NHỜ KINH KÍNH MỪNG

Niềm Vui Tin Mừng

NHỜ KINH KÍNH MỪNG

Chân phước francus Fatrizzi rất quí kinh KínhMừng, mỗi ngày đọc 500 lần kinh đó. Chúa cho Ngài biết trước ngày chết và Ngài đã chết như một vị thánh.

40 giờ sau người ta thấy từ miệng Ngài mọc lên một bông Huệ trắng tốt lạ lùng. Cây huệ lịch sử đó đã được đem về nước Pháp. Trên lá người ta thấy kinh Kính Mừng viết chữ vàng.

Phanxicô Sfarza, công tước Milan, đánh chiếm được thành Caseneuve.

Caseneuve: cosa fare, cosa vedere e dove dormire - Franciaturismo.net

Quan quân kéo vào thành gặp một thiếu nữ nhan sắc liền bắt đem dâng cho quan tướng mình. Thiếu nữ run sợ. Miệng luôn cầu nguyện.

Ðang sung sướng khoái chí vì cuộc chiến thắng vẻ vang lại có sẵn con gái đẹp ở phòng riêng vắng, ông thấy dục vọng chồm lên mãnh liệt và toan đở trò bỉ ổi!

Francesco Sforza: War Lord Prince of Milan

Không biết làm sao để trốn thoát, cô liền quỳ xuống, rút mẫu ảnh Ðức Mẹ mà cô thường đeo luôn ở cỗ, giơ ra và nói:

-Thưa Ngài, vì lòng kính nể Thánh Mẫu Ðồng trinh Maria, xin Ngài đừng đụng chạm đến thân xác tôi.

Trong đời công tước, ông đã được nghe nhiều lời van xin, nhưng chưa bao giờ được nghe lời van lạ lùng như lần này, ông cảm động và thả cô con gái nhân đức đó ra rồi nói:

-Nếu vậy thì thôi, thiếu nữ đạo đức hãy về và nhớ cầu cùng Ðức Mẹ cho tôi với.

Lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ – Cha Vương

Hôm nay Giáo Hội mừng kính Lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, ước mong bạn cảm nghiệm được sự âu yếm và an ủi nơi Mẹ Từ Bi nhé.

Cha Vương

Thứ 7: 17/06/2023

TIN MỪNG: Maria giữ kỹ mọi điều ấy và hằng ngày suy nghĩ trong lòng. (Lc 2:19)

SUY NIỆM: Đức Piô XII nói: “Tình Hiền Mẫu của Trái Tim Mẹ Maria gần như vô biên. Tâm hồn Mẹ đầy tình hiền ái nồng nàn nhất. Trong giờ phút bi thảm của lịch sử loài người này, chúng con phó thác và hiến dâng chúng con cho Trái Tim Vô nhiễm Mẹ.” Sau đây là những câu gợi ý suy niệm của các thánh ước mong bạn yêu mến Mẹ hết lòng và được Mẹ thương chở che trong mọi hoàn cảnh:

❦ Không trí khôn thụ tạo nào, không trái tim thụ tạo nào, không sức lực nhân loại nào có thể biết được Trái Tim Mẹ Maria yêu mến Chúa chúng ta đến mức nào. (Thánh Giêrônimô)

❦ Tình Chúa yêu thương chiếm trọn Trái Tim Mẹ Maria, đến nỗi Trái Tim Mẹ dầy tràn tình yêu, vì Thiên Chúa không làm bùng lên tình yêu trong trái tim nào khác như trong Trái Tim Rất Thánh Nữ Trinh. Và vì Mẹ thoát khỏi mọi dính bén thế tục để Mẹ lãnh nhận được ngọn lửa thánh này. (Thánh Bênađô)

❦ Đức Nữ Trinh hiển vinh không lặp lại những tác động yêu mến như các thánh, vì trọn cuộc đời Mẹ là một tác động yêu mến liên lỉ do một đặc ân Mẹ luôn luôn yêu mến Thiên Chúa. (Thánh Bênađino)

❦ Mẹ Maria trung thành yêu mến Thiên Chúa trong những giờ phút đen tối nhất và tuyệt vọng nhất, đặc biệt trên đồi Canvê. Mẹ tới một mức độ yêu mến hoàn hảo nhất, cao cả nhất. Điểm căn bản là tâm hồn Mẹ tan hòa kết hợp với Chúa và chỉ yêu mến duy một Thiên Chúa trong mọi sự và mọi nơi. (Thánh Phanxicô Salêsiô)

❦ Chúng ta có thể tìm một nơi náu ẩn nào có bảo đảm hơn Trái Tim từ bi Mẹ Maria? Người khốn khó tìm được sự cứu giúp, kẻ ốm liệt tìm được thuốc thang, người sầu khổ tìm được sự ủi an, người xao xuyến tìm được lời khuyên răn, kẻ thất vọng tìm được sự trợ phù. (Thánh Tôma Kempi)

❦ Chúa Con có đức công bình của Người, Mẹ không có gì, chỉ có tình yêu là Trái tim của Người. Không có ơn nào từ trời xuống mà không qua tay Mẹ. (Thánh Gioan Maria Vianney)

❦ Ai muốn hiểu biết những bí nhiệm thẳm sâu tình yêu Thiên Chúa, và những nhân đức kín nhiệm Thiên tính Chúa Giêsu, thì phải học trong bức gương trong suốt Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria. (Thánh Eymard)

LẮNG NGHE: Một mũi gươm sẽ đâm thâu qua lòng Bà ” (Lc 2:35)

 CẦU NGUYỆN: Lạy Mẹ Maria, xin uốn lòng con nên giống Trái tim Mẹ.

THỰC HÀNH: Đọc chậm và suy niệm Kinh Dâng Mình Cho Đức Mẹ: Lạy Mẹ Maria là Mẹ nhân thay, con xin dâng mình con cho Đức Mẹ và cho chúng con hết lòng làm con Đức Mẹ, thì ngày (đêm) hôm nay con xin dâng con mắt, lỗ tai, miệng lưỡi, trái tim cùng tất cả thân mình con cho Đức Mẹ. Lạy Mẹ Maria là Mẹ khoan thay, này con thuộc về Đức Mẹ thì xin Đức Mẹ gìn giữ con như của riêng Đức Mẹ vậy. Amen. (Bạn có thể đọc ban sáng/tối mỗi ngày)

From: Đỗ Dzũng

Đền tạ trái tim Mẹ – Mai Thiên Vân 

THÁNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ

Lm. Đa-minh Trần Tiến Thiệu

1.Tên gọi nguyên thủy của tháng 5:

Tháng 5 trong lịch Gregoriana được gọi bằng tiếng La-tinh là Maius.  Các ngôn ngữ có gốc La-tinh cũng đều sử dụng chữ Maius này để đặt tên cho tháng 5 của mình: Mai (tiếng Pháp), May (tiếng Anh), Maggio (tiếng Ý), và Mai (tiếng Đức) v.v…  Nó có nghĩa là Mùa Xuân.

Theo chứng tích của một loạt các tác giả La-tinh, thì Maius là tên của một nữ thần mà người Rô-ma cổ đại rất tôn kính.  Cứ vào đầu tháng 5, tức tháng Maius, thì một vị tư tế của thần Volcanus – tức thần lửa – sẽ dâng cho nữ thần Maius những tế phẩm mới.  Cũng có thể vì thế mà nữ thần Maius còn có một tên gọi khác là “Maia Vulcani,” tức Vợ của thần Volcanus.  Người Rô-ma xưa đã đặt tháng Maius là tháng đầu tiên trong năm canh nông.  Dưới thời hoàng đế Nê-rôn (37- 68), tháng Maius đã được đổi tên thành tháng Claudius, tức tên của chính vị bạo chúa này.  Rồi dưới thời hoàng đế Commodus (161 – 192), tháng này đã bị đổi tên thành Lucius, tức tên của chính ông.  Tuy nhiên, sau khi vị hoàng đế này qua đời, tháng 05 lại được gọi theo tên nguyên thủy là Maius.

Theo lịch của người Rô-ma cổ đại, trước khi lịch Julian xuất hiện, thì tháng Maius là tháng thứ ba.  Còn theo lịch Julian, thì tháng này là tháng thứ năm với 31 ngày.  Điều đặc biệt của tháng 5 là ngày đầu tiên của tháng này luôn luôn trùng Thứ (tức ngày trong Tuần) với ngày mồng 01 của tháng 01 năm sau, ví dụ: ngày mồng 01 tháng 5 năm 2020 rơi vào ngày thứ Sáu, thì ngày mồng 01 tháng 01 năm 2021 cũng là ngày thứ Sáu.  Trong khi các tháng khác, không tháng nào có ngày đầu tiên trùng Thứ như thế.

"3 HAIL MARYS" . . . PRAYER CARD photo - Photos by Paul photos at pbase.com

  1. Tháng  5 – Tháng Hoa Kính Đức Mẹ:

Vậy tại sao người ta lại đặt tên cho tháng 5 – tháng Maius – là tháng Đức Maria, hay tháng Hoa Kính Đức Mẹ?  Như đã nói ở trên, tháng Maius là tháng thứ ba theo lịch Rô-ma cổ đại.  Người Rô-ma thời ấy dành riêng tháng này để tôn kính Nữ Thần Mùa Xuân cũng như để mừng kính sự Đâm Chồi Nẩy Lộc sau một mùa Đông héo tàn.  Người Rô-ma xưa cũng gọi nữ thần này là Iupiter Maius.  Cũng có thời gian người Rô-ma coi ngày mồng 01 tháng 5 là ngày Lập Hạ.  Vì sự nở rộ của các loài hoa cũng như vì sức sống của Mùa Xuân, nên tháng 05 đã được coi là tháng đẹp nhất trong năm.

Còn theo truyền thống Công giáo, Đức Maria được coi là “người đẹp nhất trong giới phụ nữ.”  Trong linh đạo Công giáo, Đức Maria luôn được coi là “Đóa hồng của ơn cứu độ,” hay “Mùa Xuân của ơn Cứu Độ.”  Vào đầu thời Trung Cổ, các bức ảnh hay bức tượng của Đức Mẹ thường được đặt ở giữa những bông hoa, vì các loài bông, đặc biệt là bông hồng, chính là biểu tượng cho sự “tràn đầy ân sủng” của Đức Maria.  Và những bông hoa ấy cũng là biểu tượng của Địa Đàng đã mất.  Bên cạnh đó, truyền thống Công giáo cũng thường trình bày Đức Maria là “Bông Hồng không gai”, hay “đóa hoa đẹp nhất.”  Trong khi đó, các bông Đuôi Diều, Hải Quỳ và Cẩm Chướng lại được dùng để làm biểu tượng cho “sự đau đớn của Đức Mẹ,” còn những bông Linh Lan thì được dùng để làm biểu tượng cho sự tràn đầy ân sủng của Người, cũng như là biểu trưng cho ơn cứu độ thế giới.

Thánh Ca Tháng Hoa Dâng Mẹ Maria - 20 Bài Hát Thánh Ca Dâng Đức Mẹ ...

Người ta đoán rằng, việc dành tháng 5 để tôn kính Đức Maria đã có tại Tây-Ban-Nha và Bồ-Đào-Nha ngay từ hồi thế kỷ XIII.  Hồi ấy, một vài xứ đạo của hai quốc gia trên đã sử dụng tháng 05 để tổ chức những cuộc rước hoa, cũng như để đem những bó hoa đến dâng kính cho Đức Mẹ.  Còn tại Thụy Sĩ, việc dành ngày đầu tháng 5 để tôn kính Đức Mẹ đã có từ đầu thế kỷ XIV với Chân Phúc Heinrich Seuse (Henri Suzo [OP] – 1297-1366): cứ vào ngày đầu tiên của tháng 05, thì Ngài sẽ dành cho Đức Mẹ một sự tôn kính đặc biệt, và dùng những bông hoa để trang hoàng cho những bức tượng của Đức Mẹ.  Ở Ý, vào thế kỷ XVI, Thánh Philiphê Neri (1515-1595) luôn có thói quen là cứ đến ngày mồng 01 tháng 5 hàng năm thì tập trung các em thiếu nhi Công Giáo lại quanh bàn thờ Đức Mẹ để dâng cho Người những bông hoa tươi thắm và đầy sắc hương.  Có tài liệu cho rằng, ngay từ đầu thế kỷ XVII, các nữ tu Dòng Phanxicô tại vùng Napoli của Ý, đã dành cả tháng 05 như là tháng để cử hành việc tôn kính Đức Mẹ cách long trọng trong thánh đường kính thánh Clara của Dòng mình: chiều nào các Nữ Tu ấy cũng đều hát kinh kính Đức Mẹ, kết hợp với việc nhận Phép Lành Mình Thánh Chúa.  Và kể từ đó, tháng kính Đức Mẹ đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các Giáo xứ trong vùng.  Tuy nhiên, cũng có tài liệu cho rằng, việc dành cả tháng 5 để làm tháng Hoa kính Đức Mẹ chỉ mãi tới thế kỷ XVIII mới xuất hiện lần đầu tiên tại Ý.  Dù sao thì sang thế kỷ XIX, việc sử dụng tháng 05 như là tháng Hoa Kính Đức Mẹ đã trở nên khá phổ biến tại khắp Âu Châu.  Vào ngày mồng 01 tháng 5 năm 1841, ba Nữ Tu Dòng Chúa Chiên Lành đã cử hành việc dâng hoa kính Đức Mẹ lần đầu tiên tại Tu Viện Haidhausen của họ ở München, Đức Quốc, và đó cũng được coi là buổi tiến hoa kính Đức Mẹ đầu tiên tại Đức.

GIÁO XỨ THUẬN PHÁT: HÌNH ẢNH RƯỚC KIỆU VÀ DÂNG HOA ĐỨC MẸ 07-5-2011

Ngoài việc tiến hoa kính Đức Mẹ ra thì nội dung của các buổi cử hành này cũng rất phong phú và đa dạng.  Trước khi tiến hoa, người ta thường Lần Chuỗi, đọc các bài suy niệm về Đức Mẹ, cũng như đọc nhiều những lời nguyện cầu cùng Đức Mẹ, và hát những ca khúc khác để mừng kính Người.  Vào ngày mồng 01 tháng 05 năm 1965, Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã công bố Thông Điệp “Mense maio” để chính thức nhìn nhận tháng 05 là tháng kính Đức Mẹ trong Giáo hội Công giáo.  Ngài cho rằng, “quả là một truyền thống quý báu khi các vị tiền nhiệm đáng kính của Cha vẫn luôn chọn tháng 5, tức tháng Kính Đức Mẹ, để mời gọi toàn dân Ki-tô giáo cùng nhau cầu nguyện mỗi khi Giáo hội có nhu cầu, hay mỗi khi có một mối nguy hiểm nào đó đe dọa thế giới” (số 3).

Ngoài ra, tháng 5 không chỉ được gọi là tháng kính Đức Mẹ Thiên Chúa, nhưng đôi khi, tháng này cũng còn được người Công giáo gọi là Vầng Nguyệt Maria.  Việc tôn kính Đức Maria trong tháng này thường được cụ thể hóa bằng việc Lần Chuỗi kết hợp với việc dâng tiến hoa.

  1. Tháng Hoa tại Việt Nam

Việt nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới nên hoa nở quanh năm ngày tháng.  Có một số loài hoa chỉ nở theo mùa như hoa Mai, hoa Đào, hoa Gạo, hoa Bằng Lăng hay hoa Phượng v.v…, nhưng cũng có những loài hoa nở mọi lúc, mọi nơi, chẳng hạn như hoa Hồng, hoa Huệ hay hoa Cúc v.v…  Tuy nhiên, có lẽ tháng 5 là tháng đa dạng và phong phú nhất của các loài hoa.  Người Việt nam vốn rất yêu hoa và luôn dành cho hoa một sự trân trọng đặc biệt.  Rất nhiều bậc cha mẹ muốn sử dụng tên của các loài hoa để đặt tên cho con gái của mình, chẳng hạn như Huệ, Phượng, Mai, Đào, Lan hay Cúc v.v…  Khi việc dành tháng 5 như là tháng Hoa để tôn kính Đức Maria được du nhập vào Việt nam, thì các tín hữu Công giáo ở đây đã hưởng ứng với tất cả sự hồ hởi.  Chính vì thế, việc tiến hoa kính Đức Mẹ trong tháng 5 đã mau chóng được tổ chức tại hầu hết các Giáo xứ.  Trước đây, trong các buổi tiến hoa, việc Lần Chuỗi luôn được coi là thành phần quan trọng và không thể thiếu.  Tuy nhiên, ngày nay, một số nơi xem ra đã bỏ qua việc Lần Chuỗi, và chỉ chú trọng tới việc tiến hoa mà thôi.  Bỏ Lần Chuỗi trong các buổi tiến hoa như thế, không biết có nên và có tốt hay không?  Dù gì thì đó cũng là một cách thực hành không sát lắm với truyền thống.  Trước đây, các buổi tiến hoa trong tháng 5 thường được tổ chức khá đơn giản, với 5 cặp tiến hoa đại diện cho năm sắc hoa.  Những thiếu nữ trên dưới 10 tuổi được chọn để làm người tiến hoa được gọi là những “Con Hoa.”  Tuy nhiên, trong nhiều xứ đạo ngày nay, việc tiến hoa đã được tổ chức hết sức cầu kỳ và trang trọng.  Người ta không còn chỉ sử dụng 10 “Con Hoa” để dâng hoa nữa, nhưng đã sử dụng tới cả trăm Con Hoa hoặc hơn nữa.  Các Con Hoa bây giờ không chỉ là các thiếu nữ trên dưới 10 tuổi, nhưng còn là những phụ nữ thuộc đủ mọi lứa tuổi, và thậm chí có cả nam giới nữa.  Những buổi dâng hoa với các Con Hoa thuộc đủ mọi giới và đủ mọi lứa tuổi như thế, được gọi là những buổi Đại Đồng Tiến Hoa.

Kết luận

Để kết thúc bài viết này, xin được nhắc lại nguyên văn những lời sau đây của Đức Thánh Cha Phao-lô VI: “Chính vì tháng 5 luôn khơi lên những lời cầu nguyện thẳm sâu và đầy lòng tín thác, và cũng vì trong tháng 5 này, những lời khẩn xin của chúng ta có thể dễ dàng đến được với trái tim đầy nhân hậu của Đức Nữ Trinh, nên việc chọn tháng 5 này để kêu mời Dân Ki-tô giáo cùng nhau cầu nguyện bất cứ khi nào Giáo hội có nhu cầu, hay bất cứ khi nào thế giới bị đe dọa bởi một mối nguy nào đó, là một thói quen rất quý báu mà các vị tiền nhiệm của Cha đã thực hiện.  Và kể cả chúng ta nữa, hỡi các bậc chư huynh đáng kính, trong năm [mừng kỷ niệm lần thứ 50 ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima – (dg)] này, cũng cảm thấy cần phải đưa ra cho toàn thế giới Công giáo một lời kêu mời tương tự.  Thực ra, khi chúng ta nghĩ tới những nhu cầu hiện tại của Giáo hội, cũng như nghĩ tới sự bình an của thế giới, thì chúng ta sẽ có đủ mọi lý do chính đáng để tin rằng, đây chính là giờ phút đặc biệt nghiêm trọng và khẩn thiết hơn bao giờ hết, đòi buộc chúng ta phải kêu gọi toàn dân Ki-tô giáo cùng nhau cầu nguyện” (Mense maio, 3).

Lm. Đa-minh Trần Tiến Thiệu

Nguồn: Langthangchieutim

CUỘC KHỔ NẠN NỘI TÂM CỦA CHÚA GIÊSU – Alexandra Reis – Trầm Thiên Thu 

Alexandra Reis – Trầm Thiên Thu chuyển ngữ

Chúng ta được thánh hóa là nhờ Giá Máu cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa.  Nhưng chúng ta thường chỉ “chăm chú” vào Cuộc Khổ Nạn của Chúa về phương diện thể lý chứ không đi sâu vào ý nghĩ và nỗi đau nội tâm mà Chúa Giêsu phải chịu đựng vì chúng ta. S uy tư của tác giả Alexandra Reis hay quá!  Xin được giới thiệu với quý vị.

CHÚA GIÊSU TẠI VƯỜN DẦU

Một điểm để suy nghĩ khi Chúa Giêsu phát hiện các đệ tử ngủ hết trơn.  Ngài hỏi ông Phêrô: “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?” (Mt 26:40).  Trong sự khôn ngoan vô cùng của Ngài, Chúa Giêsu không bao giờ muốn chúng ta nói: “Thầy không cảm thấy thế nào sao?”  Do đó, Ngài vẫn để cho các môn đệ thân tín bỏ rơi Ngài.  Ngài có thể làm cho họ tỉnh thức, nhưng Ngài muốn cho chúng ta thấy rằng luôn có ai đó tỉnh thức trong đêm tối, người đó chia sẻ những nỗi đau của chúng ta và an ủi chúng ta trong mọi nỗi đau khổ hằng ngày.  Ngài muốn nói rằng trong những lúc đen tối nhất và lầm lẫn nhất, Ngài luôn có ở đó, ngay cả khi cả thế giới đang ngủ yên.

CHÚA GIÊSU BỊ XÉT XỬ

“Sự thật là gì?” (Ga 18:38).  Câu hỏi này được Phi-la-tô hỏi Chúa Giêsu khi xét xử Ngài.  Lúc đó, Chúa Giêsu trả lời mọi câu hỏi dành cho Ngài, nhưng Ngài không trả lời câu hỏi này: “Ông là ai, là vua ư?”  Tại sao?  Vì Ngài là Sự Thật.  Thiên Chúa biết chúng ta thường nghi ngờ chính Ngài và Ý Ngài, nên Ngài muốn cho chúng ta thấy cái gì đó hữu hình: Ngài sai Chúa Con tới thế gian.  Có thể Ngài không trả lời vì biết tầm hiểu của Phi-la-tô có giới hạn.  Cũng như sau khi chữa lành người mù, Chúa Giêsu nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” (Ga 9:39).  Ngài chỉ trao ban Sự Thật cho những ai xin được biết, chứ không ban cho những người cho là mình biết rồi.  Ngài im lặng để những người thấy mà tin.

CHÚA GIÊSU BỊ TRÓI VÀO CỘT ĐÁ VÀ BỊ ĐÁNH ĐÒN

Lúc này, “Vua các vua” bị hành hạ dữ dội khi hai tay bị trói chặt vào cột đá, nhưng Ngài nghĩ gì?  Ngài bị giết chết vì chúng ta, tất nhiên Ngài nghĩ về chúng ta.  Nhưng không chỉ là nhân loại nói chung, mà nghĩ một cách đặc biệt.  Ngài vô thủy vô chung, nên Ngài cũng nghĩ tới riêng từng người sẽ xuất hiện trên thế gian này.  Thánh Tâm Ngài bị đè nặng vì tội lỗi của cả thế giới, với thân thể trần truồng và yếu đuối bị treo trên Thập Giá, Ngài vẫn luôn nghĩ tới chúng ta, hy vọng một ngày ngày nào đó mỗi chúng ta đều trở thành đại thánh nhân.  Với ý nghĩ này, Ngài không nề đổ máu đến giọt cuối cùng vì Ngài quá đỗi yêu thương chúng ta.  Tại sao chúng ta sợ khi cuộc sống gặp trắc trở?  Ngài vẫn đợi chúng ta ở đó để được nghe chúng ta kêu xin.  Đừng để Ngài phải chờ đợi lâu!  Chúng ta hãy cố gằng đáp lại tình yêu của Ngài luôn dành cho chúng ta!

CHÚA GIÊSU CHỊU ĐỘI VÒNG GAI

Bao đau khổ vẫn chưa đủ với Chúa Giêsu.  Ngài biết chúng ta không đủ can đảm khi bị người ta khinh miệt và vu khống, thế nên Ngài quyết định “bù lỗ” cho chúng ta.  Đức cố Tổng Giám Mục Fulton Sheen nói rằng không chỉ Thánh Thể hóa tiều tụy mà còn chịu tơi tả thảm thương, vòng gai nhọn đặt lên đầu Ngài, những chiếc gai sắc đâm thấu óc đến nỗi có thể chết ngay được.  Không chỉ vậy, Ngài còn bị mỉa mai vì yêu thương chúng ta.  Cứ tưởng tượng cũng thấy nổi gai óc, nổi da gà rồi!  Ngài muốn cảnh báo chúng ta rằng chúng ta cũng sẽ bị mỉa mai nếu chúng ta bảo vệ Sự Thật và Công Lý, nhưng Ngài ban cho chúng ta niềm hy vọng (đức cậy) và mặc khải rằng thế gian này không phải là nơi ở của chúng ta.

CHÚA GIÊSU VÁC THẬP GIÁ

Sau khi bị lột áo, Ngài còn phải vác Thập Giá.  Thập Giá này không chỉ để đóng đinh Ngài cho tới chết, mà Ngài còn vác thập giá của cả nhân loại, của mỗi chúng ta.  Trên Thập Giá, Ngài hy sinh vì chúng ta, và qua đó, Ngài thánh hóa bổn phận hằng ngày của chúng ta, cho chúng ta biết con đường thập giá gian nan lắm.  Ngài đã phải ngã ba lần, nhưng Ngài vẫn cố đứng dậy để chúng ta biết rằng chúng ta cũng nhiều lần quỵ ngã vì phạm tội, nhưng chúng ta phải đứng dậy ngay.  Sức khỏe Ngài rất yếu khi Ngài vác Thập Giá, ông Simon (người Ky-rê-nê) bị bọn thủ ác “bắt cóc” vác đỡ Thập Giá cho Ngài.  Điều này cho thấy rằng thập giá không bao giờ là quá nhiều để chúng ta không thể vác nổi, chúng ta vẫn luôn được vác đỡ.  Qua đó, Ngài cho chúng ta thấy rằng chúng ta phải cố gắng sống kiên trì, hy vọng và yêu thương.

CHÚA GIÊSU BỊ ĐÓNG ĐINH

Cuối cùng là cao điểm của sự hành hạ.  Bị treo trên Thập Giá rồi mà Ngài vẫn đại lượng:“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm (Lc 23:34).  Chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi điều này.  Tình yêu phải rất lớn thì mới có thể tha thứ kẻ thù.  Nhưng đó cũng là “tiêu chuẩn vào Nước Trời.”  Ngài tha thứ như vậy vì Ngài nghĩ tốt cho những người hành hạ và nguyền rủa Ngài, nghĩ tốt cho chúng ta, rằng họ đang ăn năn và đã lỡ “quá tay.”  Đây là lý do chính mà Chúa Giêsu chịu chết vì chúng ta, Ngài nghĩ về chúng ta, Ngài muốn thể hiện tình yêu trọn vẹn và sự tha thứ trọn vẹn cho những người thành tâm sám hối đền tội mình, Ngài cũng nói như vậy với chúng ta và chúc lành cho những người sám hối.  Ngài bênh vực rằng chúng ta lầm mà thôi.  Lạy Chúa của con!

CHÚA GIÊSU CHỊU CÔ ĐƠN

“Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46; Mc 15:34).  Đó là động thái cuối cùng của Lòng Thương Xót dành cho chúng ta trong Cuộc Khổ Nạn của Ngài.  Qua đó, Ngài đền bù và sửa chữa mọi trái tim bị bỏ rơi trên thế giới.  Ngài chịu cảm giác đơn độc đến nỗi chúng ta không thể tưởng tượng nổi.  Ngài cô độc và vô vọng để trao niềm hy vọng cho những người bị khinh miệt, không có bạn, bị bỏ rơi, bị mỉa mai, nhưng không ban niềm an ủi cho những người kiêu căng và tự phụ.  Tại sao?  Vì “họ đã được phần thưởng rồi” (Mt 6:2, 5 & 16).  Chúng ta hãy hướng về Chúa trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời và hãy cố gắng sống thánh thiện để đáp lại tình yêu của Ngài.

CHÚA GIÊSU TRÚT HƠI THỞ

Và thế là hoàn tất.  Đỉnh cao của Cuộc Khổ Nạn là lúc Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng.  Sự hy sinh vô hạn được Ngài dành cho chúng ta để cứu độ chúng ta.  Vì thế, chúng ta phải cố gắng hy sinh để ngày mai xứng đáng vào Nước Trời, Vương quốc Vĩnh hằng.  Bạn muốn nên thánh tới mức nào khi suy niệm Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu?  Mùa Chay là dịp nhắc nhở chúng ta Về Quê Thật.  Trước tiên, chúng ta phải đi xuyên suốt Hành Trình Khổ Nạn để đạt tới Đích Phục Sinh.  Như vậy, chúng ta hãy cố gắng nên thánh trong Mùa Chay Thánh này.  Hãy trao chính mình cho Thiên Chúa, đừng bắt Ngài chờ đợi trong Vườn Dầu Linh Hồn chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta trong Mùa Chay Thánh này để hoàn thiện như Ngài!

Alexandra Reis – 

Trầm Thiên Thu 

(Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

From: Langthangchieutim

11 Tháng Hai – Ðức Mẹ Lộ Ðức

Ðức Mẹ Lộ Ðức

Vào ngày 8 tháng Mười Hai 1854, Ðức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Hiến Chế Ineffabilis Deus. Khoảng hơn ba năm sau, vào ngày 11 tháng Hai 1858, một trinh nữ đã hiện ra với Bernadette Soubirous, mở đầu cho một chuỗi thị khải. Trong lần hiện ra ngày 24 tháng Ba, trinh nữ này tự xưng là: “Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.”

Bernadette là một thiếu nữ yếu ớt, con của hai ông bà người nghèo và không có tham vọng. Việc sống đạo của họ cũng không có gì đáng nói. Bernadette chỉ biết đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng và kinh Tin Kính. Cô còn biết đọc kinh cầu Linh Ảnh(*): “Ôi Ðức Maria được thụ thai mà không mắc tội.”

Trong những lần phỏng vấn, Bernadette cho biết những gì cô được nhìn thấy. Cô cho biết “cái gì đó mầu trắng trong hình dạng một thiếu nữ.” Cô dùng chữ “Aquero,” tiếng địa phương có nghĩa “cái này.” Ðó là “một thiếu nữ xinh đẹp với chuỗi tràng hạt trên tay.” Áo choàng trắng của ngài có viền xanh. Ngài đội khăn trắng. Trên mỗi bàn chân đều có hoa hồng màu vàng. Bernadette cũng ngạc nhiên ở sự kiện là trinh nữ này không gọi cô với danh xưng bình dân “tu”, nhưng với ngôn từ rất lịch thiệp “vous”. Người trinh nữ khiêm tốn ấy hiện ra với một cô gái bình dân và đã đối xử với cô như một người có phẩm giá.

Thánh Bernadette Soubiroux

Qua một cô gái bình dân, Ðức Maria đã làm hồi sinh và tiếp tục làm sống dậy đức tin của hàng triệu người. Dân chúng bắt đầu đổ về Lộ Ðức từ khắp nơi trong nước Pháp cũng như toàn thế giới. Vào năm 1862, giới thẩm quyền Giáo Hội công nhận tính cách xác thực của những lần hiện ra và cho phép sùng kính Ðức Mẹ Lộ Ðức. Năm 1907, lễ Ðức Mẹ Lộ Ðức được cử mừng khắp hoàn vũ.

    Lời Bàn

Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhưng nhất là đức tin. Giới thẩm quyền của Giáo Hội công nhận 64 phép lạ chữa lành, mặc dù trên thực tế có lẽ nhiều hơn thế. Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên. Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của mẹ Người.

Nhiều người cho rằng các phép lạ lớn lao hơn thì rất bàng bạc. Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngờ việc hiện ra ở Lộ Ðức. Ðể nói với họ, có lẽ tốt hơn là dùng những lời mở đầu của cuốn phim “Song of Bernadette”: “Với những ai tin vào Chúa thì không cần giải thích. Với những người không tin, thì chẳng sự giải thích nào đầy đủ.”

    Trích từ NguoiTinHuu.com

ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC VÀ THÁNH NỮ BERNADETTE

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Lộ Đức là trung tâm hành hương quốc tế.  Cách đây mấy năm, tôi có đi hành hương Đức Mẹ Lộ Đức.  Từ Rôma qua hướng Tây Ban Nha, vượt đỉnh Pyrênê đến miền Nam nước Pháp.  Lộ Đức nằm ở một vị trí khá hẻo lánh, thuộc một tỉnh nhỏ.  Nơi đây, từng giờ từng phút, khách thập phương tấp nập đổ về để dâng lễ, cầu nguyện và xin ơn với Đức Mẹ.

Khi bước vào Vương Cung Thánh Đường Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi thấy bên phải, có phiến đá cẩm thạch ghi lời tuyên bố long trọng của Đức Giám Mục Laurence về những lần hiện ra của Đức Mẹ: “Chúng tôi tuyên bố rằng Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous, ngày 11 tháng 02 năm 1858 và những ngày kế tiếp, tất cả là 18 lần, trong hang động Massabielle, gần thành Lộ Đức; rằng sự hiện ra này mang tất cả những tính cách của sự thật, và các giáo hữu đều đã tin là chắc chắn.  Chúng tôi xin dâng cách khiêm nhường sự phán đoán của chúng tôi cho Sự Phán Đoán của Đức Giáo Hoàng, Vị được giao trọng trách guồng lái Giáo Hội hoàn vũ.”

Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần tại Hang đá Lộ Đức, từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 07 năm 1858.

Ngày 28 tháng 07 năm 1858, Đức Giám Mục địa phận Lộ Đức đã thiết lập Ủy Ban Điều Tra về những lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại hang đá Massabielle.  Công việc điều tra kéo dài trong 4 năm.

Trang web: lourdes-france.com, cho biết công việc nghiên cứu điều tra tỉ mỉ và sự phân định sáng suốt, trong lời kinh nguyện.  Sau 4 năm, ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Giám Mục, nhân danh Giáo Hội, nhìn nhận những lần hiện ra là đích thực.  Giáo Hội nhìn nhận chính thức những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, dựa trên chứng từ xác quyết của cô Bernadette Soubirous.

Đức Thánh Cha Lêô XIII chấp thuận mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Thánh Cha Piô X cho phép toàn thể Giáo hội mừng lễ này vào ngày 11.2 hàng năm.

Chúng tôi dâng lễ tại Hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra.  Cạnh bàn thờ dâng lễ là mạch nước chảy không ngừng từ trong Hang Đá.  Ngày nay, mạch suối này được dẫn xuôi theo Nhà thờ tới chân tháp để khách hành hương tới lấy nước và uống nước suối này.  Tôi uống liền mấy ly và đem về 5 lít nước để tặng cho bà con giáo dân.

Hành hương về Lộ Đức, tôi được hiểu biết thêm nhiều về lịch sử và sứ điệp Đức Mẹ nhắn gửi qua thánh nữ Bernadette.

Bernadette là một cô bé 14 tuổi, không biết đọc, không biết viết, con một gia đình nghèo ở Lộ Đức.  Gia đình cô tạm trú tại một nơi trước kia dùng làm nhà giam.  Nơi tồi tàn này, cả gia đình gồm ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette làm nơi nương thân.  Đức Mẹ muốn chọn một cô bé nơi nghèo hèn để làm sứ giả của Mẹ.

Theo lời kể của Bernadette. Hôm đó là ngày thứ năm, 11.02.1858, được nghỉ học, Bernadette xin phép mẹ đi nhặt củi.  Bình thường theo dọc bờ sông Gave, có rất nhiều cành cây khô.  Nhưng suốt buổi sáng đó, dường như chị em của Bernadette không nhặt được bao nhiêu.  Bernadette mới tiến đến một hang động gần đó mà dân làng quen gọi là Massabielle.  Cô đang loay hoay nhặt củi, từ trong hang đá, một thiếu nữ diễm lệ xuất hiện và đứng trên một tảng đá, ánh sáng bao trùm cả hang Massabielle.  Theo lời mô tả của cô, thì người thiếu nữ chỉ trạc độ 16, 17 tuổi.  Bernadette tưởng mình như đang mơ.  Cô bước thêm bước nữa.  Người thiếu nữ diễm lệ chỉ mỉm cười.  Trong cơn xúc động, Bernadette lấy tràng chuỗi từ trong túi áo ra và bắt đầu đọc kinh Kính Mừng.  Khi Bernadette vừa lần xong chuỗi mân côi, người thiếu nữ làm hiệu cho cô tiến lại gần hơn.  Bernadette say sưa ngắm nhìn và tiếp tục đọc kinh cho đến khi ánh sáng bao trùm người thiếu nữ nhạt dần và tắt hẳn.

Cô về nhà kể lại biến cố ấy, nhưng chẳng ai tin cô.  Chính cha mẹ cô cũng không muốn cho cô trở lại hang đá nữa.  Nhưng như có một sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó khiến cô vẫn trở lại hang đá ấy.

Sau lần này, cô còn được trông thấy “người thiếu nữ diễm lệ” hiện ra 17 lần nữa.

Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18.02.1958, người thiếu nữ ấy mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên tiếp 15 ngày nữa không?  Ta không hứa sẽ làm cho con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”

Trong 15 ngày tiếp đó, người thiếu nữ đã nhắn nhủ và truyền cho Bernadette nhiều điều.  Cô kể:“Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy sám hối, hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây, hãy đến uống và rửa ở suối này, phải cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn hối cải.  Trong vòng 15 ngày ấy, Bà còn nói với tôi 3 điều và dặn tôi không được nói với ai.  Tôi vẫn trung thành giữ kín.  Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà 3 lần liên tiếp: Bà là ai?  Nhưng Bà chỉ mỉm cười.  Tôi đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư.  Lúc ấy, Bà mới buông tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa chắp tay trước ngực: ‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU.’”  Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch ra tiếng pháp là: ‘Je suis l’Immaculée Conception’, và dịch sang tiếng Việt Nam là: ‘Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.’

Các bậc khôn ngoan chống đối, dân chúng xúc động, cảnh sát thẩm vấn Bernadette nhiều lần.  Cô bình thản trả lời và không hề nao núng trước những lời đe dọa.  May mắn là cô không bị vướng mắc vào những tiểu xảo của người thẩm vấn.  Các nữ tu dạy học cũng tỏ ra bất bình, còn Bernadette vẫn luôn giữ được thái độ khiêm tốn lịch sự.

Ngày 25/02/1858, một đoàn người cảm kích theo cô sau khi cầu nguyện, Bernadette đứng dậy, ngập ngừng tiến tới gần hang đá rồi quì xuống.  Theo lệnh của “người thiếu nữ diễm lệ”, cô cúi xuống lấy tay cào đất.  Một dòng nước vọt lên.  Dòng nước đó đến nay cứ chảy mãi, cứ 24 tiếng đồng hồ là có khoảng 120.000 lít nước chảy ra.

Ông biện lý cho gọi Bernadette tới.  Ông chế giễu, tranh luận và đe dọa cô nữa.  Cuối cùng ông kết luận:

  • Cô hứa với tôi là sẽ không tới hang đá nữa chứ ?

Nhưng Bernadette bình tĩnh trả lời cách rõ ràng.

  • Thưa ông, cháu không hứa như vậy.

Cha sở tỏ ra nghi ngại, ngài cấm các linh mục không được tới hang.  Khi Bernadette tới gặp ngài và thuật lại ““người thiếu nữ diễm lệ” nói: “Ta muốn mọi người tổ chức rước kiệu tại đây.”  Cha sở liền quở trách và gằn từng tiếng:

  • Con hãy nói với bà ấy rằng, đối với cha sở Lộ Đức, phải nói cho rõ rệt.  Bà muốn những buổi rước kiệu và một nhà nguyện à?  Trước hết Bà phải cho biết Bà tên là gì và làm một phép lạ đã chứ.
  •  Dòng nước vẫn chảy thành suối.  Dân chúng vẫn lũ lượt kéo nhau tới, những kẻ hoài nghi phải chùn bước.

Đã có những phép lạ nhãn tiền:

  • Một người thợ đẽo đá mù lòa đã thấy được ánh sáng.
  • Một phụ nữ bại tay sáu năm nay bình phục.
  • Một em bé hai tuổi bệnh hoạn đang hấp hối trước những cặp mắt thất vọng của cha mẹ.   Họ nghèo lắm, bà hàng xóm đã dọn sẵn cho một một cái quách. Người cha thở dài: – Nó chết rồi.  Người mẹ chỗi dậy.  Không nói một lời nào, bà ôm đứa trẻ chạy thẳng ra hang đá, dìm nó vào trong dòng nước giá lạnh.  Dân chúng cho rằng bà khổ quá hóa điên.  Sau khi tắm cho bé khoảng 15 phút, bà ẵm con về nhà.  Sáng hôm sau, bé hết bệnh.  Ba bác sĩ đã chứng thực chuyện lạ này.

Báo chí công kích dữ dội và cho rằng đó chỉ là ảo tưởng.  Bernadette vẫn giản dị vui tươi tự nhiên.  Hàng ngày cô trở lại hang đá.

Ngày 25/03, cô quì cầu nguyện và khuôn mặt bỗng trở nên rạng rỡ.  Rồi cô quay lại nói với vài người có mặt:

  • Bà nói: Ta là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội.

Vài phút sau, lời Đức Trinh Nữ được truyền từ miệng người này sang người khác.  Đám đông cất cao lời cầu khẩn:

  • Lạy Đức Mẹ Maria chẳng hề mắc tội tổ tông, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Đức Mẹ.

Ngày 8.12.1854, Ðức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Hiến Chế Ineffabilis Deus.  Hơn ba năm sau, trong lần hiện ra ngày 25.3. 1858, Đức Mẹ tự xưng là: “Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Vào năm 1866, Bernadette được gửi vào dòng Nữ Tu Ðức Bà ở Nevers.  Ở đây, sơ trở nên một phần tử của cộng đoàn, và bị sơ giám đốc đệ tử đối xử rất tệ hại.  Sự bất nhẫn ấy chỉ chấm dứt khi họ khám phá rằng sơ Bernadette đang chịu đau khổ vì một căn bệnh bất trị.  Sơ từ trần ở Nevers vào ngày 15.4.1879, khi mới 35 tuổi.  Sơ Bernadette được phong chân phước năm 1925, và được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1933.  Lễ kính thánh nữ vào ngày 16/04 hàng năm.

Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhất là đức tin.  Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên.  Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của mẹ Người.

Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân.  Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngờ việc hiện ra ở Lộ Ðức.  Ðể nói với họ, có lẽ tốt hơn là dùng những lời mở đầu của cuốn phim “Song of Bernadette:” “Với những ai tin vào Chúa thì không cần giải thích.  Với những người không tin, thì chẳng sự giải thích nào đầy đủ.

Sứ điệp Đức Mẹ trao cho Bernadette có thể tóm lược trong ba lời mời gọi sau đây:

  1. Mời gọi cầu nguyện: Khi hiện ra lần thứ nhất, Mẹ đã dạy Bernadette làm dấu Thánh Giá và lần hạt cách sốt sắng.  Mỗi lần hiện ra Mẹ đều làm như vậy.  Mẹ còn dạy riêng cho Bernadette một kinh nguyện, rồi cuối cùng mới trao cho cô sứ điệp cầu nguyện: Con hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.
  2. Mời gọi sám hối: Đức Trinh Nữ lập lại với Bernadette ba lần: ‘Hãy sám hối, sám hối, sám hối.’  Ngày 25-2-1858, Mẹ nói với Bernadette: ‘Con hãy đến uống và rửa ở suối này.’  Mẹ chỉ cho cô tìm ra một dòng suối.  Suối nước này ban đầu rất đục, sau đó bùn lắng xuống rồi trở thành suối nước trong lành.   Đó là dấu hiệu cho sự sám hối. Nó tượng trưng cho sự lắng đọng trong tâm hồn tất cả những gì là vẩn đục hầu nên thanh sạch hơn.
  1. Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện: “Con hãy nói với các linh mục xây nhà nguyện ở đây. Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu.”  Nhà nguyện là nơi dân Chúa tụ họp để nghe lời Chúa và cử hành nhiệm tích Thánh Thể.  Để đáp lại nguyện vọng của Đức Maria mà ba đại giáo đường và 2 Nhà thờ khá lớn lần lượt được xây dựng ở đây. “Người ta sẽ xây nhà nguyện cho con, và xây rất lớn,” cha sở Lộ Đức Peyramale đã nói với Bernadette như thế khi cô đến trình bày về lời yêu cầu của Đức Mẹ, hẳn cha đã không ngờ rằng mình nói rất đúng.  Những Thánh đường này hằng ngày quy tụ từng đoàn người hành hương đến viếng thăm, chầu Thánh Thể và rước kiệu.  Chính tại nơi đây, Thánh lễ cũng như các buổi rước kiệu Thánh Thể luôn được cử hành rất long trọng.  Lộ Đức xứng với danh hiệu “Thành phố của nhiệm tích Thánh Thể.”

Hai buổi chiều, tôi dành thời giờ ngồi bên dòng sông Pau, đối diện với Hang Đá, ngắm nhìn Vương Cung Thánh Đường uy nghi xây vách đá, nơi Đức Mẹ hiện ra, nhìn dòng người không ngớt cầu nguyện dưới chân Mẹ.  Tôi hiểu tại sao Giáo hội, trong dọc dài thời gian hơn hai ngàn năm qua vẫn luôn vững bền và phát triển cho dù trải biết bao thăng trầm dâu bể của lịch sử nhân loại.  Nhờ Mẹ Maria luôn chở che Giáo hội như Mẹ đã bao bọc nâng đỡ các Tông Đồ sau Lễ Ngũ Tuần.  Mẹ là dòng sông tưới mát cho nhân loại đang trên hành trình tìm về nguồn hạnh phúc bên Chúa.

Lộ Đức là địa chỉ của tình thương, là điểm hẹn của bình an nội tâm.  Tạ ơn Đức Mẹ và xin Mẹ thương ban ơn cho các bệnh nhân.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

From: Langthangchieutim

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

Bình an đến bạn và gia đình nhé. Hôm nay Giáo Hội mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Lễ buộc. Xin Mẹ đoái thương đến con cái Mẹ hôm nay và mãi mãi.

Cha Vương

Thứ 5: 08/12/2022

TIN MỪNG: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. (Lc 1:35)

SUY NIỆM: Mùa Vọng là mùa trông đợi, là thời gian chuẩn bị tâm hồn để đón Con Thiên Chúa. Sự chuẩn bị này không đầy đủ nếu không nói đến vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Nếu không có Mẹ thì không có Chúa Giê-su, nếu không có Chúa Giê-su thì không có ơn cứu độ. “Đức Nữ Trinh Maria chiếm một vị thế đặc biệt vì như Mẹ cũng đã trông chờ việc ứng nghiệm lời hứa của Thiên Chúa trong một cách thế độc nhất vô nhị. Mẹ đã chào đón trong đức tin và trong xác thân Giê-su, Con Thiên Chúa, với thái độ vâng phục hoàn toàn thánh ý Thiên Chúa.” Bên cạnh thái độ vâng phục Mẹ lại còn khiêm nhường, luôn ý thức mình là hèn mọn, là thấp bé… “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. (Lc 1:48) Khiêm nhường và vâng phục là đôi chân bước tới Chúa là nguồn sống và hy vọng của người tín hữu. Vậy trong Mùa Vọng này, bạn hãy học nơi Mẹ hai nhân đức này nhé.

LẮNG NGHE: Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. (Ep 1:4)

CẦU NGUYỆN: “Lạy Chúa, Chúa đã dọn sẵn một cung điện xứng đáng cho Con Chúa giáng trần khi làm cho Đức Trinh Nữ Maria khỏi mắc tội tổ tông ngay từ trong lòng mẹ. Chúa cũng gìn giữ Người khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ công nghiệp Con Chúa sẽ chịu chết sau này. Vì lời Đức Trinh Nữ nguyện giúp cầu thay, xin Chúa cũng ban cho con được trở nên công chính thánh thiện mà đón rước Con Chúa.”

THỰC HÀNH: Đọc 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh, hãy xin cho được hiền lành và khiêm nhường cả trong lòng lẫn hành động.

From: Đỗ Dzũng

7 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ ĐỨC MẸ FATIMA NHƯNG ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN

7 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ ĐỨC MẸ FATIMA NHƯNG ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN

 Năm 2017 đánh dấu 100 năm kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn cừu làng Fatima (Bồ Đào Nha) là Lúcia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto. 

Đức Mẹ đã hiện ra 6 lần từ ngày 13/5 tới ngày 13/10/1917.

 Hẳn chúng ta đã biết về Phép lạ Mặt trời trong lần Đức Mẹ hiện ra ngày 13/10 với sự chứng kiến của ít nhất 70.000 người.  Chúng ta cũng biết Đức Maria đã nhận mình là Đức Mẹ Mân Côi, và kêu gọi mọi người cầu nguyện với kinh Mân Côi cho hòa bình thế giới. 

Tuy nhiên có những điều thú vị về Đức Mẹ Fatima nhưng ít được biết đến hoặc bị lãng quên, giống như 7 sự kiện dưới đây (Bản gốc tiếng Anh có 10 sự kiện nhưng chúng tôi xin phép được chọn và dịch các sự kiện dưới đây). 

Điều 1.  Trong lần hiện ra thứ hai vào ngày 13/6/1917, Đức Mẹ đã ra một chỉ thị cho riêng Lucia: “Ta muốn con đến đây vào ngày 13 của tháng tới, để đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, và để học cách đọc. Sau đó, ta sẽ nói cho con những gì ta muốn.” 

Đề nghị đó có vẻ bất thường bởi ở tầm 10 tuổi, các bé gái ở đây không được học đọc.  Trong quyển sách, “Fatima cho ngày nay” (Fatima for Today), cha Andrew Apostoli giải thích.  Sứ mệnh của Lucia là truyền bá thông điệp Fatima cho toàn thế giới, việc “Lucia phải học cách đọc và viết là quan trọng nhất.” 

Các tác phẩm của sơ Lucia gồm Calls from the Message of Fatima (Tiếng gọi từ Fatima), Fatima in Lucia’s Own Words I, Fatima in Lucia’s Own Words II (Fatima theo lời của Lucia – phần II). 

Điều 2.  Hai em họ của Lucia – Francisco Marto 8 tuổi và Jacinta Marto 7 tuổi – thì không cần học đọc.  Bởi bà đã xin Đức Mẹ cho hai người em này sớm hưởng thiên đàng. 

Đức Mẹ nói với Lucia, “Ta sẽ sớm đưa Jacinta và Francisco đi, nhưng con phải ở lại một thời gian.  Vì Chúa Giêsu muốn con làm cho ta được biết đến và yêu mến trên thế giới” với lòng sùng kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.  Francisco qua đời năm 1919, ở tuổi 11.  Em ra đi an bình dù rất đau đớn bởi mắc dịch cúm vào năm 1918. 

Điều 3.  Jacinta cũng mắc cùng bệnh cúm với Francisco.  Dù chỉ 9 tuổi, cô bé sẵn sàng chịu rất nhiều đau khổ.  Tại sao? 

Lucia kể lại trong quyển “First Memoir”, Đức Trinh Nữ đã hiện ra.  Jacinta nói: “Mẹ hỏi tôi rằng tôi có muốn nhiều tội nhân được hoán cải không.  Tôi nói có.  Mẹ nói rằng tôi sẽ được chuyển đến một bệnh viện, nơi tôi phải chịu nhiều đau khổ để cho các tội nhân được hoán cải, để đền bù cho tội phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria, và đến tình yêu của Chúa Giêsu.” 

Điều đó đã xảy ra ở tất cả các chi tiết Đức Mẹ của chúng tôi tiết lộ cho cô.  Jacinta qua đời ngày 20/2/1920 tại bệnh viện ở Lisbon, chỉ vài tuần sau ngày sinh nhật thứ 10 của cô. 

Điều 4.  Xác của Jacinta không bị phân hủy.  Thi thể của cô đã được rắc vôi khi chôn, vì luật pháp thời đó quy định bất cứ ai chết vì đại dịch cúm chủng Tây Ban Nha, đều phải làm như vậy.

Tuy nhiên, khi ngôi mộ của cô được khai quật ngày 13/9/1935, nhiều người đã ngạc nhiên khi thấy xác không bị phân hủy.  Cô đã được cải táng để chôn bên cạnh người anh trai là Francisco ở nghĩa trang Fatima.

 Điều 5.  Trong lần hiện ra thứ ba ngày 13/7, Đức Mẹ đã cho các trẻ nhỏ xem thị kiến về hỏa ngục.  Đức Mẹ nói: “Chiến tranh sẽ kết thúc; nhưng nếu con người không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tồi tệ hơn sẽ nổ ra dưới triều đại giáo hoàng của Đức Piô XI.”

 Chúng ta biết Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc ngày 11/11/1918, một năm sau khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.  Cuộc chiến “tồi tệ hơn” mà Đức Mẹ ám chỉ đó là Chiến tranh thế giới lần II.

 Đó là lời tiên tri, bởi năm Mẹ hiện ra là 1917, khi ấy Đức Benedict XV là giáo hoàng. 

Đến 5 năm sau, ngày 6/2/1922, mới có Đức Giáo hoàng lấy danh xưng Piô XI.  Ngài trị vì cho đến khi qua đời 10/2/1939. Chiến tranh thế giới lần hai cũng nổ ra vào năm 1939. 

Đức Piô XI đã không sợ hãi và lên tiếng chống lại chủ nghĩa phát xít, phát xít Đức quốc xã trong thông điệp Mit Brennender Sorge . 

Điều 6.  Francisco và Jacinta nằm trong số những Chân Phước trẻ nhất, khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm Fatima và tuyên chân phước cho họ ngày 13/5/2000. 

Điều 7.  Đức Mẹ nói sẽ trở lại 7 lần trong lần đầu hiện ra ngày 13/5.  Mẹ nói: “Ta muốn các con trở về đây vào ngày 13 mỗi tháng trong 6 tháng tới, vào cùng một giờ.  Sau đó ta sẽ nói cho các con biết ta là ai.  Và ta sẽ trở lại đây 7 lần.” 

Có nhiều tranh cãi về lần trở lại thứ 7.  “Một số người nghĩ đó có thể là có một phép lạ khác.”

Trong quyển tiểu sử A Pathway under the Gaze of Mary (2013) [Con đường nhỏ dưới ánh nhìn Mẹ Maria], do một nữ tu Cát Minh Coimbra từng sống với sơ Lucia nhiều năm, viết lại. 

Đó là ngày 15/6/1921, khi Lucia chuẩn bị rời khỏi Fatima để đến một nơi mà giám mục muốn gửi bà đi.  Biết rằng có thể mình sẽ không bao giờ được nhìn lại nơi này hay gặp gia đình, Lucia đã đến cây sồi nơi Đức Mẹ hiện ra năm 1917, quỳ xuống và cầu nguyện trong nỗi đau đớn khủng khiếp. 

Quyển tiểu sử viết “Một lần nữa Mẹ lại đến Trái đất; và con lại cảm nhận được bàn tay giúp đỡ cùng tình mẫu tử của mẹ trên vai.  Con ngước lên và thấy Mẹ, chính là Mẹ Diễm phúc đang nắm tay và chỉ con thấy con đường.  Đôi môi Mẹ nói những lời dịu ngọt, ánh sáng và an bình phục hồi trong tâm hồn con.  ‘Ta đã ở đây với con lần thứ bảy.  Đi đi, hãy đi theo con đường mà vị Giám Mục muốn con đi, đây là ý muốn của Thiên Chúa.’” 

Đức Thiện lược dịch từ National Catholic Register

From: Langthangchieutim

Lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7 tháng 10-Cha Vương

Lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7 tháng 10

Mến Chúc Bạn và gia đình một ngày bình an trong Chúa và Mẹ. Cha Thánh Pio khuyên: “Hãy yêu mến Đức Mẹ và hãy lần chuỗi Mân Côi, vì Kinh Mân Côi là vũ khí chống lại sự dữ của thế giới hôm nay.” Mời bạn hãy cầm lấy vũ khí để chống lại sự dữ của thời đại ngày nay nhé.

Cha Vương

Thứ 6: 07/10

          Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7 tháng 10, và kính trọng thể vào ngày Chúa Nhật đầu tháng 10 dương lịch và dâng cả tháng 10 làm “ tháng Mân Côi” kêu gọi các tín hữu lần hạt Mân Côi. Giáo Hội nhờ kinh Mân Côi đã được nhiều ơn lành đặc biệt. Ngày 7 tháng 10  năm 1571 đạo binh Công Giáo đã chiến thắng quân Hồi, toan xông vào xâm chiếm nước Ý, tại vùng Lepante. Đức Giáo Hoàng Piô thứ V đã từ điện Vatican thị kiến trận chiến này. Để ghi nhớ ơn ấy Ngài đã lập lễ “ Đức Bà Thắng Trận” ( Notre Dame de la victoire), sau đổi thành lễ Đức Bà Rất Thánh Mân Côi, và thêm vào kinh cầu Đức Bà câu: Đức bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.”

          Hai năm sau , năm 1573, Đức Giêgôriô XIII muốn đặc biệt kính nhớ chiến thắng Lepane, đã truyền mừng lễ Mân Côi trọng thể vào Chúa Nhật đầu tháng 10, tại các nhà thờ có hội Mân Côi và bàn thờ kính dâng Đức Mẹ Mân Côi.

          Năm 1716, Đức Clêmentê XI truyền mừng lễ Đức Bà Mân Côi trọng thể trong khắp Giáo Hội, để kính nhớ ơn chiến thắng tại vịnh Belgrade nhờ việc giáo hữu lần hạt Mân Côi kính xin Đức Mẹ. Năm 1888, Đức Lêô XIII quyết định nâng lễ Mân Côi lên bậc “ kép hạng nhất” ( Dup lex primae classis) mừng ngày 7 tháng 10 và kính trọng thể Chúa Nhật đầu tháng 10.

         Ngày 2-2-1974, Đức Phalô VI trong tông huấn “Tôn Sùng Đức Maria” (Marialis Cultus) vẫn nhìn nhận lễ Mân Côi mừng ngày 7 tháng 10 vì lý do chính lễ này là sự tham dự mật thiết của Đức Maria vào những mầu nhiệm Chúa Kitô, mà kinh Mân Côi là điển hình. (MC 8)

        Đến năm 1913, thì lễ này được đức Pio X định vào ngày 7-10 mỗi năm. Tước hiệu “Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu” được thêm vào trong kinh cầu Đức Bà từ đó. ( Nguồn: mạng—mancoichihoa)

        Tôi tớ Chúa (tu sĩ) Joseph Kentenich nói: “Kinh Mân Côi là phương dược hiệu nghiệm cho thời hiện đại. Kinh Mân Côi sẽ ảnh hưởng lên những biến cố của thế giới hơn bất cứ những cố gắng ngoại giao, và cũng có tác động lên đời sống công cộng hơn tất cả mọi cố gắng của bất cứ tổ chức nào.” Vậy hôm nay mời Bạn cộng tác với mình hãy chạy đến Mẹ Maria qua Kinh Mân Côi nhé để cầu nguyện cho cho nền hòa bình trên trên thế giới.

    Sau đây là 15 điều Đức Mẹ đã hứa, qua thánh Dôminicô, cho những ai siêng năng đọc kinh Mân Côi. Mời bạn đọc và coi đây là một lời mời khẩn thiết “hãy chạy đến Mẹ!” trong thời gian sáo trộn này.

1- Những ai đọc kinh Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả.

2- Mẹ hứa sẽ phù trợ đặc biệt, và ban nhiều đặc ân cho những ai đọc kinh Mân Côi.

3- Kinh Mân Côi sẽ là áo mã giáp chống lại hỏa ngục, phá tan các ngụy thuyết.

4- Kinh Mân Côi là phương tiện thánh hóa các linh hồn.

5- Linh hồn nào đến với Đức Mẹ bằng kinh Mân Côi, sẽ không bị hư mất.

6- Ai đọc kinh Mân Côi sẽ không bị rủi ro, chết bất đắc kỳ tử.

7- Những ai tôn sùng Kinh Mân Côi sẽ được chịu các phép bí tích trong giờ

chết.

8- Ai mộ mền chuỗi Mân Côi, khi lâm tử sẽ được chia sản nghiệp trên thiên

đàng.

9- Mẹ sẽ cứu khỏi luyện ngục cho những ai siêng năng đọc kinh Mân Côi.

10- Con cái trung thành với kinh Mân Côi, sẽ được hưởng vinh quang trên trời.

11- Nhờ lần hạt Mân Côi, Mẹ sẽ ban cho hết những gì mình xin.

12- Những ai truyền bá chuỗi Mân Côi, được Mẹ giúp đỡ trong những lúc khó khăn.

13- Những ai truyền bá chuỗi Mân Côi, được cả thiên quốc cầu bầu khi sống và khi chết.

14– Những ai đọc kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và anh em với Chúa Giêsu.

15- Tôn sùng chuỗi Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn cứu rỗi.

httpv://www.youtube.com/watch?v=dqdHMUdCOGU

Ave Maria Trăng Từ Bi

From: Đỗ Dzũng

15/09 Giáo Hội mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi-Cha Vương

 15/09 Giáo Hội mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi

Hôm nay 15/09 Giáo Hội mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, ước mong bạn cảm nhận được sự an ủi của Mẹ trong lúc gặp thử thách.

Cha Vương

Thứ 5: 15/09/2022

TIN MỪNG: Ông Si-mê-on nói với bà Ma-ri-a: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en phải hư vong hay được cứu độ. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. Phần bà, bà sẽ phải nát ruột nát gan như bị lưỡi gươm đâm thấu.” (Lc 2:34-35)

SUY NIỆM: Hôm qua có một người bạn nói chuyện với mình về một người mẹ tự nhiên bỏ tất cả công việc bà đang làm, cầm vội cái bóp, và đi về. Khi được hỏi, “tại sao?” thì người mẹ trả lời một cách đau buồn, vì con của tôi đang ở trong phòng cấp cứu. Hoàn cảnh này làm mình liên tưởng đến ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi mà Giáo  hội mừng kính hôm nay, “Phần bà, bà sẽ phải nát ruột nát gan như bị lưỡi gươm đâm thấu.” Đúng! Tình mẫu tử không một giấy viết nào có thể diễn tả hết được. Chính vì vậy mà Chúa đã dùng tình mẫu tử này để nói lên tình yêu cao cả của Thiên Chúa đối với nhân loại, “Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy; tại Giê-ru-sa-lem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về.” (Is 66:13)

Dưới chân thập giá, Đức Mẹ với một nỗi niềm Đau Khổ khôn tả: “Hỡi những người qua đường, hãy nhìn xem! Có ai có nỗi thống khổ như tôi không? Tình mẫu tử cao cả tuôn trào bên chân Thánh Giá của Chúa Con. Mẹ đứng đó, cùng chịu đau khổ vô biên với Chúa Con, cùng hiệp dâng làm của Lễ Hy sinh để cứu chuộc nhân loại với sự đồng thuận trong Yêu thương.”

Trong xã hội ngày ngay có rất nhiều người mẹ đang đau khổ, họ là vấn nạn của những bất công, bạo hành, lạm dụng. Nếu bạn là người mẹ đang đau khổ vì con cái, vì chồng, vì gia đình, vì hoàn cảnh… Bạn hãy nhìn và chiêm ngắm hình ảnh Mẹ Đau Khổ. Mẹ cảm thông với cái nặng nề đau đớn của bạn, hãy noi gương Mẹ và sống mạnh dạn trong đau khổ của mình, vì “ai chịu khốn nạn vì đạo ngay, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.”

LẮNG NGHE: Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người. (Hr 5:8-9)

CẦU NGUYỆN: Lạy Đức Maria, Nữ Vương cả đất trời, Mẹ vẫn hiên ngang đứng vững gần bên thập giá Đức Kitô, xin Mẹ đỡ nâng con trong mọi biến cố hay đau khổ trong đời để con biết can đảm xin thưa hai chữ “xin vâng”, xin dạy con biết thầm lặng gẫm suy và thực thi Thánh Ý Chúa mỗi ngày để được thưởng cùng với Mẹ trên nước thiên đàng.

THỰC HÀNH: Dù người mẹ của mình con sống hay đã khuất núi, mời bạn suy tư về người mẹ qua câu này: “Mẹ có thể chưa bao giờ nói yêu bạn, thương bạn, nhưng mẹ sẽ là người làm tất cả để bạn được sống một cuộc sống tốt nhất và hạnh phúc nhất.”

Vì vậy hãy thể hiện những cử chỉ yêu thương mẹ mình mỗi ngày qua lời cầu nguyện hoặc bằng những hành động cụ thể bạn nhé.

From: Đỗ Dzũng

 Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria-Cha Vương

 Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

Chúc bình an đến bạn và gia đình. Hôm nay Thứ 5, 8/9, con cái Mẹ Maria trên khắp bốn phương mừng Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria. Happy Birthday Mẹ Yêu! 

Cha Vương

Thứ 5: 08/09/2022

Khi thánh Gioan Damascus dâng lễ tôn kính ngày sinh nhật của Đức Nữ Đồng Trinh Maria trong thánh đường thánh Ana ở Jerusalem, ngài long trọng tuyên bố: “Tất cả mọi người hãy vui mừng lên, đây là ngày trọng đại, một niềm vui lớn lao cho toàn thế giới. Hôm nay trời đất giao hòa. Hôm nay chính là ngày bắt đầu cuộc cứu độ cho nhân loại.”

   Sứ mệnh làm Mẹ của Đấng Cứu Thế lá ánh sáng bình minh của sự cứu độ. Nếu Đấng Kitô là Mặt Trời huy hoàng của sự Công chính thì Mẹ Người là ánh sáng rạng đông. Khi một người con được sinh ra thì người ta hết lòng chúc tụng người làm cha và làm me. Thánh Damascus chúc tụng: “Ana và Joachim thật là một đôi vợ chồng có phúc! Tất cả mọi loài thọ tạo đều mang ơn của các ngài, Đấng Tạo Hóa đã ban một ân huệ cao cả vô cùng không gì sánh kịp: Phúc thay người cha và người mẹ, những bàn tay đã nâng niu âu yếm một người sẽ làm Mẹ của Đức Chúa Trời!”

    Giáo Hội đã tôn kính ngày sinh nhật của Đức Nữ Đồng Trinh cách đây sáu thế kỷ. Ngày sinh nhật được chọn vào ngày 8 tháng 9 này để trùng hợp với ngày lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội được ấn định vào ngày 8 tháng 12. Kinh Thánh không đề cập đến ngày sinh của Đức Maria nhưng được người Công giáo tôn kính như một truyền thống.

    Thánh Ana và Joachim son sẻ nhưng đã hết lòng cầu nguyện để có một người con. Các ngài nhận được lời Thiên Chúa hứa là người con đó sẽ giúp hoàn tất kế hoạch của Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại. Niềm tin này nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa khi Đức Maria mới được thụ thai.

     Thánh Augustine nối kết ngày sinh của Đức Maria với sứ mệnh cứu chuộc của Chúa Kitô. Thánh Augustin loan báo là thế gian hãy vui mừng lên và nhận lãnh ánh sáng khi Đức Maria được sinh ra: “Đức Nữ Đồng Trinh Maria là hoa huệ tinh tuyền chớm nở ngoài đồng nội. Nhờ Đức Maria mà số mệnh nhận loại vướng tội tổ tông đã được thay đổi.” (Nguồn: Dân Chúa)

Xin bạn hãy làm một bó hoa thiêng liêng nhỏ nhỏ (gợi ý: một việc hy sinh, đọc 1 tràng Kinh Mân Côi, xin vâng theo thánh ý Chúa…) để tặng Mẹ hôm nay nhé.

From: Đỗ Dzũng

Đức Mẹ có thực sự cứu giúp chúng ta không?- Cha Vương

Đức Mẹ có thực sự cứu giúp chúng ta không?

 Chúc bình an đến bạn và gia đình nhé. Ước mong bạn cảm nhận được sự âu yếm nơi Mẹ Maria hôm nay qua Kinh Mân Côi.

Cha Vương

 Thứ 4: 7/9/2022

GIÁO LÝ: Đức Mẹ có thực sự cứu giúp chúng ta không? Có. Từ thời sơ khai, Hội thánh đã có kinh nghiệm về sự trợ giúp của Đức Mẹ. Và trong suốt dọc lịch sử của Hội thánh, hàng triệu tín hữu đã làm chứng về sự cứu giúp của Mẹ Maria. (YouCat, số 148) 

SUY NIỆM: Vì là Mẹ Chúa Giêsu, Đức Maria cũng là Mẹ chúng ta. Một người mẹ tốt lành luôn bảo vệ con mình. Đức Maria, Mẹ chúng ta còn hơn thế nữa. Ngay ở trần gian, Mẹ đã can thiệp với Chúa Giêsu trong tiệc cưới Cana để đôi tân hôn khỏi mất mặt. Mẹ đã ở với các môn đệ Chúa trong Nhà Tiệc ly, dịp lễ Ngũ tuần, để cùng chung cầu nguyện với họ. Vì tình yêu của Mẹ bao la, ta có thể tin chắc Mẹ sẽ giúp ta trong hai lúc quan trọng nhất của cuộc đời ta; đó là “khi nay và trong giờ lâm tử”.  (YouCat, số 148 t.t.)

❦ Chúng ta càng tội lỗi, Mẹ càng âu yếm, càng cảm thương ta. Người mẹ nào lại không săn sóc đứa con yếu đuối, nguy nan nhất? Trong bệnh viện, lương y nào lại không chú ý đến bệnh nhân trầm trọng nhất? (Thánh Gioan Vianney)

 LẮNG NGHE: Khi thấy thiếu rượu, Mẹ Chúa Giêsu nói với Người, “Họ hết rượu rồi”. Chúa Giêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến. Mẹ Người nói với gia nhân, “Người bảo gì, các anh cứ làm theo”. (Ga 2:3-5) 

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, khi xưa Chúa đã đáp lời can thiệp của Mẹ vào giây phút khốn quẫn của đôi tân hồn tại tiệc cưới Cana, giờ đây cũng nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, với hết lòng tin tưởng, xin Chúa ban cho con lòng mến Chúa và ân sủng để con vững vàng theo Chúa suốt cuộc đời con. 

THỰC HÀNH: Chuỗi Mân Côi thêm sức cho bạn bất cứ lúc vui cũng như buồn. Mời bạn hãy chăm chú hơn khi tay lần chuỗi, miệng đọc, trí lòng để ý tới lời kinh. Một ngày kia, Đức Mẹ nói với chân phước Eulalie: “Mẹ thích một chuỗi chú tâm và lần thong thả hơn là ba chuỗi đọc vội vã chia lòng chia trí”. Cố gắng tập bỏ thói quen đọc “lướt” nhé.

 From: Đỗ Dzũng

httpv://www.youtube.com/watch?v=ESJmoYGELzU

Hiền Thục – Mẹ Hằng Cứu Giúp