry-cardinal-newman.

Benedict XVI, Prayer Vigil on the Eve of the Beatification of Cardinal John Henry Newman, www.vatican.va/content/benedict-xvi/en/speeches/2010/september/documents.

John Paul II, Letter to H.E. Msgr. George Patrick Dwyer, Archbishop of Birmingham, for the first centenary of the elevation to the cardinalate of John Henry Newmanwww.vatican.va/content/john-paul-ii/en/letters/1979/documents.

From: Langthangchieutim

THÁNH MARIA GORETTI TRINH NỮ TỬ ĐẠO

THÁNH MARIA GORETTI TRINH NỮ TỬ ĐẠO

 Lm Đa-minh Thiệu O. Cist

Thánh Maria Goretti sinh ngày 16 tháng 10 năm 1890 tại Corinaldo, Italia, và qua đời với tư cách là vị thánh Đồng Trinh Tử Đạo ngày mồng 06 tháng 07 năm 1902 tại Nettuno, Italia.  Khi mới lên 11 tuổi, thánh nữ đã trở thành nạn nhân của một vụ sát hại dã man vì thánh nữ quyết bảo vệ sự trinh trong của mình.  Vào năm 1950, Maria Goretti đã được Đức Pi-ô XII tôn phong lên bậc Hiển Thánh.

1.Tiểu sử của thánh Maria Goretti:

Cha Mẹ của Maria Goretti là ông Luigi Goretti và bà Assunta Carlini.  Cả hai người đều có quê gốc tại Corinaldo, Italia, và là những nông dân thuần túy.  Họ có tất cả bảy người con, và Maria Goretti là người con thứ ba.  Cuộc sống của Maria Goretti, kể từ khi chào đời cho tới khi cô bị sát hại, đã diễn ra không khác gì cuộc sống của hầu hết các em bé vùng nông thôn Italia cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20: không được học hành tại trường, khả năng đọc sách rất kém, thậm chí còn không thuộc bảng chữ cái, phải làm việc trong nhà và trên các cánh đồng ngay từ khi tuổi đời còn rất nhỏ.  Khi Maria Goretti qua đời (lúc cô sắp mừng sinh nhật lần thứ 12), cô chỉ cao 1m38, thiếu cân, và đã có triệu chứng mắc bệnh sốt rét đang ngày một phát triển.

Vào năm 1897, gia đình ông Luigi Goretti chuyển nơi cư trú từ Corinaldo tới Agro Pontino, tức vùng đồng bằng Pontini.  Họ đến định cư tại làng Ferriere thuộc huyện Nettuno, và lại tiếp tục làm nghề canh tác ruộng vườn.  Agro Pontino là một vùng đồng bằng nằm tại khu vực Đông Nam Rô-ma, và hồi đó có tên là Paludi Pontine (tức đầm lầy Pontini), vì đó là một khu vực đầm lầy thường xuyên bị tấn công bởi bệnh sốt rét.  Mãi tới những năm 30 của thế kỷ 20, Mussolini mới ra lệnh phải tháo cạn nước khỏi khu vực đầm lầy đó.

Tại nơi ở mới, gia đình ông Luigi Goretti đã cùng với gia đình Serenelli điều hành một hợp tác xã nông nghiệp.  Nhưng chỉ một năm sau thôi thì ông Luigi Goretti, tức thân phục của Maria Goretti, đã qua đời vì bệnh sốt rét.  Vì thế, cô bé Maria đã phải cùng với mẹ mình chăm lo cho gia đình.  Mãi cho tới khi Maria lên 11 tuổi, cô mới được Xưng Tội Rước Lễ lần đầu.

Còn ông Serenelli, người cùng điều hành hợp tác xã nông nghiệp nói trên với gia đình Luigi Goretti, có một người con trai tên là Alexandro Serenelli, lớn hơn Maria Goretti 5 tuổi.  Cậu ta là người thanh niên hư hỏng, suốt ngày ăn chơi nêu lổng.  Khi Maria Goretti xuất hiện, cậu ta đã thường xuyên đeo đuổi và gạ gẫm cô.  Nhưng Maria luôn luôn cự tuyệt trước những lời gạ gẫm của cậu.  Vào ngày mồng 05 tháng 07 năm 1902, lúc đó Alexandro đã 16 tuổi, anh ta tìm mọi cách để cưỡng hiếp cô bé 11 tuổi này.  Khi anh ta xông vào cô bé, thì cô đã cố hô lên: “Không được, không được!  Làm vậy là có tội đấy anh Alexandro ạ, anh sẽ phải sa hỏa ngục đấy!”  Khi bị Maria nhất quyết từ chối và cự tuyệt, Alexandro cảm thấy nhục nhã và vô cùng tức giận, hắn đã vớ lấy chiếc đục gỗ và đâm cô bé tới 14 nhát.  Tuy nhiên, dù bị đâm tới 14 nhát, nhưng Maria vẫn còn thoi thóp.  Người ta đã mang cô vào bệnh việc Nettuno.  Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành giải phẫu khẩn cấp cho cô, nhưng cuộc giải phẫu đã không thành công.  Cô đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày hôm sau, tức ngày mồng 06 tháng 07 năm 1902 tại bệnh viện nêu trên lúc sắp bước sang tuổi 12.  Khi Maria hấp hối, cô đã tha thứ cho kẻ giết mình với những lời sau đây: “Tôi tha thứ cho anh ta; tôi muốn có anh ta bên cạnh tôi trên Thiên Đàng.”

Về phần mình, Alexandro đã bị kết án lao động khổ sai 30 năm.  Theo lời kể của nhiều người, anh ta đã tỏ ra rất hối hận về hành vi của mình.  Anh ta đã trải qua nhiều thị kiến, và trong các cuộc thị kiến đó, Maria đã hiện ra với anh ta và còn mang hoa đến tặng cho anh ta nữa.  Vào dịp Lễ Giáng Sinh năm 1928, sau 27 năm lao động khổ sai, Alexandro đã được trả tự do trước thời hạn vì anh ta đã cải tạo rất tốt.  Ngay khi được phóng thích, anh ta đã tức tốc đến gặp bà Assunta Carlini – thân mẫu của Maria Goretti – để xin bà tha thứ cho hành vi của mình.  Và cũng ngay sau đó, anh ta đã gia nhập Dòng Thánh Phan-xi-cô, và quyết định sống ở bậc Hiến Sinh của Dòng này.  Thầy Alexandro qua đời trong Dòng Thánh Phan-xi-cô tại Tu Viện Macerata vào ngày mồng 06 tháng 05 năm 1970 lúc xấp xỉ 84 tuổi.

2.Thánh Maria Goretti Trinh Nữ Tử Đạo:

Còn về phía Maria Goretti, sau khi qua đời, cô đã được an táng trong nhà thờ Nettuno nằm ở phía Nam thành phố Rô-ma.  Sau khi cô được phong Thánh, nhà thờ này đã được đổi tên theo tên của cô, đó là Thánh Đường kính Thánh Maria Goretti.  Cả Đức Phao-lô VI lẫn Đức Gioan Phao-lô II đều đã đến viếng Thánh Đường này.  Trong nghệ thuật hội họa, cô được trình bày với hình ảnh một cô bé trong tay cầm bông huệ và cành lá cọ – biểu tượng của sự Đồng Trinh Tử Đạo.

Chẳng bao lâu sau khi Maria Goretti qua đời, nhiều người đơn thành, đặc biệt là các nông dân, đã bắt đầu tôn kính cô như một vị Thánh.  Lòng sùng kính dành cho cô càng ngày càng được nhân lên, và nở rộ dưới thời Phát-xít.  Trong thời chiến tranh, cả trong cuộc thế chiến thứ nhất lẫn thế chiến thứ hai, một vai trò mới của phụ nữ trong gia đình và xã hội đã trở nên nổi bật, và vì thế, mẫu gương của Maria Goretti đã được Giáo hội sử dụng để tán dương hình ảnh của phụ nữ trong vai trò truyền thống của mình với tư cách là những người mẹ và những người nội trợ tận tâm.  Alexandro – kẻ sát hại Maria Goretti – đã làm chứng về cô với những lời như sau: “Tôi không biết bất cứ điều gì khác về cô ấy ngoài việc biết rằng, cô là một cô bé tốt lành, ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, kính sợ Thiên Chúa, nghiêm trang, không nhẹ dạ nông nổi và không thất thường như những cô bé khác; trên đường đi, cô ấy luôn luôn khiêm tốn, nhã nhặn, và chỉ nghĩ về chuyện làm sao để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.”

Vào ngày 27 tháng 04 năm 1947, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Maria Goretti, “Tớ Nữ Đáng Kính của Thiên Chúa”, lên bậc Chân Phước.  Trong Thánh Lễ tôn phong Chân Phước cho Maria Goretti, Đức Piô XII đã giới thiệu cô như là một ý tưởng ngời sáng và là một mẫu gương của sự giữ mình.

Ngay sau khi Maria Goretti được tôn phong lên bậc Chân Phước, cô đã thực hiện hai phép lạ chữa lành.  Phép lạ thứ nhất được cô thực hiện cho Anna Grossi Musumarra vào ngày mồng 04 tháng 05 năm 1947, và phép lạ thứ hai đã được cô thực hiện cho công nhân Giuseppe Cupe vào ngày mồng 08 tháng 05 cùng năm.  Anna Grossi đã phải chịu đựng cơn bệnh sưng màng phổi rất nặng.  Một thành viên trong gia đình của cô đã lên đường đến nơi bảo quản các Thánh Tích của Chân Phước Maria Goretti.  Người này đã ngắt một ít lá trên những đóa hoa được đặt trên rương đựng các Thánh Tích của vị Chân Phước, và mang những chiếc lá đó về cho bệnh nhân.  Bệnh nhân đã tiếp nhận những chiếc lá đó, và chỉ 24 tiếng đồng hồ sau, cô đã được hoàn toàn khỏi bệnh.  Còn anh Giuseppe Cupi thì lại bị một tai nạn: Một tảng đá khá lớn đã rơi xuống chân anh khi anh đang làm việc, và vì thế, tất cả bàn chân của anh đều bị dập nát.  Anh đã phó thác sự việc cho Chân Phước Maria Goretti.  Ngay sau đó, sự đau đớn đã biến mất, và anh đã có thể quay trở lại nơi làm việc ngay trong ngày hôm đó.

Vào ngày 24 tháng 06 năm 1950, sau hơn ba năm được tôn phong lên bậc Chân Phước, Maria Goretti đã được Đức Thánh Cha Piô XII tôn phong lên bậc Hiển Thánh.  Thánh Lễ Tôn Phong Hiển Thánh này đã diễn ra tại quảng trường Thánh Phê-rô với sự tham dự của hàng triệu tín hữu.  Trong số đó có rất nhiều những người hành hương từ xa đến, vì năm 1950 là Năm Thánh.  Thân mẫu của vị Thánh, bà Assunta Carlini, lúc đó đã 85 tuổi, cũng đã hiện diện trong buổi Lễ Tôn Phong Hiển Thánh cho con mình, giống như bà đã tham dự Lễ tôn Phong Chân Phước của con bà.  Thánh Lễ này có một điều đặc biệt, đó là sự hiện diện của Thầy Alexandro Serinelli – người đã sát hại Maria Goretti 48 năm trước đó, nhưng giờ đây đã là Tu Sĩ của Dòng Thánh Phan-xi-cô.

Vào năm 1951, Thánh Nữ Maria Goretti đã được Giáo hội đặt làm Nữ Bổn Mạng của các Hội Đoàn Đức Maria.

Giáo hội mừng kính Thánh nữ Maria Goretti vào ngày mồng 06 tháng 07, tức ngày qua đời của Thánh Nữ, với bậc Lễ Nhớ không buộc.

Phần lớn các Thánh Tích của Thánh Maria Goretti hiện đang được bảo quản và tôn kính tại Corinaldo, Italia, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.  Phần còn lại, gồm hộp sọ và xương tay chân của Ngài, hiện đang được bảo quản và tôn kính tại Nettuno, Italia, nơi Thánh Nữ trút hơi thở cuối cùng.

Lm Đa-minh Thiệu O. Cist

From: Langthangchieutim

PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ HAI VỊ THÁNH CỦA TINH THẦN HIỆP NHẤT

PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ HAI VỊ THÁNH CỦA TINH THẦN HIỆP NHẤT

Gm. Giuse Vũ Duy Thống

Có lần đến mừng bổn mạng một vị Linh mục trọng tuổi.  Ngài nói đùa rằng: “Tội nghiệp hai Thánh Phêrô và Phaolô quá!  Những ông thánh bà thánh khác nhỏ hơn, thế mà lại được đứng tên một mình độc lập tự do hạnh phúc trong một ngày lễ.  Đàng này Phêrô và Phaolô tiếng là hai thánh lớn của cả Giáo hội, thế mà lại phải chen vai đứng chung với nhau chật chội trong một ngày lễ, dẫu đó là ngày lễ lớn.  Ngài cười và phát biểu tiếp: Thà làm lớn trong một ngày lễ nhỏ, còn hơn là Phêrô và Phaolô lại chịu làm nhỏ trong một ngày lễ lớn.”

Dĩ nhiên linh mục ấy chỉ nói đùa thôi.  Nhưng trong cái tưởng như đùa cợt mua vui giữa các linh mục với nhau biết đâu lại chẳng ẩn chứa một chút nghiêm túc, một thoáng lắng sâu gợi mở cho suy tư về ngày lễ, để rồi khi nhìn vào chân dung của Phêrô và Phaolô bỗng chợt nhận ra dụng ý của Giáo hội; mừng hai Thánh Phêrô và Phaolô chung trong cùng một lễ là muốn nói lên tinh thần hiệp nhất, một tinh thần đã làm nên sự sống và mãi còn là sức sống của Giáo hội.

Phêrô và Phaolô: hai vị thánh có nhiều khác biệt

Nói đến hiệp nhất là nói đến một tinh thần gặp gỡ khởi đi từ những cái khác biệt.  Phêrô và Phaolô khác nhau nhiều lắm.

Về thành phần bản thân: Phêrô là dân chài lưới chuyên nghiệp, cuộc sống chỉ diễn ra quanh quẩn nơi biển hồ Tibêria.  Tác phong ngài bình dân, tính tình ngài bộc trực, có sao nói vậy, thậm chí đến độ thô thiển mộc mạc.  Mặc dù có bề dày kinh nghiệm tuổi tác và ngành nghề, nhưng kiến thức về đời sống của ngài có chăng cũng không lớn hơn diện tích biển hồ.  Còn Phaolô, ngược lại, là con nhà trí thức được ăn học đàng hoàng, đã từng có dịp đi lại đó đây.  Kiến thức rộng, gốc gác Biệt phái nhiệt thành với truyền thống cha ông, đầy năng lực, tuổi trẻ tài cao và cũng không thiếu tham vọng cho tương lai, nên Phaolô mới nổi máu anh hùng “vấy máu ăn phần” trong việc bách hại các Kitô hữu thuở ban đầu.

Về ơn gọi theo Chúa Giêsu: Phêrô thuộc hệ chính quy, là một trong những tên tuổi mau mắn đáp lời theo Chúa Giêsu từ những ngày đầu sứ vụ công khai của Người.  Nhanh nhẩu, mau mắn, hăng hái, ông thường thay mặt cho anh em để lên tiếng phát biểu.  Được đặt làm đầu Nhóm Mười Hai đặc tuyển tức là Thủ quân đội tuyển Tông đồ với một bề dầy thành tích đáng gờm.  Trong khi đó, Phaolô chỉ là đàn em, đã chẳng được theo trực tiếp Chúa Giêsu lại còn khét tiếng phản động đến nỗi trên đường đi Đamas để bố ráp tín hữu, tiếng từ trời đã phải can ngăn “Ta là Giêsu ngươi đang bắt bớ.”  Nhưng đó cũng là khởi đầu của ơn gọi để Phaolô nghĩ lại sám hối mà đầu quân phục vụ Giáo hội.  Chính Phaolô đã có lần thú nhận chẳng giấu giếm chi “Tôi là dân sinh sau đẻ muộn.”  Không mặc cảm.

Về truyền giáo: Nếu Tông đồ là kẻ được sai đi truyền giáo, thì tuỳ theo khả năng cá nhân, mỗi người lại phục vụ theo cung cách của mình.  Phêrô chủ trương “đánh bắt tại chỗ,” phục vụ Kitô hữu đa phần gốc Do Thái trở lại, nên thiết lập toà Antiôkia để dễ dàng điều hành quy tụ là chuyện bình thường.  Chính tại Antiôkia, lần đầu tiên trong lịch sử Công giáo, các tín hữu nhận lấy danh xưng: “Kitô hữu.”  Còn Phaolô lại theo chủ trương “đánh bắt ngoài khơi,” ra khơi để truyền giáo với những chuyến hải trình không mệt mỏi.  Trẻ trung, khỏe mạnh, học rộng, biết nhiều đã trở thành lợi thế cho ngài hành trình về phía trước dân ngoại.

Chủ trương khác nhau nên có lúc không tránh hết được những va chạm.  Đã có to tiếng về vấn đề cắt bì hay không cắt bì cho những người ngoại giáo gia nhập Kitô giáo.  Đã có hiểu lầm ấm ức khi đối mặt giữa một bên là cầm cương nẩy mực đạo giáo và một bên là quan tâm đến những nhu cầu mục vụ chính đáng của tín hữu gốc lương tâm.  Tuy nhiên khi hiểu ra, hai đấng đã tay bắt mặt mừng trong một tinh thần hiệp nhất lạ lùng!

Phêrô và Phaolô: tượng đài hiệp nhất

Khởi đầu sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, nếu hai vị đã hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng thì cũng hiệp nhất trong cùng một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin trung thành minh chứng.

Cùng chết tại Rôma.  Cùng chịu tử đạo dù hình thức khác nhau trong những thời điểm khác nhau.  Cùng trở thành nền đắp xây toà nhà Hội thánh.  Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công giáo, để rồi hằng năm cứ vào ngày 29 tháng 6 lại cùng được mừng chung trong một ngày lễ.  Chừng đó chữ “cùng” cũng đủ đề Phêrô gần gũi Phaolô, và để Phaolô đứng chung với Phêrô như hình với bóng.  Mình mới ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai.  Mãi mãi Phêrô và Phaolô là tượng đài bất khuất và là bài ca không quên của tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.  Tinh thần ấy hôm nay chỉ ra rằng.

Hiệp nhất không phải là đồng nhất theo kiểu đồng bộ nhất loạt ai cũng phải như ai, giống đồng phục của một hội đoàn, hay như trong sản xuất hàng hoá đồng loạt.  Nếu máy cùng một đời thì cũng cùng kiều dáng và chất lượng như nhau.  Hiệp nhất là khởi đi từ những cái khác nhau, những cái dị biệt, để hiểu biết tôn trọng và gắn bó hợp tác chung xây.  Như thế mới phong phú đa chiều đa diện đa dạng, như những thành phần khác nhau làm nên một tổng hợp duy nhất hài hoà, như những chi thể khác nhau kết nên một thân mình, như những nốt nhạc cung bậc khác nhau làm thành một hòa âm tròn đầy.

Hiệp nhất cũng không phải là cầu toàn mười phân vẹn mười gọt giũa kỹ càng theo một hình mẫu, làm như tuỳ thuộc hoàn toàn vào ý chí con người mà không cần biết đến những biến số mang tính quyết định khác.  Xây dựng một công trình vật thể như nhà cửa phòng ốc không ưng ý, người ta có thể đập bỏ để làm lại một cái mới vừa ý hơn, nhưng xây dựng một công trình phi vật thể nhất là lại liên quan đến yếu tố nhân sự thì không thể một sớm một chiều mà phá huỷ hoặc làm lại được.  Nếu “duy ý chí” đã là một lực cản đáng buồn cho sự tiến bộ, thì ở đây xem ra lại còn đáng buồn và đáng ngại hơn.

Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nỗ lực của con người dưới sự dẫn dắt linh động của ơn thánh và chí bền khát khao của mọi thế hệ.  “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.

Nhưng đa dạng cũng đi liền với đa đoan.  Không thể có hiệp nhất mà không vất vả.  Hiệp mà không nhất chỉ là khiên cưỡng ép duyên bất hạnh ngục tù.  Nhất mà không hiệp sẽ cứng cỏi lạnh lùng tự đủ thờ ơ.  Hiệp để trở nên nhất và nhất mà vẫn luôn cần chất keo tinh thần của hiệp, đó mới là giá trị làm nên nét đẹp Kitô giáo.  Nếu trong tình yêu hôn phối, những điều giống nhau là để hiểu nhau, còn những điểm khác nhau mới để yêu nhau, thì trong hiệp nhất Giáo hội cũng vậy, những điều giống nhau là nền tảng gặp gỡ, còn những điểm khác biệt lại là điều kiện tự nhiên để trở thành đa dạng, cho dẫu nhiều khi vì quá chú tâm đến những khác biệt người ta đã phải gạt lệ nhìn nhau xa cách.  Hai cực nam châm giống nhau sẽ đẩy nhau, nhưng hai cực khác nhau mới thu hút gắn bó với nhau.

Tóm lại, Phêrô và Phaolô khác nhau nhiều lắm, nhưng một khi đã được biến đổi bởi niềm tin Phục sinh và nguồn ơn Thánh Thần, hai vị đã trở nên những con người mới, những phần tử hàng đầu xây dựng hiệp thông Giáo hội.  Mừng lễ chung hai vị cũng là lúc thể hiện lòng yêu mến và phó thác.  Xin hai vị luôn nâng đỡ Giáo hội hiệp thông.

Gm. Giuse Vũ Duy Thống

From: Langthangchieutim

Những câu truyện mẹ Têrêxa Calcutta kể lại

httpv://www.youtube.com/watch?v=ifvhVFBtl7M

Những câu truyện mẹ Têrêxa Calcutta kể lại – tủ sách công giáo

Những câu truyện mẹ Têrêxa Calcutta kể lại Mẹ Têrêsa sinh ngày 26 tháng 09 năm 1910, với tên gọi Anjezë Gonxhe Bojaxhiu, trong một gia đình gốc Albania tại Skopje, một tỉnh thuộc đế quốc Ottoman lúc bấy giờ, ngày nay là thủ đô của nước Cộng hòa Macedonia .

Ngay từ bé mẹ đã bị cuốn hút bởi tiểu sử của các vị thừa sai và bị thuyết phục sẽ dâng hiến đời mình cho sứ vụ thừa sai phục vụ Giáo Hội. Năm 1929 mẹ đã gia nhập dòng các nữ tu Loreto ở Ân độ với tên gọi Teresa và đã ở trong dòng này gần 20 năm, tham gia vào việc giảng dạy trong vùng Calcutta.

Năm 1947 mẹ trở thành công dân Ấn độ. Tuy vậy, cuộc đời mẹ đã thay đổi trong một chuyến xe lửa từ Calcutta đến Darjeeling vào năm 1946. Từ lâu mẹ đã quan tâm đến sự nghèo khổ cùng cực ở Calcutta.

Lúc này, thình lình mẹ cảm thấy như được gọi để phục vụ những người nghèo nhất của những người nghèo và sống cùng với họ để chăm sóc họ. Để phục vụ cho mục đích này, sau khi được huấn luyện căn bản về y khoa, mẹ đã mở trường học đầu tiên của mẹ vào năm 1949. Một năm sau, mẹ được Vatican cho phép lập một dòng mới vơi tên gọi “các thừa sai bác ái”.

Từ khởi đầu bé nhỏ như thế, các thừa sai bác ái đã phát triển thành một dòng với hơn 4000 nữ tu, điều hành và phục vụ trong các bệnh viện, nhà cư tru, trại mồ côi và trường học trên khắp thề giới. Mẹ Teresa đã không sợ đặt mình trong những cách thức nguy hiểm để phục vụ những người xung quanh mình.

Mẹ đã làm trung gian cho cuộc đình chiến tạm thời giữa quân đội Israel và các chiến binh Palestin trong cuộc bao vây Beirut vào năm 1982. Nhờ cuộc đình chiến này mà 37 trẻ em đang ở trong các bệnh viện nằm trong làn tên lửa đạn được cứu sống. Mẹ được trao giải Nobel hòa bình vào năm 1979.

Mẹ đã nhận giải thưởng nhưng đề nghị không tổ chức bữa tiệc mừng, thay vào đó số tiền sẽ được dùng để giúp nhũng người nghèo ở Calcutta. Dù cho làm nhiều việc bác ái như thế, mẹ Teresa vẫn phải chiến đấu rất nhiều trong đời sống đức tin; mẹ cảm thấy như bị tách lìa khỏi Thiên Chúa và không thể tìm thấy Người trong cuốc sống. Những người tham gia vào việc cổ võ cho việc phong thánh cho mẹ đã so sánh cuộc chiến nội tâm này của mẹ, điều mẹ gọi là “đêm tối”, với tiếng kêu của Chúa Giê su trên thập giá “Lạy Chúa của con, Chúa của con, sao Ngài bỏ con?” Ngay sau khi mẹ Têrêsa qua đời vào năm 1997, người ta đã bất đầu hồ sơ phong chân phước cho mẹ, điều mà lẽ ra chỉ được tiến hành 5 năm sau ngày qua đời.

Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chuẩn chước quy luật này và phong chân phước cho mẹ sau khi nhìn nhận phép lạ mẹ đã thực hiện để chũa lành một người đàn ông người Ấn độ bị ung thư.

Sau khi nhìn nhận sự khỏi bệnh kỳ diệu của một người Brazil bị ung thư nhiều bộ phận, nhờ lời cầu khẩn mẹ Têrêsa của cha sở của anh,

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phong thánh cho mẹ vào ngày 4 tháng 9 năm nay, là ngày kết thúc Năm thánh Lòng Thương xót cho những nhân viên và các thiện nguyện viên làm việc từ thiện. (RV 15/03/2016)

TÊRÊSA AVILA, TÂM HỒN NHẠY CẢM

TÊRÊSA AVILA, TÂM HỒN NHẠY CẢM

Trong kho tàng truyện kể về đời thánh nữ Têrêsa Avila, có một truyện được nhiều tác giả nhắc đến, vừa như một điển hình đời sống thiêng liêng, vừa như một tính cách rất riêng của thánh nữ.  Đó là truyện “Hèn chi Chúa có ít bạn.”   Chắc nhiều người đã biết?  Truyện kể: Trong lần xuất thần, thánh nữ nhìn thấy tình trạng tội lỗi con người xúc phạm đến Chúa ghê gớm quá, nặng nề quá.  Thế là thánh nữ buồn bã vật vã ba ngày liên tiếp không ăn uống gì.  Cuối ngày thứ ba, Chúa Giêsu hiện ra, dáng vẻ dịu hiền, an ủi bằng cách trao cho thánh nữ một miếng bánh và một ly nước.  Nhưng thánh nữ làm mặt giận chối từ.  Chúa Giêsu dỗ dành: “Con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gửi cho họ Thánh giá sao?” Và thánh nữ trả lời: “Hèn chi Chúa có ít bạn.”   Vâng, chỉ với mẩu truyện đó thôi, có lẽ người ta cũng nhận ra tính cách của Têrêsa Avila.  Đó là sự nhạy cảm.

  1.  Nhạy cảm trước tình yêu bao la của Thiên Chúa.

Đọc Phúc Âm, ai trong chúng ta cũng biết định nghĩa nổi tiếng của thánh Gioan “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8), nhưng để cảm nghiệm thế nào là sức nặng của định nghĩa vắn gọn và tầm cỡ này, đó lại là chuyện không chỉ dừng lại trong ngôn từ sách vở một thời, mà còn cần đến cả một đời dấn bước kiếm tìm, thậm chí vào sinh ra tử nữa kìa.  Thánh Gioan Tông đồ được Chúa Giêsu yêu dấu, nên từ cảm nhận tới cảm nghiệm có thể là vắn gọn như chính định nghĩa về Thiên Chúa của ông, nhưng với Têrêsa Avila lại là cả một sự vật lộn giữa sóng gió cuộc đời vừa hoạt động để kiếm tìm, vừa chiêm niệm để chiêm ngưỡng.

Trên bức tượng “Ecce Homo – Này là Người” (Ga 19,5) trình bày Chúa Giêsu vì yêu thương loài người mà chịu khổ nạn, để nên tình yêu lớn nhất của người dám chết vì người mình yêu, Têrêsa đã gặp được “tiếng sét ái tình” vào năm 1545, để nghiệm ra rằng: nếu Chúa vì yêu con người mà phải chịu khổ, thì con người cũng phải làm sao đáp lại cho cân xứng, với tình yêu của Chúa dành cho mình.  Và thế là khởi đi từ sự nhạy cảm trong nhận thức ấy, thánh nữ đã tìm ra nẻo đi của riêng mình là “lấy tình yêu đáp trả tình yêu,” và cứ thế, như ngọn lửa một khi đã bừng lên thì không gì có thể dập tắt được nữa, thánh nữ làm tất cả mọi sự do tình yêu thúc đẩy và dâng hiến tất cả cho tình yêu.

Chả thế mà người ta vẫn bảo: đường nên thánh của Têrêsa là con đường “bốc lửa”: lửa chiêm niệm tìm ra ý Chúa mãnh liệt đến độ thường xuyên xuất thần mỗi khi cầu nguyện, và lửa yêu thương tìm gặp gỡ Chúa khít khao như lòng với lòng, đến nỗi có cảm tưởng rằng cuộc đối thoại giữa thánh nữ với Chúa không khác chi những lời gần gũi giữa cánh bạn bè, của người bạn dành cho bạn mình.

  1.  Nhạy cảm trước tội lỗi của con người.

Một khi đã coi “phải làm sao cho xứng với tình yêu của Chúa” như một hướng sống, một hướng nên thánh, một hướng cải cách đời tu, thì tâm hồn Têrêsa Avila bỗng trở nên nhạy cảm vô cùng trước những gì được xem là không xứng với tình yêu ấy, trong đó tội lỗi là điều đáng buồn nhất, không phải vì nó xúc phạm tới Thiên Chúa tối cao cho bằng nó phản bội lại Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã làm tất cả vì con người và cho con người.

Phản bội trong chính trường được xem là mưu mô, phản bội trong thương trường được coi là mánh mung, nhưng phản bội trong tình trường, dù là tình Chúa hay tình người đi nữa, cũng vẫn là điều đáng buồn nhất.  Chính Chúa Giêsu đã buồn rầu hỏi Giuđa trong vườn Cây Dầu là “anh lấy cái hôn mà nộp Con Người sao?” (Lc 22,48) vì Giuđa là kẻ phản bội.  Và trong truyện “Hèn chi Chúa có ít bạn” kể trên, Têrêsa buồn bã những ba ngày liền, không phải vì tội mình mà vì tội tình của người khác, đã cho thấy một con tim nhạy cảm, không rỗi hơi thương vay khóc mướn, mà chỉ vì tê tái quặn đau thấy người ta phản bội tình yêu của Chúa, còn mình trong tư cách là bạn tâm giao lại chẳng có cách nào mà can ngăn.

Rõ ràng, Têrêsa là một tâm hồn nhạy cảm.  Từ nhạy cảm ngây ngất trước tình thương xót khôn cùng của Chúa, một tình yêu dám từ bỏ “lá ngọc cành vàng” để đành đoạn ôm lấy “phận cỏ mình rơm” cho rặm bụng một đời cứu thế, Têrêsa tự nhiên nhạy cảm khổ đau trước sự khốn cùng của tội lỗi nhân sinh, tội bạc tình, một thứ tội làm tê dại cõi lòng.  Hoá ra, ai càng nhạy cảm với tình thương xót của tấm lòng Thiên Chúa, càng nhạy cảm hơn với sự khốn cùng của tội lỗi con người.

  1.  Nhạy cảm trước đường nên thánh là đường Thánh giá.

Đã có lần Chúa Giêsu bảo “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám thí mạng sống vì người mình yêu” (Ga 15,13), để rồi từ đó trở thành quy luật của muôn đời cho những ai dám gán đời mình cho tình yêu Thiên Chúa hoặc mon men muốn nên bạn hữu của Ngài.  Vâng, “yêu ai yêu cả đường đi”, yêu Chúa cũng yêu cả con đường Chúa đi năm xưa là đường Thánh giá, không phải là “mười bốn chặng đường” ngắn ngủi êm ả dễ chịu trong giáo đường, mà là những cảnh đời thường lặp đi lặp lại mỗi ngày, ở đó ý Chúa như búa đập trên ý mình và ý mình như kình chống lại ý Chúa.

Nếu “yêu là chết ở trong lòng một ít”, thì yêu Chúa cũng là phải chết đi ít một trong ý riêng để ý Chúa được thể hiện từng ngày.  Như lương thực hằng ngày của “Kinh Lạy Cha” mà người theo Chúa phải làm quen dần dần từ những bước chập chững đầu tiên cho đến khi thuần thục nhuần nhị để có thể hiên ngang tiến tới trên đường trọn hảo.  Đó là đường tình yêu.  Mênh mông tình Chúa, mong manh tình người, nên cũng là đường Thánh giá, đường Thương khó.

Đó, “yêu Chúa” nói và hát thì dễ, nhưng khi dấn bước vào, người ta mới thấy những nỗi đa đoan vất vả không bao giờ hết, mà chỉ có những tâm hồn nhạy cảm mới có thể dự đoán và an tâm bước đều.  Chúa chúng ta kỳ lắm.  Người yêu những kẻ đóng đinh Người và tha thứ cho họ dễ dàng, nhưng Người lại đóng đinh những kẻ Người yêu và tặng những kẻ yêu Người Thánh giá, không chỉ một lần mà xem ra còn dai dẳng hoài hoài trong đời.  Bằng một tâm hồn nhạy cảm thánh đức, Têrêsa đã hiểu đó là lộ trình nên thánh cho bất cứ ai chọn đi theo Chúa.

Tóm lại, ba nét nhạy cảm: với tình yêu vô biên của Thiên Chúa, với tội lỗi thấp hèn của nhân loại và với bước đường Thánh giá, với tội lỗi thấp hèn của nhân loại và với bước đường Thánh giá, hy vọng đã một phần nào phác vẽ lên cách đơn giản chân dung của một vị thánh lớn, thánh Têrêsa mẹ, vị anh thư cải cách dòng Cát Minh thế kỷ XVI tại Tây Ban Nha, vị tiến sĩ đã để lại cho Hội Thánh bí quyết chinh phục đỉnh cao tình yêu Thiên Chúa, và cũng còn là vị thánh thân thương có một tâm hồn nhạy cảm phi thường muốn đem tình yêu Thiên Chúa nhân rộng đến hết mọi người.

Xin nhờ lời chuyển cầu của ngài, cho cộng đoàn Cát Minh và cho những ai chân thành yêu mến thánh nữ, được luôn nhạy cảm bền bỉ khơi lên ánh lửa yêu mến trước tình yêu Chúa, để đến khi Chúa muốn, Người sẽ cho biến thành những đám cháy kỳ diệu có khả năng thiêu huỷ tội lỗi, thanh tẩy tâm hồn và lôi cuốn người ta đến với tình yêu thánh hoá, cho dẫu trước mắt vẫn còn là ngổn ngang những Thánh giá của mùa xây dựng, nhưng trong lòng đã nóng bừng hy vọng.  Mong rằng câu nói “Hèn chi Chúa có ít bạn” không phải là một chân lý bất biến, nhưng là một câu nói đang chờ sự đáp ứng, để một khi mọi người đều nhạy cảm quan tâm trở nên bạn hữu của Chúa, thì thay vì ba ngày buồn bã, có lẽ Têrêsa Avila sẽ có nhiều lần ba ngày vui vẻ vì ngỡ ngàng thấy Chúa luôn có nhiều bạn mới.

Vũ Duy Thống, Gm

From: suyniemhangngay1 & NguyenNThu

CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICHAEL, GABRIEL, RAPHAEL 

CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICHAEL, GABRIEL, RAPHAEL 

 Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ

Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng dựng nên muôn vật hữu hình cùng vô hình.  Các thụ tạo vô hình ở đây chính là chư vị thiên thần.  Chư vị này sống gần bên Thiên Chúa để phục vụ Ngài và nhân loại.  Hơn nữa, các thiên thần là những người đã phục vụ Đức Giêsu Kitô, từ khi Ngài chào đời đến khi Ngài quang lâm.

Sứ thần Gabrien được Thiên Chúa sai đến với trinh nữ Maria để loan báo về sự hạ sinh của Đấng Cứu Độ (Lc 1, 26).  Ta nghe tiếng ngợi khen của muôn vàn thiên binh cùng với sứ thần trong đêm Con Thiên Chúa giáng sinh trên trái đất (Lc 2, 13).  Ta cũng thấy các thiên thần hiện ra để phục vụ Đức Giêsu (Mt 4, 11), sau khi Ngài chiến thắng những cám dỗ của quỷ dữ nơi hoang địa.  Khi Đức Giêsu bị xao xuyến trước cái chết sắp đến, một thiên thần từ trời đã đến tăng sức cho Ngài (Lc 22, 43).  Ngài đã không tránh né cái chết bằng cách xin Cha cấp cho mình mười hai đạo binh thiên thần (Mt 26, 53).

Tin Vui Phục sinh được loan báo bởi các thiên thần từ mộ trống (Lc 24, 6).  Vào ngày tận thế, các thiên thần của Đức Giêsu sẽ đi theo Ngài khi Ngài trở lại trong vinh quang để phán xét cả thế giới (Mt 16, 27).  Đức Giêsu nay ngự bên hữu Thiên Chúa trên trời, trổi vượt trên các thiên thần và được các thiên thần thờ lạy (Dt 1, 4. 6).

Câu cuối của bài Tin Mừng hôm nay cũng nói đến tương quan giữa Đức Giêsu và các thiên thần.  Trong lần gặp gỡ với Nathanaen và các bạn của ông Đức Giêsu đã long trọng hứa là họ sẽ thấy trời rộng mở, và “các thiên thần lên lên xuống xuống trên Con Người” (c. 51).

Trong một giấc mộng, Giacóp đã chiêm bao thấy “một chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời, trên đó có các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống” (St 28, 12).

Đức Giêsu nhận mình chính là chiếc thang đó, là Đấng Trung Gian nối đất với trời, nối Thiên Chúa với nhân loại.  Các thiên thần cũng phải qua Ngài mà đến phục vụ con người.  Các thiên thần cũng là những đấng trung gian được sai đi, nhưng họ phải qua Đấng Trung Gian duy nhất và đích thực, vì Đấng đó vừa trọn vẹn là người, vừa trọn vẹn là Thiên Chúa.

Lên lên xuống xuống trên thang Giêsu là việc của các thiên thần.  Lên với Thiên Chúa để dâng cho Ngài nỗi thống khổ của nhân loại.  Xuống với nhân loại để mang cho họ ân lộc và sứ điệp từ trời.  Thiên thần vừa gần với con người, vừa gần với Thiên Chúa, vừa tựa trên đất, vừa đụng tới trời, nên kéo trời xuống đất và đưa đất lên trời.

Xin được quyền năng của Sứ thần Micae: Ai bằng Thiên Chúa.
Xin được sức mạnh của Sứ thần Gabrien: Thiên Chúa hùng dũng.
Xin được ơn lành mạnh của Sứ thần Raphaen: Thiên Chúa chữa lành.
Kitô hữu là người hạnh phúc vì biết mình được nâng đỡ chở che.

Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ

**************************************

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng con tôn thờ, xin giúp con quên mình hoàn toàn để ở lại trong Chúa, lặng lẽ và an bình như thể hồn con đã sống trong vĩnh cửu.  Lạy Đấng thường hằng bất biến, mong sao không gì có thể khuấy động sự bình an của con, hay làm cho con ra khỏi Chúa; nhưng ước chi mỗi phút lại đưa con tiến xa hơn vào chiều sâu của mầu nhiệm Chúa!  Xin làm cho hồn con bình an thanh thản, xin biến hồn con thành chốn trời cao, thành nơi cư ngụ dấu yêu của Chúa, nơi Chúa nghỉ ngơi. 
Ước chi con không bao giờ để Chúa ở đó một mình nhưng con luôn có mặt, với trọn cả con người, với thái độ nhạy bén trong đức tin, cung kính tôn thờ và phó mình cho Chúa sáng tạo. 

Lời nguyện của chân phước Elisabeth de Trinité

From: Langthangchieutim

Mẹ Têrêsa Calcutta

https://www.facebook.com/dongten/videos/1572890696186082/?t=39

https://www.facebook.com/dongten/videos/1572890696186082/?t=39

Dòng Tên Việt Nam

Vào ngày 10/9/1946, trên chuyến xe lửa từ Calcutta đến Darjeeling, Mẹ Têrêsa đã nhận được điều Mẹ gọi là “ơn gọi trong ơn gọi”, một ơn gọi làm phát sinh ra gia đình Thừa Sai Bác Ái của các Sư Muội, Sư Huynh, Linh Mục và Cộng Tác Viên. Nội dung của ơn soi động này được thể hiện nơi mục đích và sứ vụ Mẹ phác họa cho cơ cấu mới của Mẹ, đó là “làm giản cơn khát vô cùng của Chúa Giêsu trên thập giá vì yêu thương vì các linh hồn”, bằng “việc tận lực hoạt động cho phần rỗi và sự thánh hóa của thành phần nghèo nhất trong các người nghèo”. Vào ngày 7/10/1950, hội dòng mới Thừa Sai Bác Ái được chính thức thành lập như là một tổ chức tu trì đối với Tổng Giáo Phận Calcutta.

THÁNH GRÊGÔRIÔ CẢ GIÁO HOÀNG, TIẾN SĨ HỘI THÁNH (540-604)

THÁNH GRÊGÔRIÔ CẢ GIÁO HOÀNG, TIẾN SĨ HỘI THÁNH (540-604)

Trong lịch sử, ít có người được mang danh Cả, và đáng được danh dự ấy một cách hoàn toàn như thánh Grêgôriô, Giáo Hoàng và tiến sĩ Hội Thánh.  Ngài sinh tại Roma, khoảng năm 540, là con của một nghị viên danh giá và giầu có, ông Gordianô.  Chúng ta không biết gì về thời thơ ấu của Ngài, nhưng ít ra là Ngài đã phải kinh nghiệm về những hậu quả do những cuộc chiến của vua Cothic với các tướng lãnh của hoàng đế Lussinianô, mà chính thức Roma đã bị cướp phá.

Thánh Grêgôriô đã thủ giữ một chức vụ trong xã hội.  Năm 573, Ngài được đặt làm tổng trấn thành phố, nhưng Ngài luôn nuôi lý tưởng tu trì.  Đó là lý do khiến Ngài không lập gia đình, và năm 574 Ngài đã rút lui khỏi đời sống công cộng để mặc áo tu sĩ.

Ông Gordianô từ trần, thánh Grêgôriô thừa kế gia tài, nhờ thế Ngài đã có thể thiết lập 6 tu viện tại Sicily và biến nhà trên đồi Copelia thành tu viện thứ 7 dâng kính thánh Andre.  Tại đây Ngài sống như một thầy đơn sơ.  Có lẽ bộ luật Ngài thiết lập chính là luật dòng Bênedicto.  Đây là những năm hạnh phúc nhất mà Ngài không bao giờ quên được, nhưng lại chẳng kéo dài được lâu.

Năm 578, Ngài được phong chức phó tế cai quản một trong bảy miền ở Romas.  Năm 579 Ngài được gởi đi Constantinopple làm đại diện Đức Giáo Hoàng.  Ngài mang theo một ít thày dòng và có rộng thì giờ để giảng cho họ về sách Giop, những bài giảng được thu góp lại thành cuốn luân lý.

Thánh Grêgôriô làm đại sứ trong khoảng 7 năm.  Sau đó trở về Roma, Ngài trở lại tu viện thánh Andrê làm viện trưởng (50 tuổi).  Năm 590 Pêlagiô II từ trần và thánh Grêgôriô được chọn lên kế vị.  Roma lúc ấy bị một cơn dịch tàn phá.  Vị Giáo Hoàng được chọn tổ chức những cuộc hành hương trong thành phố, Ngài thấy tổng lãnh thiên thần hiện ra ở một địa điểm nay gọi là Custel Saint Angele, đứng tuốt gươm ra, cơn dịch tự nhiên bị chặn lại và dân Roma chào mừng Đức Giáo Hoàng mới, như một người làm phép lạ.

Triều đại Đức Giáo Hoàng Grêgôriô kéo dài trong mười bốn năm, đòi hỏi trọn sức mạnh tinh thần và ý chí lẫn kinh nghiệm quản trị và ngoại giao của Ngài.  Đế quốc Roma đang suy sụp.  Dầu vậy hoàng đế ở Constantinople chỉ hiện diện tại Ý bởi một phó vương với một triều đình nhỏ, Ravenna có rất ít quyền lực về luân lý và vật chất.  Quân đội Bonabardô cướp phá bán đảo và Roma bị chiếm đóng năm 593.  Đức Grêgôriô thấy phải lập quân đội để bảo vệ Roma và đặt điều kiện với quân xâm lược.  Mọi việc thuộc đủ mọi phương diện trong quốc gia đang suy đồi đều đổ trên đức Giáo hoàng.

Trong khi đó đức Grêgôriô lo chấn chỉnh Giáo hội.  Các địa phận lộn xộn, Ngài ấn định lại ranh giới.  Các đất đai thuộc giáo hoàng được quản trị hữu hiệu.  Chính nhà ở của Đức Giáo Hoàng cũng cần phải tái thiết.  Nhưng không có gì đáng ghi nhớ hơn trong cách Đức Giáo Hoàng đương đầu với các vấn đề Giáo hội Đông và Tây, là việc Ngài nhấn mạnh đến quyền tối thượng của tòa thánh Roma.  Rất tôn trọng quyền của các Giám Mục trong các giáo phận, Ngài kiên quyết bênh vực nguyên tắc tối thượng của thánh Phêrô.  Đối với Hoàng Đế, Ngài rất tôn trọng uy quyền dân chính, nhưng cũng bảo vệ quyền lợi mình và của các dòng trong Giáo Hội.

Thánh Grêgôriô canh tân phụng vụ rất nhiều.  Ít nhất là Ngài đã đặt các “điểm” hành hương.  Dầu qua nhiều lần tranh cãi, nhưng dưới ảnh hưởng của Ngài, ngày nay nhạc và nghi lễ Giáo hội vẫn còn mang danh Ngài: nhạc Grêgôriô, lễ Grêgôriô.

Thánh nhân còn là văn sĩ rất phong phú.  Ngoài cuốn luân lý Ngài còn viết hai cuốn gồm những bài giảng về sách Ezechiel, một cuốn khác về những bài Phúc âm trong ngày, 4 cuốn đối thoại và một cuốn sau tập các phép lạ do các thánh người Ý thực hiện.  Cuốn sách chăm lo mục vụ trình bày những điều mà cuộc sống một giám mục và một linh mục phải làm. S au cùng là một sưu tập thư tín.

Thánh Grêgôriô còn được gọi là tông đồ nước Anh.  Chính Ngài đã muốn đi truyền giáo để cải hóa luơng dân Saxon.  Nhưng không đi được, năm 596 Ngài đã trao phó nhiệm vụ cho các tu sĩ dòng thánh Andrê do thánh Augustinô Conterbury dẫn đầu.

Thánh Grêgôriô cả qua đời ngày 12 tháng 3 năm 604.  Ngài được mai táng trong đại giáo đường thánh Phêrô.  Nấm mộ đầu tiên của Ngài mang bản chữ Latinh tóm gọn đời Ngài, Ngài được gọi là “chánh án của Chúa.”  Các chánh án của Roma đã qua đi.  Chính đế quốc Roma đang hồi hấp hối nhưng thánh Grêgôriô là điểm nối giữa thời các giáo phụ với thời các giáo hoàng, giữa vinh quang của thành Roma lịch sử với vinh quang của kinh thành Thiên Chúa.

Nguồn http://conggiao.info/

 From: Langthangchieutim