Kim Jong Un lại triệt hạ tay chân thân cận nhất

Kim Jong Un lại triệt hạ tay chân thân cận nhất
Nguoi-viet.com

SEOUL, Nam Hàn (AP) Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un lại triệt hạ một trong những tay chân thân cận nhất và đày người này về một hợp tác xã ở vùng thôn quê, theo nguồn tin từ cơ quan tình báo Nam Hàn hôm Thứ Ba.

Nếu điều này được xác nhận, việc giáng chức Choe Ryong Hae sẽ là vụ mới nhất trong một loạt các vụ xử tử, thanh trừng và giáng chức mà Kim Jong Un đã liên tục tiến hành trong thời gian qua để củng cố quyền lực từ khi lên nắm quyền năm 2011, theo các phân tích gia chính trị về Bắc Hàn.


Choe Ryong Hae (trái) từng là nhân vật số hai, chỉ đứng sau Kim Jong Un trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Hàn. (Hình: Getty Images)

Văn phòng dân biểu Shin Kyung-min cho hay cơ quan tình báo quốc gia Nam Hàn (NIS) tiết lộ điều này trong cuộc điều trần kín cho các thành viên ủy ban tình báo Quốc Hội.

Nguồn tin này cho hay Choe bị gửi về trại lao động cải tạo hồi đầu Tháng Mười Một.

Cơ quan NIS cho hay Choe bị giáng chức vài xảy ra vụ sụp đường ống dẫn nước tại một nhà máy điện. Choe nghe nói là người có trách nhiệm xây nhà máy điện tại tỉnh Ryanggang nằm về phía Ðông Bắc quốc gia này.

Choe có lúc được coi là nhân vật đứng hàng thứ nhì ở Bắc Hàn, chỉ sau có Kim Jong Un, sau cuộc xử tử chú dượng của Kim Jong Un là Jang Song Thaek năm 2013.

Tuy nhiên ảnh hưởng của Choe đã giảm đi vào Tháng Tư năm 2014 khi mất chức tổng cục trưởng tổng cục chính trị vào tay Hwang Pyong So, người nay được coi là đứng hàng thứ nhì ở Bắc Hàn.

Tin tức của NIS không phải lúc nào cũng chính xác và sự bưng bít tình hình ở Bắc Hàn khiến rất khó để kiểm chứng.

NIS trước đây từng bị chỉ trích vì không biết được việc Bắc Hàn nã trọng pháo vào đảo tiền tuyến năm 2010 vì bỏ qua nội dung công điện mật có được, theo đó cho hay sẽ có cuộc tấn công. Tuy nhiên NIS cũng gỡ thể diện khi năm 2013 loan tin trước nhất là Jang bị xử tử. (V.Giang)

Trung Quốc tuyên bố ‘không ngưng xây dựng’ ở biển Đông

Trung Quốc tuyên bố ‘không ngưng xây dựng’ ở biển Đông

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cũng cho rằng Washington đang “khiêu khích chính trị”.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cũng cho rằng Washington đang “khiêu khích chính trị”.

22.11.2015

Trung Quốc hôm nay tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo mà quốc gia này xây dựng trên biển Đông, một ngày sau khi Tổng thống Obama kêu gọi ngưng quân sự hóa trên vùng biển tranh chấp. Bắc Kinh cũng cho rằng Washington đang “khiêu khích chính trị”.

“Xây dựng và duy trì các cơ sở quân sự cần thiết, đây là điều cần thiết đối với quốc phòng của Trung Quốc và đối với việc bảo vệ các hòn đảo và bãi đá”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân phát biểu như vậy trong một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur hôm nay.

Ông Lưu nói thêm rằng Trung Quốc có kế hoạch “mở rộng và nâng cấp” các cơ sở dân sự trên các hòn đảo “nhằm phục vụ tốt hơn các tàu thương mại, ngư dân, cũng như giúp đỡ các tàu gặp nạn và cung cấp thêm các dịch vụ công ích”.

Nhà ngoại giao này cũng bác bỏ ý kiến cho rằng Trung Quốc đang quân sự hóa biển Đông, và cho biết rằng Bắc Kinh chủ yếu xây dựng các cơ sở dân sự.

Phát biểu của ông Lưu tại hội nghị thượng đỉnh thường niên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ở Kuala Lumpur là một trong những tuyên bố mạnh mẽ nhất về quan điểm của Trung Quốc liên quan tới biển Đông.

Ông Lưu cũng nói rằng Washington đang thử thách Bắc Kinh khi nhất mực tiến hành các cuộc tuần tra để bảo đảm “tự do hàng hải” ở tuyến đường biển chiến lược.

Ngoài việc triển khai một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường tới gần các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc, Washington đầu tháng này phái các máy bay ném bom B-52 bay tới gần một số đảo.

Về các hoạt động đó, ông Lưu nói rằng “đã vượt ra ngoài khuôn khổ của tự do hàng hải”.

“Đó là một sự khiêu khích chính trị và mục đích là để thử thách sự đáp trả của Trung Quốc”, ông Lưu nói.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm qua đã kêu gọi các nước chấm dứt xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các tuyên bố chủ quyền.

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng tuyên bố sẽ tiếp tục khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp.

Theo Reuters, AP

Thứ Sáu 13 Đẫm Máu

Thứ Sáu 13 Đẫm Máu

...cuộc tấn công của khủng bố tại Paris đã gần như xoá bàn cờ chính trị thế giới…

Quả vậy, Thứ Sáu 13 vừa rồi đã mang lại cho cả thế giới những hình ảnh cuộc tấn công của khủng bố đẫm máu nhất kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tối hôm đó, bắt đầu từ 9 giờ 30, quân khủng bố đồng loạt tấn công bẩy địa điểm ngay trong trung tâm thủ đô Paris. Từ vài quán càphê nhỏ cho tới rạp hát lớn và sân vận động.

Việc kiểm kê chưa hoàn tất, nhưng ít nhất đã có 129 nạn nhân bị chết, gần 300 bị thương trong đó gần 80 người rất nặng, một số sẽ không qua khỏi; và 8 tên khủng bố bị chết trong đó có hai tên chết theo áo bom mang trên người. Chưa rõ bao nhiêu tên tẩu thoát và bao nhiêu tên tham gia vào cuộc “hành quân” quy mô này, trực tiếp hay gián tiếp.

TT Pháp ban hành tình trạng khẩn trương trên cả nước, đóng cửa biên giới hy vọng những tên khủng bố sẽ không có dịp tẩu thoát ra ngoài nước. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi bị tấn công, TT Pháp đã công khai tố cáo tổ chức ISIS là thủ phạm, và cũng ngay sau đó, ISIS chính thức lên tiếng xác nhận đã chủ động cuộc tấn công này để trả thù cho việc Pháp tham gia oanh kích quân ISIS tại Iraq. Một thông hành Syria đã được tìm thấy gần nơi bom nổ tại sân vận động. TT Hollande tuyên bố đây là “chiến tranh” và hứa sẽ trừng phạt mạnh mẽ, tàn khốc nhất, không nương tay.

Cuộc tấn công kinh hoàng của ISIS chấn động cả thế giới, không thua gì vụ 9/11 của Mỹ. Dĩ nhiên đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Tất nhiên sẽ có cả ngàn câu hỏi được nêu ra, hàng loạt điều tra sẽ được mở ra để tìm hiểu và trả lời những câu hỏi đó.

Ngay bây giờ, ta đã phải hỏi ngay làm sao ISIS có thể đẻ ra và thực thi một kế hoạch lớn như vậy, thực hiện một cuộc tấn công quy mô, kết hợp chặt chẽ, đánh thẳng vào thủ đô Paris cách Iraq tới gần nửa trái đất, súng đạn đâu ra nhiều thế trong cái xứ mà súng ống đâu có được bán tự do như Mỹ đâu. Khủng bố trước đây đã đánh một toà báo và giết hết nhân viên tại đó ngay tại Paris, và đã liên tục hăm doạ sẽ tiếp tục cuộc chiến, vậy mà sao khủng bố vẫn đánh được một cách quy mô như đã hăm dọa. An ninh Pháp mắc say xỉn rượu vang hết rồi sao?

Quân khủng bố còn gan to đến độ dự tính giết cả tổng thống Pháp. Hai trái bom đã nổ bên ngoài sân vận động Stade de France trong khi tổng thống Pháp và ngoại trưởng Đức đang xem trận túc cầu giao hữu Pháp-Đức. An ninh quá gắt vì sự hiện diện của tổng thống nên quân khủng bố không vào lọt, đành cho bom nổ bên ngoài. Trong khi an ninh di tản tổng thống, dân Pháp bình tĩnh ngồi coi hết trận đấu, ra về trong trật tự, vừa đi vừa hát quốc ca, phất cờ Pháp.

Tất cả những câu hỏi trên dần dà rồi sẽ có câu trả lời, tuy không trọn vẹn. Nhưng quan trọng hơn những chi tiết đó là những câu hỏi liên quan đến chính sách và kế hoạch chống khủng bố của Pháp nói riêng và của cả thế giới, nhất là của Mỹ, nói chung.

Khủng bố al Qaeda có thể đã chết hay thoi thóp từ lâu rồi. Nhưng những đứa con đẻ, con rơi của al Qaeda đã mọc lên như nấm rơm trên khắp thế giới, nhất là trong các xứ Trung Đông. Mạnh nhất dĩ nhiên là lực lượng ISIS, sanh tại Syria và lớn lên tại Iraq.

Pháp là một trong những đồng minh cột trụ của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ngay từ đầu. Nhưng sự tham gia của Pháp thuộc loại ền ển xìu xìu. TT Bush tuyên chiến với khủng bố từ 2001, Pháp bây giờ mới làm. Pháp tham gia gửi quân qua đánh Taliban nhưng không tích cực lắm, rồi công khai chống việc đánh Iraq, nhẩy qua phe Nga và Trung Cộng, chống Mỹ và Anh tại Liên Hiệp Quốc. Trong nước, chính phủ cũng đắn đo cân nhắc từng lời nói hay hành động đụng chạm đến khối Ả Rập và Hồi giáo. Sự cẩn trọng này bị áp đặt bởi sự hiện diện của một khối dân Hồi giáo và Ả Rập rất lớn tại Pháp, phần lớn là dân gốc Bắc Phi. Có thể nói là khối này chiếm tới 20% dân Pháp. Đây là kết quả của chính sách cư trú rộng rãi với dân thuộc địa cũ, cũng như phù hợp với chính sách di dân mở rộng mà khối cấp tiến chủ trương. TT Hollande thuộc đảng Xã Hội.

Trong vấn đề này, Pháp cũng không khác gì phần lớn các quốc gia Tây Âu, như Bỉ, Hoà Lan, Đức, Đan Mạch. Cũng tham gia ển ển xìu xìu vào cuộc chiến chống khủng bố trong khi phải trực diện với một khối dân Ả Rập và Hồi giáo rất lớn trong nước.

Cái chính sách chung này đưa đến tình trạng Mỹ một mình gồng gánh cuộc chiến chống khủng bố trong khi Tây Âu hoặc là tham gia cho có, hoặc là ngó lơ, an phận thủ thường, tránh xa vùng lửa đạn, hy vọng khủng bố chỉ ghét Mỹ chứ không ghét Tây Âu là những xứ mở rộng cửa đón dân Hồi giáo.

Sau vụ 9/11, chỉ có Anh Quốc là nước tích cực, sát cánh với Mỹ nhất. Tây Ban Nha lúc đầu cũng sát cánh, nhưng bị đánh bom, chết cả trăm người, run rẩy nhẩy ra khỏi vòng chiến, rút hết quân về, vuốt ve tối đa khối Hồi giáo trong nước, và tương đối được yên thân sau đó.

Nói tóm lại, cuộc chiến chống khủng bố là cuộc chiến do Mỹ chủ động, hay đúng hơn, do tổng thống Mỹ chủ động. TT Mỹ đánh mạnh, thế giới đánh mạnh theo, TT Mỹ vuốt ve, cả thế giới cũng lo vuốt theo. Muốn nhận định về cuộc chiến chống khủng bố chỉ cần nhìn vào sách lược của tổng thống Mỹ.

Sau vụ 9/11, TT Bush tuyên bố cuộc chiến chống khủng bố là “chiến tranh” –war-. Toàn thể quân lực Mỹ được huy động và quân khủng bố bị coi như tù nhân chiến tranh, khi bị bắt, không xử án gì hết mà bị giữ cho đến ngày chiến tranh chấm dứt. Một bước nhẩy vọt so với TT Clinton khi ông này coi khủng bố chỉ là vấn đề an ninh trật tự – law and order-, do cảnh sát lo, các tên khủng bố bị bắt là những tội phạm thường dân, bị mang ra toà, có đầy đủ luật sư biện hộ, bị nhốt một thời gian nhất định rồi được trả tự do lại.

Dù không công tâm, thích Clinton cách mấy và ghét Bush cách mấy, cũng phải nhìn thấy rõ kết quả của hai sách lược: sách lược Clinton đưa đến 9/11, sách lược Bush đưa đến hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq, nhưng an toàn trên đất Mỹ.

TT Obama sau khi nhậm chức, đã trở về sách lược của TT Clinton, tìm mọi cách đóng cửa nhà tù Guantanamo, đưa các tên khủng bố ra tòa dân sự Mỹ để gọi là tôn trọng nhân quyền của chúng. Ngay sau khi nghe tin về Paris, TT Obama long trọng kêu gọi phải “mang thủ phạm ra trước công lý”. Vẫn chỉ là chuyện an ninh trật tự công cộng, như thể mấy tên khủng bố tại Paris ăn cướp nhà hàng, không phải chiến tranh.

Ngoài nước, TT Obama cố chấm dứt hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, rút hết quân về càng sớm càng tốt, bất kể hậu quả. Ngày trước TT Bush nói rõ nếu rút nhanh quá, sẽ có ngày phải trở lại. Nhưng đó là nhận định của anh cao bồi. Ông Nobel tự tin rút nhanh không sao vì có đi kèm với chính sách xin lỗi, vuốt ve Hồi giáo và Ả Rập. Rút cứ rút, bất kể mọi biến chuyển của tình hình chiến trường.

Năm 2011, TT Obama ra lệnh đột kích giết Bin Laden. Cuộc đột kích thành công, thiên hạ điếc con ráy nghe TT Obama đấm ngực khoe công. Không ai nghe đến việc TT Bush là người đã thành lập toán đặc nhiệm SEAL để đi lùng Bin Laden trong suốt cả chục năm. Cũng ít người nghe đến chiến công của các quân nhân toán đặc nhiệm. Chỉ nghe đến quyết định của vị tổng thống anh minh, can đảm, quyết tâm,…

Được hỏi sao không nhắc đến công của TT Bush thì những đệ tử của TT Obama mau mắn khẳng định “chuyện xẩy ra dưới tổng thống nào thì tổng thống đó trách nhiệm, công cũng như tội”. Nghe thì có vẻ đúng, nhưng thật ra chỉ đúng một nửa. Câu nói này chỉ áp dụng khi nào TT Obama thành công chuyện gì thôi –như vụ Bin Laden-, còn khi thất bại, thì vẫn là lỗi của Bush, hay lỗi tại tsunami, động đất bên Tàu,… như nạn thất nghiệp kéo dài cả năm sáu năm, kinh tế trì trệ đến bây giờ, bẩy năm sau, vẫn chưa tăng lãi suất qua khỏi mức Zero được. Bẩy năm dưới Obama nhưng vẫn lỗi Bush.

Đưa đến vấn đề ISIS. Đây là tổ chức khủng bố sanh non chết yểu dưới thời TT Bush. Khi TT Obama nhậm chức thì chẳng ai còn nghe nói đến tổ chức khủng bố này hết, vì lực lượng khi đó chỉ lèo tèo dăm ba chục anh. Lãnh tụ al Baghdadi còn đang ngồi tù. Năm 2009, dưới chính sách vuốt ve Hồi giáo cũng như trong tinh thần tôn trọng nhân quyền của khủng bố, TT Obama trả tự do cho al Baghdadi. Chẳng bao lâu sau, năm 2011, al Baghdadi được tôn làm lãnh tụ ISIS (Islamic State of Iraq and Syria), khi đó hoạt động dưới tên IS – Islamic State.

Sự hồi sinh và lớn mạnh của ISIS xẩy ra khoảng từ năm 2009, là năm al Baghdadi được TT Obama trả tự do, lớn mạnh trong suốt gần hai nhiệm kỳ của ông khi quân Mỹ ào ào lên tàu bay về nước. Như vậy là xẩy ra dưới thời TT Obama. Như vậy TT Obama có chịu trách nhiệm không? Đừng hỏi TT Obama và mấy vị đệ tử của ông ta: đó vẫn là lỗi Bush đã đánh Iraq năm 2003.

Thật ra, sự lớn mạnh của khủng bố ISIS là hậu quả trực tiếp của chính sách chống khủng bố kiểu đà điểu vùi đầu dưới cát. Chối bỏ sự thật, hay không dám nhìn thẳng vào sự thật. ISIS là tổ chức như vậy mà TT Obama gọi là đội bóng rổ trung học -junior varsity team? Đánh ISIS bằng vài cái máy bay không người lái, tuần này giết một “lãnh tụ” –tên nào bị giết cũng được Nhà Nước Obama tuyên phong là “lãnh tụ”-, tháng sau giết một tên khác.

Hay là ISIS năm 2012 là đội bóng rổ trung học thật, nhưng đã lớn như thổi dưới chính sách của TT Obama. Như vậy có phải tội của TT Obama không hay vẫn là tội của Bush?

Không cần biết lỗi phải của ai, nguyên nhân từ đâu, chính sách nhắm mắt không nhìn nhận sự lớn mạnh của ISIS, cứ tiếp tục rút quân về để “lính Mỹ khỏi chết” đã chứng minh là một thất bại vĩ đại vì quá thiển cận, nhìn không xa hơn đầu mũi. Tây Âu theo gương Mỹ, nhắm mắt không muốn nhìn thấy ISIS. Mặc cho ISIS tung hoành.

Lính Mỹ và Tây Âu bớt chết thật, nhưng cả triệu dân Trung Đông đang ào ạt chạy qua Âu Châu gây nên khủng hoảng xã hội chưa từng thấy, bây giờ ISIS vươn cánh tay qua tới Pháp luôn, khiến dân chết. Lính Mỹ không chết, nhưng đã có ít nhất 4 thường dân Mỹ chết tại Paris. Tránh cho lính khỏi chết để dân chết thế, đó có phải là sách lược trị quốc đúng không? Trong tương lai, tiếp tục chính sách ển ển xìu xìu này, có thể ISIS sẽ đánh qua tới Bỉ, Hoà Lan, và Anh luôn. Biết đâu chừng sẽ tới Nữu Ước?

Cuộc chiến chống khủng bố, qua những biến cố tại Paris, đã trở lại trang nhất của tất cả mặt báo trên thế giới. Cái điều miả mai trớ trêu nhất là tình cờ, đúng một ngày sau khi TT Obama lên TV ở Mỹ vỗ ngực khoe công sách lược của ông đã kềm hãm –contain- được ISIS thì ISIS bắn loạn đả tại Paris. Chưa hết. Ngoại Trưởng Kerry hùng hổ tuyên bố “ngày tàn của ISIS đang điểm, chúng sẽ bị hủy diệt”. Đúng 12 tiếng đồng hồ sau, cuộc tấn công Paris bắt đầu. Một là chính quyền Obama vẫn tiếp tục bốc phét, hai là vẫn tiếp tục vùi đầu dưới cát. Ba là cả hai vế trên đều đúng.

Nạn nhân của cuộc tấn công chẳng phải chỉ là những công dân Paris, mà còn có luôn cả TT Obama khi thiên hạ thấy sách lược chùm mền chống khủng bố của ông đã là một thất bại thật lớn. Ngay cả đài phe ta CNN cũng phải nhìn nhận cuộc tấn công tại Paris là một đòn đánh vào TT Obama –“blow to Obama”.

Ngay sau khi tin tức cuộc tấn công tại Paris còn đang nóng bỏng, một số dân biểu và nghị sĩ, thuộc cả CH lẫn DC, đã lên tiếng đòi hỏi TT Obama phải mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống khủng bố. TT Obama sẽ bị áp lực rất nặng phải làm một cái gì chứ không thể tiếp tục chùm mền, đánh khủng bố bằng cách bắn tẻ.

Cho đến nay, chưa ai biết TT Hollande sẽ làm gì. Đã có tiếng nói kêu gọi Pháp mang 100.000 quân qua đánh ISIS tại Iraq và Syria, cùng với sự tham chiến của quân Âu Châu và… Mỹ nữa. Nếu thật sự TT Hollande gửi quân đi đánh Iraq mà TT Obama ngồi nhìn thì thế giới sẽ có dịp nhận định, so sánh với phản ứng của đồng minh những năm 2001 khi Mỹ đánh Taliban sau vụ 9/11.

Pháp cũng là thành viên của Hiệp Ước Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương – NATO-, bây giờ Pháp bị đánh, NATO trong đó có Mỹ, phải làm gì? Sẽ làm gì?

Nếu TT Obama tiếp tục tự trói tay mình trong mấy cái máy bay không người lái trong khi vẫn khẳng định ISIS là đội bóng rổ trung học, thì quả là nước Mỹ đã đào ngũ, từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới để về làm bạn với mấy nước… Congo, không có trách nhiệm gì với thế giới nên chẳng cần phải động tĩnh gì khác. Lãnh đạo thế giới quả là trách nhiệm quá lớn đối với một anh tổ chức cộng đồng của một khu phố Chicago.

Cuộc tấn công tại Paris có thể cũng sẽ ảnh hưởng thay đổi cuộc diện cuộc chạy đua tranh cử tổng thống Mỹ. Nhìn vào tình trạng rối răm lớn của thế giới, nhiều người sẽ suy nghĩ lại xem những tay mơ chẳng chút kinh nghiệm chính trị hay quân sự nào có còn là những ứng viên lý tưởng hấp dẫn nữa hay không. Những ông doanh gia hay bác sĩ có đủ sức chống trả quân khủng bố hay không? Hay những ông cấp tiến cực đoan chủ hoà tuyệt đối có thể còn được tin tưởng là có khả năng bảo vệ nước Mỹ không?

Đài CBS đã vội vã thay đổi đề tài cuộc tranh luận của các ứng viên Dân Chủ tối thứ bẩy để thêm đề tài khủng bố vào. Bà Hillary bị đẩy vào thế bất lợi khi ai cũng thấy ISIS đã lớn mạnh trong lúc bà làm Ngoại Trưởng. Nhưng cả hai ông Sanders và OMalley đều “đánh” rất nhẹ tay, vì quan điểm cấp tiến chủ hoà tối đa, cũng như vì thua xa bà Hillary về kinh nghiệm chính trị quốc tế và an ninh quốc gia. Với kinh nghiệm chính trị của bà, hai ông Sanders và OMalley có triển vọng sẽ bị loại rất sớm.

Nhưng bảo đảm mai này, ứng viên của đảng Cộng Hoà sẽ không nương tay. Bà sẽ phải bị dồn vào thế phải… đổ thừa cho TT Obama. Phải phàn nàn là bà chủ trương mạnh tay hơn tại Trung Đông nhưng bị TT Obama phủ quyết. Đó là cách duy nhất bà chạy tội.

Có một điều lý thú. Khi được hỏi về việc bà biểu quyết cho TT Bush đánh Iraq, bà nhìn nhận đó là một sai lầm, nhưng bà cũng nói thêm, việc đánh Iraq không phải là lý do giải thích sự lớn mạnh của khủng bố. TT Bush chắc thấy mát tai. Phe cấp tiến cho đến nay vẫn nằng nặc đổ lỗi TT Bush đã gây bất ổn tại Trung Đông, gián tiếp khai sinh ra ISIS khi đánh Iraq.

Tình hình biến chuyển có phần lợi cho phe Cộng Hoà nói chung vì sẽ có dịp mang vấn đề an ninh quốc gia trở lại ưu tư hàng đầu của nước Mỹ, mà trong vấn đề này, ai cũng biết đảng Cộng Hoà mới là đảng mạnh. Sách lược vuốt ve, và rút về an phận thủ thường của TT Obama sẽ bị mổ xẻ và tấn công mạnh. Đặc biệt cũng sẽ có lợi cho các ứng viên nhiều kinh nghiệm chính trị như các ông thống đốc và cựu thống đốc, hay nghị sĩ. Trong khi các ông Trump và Carson, bà Fiorina sẽ mất giá.

Trong cái rủi có cái may, bây giờ ta sẽ có dịp nghe các ứng viên nói về cách họ sẽ bảo vệ ta chống khủng bố như thế nào, một vấn đề quan trọng hơn xa chuyện quá khứ thời thơ ấu của BS Carson là đề tài truyền thông phe ta đang tìm rác. Những tiếng nói cấp tiến cực đoan muốn thu hồi luật Patriot Act sẽ bớt ồn ào một thời gian.

Tóm lại, cuộc tấn công của khủng bố tại Paris đã gần như xoá bàn cờ chính trị thế giới, ép tất cả mọi người phải trực diện mối đe dọa lớn của khủng bố, không ai còn có thể vùi đầu dưới cát nữa.

Tất cả các chính phủ Tây Âu và Mỹ sẽ phải duyệt xét lại mọi sách lược. Tất cả các cử tri Tây Âu và Mỹ cũng sẽ phải xét lại quan điểm của mình. Cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ sẽ có chuyển động lớn. Trong tương lai, Tây Âu sẽ có thể ngả mạnh về phiá hữu, với các đảng bảo thủ mang tinh thần quốc gia cực đoan nặng sẽ có tiếng nói lớn. Mặt Trận Quốc Gia – Front National của bố con ông Le Pen sẽ có dịp quậy mạnh tại Pháp. Khối di dân từ Trung Đông sẽ lãnh hậu quả bất lợi nhất trong khi khối di dân lậu ở Mỹ cũng sẽ gặp chống đối mạnh hơn. (15-11-15)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Hành trình tìm tự do của Yeonmi Park

Danlambao – Yeonmi Park sinh năm 1993, vượt thoát khỏi địa ngục cộng sản Bắc Hàn khi cô 14 tuổi. Hành trình của cô và mẹ cô kéo dài 2 năm – từ con sông lạnh giá, qua 3 đỉnh băng sơn để đến biên giới Hàn-Trung, rơi vào tay của bọn buôn người Tàu cộng, băng qua sa mạc Gobi để vượt thoát đến Mông Cổ và từ đó bay sang vùng trời tự do Nam Hàn vào năm 2009. Yeonmi Park đã trở thành một người tranh đấu không ngừng nghỉ cho nhân quyền và tự do của những người dân thân yêu của cô còn ở lại bên kia bờ địa ngục. Danlambao xin gửi đến các bạn trong thôn câu chuyện của Yeonmi Park.

httpv://www.youtube.com/watch?v=iwk1b1NUGSs
Bài nói chuyện trên của Yeonmi Park được trình bày trước một cử toạ 1300 đại biểu trẻ đến từ 194 quốc gia trên thế giới, tham dự Hội nghị thượng đỉnh One Young World Summit 2014, được tổ chức tại Dublin, Ireland.
Bản YouTube nguyên thuỷ đã được xem bởi hơn 2 triệu người:

Khủng bố dù ở đâu, nhân danh lý do gì, cũng bị nhân loại lên án

Khủng bố dù ở đâu, nhân danh lý do gì, cũng bị nhân loại lên án

Song Chi.

RFA

Khủng bố ở nước người

Mấy ngày nay, báo chí truyền thông thế giới tràn ngập tin tức về vụ tấn công khủng bố liên hoàn xảy ra ở Paris vào tối Thứ Sáu ngày 13 vừa qua. Có tất cả 6 dịa điểm khác nhau bị tấn công: phòng hòa nhạc Bataclan, sân vận động Stade de France, các nhà hàng, quán bar, café. Con số tử vong được công bố cho đến nay là 129 người chết, hơn 350 người bị thương. Đây được xem là vụ tấn công tồi tệ nhất ở Pháp kể từ sau Thế chiến thứ Hai và là vụ khủng bố đẫm máu nhất ở châu Âu sau vụ đánh bom xe lửa Madrid năm 2004, với 191 người chết và hơn 2.000 người khác bị thương.
Chỉ riêng trong năm nay nước Pháp đã hứng chịu ít nhất 6 vụ khủng bố, dưới những hình thức khác nhau từ bắn súng, đâm, chặt đầu, đánh bom tự sát, trong đó nổi bật là vụ tấn công nổ súng hàng loạt tại tòa soạn tờ tạp chí châm biếm Charlie Hebdo vào tháng Một ở Paris, giết chết 12 nhà báo, họa sĩ, biên tập, nhân viên của tòa soạn và làm bị thương 11 người khác. Và bây giờ là đánh bom tự sát và xả súng hàng loạt.
Paris, thủ đô xinh đẹp của nước Pháp, thành phố của văn hóa nghệ thuật, thời trang, ẩm thực, thành phố của tình yêu và sự lãng mạn, nguồn cảm hứng của biết bao thi nhân, văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ…qua bao nhiêu thời đại, lần này đã bị thương nặng.
Tổ chức Islamic State of Iraq and Syria (ISIS), hay đơn giản chỉ là Islamic State (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm, tuyên bố lý do là để trả thù sự tham gia tích cực của Pháp bên cạnh Hoa Kỳ trong những cuộc không kích gần đây ở Syria.
Thời đại thông tin, một sự kiện gì xảy ra ở đâu là ngay lập tức cả thế giới biết ngay. Người ta cũng chứng kiến sự đoàn kết, chia sẻ của thế giới trước nỗi đau của nước Pháp.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron, thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng Thư ký Liên hiệp Quốc Ban Ki Moon, Giáo hoàng Francis…lập tức lên tiếng. Nhiều tòa nhà cao hoặc những công trình nổi bật, là biểu tượng ở nhiều quốc gia đã thắp sáng ba màu xanh, trắng đỏ-màu cờ Pháp đề bày tỏ sự đoàn kết và chia sẻ với nước Pháp và nhân dân Pháp. Từ Trung tâm thương mại thế giới World Trade Center ở New York-nơi từng xảy ra vụ khủng bố 11.9.2001 rúng động toàn cầu của Mỹ, tượng đài “The Angel de la Independencia” ở Mexico, tòa tháp CN (CN Tower) ở Toronto, nhà hát Opera hình con sò ở Sydney, bánh xe đu quay khổng lồ London Eye, cầu tháp (Tower Bridge) và sân vận động ở London…

Tại New York, London, Berlin, Auckland, Moscow, Sydney, Rio de Janeiro…mọi người tổ chức những cuộc tuần hành hoặc đơn giản chỉ là tập hợp cùng nhau thức trắng đêm trong im lặng hoặc cùng hát quốc ca Pháp và những bản nhạc Pháp…
Trên mạng xã hội tin tức cũng đi nhanh không kém, kèm theo đó là những phản ứng, quan điểm, cảm xúc, sự chia sẻ của từng cá nhân…Nhiều người đã nhanh chóng thay cover photo bằng những dòng chữ “Pray for Paris”, “Je suis Paris”, biểu tượng hòa bình có hình tháp Eiffel hay màu cờ Pháp… Người Việt cũng không là ngoại lệ.
Bởi, không một người có hiểu biết, có lương tri nào có thể chấp nhận hoặc tán thành những cuộc tấn công khủng bố giết hại dân thường, cho dù nhân danh niềm tin vào tôn giáo, lý tưởng, chủ nghĩa hay điều gì khác, cho dù xảy ra ở bất cứ đâu, với dân tộc nào.

Khủng bố ở nước mình

Từ sự kiện khủng bố xảy ra ở Paris nhiều người Việt nhớ và nhắc lại những hình ảnh cũng đẫm máu, tang thương không kém qua những cuộc khủng bố mà Việt Cộng đã tiến hành ở miền Nam VN trước đây. Chẳng hạn như vụ đánh bom tại rạp hát Kinh Đô năm 1964, tại khách sạn Caravelle Sài Gòn năm 1964, tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn năm 1965, vụ pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy, Tiền Giang năm 1974 v.v… Chưa kể vô số những vụ đặt mìn, ném bom, pháo kích…từ các mục tiêu quân sự như trại lính, kho tàng, tàu chở trang thiết bị quân sự, cho tới các mục tiêu dân sự như nhà hát, khách sạn, cầu cống, đường xe lửa, trường học, sân vận động… xảy ra như cơm bữa ở miền Nam lúc bấy giờ, từ thành thị cho tới nông thôn.
Không chỉ khủng bố, Việt Cộng còn tổ chức một số vụ ám sát cá nhân các chính khách Mỹ và SG, trong đó nổi bật là vụ ám sát hụt Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara của Nguyễn Văn Trỗi năm 1964, vụ ám sát Giáo sư Nguyễn Văn Bông là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, người chuẩn bị lên làm Thủ tướng của chính quyền VNCH vào năm 1971, hay vụ ám sát ký giả Từ Chung của tờ Chính Luận năm 1965… Nhắc lại là vì cho đến giờ phút này, nhà cầm quyền VN từ sách giáo khoa cho đến báo chí, truyền thông vẫn tiếp tục ca ngợi những việc làm đó như những chiến công anh hùng; trong khi cũng chính họ, ngày nay lên án những hành động tương tự của các nhóm Hồi giáo cực đoan nhắm vào các nước phương Tây và Hoa Kỳ. Đó là chưa nói đến một khía cạnh tàn nhẫn hơn, các nhóm Hồi giáo thường tấn công giết hại người dân nước khác, còn họ trước đây, là giết chính đồng bào mình.

Thời đó thông tin chưa đi nhanh, lan rộng như bây giờ, nếu có, chắc chắn thế giới cũng sẽ lên án. Không thể viện lý do hoàn cảnh chiến tranh thì phải khác, hoặc chiến tranh thì bên nào cũng tàn ác, Mỹ cũng thả bom B52 xuống miền Bắc đó thôi v.v…Hoặc những lập luận rằng nhắc lại để làm gì, không nên khơi lại hận thù…Có nghĩa là người dân miền Nam nhắc lại những nỗi đau trong cuộc chiến thì không nên, nhưng còn nhà nước này năm nào cũng ra rả nhắc đi nhắc lại những chiến công đánh Mỹ ngụy, năm nào cũng tổ chức ăn mừng chiến thắng nhân dịp này dịp kia thì nên?
Trong giới hạn của một bài viết, không thể đi sâu tranh luận hay giải thích từ việc tại sao Mỹ phải nhảy vào VN, tại sao có những cuộc thả bom miền Bắc, sự thật về những vụ tấn công vào đô thị và nông thôn Miền Nam trong chiến tranh Việt Nam… Thế giới bây giờ có internet, tràn ngập thông tin, tư liệu, cả hồi ký của người trong cuộc, sách nghiên cứu về chiến tranh VN đầy dẫy, không chỉ do người VN tự viết mà do người nước ngoài viết dưới những góc nhìn đa chiều khác nhau. Chúng ta nên đọc, tìm hiểu và tự rút ra kết luận, đừng để cho đầu óc mình bị nhồi sọ một chiều mãi. Chỉ nói vắt tắt một điều, những hành động đánh bom, gài mìn vào những khu dân sự có đông dân cư, những vụ ám sát cá nhân các chính khách hay kể cả pháo kích bừa bãi vào làng quê… là khủng bố, dù khi đó được nhân danh lòng yêu nước.

Trong một status đăng trên facebook về vụ đánh bom ờ nhà hàng Mỹ Cảnh năm xưa, facebooker Mạnh Kim kết luận:
“Câu chuyện ở đây được nhắc không phải để gieo hận thù, không phải để bới móc nỗi đau quá khứ của một dân tộc đảo điên với nội chiến và phân chia ranh giới không chỉ ý thức hệ mà cả lòng người. Nhắc lại để thấy sự khác biệt giữa chiến tranh với khủng bố, giữa việc người lính hai bên cầm súng bắn nhau trên trận tuyến khác với việc giết thường dân ở một địa điểm không là chiến trường, giữa việc hể hả với thành tích giết người với nỗi đau tột cùng của những nạn nhân thường dân, giữa sự mưu cầu yên bình với sự thỏa mãn mục đích chính trị “gây tiếng vang”. Nhắc lại, lần này, để thấy cần phải gọi tên cho chính xác một hành vi và cần phải xem đó như là một sự phi nhân không bao giờ nên được kể lại với thái độ “chiến thắng” không đúng mực.” (facebook Manh Kim)

Khủng bố ở Little Saigon?
Một sự kiện khác gần đây cũng khiến cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là cộng đồng ở Mỹ, cho tới khá nhiều người Việt trong nước chú ý đến, là việc trong chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS tối thứ Ba 3.11.2015 đã chiếu phim phóng sự “Terror in Little Saigon”, được thực hiện bởi một nhóm ký giả của tổ chức ProPublica, với hai nhân vật có vai trò chính là đạo diễn Richard Rowley và phóng viên Adam Clay Thompson. Bộ phim lật lại vụ ám sát 6 nhà báo Mỹ gốc Việt trong những năm 80 của thế kỷ XX. Dù không nói rõ nhưng những người làm phim có ý ám chỉ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, tổ chức tiền thân của đảng Việt Tân bây giờ, đứng đằng sau tất cả những vụ ám sát này.
Người của đảng Việt Tân đã lên tiếng bác bỏ và cho biết sẽ tiến hành những động thái cần thiết để phản đối những người thực hiện bộ phim.
Về chuyện này, thiết nghĩ, Mỹ là một xứ sở tự do, dân chủ, thượng tôn pháp luật, nếu đảng Việt Tân tin chắc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam trước đây không dính líu gì đến những vụ việc này, họ hoàn toàn có thể kiện tổ chức ProPublica, đài truyền hình PBS và những người làm phim ra tòa và nếu thắng kiện, là một dịp để cho đảng Việt Tân rửa được những tiếng xấu oan, sự nghi ngờ trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài và cả với người Việt trong nước.

Trong khi đó trên trang Change.org cũng đã có lời kêu gọi mọi người ủng hộ và ký tên vào lá thư yêu cầu Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và FBI mở lại hồ sơ các ký giả người Mỹ gốc Việt bị sát hại để nỗ lực làm sáng tỏ vụ việc sau hơn 30 năm, tìm ra thủ phạm cho dù là ai, để đem lại công lý dù muộn màng cho những người đã chết và thân nhân của họ, cũng như đem lại cho người Việt đang sống trên đất Mỹ hay sống ở bất cứ nơi nào, niềm tin vào công lý ở một quốc gia luôn đề cao những giá trị dân chủ, sự thật và công bằng cho tất cả mọi người.
Như đã nói, khủng bố dù nhân danh bất cứ lý do gì, dưới bất cứ hình thức nào, cũng đều không thể chấp nhận, nhất là trong thời đại văn minh ngày nay. Và riêng với VN, một dân tộc đã từng phải chịu đựng chiến tranh, khủng bố triền miên và vẫn đang tiếp tục chịu đựng sự khủng bố dưới mọi hình thức từ công khai đến tinh vi, giấu mặt của nhà cầm quyền để kìm giữ người dân trong sự sợ hãi, hèn nhát và vô cảm, dân tộc đó càng phải lên án mọi hành vi khủng bố với dân tộc khác và với chính dân tộc mình.

Vợ chồng Bill Gates làm từ thiện bằng 95% gia tài

Vợ chồng Bill Gates làm từ thiện bằng 95% gia tài

11 năm sau ngày cưới, cặp vợ chồng giàu nhất thế giới này quyết định tặng 95% gia tài của họ (43,7 tỉ USD) để tận diệt bệnh sốt rét ngã nước và bệnh HIV.

Nhờ quỹ tài trợ của họ mà 43 triệu trẻ em thuộc thế giới thứ 3 đã được chích ngừa bệnh viêm gan siêu vi B.

BILL GATESTháng 1/2005, vợ chồng Gates đã chuyển 750 triệu USD cho Liên minh toàn cầu dành cho việc chích ngừa và miễn dịch. Một trong những đóng góp tư nhân lớn nhất trong lịch sử.

Melinda Gates hẳn có thể giống bất cứ người đàn bà tỉ phú nào, trừ ra 2 chi tiết: bà không thích mua sắm, và đằng sau tính tình vui vẻ ẩn giấu một tài năng kinh doanh sắc sảo.

Đậu bằng MBA về tin học tại Đại học Duke (Bắc Caroline), người phụ nữ tóc nâu xinh đẹp gia nhập Công ty Microsoft năm 1987, đã phát triển những hệ điều hành trong công ty như Encarta, Expedia và Cinnemania, và quản lý hàng trăm triệu USD.

Melinda French lớn lên trong một gia đình trung lưu tại Dallas. Là con gái của một kỹ sư ngành hàng không, cô thiếu nữ theo đạo Công giáo mở những lớp xóa mù chữ cho các em bé Mexico nhập cư. Khi đó mục tiêu của Melinda là được nhận vào học một trường đại học có uy tín, trước khi gia nhập Microsoft.

Bill Gates và Melinda, vốn tâm niệm châm ngôn của Andrew Carnegie: “Kẻ nào chết trong giàu sang, kẻ đó cũng chết trong sỉ nhục”, và bắt đầu giúp các thư viện kết nối với Internet.

Nhưng họ nhanh chóng nhận thấy sự không đúng chỗ của những chiếc máy tính xách tay trong các ngôi làng ở miền Nam Sahara, một nơi thiếu thực phẩm, thuốc men và đường xá hơn là các hệ điều hành. Do đó, Melinda nghĩ phải làm điều gì đó thiết thực hơn và ông bà đã lập ra Quỹ ủng hộ người nghèo.

Là những doanh nhân của lòng nhân ái, vợ chồng Gates đang quản lý một ngân sách 28,8 tỉ USD, và chỉ trong vài năm, họ đã đóng góp nhiều hơn cả ngân sách mà Australia dành cho trợ cấp quốc tế. Nhờ vào các chương trình mà họ tài trợ, 43 triệu trẻ em đã được chích ngừa viêm gan siêu vi B, và mục tiêu của họ là chích ngừa cho 60% dân số của những nước đang phát triển từ đây cho đến năm 2010.

Tại Mozambique, người ta đang thử nghiệm 1 loại vắcxin ngừa bệnh sốt rét ngã nước, là căn bệnh mà cứ 30 giây lại làm chết 1 đứa trẻ ở châu Phi. Tháng 5 vừa qua, bà Melinda đã thành lập một nhóm cùng với Chính phủ Zambie với một ngân sách 35 triệu USD để làm cuộc thực nghiệm đó. Mục đích là đạt đến 85% dân số và giảm 75% số tử vong do bệnh sốt rét ngã nước từ đây cho đến 3 năm nữa.

Vợ chồng Gates muốn gây ảnh hưởng sâu rộng của khoa học trong một thế giới đang chịu những tai họa mới. Họ giúp đỡ để tìm ra những loại vắcxin tạo ra những thị trường để khuyến khích các công ty dược phẩm sản xuất vắcxin và bán thật rẻ.

Họ liên kết những nhà bán thuốc lại và bảo đảm trợ cấp tài chính cho việc nghiên cứu để đổi lấy sự hạ giá thuốc cho những nước nghèo. Qua đó, họ tạo đà mới cho ngành y học ngừa bệnh của thế giới thứ 3 vốn đã bị chững lại từ những năm 90. Và rõ nét nhất là việc sáng lập Công ty Vắcxin HIV, là công ty liên kết các nhà nghiên cứu với một ngân sách 400 triệu USD.

Không chỉ là một tài năng kinh doanh, ông bà rất chú tâm đến việc nuôi dạy con cái. Melinda cho biết: “Ở trong nhà, khi chúng tôi nhắc đến gia tài là nhắc đến bổn phận về sự rộng lượng của chúng tôi. Và như trong bất cứ gia đình nào, nếu chúng muốn có một cái gì, chúng phải kiên nhẫn đợi đến ngày sinh nhật, hoặc phải tiết kiệm tiền để mua”.

Gia đình Gates sống trong một cơ ngơi trị giá 75 triệu USD. Với gia tài của mình, ông bà có thể đưa một phụ nữ lên sao Hỏa, nhưng bà thích làm giảm 39% số tử vong ở trẻ em do bệnh sởi hơn.

Theo ANTG/Marie Claire

Myanmar thực hiện thành công cuộc cách mạng Dân chủ từ trên xuống

Myanmar thực hiện thành công cuộc cách mạng Dân chủ từ trên xuống

Thiện Tùng

Độc tài đối lập với Dân chủ. Độc tài đa dạng như Vua Chúa trị, Gia đình trị, Đảng trị, Quân đội trị. Dân chủ chỉ có một dạng, có khác chăng ở mức độ cao hay thấp, thật hay giả. Dân chủ, Đa nguyên chính trị là khuynh hướng thời đại. Điều đó nhiều quan chức lãnh đạo cấp cao của Đảng CSVN cũng đã nhận ra và ghi rõ ở điều 25 Hiến pháp hiện hành.

Cùng là thể chế chính trị Độc tài, Myanmar (Miến Điện) bế tắc trong thể chế độc tài Quân đội trị, còn Việt Nam cũng đang bế tắt trong thể chế độc tài Đảng CS trị. Giới cầm quyền Myanmar mạnh dạn, chủ động chuyển đổi từ Độc tài sang Dân chủ một cách êm thấm, còn giới cầm quyền Việt Nam chưa vượt qua được chính mình, không làm được như Myanmar, đang như gà con vướng tóc là do đâu ?

Chuyển đổi thể chế chính trị Độc tài sang Dân chủ có 2 cách: một là “từ trên xuống”, hai là “từ dưới lên”. Thực tế cho thấy, chyển đổi từ trên xuống (tự thân) đều diễn ra êm thấm như các nước Cộng sản Đông Âu hồi thập niên 90 hay Cuba, Myanmar gần đây. Chuyển đổi từ dưới lên khó tránh khỏi “nẹt lửa” giữa dân và nhà cầm quyền như đã và đang diễn ra ở một số nước Trung Cận Đông . Dưới thể chế Độc tài Đảng CS trị như Việt Nam và Trung Quốc, nếu đảng cầm quyền không tự giác chuyển đổi từ trên xuống, sớm muộn gì cũng phải đón nhận chuyển đổi từ dưới lên. Đó là điều bất hạnh đối với dân tộc nói chung, với đảng độc tài nói riêng.

clip_image002

Tổng thống Myanmar, ông Thein Sein vừa chúc mừng đảng ̣đối lập của bà Aung San Suu Kyi thắng lợi trong kỳ bầu cử vừa qua (90% phiếu sơ bộ).

Qua vụ bầu cử dân chủ ở Myanmar, có không ít người ước ao “Việt Nam cần một Aung San Suu Kyi để chuyển đổi thể chế chính trị từ Độc tài sang Dân chủ một cách êm thấm”. Ước ao như thế là phủ nhận thực tế: Hãy kiểm lại xem, ở Việt Nam ta, nhiều năm qua, đã và đang có quá nhiều người như bà San Suu Kyi, họ đấu tranh bất bạo động không biết mệt mõi, không chỉ bị quản thúc tại gia như bà San Suu Kyi, mà bị “Đảng ta” hành hạ và cầm tù vì cái tội yêu cầu chuyển đổi thể chế Độc tài sang Dân chủ.

Myanmar chuyển đổi thể chế Độc tài sang Dân chủ êm thắm, cái chính không phải do bà San Suu Kyi mà do trong bộ máy Độc tài Quân đội trị còn có những người cao thượng, với tinh thần độc lập tự chủ, dám nghĩ dám làm, sẵn sàng hy sinh lợi ích cục bộ, cá nhân cho lợi ích cộng đồng dân tộc Myanmar, nổi trội là Tổng thống Thein Sein. Vậy là ở VN đã có nhiều tổ chức Xã hội Dân sự chưa được nhà cầm quyền công nhận (chỉ mặc nhận) và lắm người như bà San Suu Kyi, chỉ cần trong Đảng cầm quyền có những người cao thượng… như Tổng thống Thein Sein thì việc chuyển đổi từ thể chế Độc tài Đảng trị sang thể chế Dân chủ dễ như trở bàn tay? Rất tiếc ở Việt Nam ta, trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng cầm quyền chưa có người ngang tầm Thein Sein!

Dân chủ, đa nguyên chính trị là thể chế ưu việt mà nhân loại đang áp dụng và ngưỡng mộ. Việt nam không thể giữ mãi thể chế chính trị độc tài lỗi thời, sớm muộn gì tất yếu phải chuyển sang thể chế Dân chủ Đa nguyên. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam chuyển đổi theo hình thức từ trên xuống hay từ dưới lên? Chỉ có thể chọn một trong hai. Nếu chọn hình thức chuyển đổi từ trên xuống, đòi hỏi phải có ít nhất một người có vị thế trong Đảng CSVN mạnh dạn “thoát Trung”, dám nghĩ dám làm như tướng Thein Sein. Sức chịu đựng của con người bao giờ cũng có giời hạn, nếu chờ mãi “Đảng ta” không chịu chuyển đổi từ trên xuống, người dân phải dùng áp lực hay bạo lực chính trị chuyển đổi từ dưới lên. Như đã nói, chuyển từ dưới lên là việc cực chẳng đã, có thể dẫn đến bất hạnh không chỉ đối với người dân mà còn đối với cả Đảng cầm quyền.

clip_image004

Bà Aung San Suu Kyi đàm thoại với ông Tập Cận Bình

Khi có tin Myanmar tổ chức bầu cử, thiết lập thể chế chính trị Dân chủ Đa nguyên, công chúng tỏ ra mừng vui, và mong Việt Nam ta sớm có thể chế Dân chủ như ở Myanmar. Ước mơ là quyền con người phải được tôn trọng, nhưng sao tôi cảm thấy xót lòng, vì ước mơ ấy dù chính đáng đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Bởi vì, Đảng CS VN chưa hẳn chịu “thoát Trung”, vẫn khòm khòm bám lấy Đảng CSTQ làm lưng dựa để tiếp tục giữ địa vị thống trị của mình. Ở đây đó trong hàng ngũ lãnh đạo “Đảng ta” còn có người thiển cận, hẹp hòi, cục bộ cho rằng “thà mất nước còn hơn mất Đảng”. Lãnh đạo “Đảng ta” còn mùi mẫn hứa hẹn với “đồng chí phương Bắc” của mình: giữ chặt mối quan hệ song phương, vì “đại cục”, thực hiện 4 tốt và 16 chữ vàng. Và, ngoài việc cơ cấu con em của mình “nối ngôi”, Đảng CSVN còn tiếp tục gởi người sang Trung Quốc đào tạo để “nối nghiệp” những viên Thái thú Tàu vốn có trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam.

Con người khi mất hết hy vọng mang tâm lý hết muốn sống. Tại sao những người thất nghiệp, nghèo khó lại là những người vét tiền mua vé số? Họ mua hy vọng trúng số ấy mà. Cũng như, vì quá khổ với nạn Độc tài, khi thấy thể chế Dân chủ xuất hiện ở Myanmar người ta vẫn hy vọng, dầu đó chỉ là mơ ước xa vời.

17/11/2015

T.T.

Nhà nước Hồi giáo đe dọa tấn công thủ đô Hoa Kỳ

Nhà nước Hồi giáo đe dọa tấn công thủ đô Hoa Kỳ

VOA

Video của Nhà nước Hồi giáo đe dọa tấn công thủ đô Hoa Kỳ. Hiện chưa thể xác nhận được tính xác thực của đoạn video này.

Video của Nhà nước Hồi giáo đe dọa tấn công thủ đô Hoa Kỳ. Hiện chưa thể xác nhận được tính xác thực của đoạn video này.

Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm nay tuyên bố rằng các nước tham gia vào các cuộc không kích ở Syria sẽ chịu chung số phận như Pháp, đồng thời đe dọa tấn công thủ đô Washington của Hoa Kỳ.

Đoạn video, xuất hiện trên một trang web thường được IS sử dụng để truyền tải các thông điệp của tổ chức này, bắt đầu bằng các hình ảnh về vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm thứ Sáu tuần trước làm ít nhất 129 người chết.

Thông điệp gửi tới các quốc gia liên quan tới điều được gọi là “chiến dịch của kẻ thập tự chinh’ được một người đàn ông mặc quần áo rằn ri và đội khăn xếp được xác định là Al Ghareeb, công dân Algeria.

“Ta muốn nói với các nước tham gia chiến dịch thập tự chinh rằng, với sự chứng giám của Thượng đế, rồi sẽ đến lượt các người, theo ý của Thượng đế, sẽ giống như Pháp, và với sự chứng giám của Thượng đế, ta  đã đánh vào trung tâm nước Pháp ở Paris, và ta thề sẽ đánh vào trung tâm của Hoa Kỳ ở Washington”, người đàn ông trong đoạn video nói.

“Al Ghareeb” còn cảnh báo Châu Âu rằng sẽ xảy ra thêm các vụ tấn công khác nữa.

“Ta muốn nói với các nước Châu Âu rằng ta sẽ tới, mang theo bom mìn và thuốc nổ, đai đeo gài thuốc nổ, súng giảm thanh và các người sẽ không thể ngăn chặn ta vì ta mạnh hơn trước,” hắn ta nói.

Hiện chưa thể ngay lập tức kiểm chứng tính xác thực của đoạn video được coi là sản phẩm của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Salhuddine của Iraq, nằm ở phía bắc Baghdad.

Trong khi đó, chính phủ Pháp coi các vụ tấn công ở Paris là một hành động gây chiến, và tuyên bố sẽ không ngưng các cuộc không kích vào Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq.

Hiện chưa thể xác nhận được tính xác thực của đoạn video này.

Nhà nước Hồi giáo hôm 14/11 đã tuyên bố nhận trách nhiệm gây ra các vụ tấn công làm hơn 120 người thiệt mạng ở Paris.

Trong một tuyên bố chính thức, tổ chức này nói rằng các chiến binh được trang bị súng máy và mang theo thuốc nổ đã thực hiện các vụ tấn công tại nhiều địa điểm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng ở trung tâm Paris.

Theo IS, các vụ tấn công nhằm mục đích cho Pháp thấy rằng nước này vẫn là một mục tiêu hàng đầu nếu tiếp tục các chính sách hiện thời.
Tuyên bố nhận trách nhiệm được đăng trên mạng bằng tiếng Ả-rập và tiếng Pháp và được phổ biến bởi các ủng hộ viên của tổ chức khủng bố này.

Tuyên bố của Nhà nước Hồi giáo không cho biết quốc tịch của những kẻ tấn công, nhưng các hãng thông tấn dẫn lời các quan chức cảnh sát Pháp cho biết một hộ chiếu Syria đã được tìm thấy trên thi thể của một trong những kẻ đánh bom tự sát nhắm vào sân vận động quốc gia Pháp.

Theo Reuters, VOA

Khủng Bố IS và Sự Đối Phó Của Hoa Kỳ

Khủng Bố IS và Sự Đối Phó Của Hoa Kỳ

Thứ Sáu 13 tháng 11 năm 2015 tại Paris, thủ đô nước Pháp, nhiều cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra tại ít nhất 6 trọng điểm, do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) làm 129 người thiệt mạng, gần 400 bị thương (gần 100 trong tình trạng nguy kịch).

Hai ngày sau, Pháp đã sử dụng 10 máy bay chiến đấu thả 20 quả bom nhắm vào những sào huyệt của Nhà nước Hồi giáo như là bước khởi đầu trong quyết tâm tận diệt kẻ thù của quốc gia này nói riêng và của nhân loại nói chung.

IS – ISI – ISIS là những chữ tắt của Islamic State (Vương Quốc Islam Giáo), Islamic State of Iraq (Quốc Gia Hồi Giáo Iraq) và Islamic State of Iraq and Syria). Tiến trình hình thành của Nhà Nước Hồi Giáo này là một tiến trình phức tạp đầy màu sắc tôn giáo cuồng tín của nhiều sắc dân vùng Trung Đông. Trong hiện tại, IS là tên đơn giản để chỉ nhóm khủng bố Hồi giáo này.

Có nguồn tin cho rằng IS là do chính phủ Hoa Kỳ bí mật xây dựng để gây bất ổn ở Trung Đông, bắt nguồn từ hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời của nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, ông Webster Tarpley, cho rằng thủ lĩnh của IS, Abu Bark al-Baghdadi là người có quan hệ thân cận với Thượng nghị sĩ John McCain. Ông Tarpley là chuyên gia lịch sử từng gây tranh cãi khi xuất bản một quyển sách về vụ khủng bố 11/9, với nội dung nhấn mạnh những tổ chức khủng bố trên toàn thế giới đều do chính phủ Mỹ đứng sau hỗ trợ. Đài Press TV (Iran) cũng từng phỏng vấn ông Tarpley về những lý do mà ông cho rằng chính phủ Mỹ góp phần tạo nên IS.

Nguồn tin này đã nhanh chóng đi vào quên lãng.

Thượng tuần tháng 1 năm 2015, IS đã mở đầu chiến dịch khủng bố nhắm vào nước Pháp bằng hành động bắn chết 12 nhà báo, họa sĩ của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo với lời tuyên bố “chúng đang trả thù tạp chí này vì nhiều lần đăng tải các phiếm họa về nhà tiên tri”.

Tháng 9 năm 2015, trong cuộc phỏng vấn của tờ Paris Match, thẩm phán Trévidic đã cho biết nguy cơ nước Pháp bị tấn công khủng bố ở mức độ cao và chưa từng có tiền lệ “Nước Pháp đã trở thành kẻ thù số một của IS, là đích ngắm của một đội quân khủng bố với đủ loại hình thức” và rất bất ngờ, chỉ 2 tháng sau, dự đoán này đã chính xác 100%.

Qua hai sự kiện khủng bố xảy ra ở Pháp, chúng ta có thể thấy năng lực phòng chống khủng bố ở Pháp nói chung đang gặp vấn đề: không nắm được thông tin tình báo, không có được các giải pháp phòng ngừa hiệu quả…

Pháp quốc chỉ ĐỐI ĐẦU mà chưa ĐỐI PHÓ.

Đối Đầu là kình chống, đương đầu ra mặt chống lại, không phục, trong khi Đối Phó là ứng phó, đáp ứng tình

trạng tự nhiên hay do một tổ chức, cá nhân gây ra nhưđối phó với tình thế; đối phó với bất kỳ ai muốn gây sự.

Rút kinh nghiệm chống khủng bố từ biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ (New York, Washington D.C. và Pennsylvania) hơn 14 năm, Hoa kỳ đã không để xảy ra tình trạng bị tấn công trầm trọng nào khác. Nhóm khủng bố Hồi Giáo đã âm mưu và toan tính nhiều kế hoạch tinh vi khác nhau nhưng không thể thực hiện được. Hoa Kỳ đã cải tổ toàn diện xã hội để “Đối Phó“ với tình hình do nhóm khủng bố Hồi giáo chủ trương.

Với đầu óc thực tiễn, “ta làm những gì ta có thể làm , không nên làm những gì ta muốn”, chính phủ Hoa Kỳ không mất thời giờ đi năn nỉ hay ”giáo dục“ những kẻ cuồng tín lúc nào cũng nghĩ Hoa Kỳ và người da trắng Âu châu là “bọn bạch quỷ” cần phải tiêu diệt, chính phủ đã có những vũ khí hiện đại để bắn hạ những kẻ thù đến gần, đồng thời cũng có những phương cách “bẻ chân, bẻ tay, làm mù mắt, chọc thủng tai” của bọn khủng bố Hồi Giáo khiến bọn chúng không thể đột nhập vào Hoa Kỳ thực hiện giết người.

  1. Với “ Patriot Act ” (do Giáo Sư Luật Khoa Đinh Đồng Phụng Việt soạn thảo) chính quyền Hoa Kỳ được phép nghe lén điện thoại, xâm nhập email, trang cá nhân website… của bất cứ thành phần nào mà không cần án lệnh của tòa án. Nhờ việc nghe lén này mà giới chức an ninh tình báo của Hoa Kỳ đã phá vỡ biết bao âm mưu phá hoại ngay từ trong trứng nước.
  2. Nhận biết được, bọn khủng bố vào được Hoa Kỳ rồi khủng bố tự sát là do kẽ hở trong 2 nguyên tắc làm việc của FBI và CIA: CIA là cơ quan Trung Ương Tình Báo phụ trách bên ngoài Hoa Kỳ, trong khi FBI là cơ quan Điều Tra của Liên Bang trách nhiệm trong nội địa Hoa Kỳ và FBI chỉ bắt giữ khi có chứng cớ gây ra hay phạm tội hiển nhiên. Chính phủ Hoa Kỳ đặt ra Bộ An Ninh, đặt tất cả những cơ quan an ninh, tình báo …của nhiều cơ quan, dưới sự Quản trị và Giám sát của Bộ này.
  3. Tất cả những cá nhân hay cơ quan hội đoàn giúp đỡ tán trợ bọn khủng bố đều bị “freeze” các chương mục ngân hàng.  Tương tự như “rút máu” của một cơ thể con người, chắc chắn con người đó, sinh vật vật đó…”phải chết ngay lập tức”.

Sau biến cố tháng 9 ngày 11 năm 2001, một số người African – American hí hửng tưởng rằng Hồi Giáo trên đà chiến thắng nên ra tòa án xin đổi tên họ ra những là Mohammad , Ali, Saddam, … nhưng đồng thời họ cũng nhận ra những credit card của họ bị “invalid”. Khi họ khiếu nại, trung tâm Customer Service của ngân hàng trả lời là “quyền cấp phát thẻ tín dụng là quyền ưu tiên của Ngân Hàng chứ không phải là quyền của khách hàng”. Và “Ngân Hàng không muốn cho các thánh tử vì đạo vay dollars vì Ngân Hàng sẽ chẳng bao giờ đòi được nợ”.

  1. Tất cả những Visa và Passport cũ đều bị hủy bỏ, thay vào đó là những thẻ ID, những VISA, những PASSPORT mới có gắn chip điện tử nên chỉ cần mở ra là nhân viên Bộ An Ninh biết ngay công dân Hoa Kỳ đang ở quốc gia nào trên thế giới. Đây chính là những bằng chứng để bắt giữ, đưa vào nhà tù với tội danh “Phản Bội” thuộc hình sự đặc biệt những phần tử Hồi Giáo tại Hoa Kỳ trốn lén qua những xứ Hồi Giáo thụ huấn phương cách khủng bố phá hoại.  Hoặc là những phần tử xin đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ hay Arab Seoud dự tính trốn sang Syria đều bị bắt trước khi lên phi cơ rời khỏi nước Mỹ.

Nước Pháp không có kỹ thuật tân tiến như Hoa Kỳ, cho nên những tên khủng bố bị hạ sát trong đêm 13 tháng 11 vừa qua có một số tên gốc gác từ Syria hay công dân Pháp đã có lần đến Syria! Một thí dụ khác là một số người VN lãnh trợ cấp SSI trở về VN du lịch quá 28 ngày, khi trở lại Hoa Kỳ bị Sở Xã Hội cắt trợ cấp phải “xin tái trợ cấp”, tỏ ra rất ngạc nhiên không hiểu tại sao Social Worker lại biết chuyện về VN của họ: Social Worker ngồi tại văn phòng chỉ cần mở data base của Passport là biết ngay, không cần người lãnh trợ cấp “tự giác” báo cáo!

  1. Cơ quan NSA (dường như viết tắt của National Security Agency) của Bộ An Ninh có khoảng 15,000 đến 20,000 kỹ sư phục vụ chuyên nghe lén và đọc lén tất cả các cú gọi điện thoại và đọc lén tất cả những phương tiện internet trên toàn thế giới. Chuyến máy bay Air Bus của Nga bị rớt ở khu nghỉ mát trong bán đảo Sinai gần đây, trước khi phái đoàn các nước đến hiện trường điều tra, Ngoại trưởng Anh đã tuyên bố là cơ quan tình báo của Anh đã nghe lén được là bọn khủng bố đặt bom vào máy bay và quả bom nổ từ kho chứa hành lý. Trong khi Tổng Thống Putin của Nga, nguyên là xếp của cơ quan KGB, vẫn còn chưa có thông tin gì cả.

Các Kỹ sư Computer đã mã hóa những thứ tiếng Arab bằng barcode nên khi nghe lén, máy computer tự động chuyển dịch sang Anh Văn không cần Thông dịch viên nên rất nhanh chóng có được những tin tức chính xác. Mới đây một đao phủ thủ có tên là John Jihad bị máy bay không người lái của Hoa Kỳ hạ sát vì chỉ cần nghe giọng nói của tên này trên youtube khi bọn khủng bố hạ sát ký giả Bailey, cơ quan tình báo Anh đã xác định được lý lịch của kẻ có bí danh John Jihad.

  1. Người viết bài này chắc chắn là nước Pháp không thể có hệ thống Security Cameras dày đặc như Hoa Kỳ nên công việc truy tầm các tên khủng bố không thể hữu hiệu và nhanh chóng như của Hoa Kỳ. Điều này ứng vào 2 anh em người Mỹ gốc Nga đặt bom khủng bố giết hại người dân Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua Marathon ở Boston 2 năm trước, chỉ trong vòng ½ giờ sau khi nổ bom , nhờ hệ thống security cameras , cảnh sát Boston đã biết những kẻ khủng bố là ai và họ đã đi vây bắt ngay. Anh trai của thủ phạm đã bị bắn chết và thủ phạm đã ra tòa lãnh án tử hình.
  2. Năm 2008, trên các nhật báo lớn của Hoa Kỳ, trang Technology có loan tin mà ít người chú ý: Chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh cho tất cả các hãng chế tạo máy truyền hình bán vào Hoa Kỳ phải gắn một con chip điện tử hoạt động như một Camera thu hình tất cả những người ngồi xem trước máy (với góc quét hình gần 180 độ) rồi truyền ngược về Trung tâm Kiểm soát của Cảnh Sát. Thí dụ một đứa trẻ bị bắt cóc, bố mẹ đưa hình đứa bé cho Cảnh Sát nhờ truy tìm. Cảnh Sát Down Load hình vào Trung tâm Kiểm soát. Nếu đứa trẻ bị bắt cóc ngồi trong nhà hay trong khách sạn mở TV ra xem hay mở TV để chơi game thì Cảnh Sát sẽ tìm ra địa chỉ của đứa bé ngay lập tức. Cũng phương cách này, Cảnh Sát cũng sẽ mau chóng tìm ra địa chỉ ẩn trốn của những kẻ khủng bố. Chúng tôi cũng không rõ là hệ thống TV của Âu Châu nói chung và nước Pháp nói riêng có trang bị hệ thống này như của Hoa Kỳ hay không?
  3. Cách đây 6 tháng, cũng trên trang Technology, một nhóm Kỹ sư của Hoa Kỳ phát minh được một kỹ thuật mới, họ cũng tìm ra một con chip điện tử hoạt động như một Camera thu hình gắn luôn vào trong bóng đèn chiếu sáng trên các đường phố. Dĩ nhiên là giá thành rất rẻ nếu so sánh với hệ thống Security Cameras hiện nay.

Trên đây chỉ là những gì chúng tôi được biết, dĩ nhiên còn những phát minh mới hơn cũng sẽ được kiểm nghiệm sử dụng. Tuy vậy, tất cả cũng chỉ là những phương tiện của “phương pháp phòng thủ thụ động” mà chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện và thi hành.

Một phương thức tối ưu trong việc “Đối Phó” với Nhà Nược Khủng Bố Hồi Giáo IS cần đề cập, đó chính là mạng lưới “tình báo nhân dân” tức là yếu tố con người, tương quan chặt chẻ với chính phủ, đã được Tổng Thống Abraham Lincoln nhấn mạnh trong bài diễn văn năm 1864: Một chính phủ BỞI DÂN , DO DÂN và VÌ DÂN sẽ luôn luôn được nhân dân ủng hộ để sát cánh trong công cuộc BẢO VỆ AN NINH và  TOÀN VẸN LÃNH THỔ cho quốc gia Hoa Kỳ. 

Chu toàn trách nhiệm của một công dân trên đất nước tự do Hoa Kỳ, đi bầu – quan sát và phát hiện những hiện tượng khác lạ chung quanh – nghe ngóng – tự xem là một phần tử trong mạng lưới tình báo nhân dân, chính là những đóng góp tích cực để giúp chính phủ đối phó với Nhà Nước Khủng Bố Hồi Giáo IS vậy.

LÊ THÀNH QUANG

Philadelphia, Thứ Hai 16 tháng 11 năm 2015.

Anh chi Thu & Mai goi

Tư tưởng sai lầm của Henry Kissinger

Tư tưởng sai lầm của Henry Kissinger

Ngụy Kinh Sinh * Lê Minh Nguyên (Danlambao) dịch – Vì là một nhà hoạt động chính trị quốc tế cho nên tư tưởng của Henry Kissinger chủ yếu là quan hệ quốc tế. Gần đây, một nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đến từ Trung Quốc, ông Dương Bình (Yang Peng), đã đưa ra một số nhận xét khá có trọng lượng về quan điểm của ông Kissinger. Nhưng nhận xét này của ông Dương Bình đã không đủ sâu, và dường như có chút thương tình. Vì ông là một học giả thỉnh giảng đang ở trong vùng đất của Kissinger, cho nên việc giữ sự nhẹ nhàng và hạn chế khi nói về ông ta là một điều dễ hiểu. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số phê bình nặng hơn về tư tưởng của ông Henry Kisinger vì nó rất quan trọng đối với cả người Trung Quốc và người Hoa Kỳ.
Trong cuốn sách World Order (Trật Tự Thế Giới), mà ông xuất bản gần đây, Henry Kissinger đã giải thích viễn kiến của mình từ kinh nghiệm ngoại giao và phản ảnh đã tích lũy trong nhiều thập niên qua. Viễn kiến này thực sự có cùng chung lối, hay nói một cách khác là được nặn ra cùng một khuôn “Các Giá Trị Châu Á” của Giang Trạch Dân (Trung Quốc) và Lý Quang Diệu (Singapore). Cả hai cho rằng tư tưởng ngoại giao hay cách suy nghĩ truyền thống của người phương Tây và người Trung Quốc không giống nhau.
Lý thuyết này cho rằng người phương Tây dùng tư duy pháp lý, ví dụ như duy trì các mối quan hệ giữa các nước theo pháp luật và nó là như vậy kể từ thời các Hòa ước Westphalia vào thế kỷ thứ 17. Người Trung Quốc quen suy nghĩ theo luật rừng xanh, chỉ chấp nhận mối quan hệ giữa quốc gia bá chủ và các nước chư hầu. Theo lối diễn tả tương đối hoa mỹ của ông Kissinger, luật rừng xanh được trình bày như là tư duy về sự phát triển lịch sử. Tổng quát, các nguyên tắc của phương Đông và phương Tây khác nhau – đó là một khái niệm đặc biệt của “Các Giá Trị Châu Á”.
Về mặt lịch sử nó có thực sự đúng không? Ông Dương Bình lịch sự đưa ra một ví dụ ngược lại. Ở Trung Quốc trong thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, đã có một “Đại Hội Nghị Ngưng Chiến” (Big Conference to Cease the Wars) sau chiến tranh giữa các nước Tấn (Jin) và Chu. “Đại Hội Nghị Ngưng Chiến” (bao gồm hơn một tá các quốc gia) cho ra các hiệp ước hòa bình quốc tế đầu tiên trên thế giới. Nó duy trì hòa bình hơn một trăm năm, trong một vùng có tổng diện tích lớn hơn nhiều so với khu vực nói tiếng Đức. Nó xảy ra trên hai ngàn năm sớm hơn so với các “Hòa Ước Westphalia” mà Kissinger đã rất tự hào.
Liệu nó có đúng là trong hơn hai ngàn năm sau “Đại Hội Nghị Ngưng Chiến”, Trung Quốc chỉ có mối quan hệ giữa quốc gia bá chủ và các nước chư hầu, như Kissinger đã viết? Tôi phải nói rằng ông Kissinger không đọc sách và đưa ra những bình luận mù tịt vì không biết lịch sử. Bên cạnh mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước chư hầu, còn có các mối quan hệ hiệp ước giữa Trung Quốc và các nước láng giềng mà nó vẫn tiếp tục tồn tại trong hơn hai ngàn năm. Người Trung Quốc, dù được giáo dục bởi Đảng Cộng sản TQ, vẫn nhớ hòa ước nổi tiếng giữa triều đại nhà Đường và Tây Tạng, được khắc vào ba phiến đá dựng nơi công cộng tại ba địa điểm, trong đó có thủ đô Trung Quốc đời nhà Đường là Trường An và thủ đô Tây Tạng là Lhasa. Phiến đá Hòa ước tại Lhasa (Lhasa Doring) còn tồn tại cho đến ngày nay, và nó được phơi bày cho công chúng tự do xem bất cứ lúc nào, không giới hạn. Có thể nào công chúng được xem hiệp ước viết trên da thú của ông (Kissinger) một cách tự do không?
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát lịch sử tư tưởng châu Âu, theo cái nhìn của Henry Kissinger, một lần nữa. Chúng ta không nói về hòa bình tương đối, được duy trì bởi các giới chức tôn giáo, vào thời kỳ Trung Cổ. Có phải châu Âu hòa bình sau Hòa ước Westphalia? Những cuộc chiến bên trong nước Đức chấm dứt. Tuy nhiên, luật rừng xanh vẫn có hiệu lực giữa các quốc gia. Đã có nhiều cuộc chiến nổ ra giữa nước Đức và các nước khác. Ngay cả hai cuộc thế chiến trong thế kỷ vừa qua đã được khởi xướng bởi người Đức. Tư duy về luật hiệp ước đã ở đâu? Tốt lắm là nó bằng với Trung Quốc. Bản chất con người thì như nhau. Không có cái gọi là “Các Giá Trị Đặc Biệt”.
Điều đầu tiên ảnh hưởng đến nền hòa bình giữa những quốc gia là sự phát triển lịch sử. Do bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm trong nước, cán cân quyền lực giữa các quốc gia sẽ bị phá vỡ. Những nước mạnh hơn sẽ có động lực để vi phạm hòa bình, hầu hết là như vậy cho lý do của chiến tranh. Hòa ước Westphalia có được vì tất cả mọi người đã bị kiệt quệ vì các cuộc chiến tranh, và với việc các quốc gia của họ ở trong tình trạng suy thoái kinh tế, họ đã phải rút lại các động lực gây hấn. Các luật và các hiệp ước chỉ là những cái cớ.
Lý do mà “Đại Hội Nghị Ngưng Chiến” đã thành công ở Trung Quốc hơn 2,600 năm trước bởi vì tình trạng cũng tương tự như của thế giới từ thế kỷ trước. Giống như ngày hôm nay, nó tạo ra xếp sòng (overlords), hay cái gọi là “cảnh sát quốc tế” để duy trì trật tự. Nghĩa là, với sự trọng tài tương đối công bằng và với các biện pháp trừng phạt, họ ngăn chận các cuộc chiến có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Cái gọi là “luật quốc tế” của ngày hôm nay chỉ là như vậy (không răng). Thay vì thực (áp dụng ngay nếu vi phạm), nó phụ thuộc vào sự sẵn sàng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm của những người thực thi. Như một vấn đề thực tế, Liên Hiệp Quốc chỉ là một vật trang trí, tự bản thân không có ý nghĩa thiết thực.
Điều này cũng giống như các luật khác xung quanh chúng ta – nếu không có các biện pháp trừng phạt và những người thi hành luật pháp, thì sẽ có không nhiều người thực sự muốn tuân thủ pháp luật. Nếu người phạm tội không bị trừng phạt và thậm chí còn được thưởng các lợi ích, tôi sợ rằng hầu hết mọi người sẽ không tuân thủ pháp luật. Tình trạng hiện nay ở Trung Quốc là một ví dụ (Việt Nam cũng thế – người dịch). Và bây giờ xã hội lớn của quốc tế cũng đang phát triển theo hướng này. Khi những người yếu cổ vũ sự suy giảm của Mỹ, họ đã quên thảm họa đau khổ sẽ như thế nào khi ngôi làng thiếu người cảnh vệ.
Vậy thì sự nảy sinh tư duy xâm lược của các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đến từ đâu? Đây chính là nét chung của tất cả các chế độ độc tài. Tư duy độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến từ đâu? Chính xác nó đến từ các bạn ở phương Tây. Nó không phải là tư duy của hiệp ước pháp lý truyền thống Trung Quốc.
Nói một cách khác, (khi xưa) tư duy truyền thống của Trung Quốc đặt nặng về các luật lệ và các hiệp ước, trong khi tư duy truyền thống phương Tây đặt nặng trên luật rừng xanh. Chỉ khi đi vào thời kỳ hiện đại thì tình trạng mới đảo ngược, khi luật rừng xanh được áp dụng bởi Đảng Cộng sản TQ ở Trung Quốc, trong khi hầu hết các nước phương Tây đi theo những ý tưởng mới của pháp luật và các hiệp ước.
Tại sao phương Tây đã thay đổi tư duy truyền thống của mình? Đó là bởi vì người dân của các quốc gia dân chủ họ yêu chuộng hòa bình, và họ quen thuộc với tư duy tương tự như luật và các hiệp ước. Cho nên, họ thường vấp phải sai lầm, nghĩ rằng những người khác cũng như mình, mà không biết rằng họ có thể khác mình. Đặc biệt, họ không hiểu rằng tư duy của những kẻ bạo ngược thì không phải là tuân thủ luật và các hiệp ước, nhưng là để bắt nạt với luật rừng xanh.
Những người bạn cũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc như ông Henry Kissinger lớn tiếng bênh vực cho những kẻ bạo ngược: họ nói rằng họ muốn “Thao quang Dưỡng hối” (Tao Yang Guang Hui) – để ẩn mình chờ thời. Người Mỹ đã không hiểu được ý nghĩa thực sự của thành ngữ Trung Quốc nổi tiếng này, nghĩ rằng nó có nghĩa là đem cất các vũ khí vào trong kho và thả các con ngựa chiến về núi. Trong thực tế, ý nghĩa thực sự của thành ngữ này là: ẩn giấu các mũi tên vào trong túi, giả bộ như hòa bình và chờ đợi cho đến khi đúng thời điểm để tiêu diệt kẻ thù.
Đây là sự khác biệt cơ bản của hai cách tư duy. Ngay bây giờ, bàn tay của Tập Cận Bình đang thò vào mũi tên tẩm độc nằm trong túi của ông ta, ông khao khát muốn bắn thử nó vào các nước láng giềng. Thật vậy, ông không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Không phải ông không thể chờ vì do môi trường quốc tế, nhưng vì do hoàn cảnh bên trong của Trung Quốc. Nếu không có lực lượng hình cảnh quốc tế sẵn sàng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ hòa bình, hòa bình tất nhiên đã bị biến mất.
Bây giờ, chúng ta đã biết ai là kẻ đại nói dối quốc tế đang giúp đỡ (CSTQ) bằng cách cổ vũ sự quỵ luỵ. Nếu họ thực sự là những học giả có đầu óc tỉnh táo, thì họ đang phản bội lại người dân của họ để đổi lấy lợi ích cá nhân. Dĩ nhiên, có một truyền thống khác trong chính trị hiện đại của Mỹ, đó là: những kẻ siêu phản bội là những người được ngưỡng mộ. Truyền thống này đào tạo ra những học giả như vậy, những người nói dối với dân chúng Mỹ, đã trở thành thời thượng.
Nguồn: bit.ly/20VHmsr
Blog Lê Minh Nguyênbit.ly/1N8ijOS

Tổng thống Myanmar: Kết quả bầu cử sẽ được tôn trọng

Tổng thống Myanmar: Kết quả bầu cử sẽ được tôn trọng

Tổng thống Thein Sein trong cuộc họp với các chính đảng tại Yangon, ngày 15/11/2015.

Tổng thống Thein Sein trong cuộc họp với các chính đảng tại Yangon, ngày 15/11/2015.

Tổng thống Myanmar Thein Sein hứa sẽ chuyển giao chính phủ suôn sẻ, trong một nỗ lực nhằm xua tan những lo sợ rằng quân đội sẽ một lần nữa sẽ không tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử tự do.

Ông Thein Sein hứa như vậy trong một cuộc họp với các chính đảng tại Yangon hôm Chủ nhật, một tuần sau cuộc bầu cử lịch sử mà đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc, gọi tắt là NLD, của bà Aung San Suu Kyi đã thắng áp đảo Liên minh Đoàn kết và Phát triển đương quyền được quân đội hậu thuẫn.

Tổng thống Thein Sein nói: “Mọi nhiệm vụ sẽ được  chuyển giao có hệ thống cho chính phủ mới theo thời biểu.  Chúng tôi sẽ bảo đảm cuộc chuyển tiếp suôn sẻ, ổn định và không phải lo sợ về bất cứ điều gì.”

Chính phủ đương quyền sẽ tiếp tục cho đến tháng 2 năm tới, khi đảng NLD sẽ tiếp nhận hơn 80% số ghế trong quốc hội, và từ đó sẽ quyết định ai lên làm tổng thống.

Đảng NLD đã giành chiến thắng ở cuộc bầu cử gần đây nhất ở Myanmar, còn gọi là Miến Ðiện, vào năm 1990, nhưng chính quyền quân nhân không tôn trọng kết quả bầu cử và tiếp tục cầm quyền trong gần 5 thập niên cho đến năm 2010, khi một chính phủ bán dân sự được thành lập do ông Thein Sein, một cựu tướng lãnh, lãnh đạo.

Người phát ngôn của NLD, ông Nyan Win nói: Chính sách của NLD mà chúng tôi luôn nêu cao cho đến ngày hôm nay là “hòa giải quốc gia.”

Bà Aung San Suu Kyi không được phép làm tổng thống theo hiến pháp của nước này, nhưng bà sẽ sử dụng quyền hành từ phía sau trong tư cách là thủ lãnh của NLD. Bà Suu Kyi đã yêu cầu Tổng thống Thein Sein và chủ tịch quốc hội Shwe Mann và tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing họp để bàn về một cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ.

Các nhà quan sát nói rằng khôi nguyên giải Nobel Hòa bình 70 tuổi này phải thiết lập mối quan hệ làm việc với quân đội, phe được tự động nắm giữ 25% số ghế trong quốc hội theo quy định của hiến pháp năm 2008, và tiếp tục nắm giữ nhiều cơ quan trọng yếu, như bộ quốc phòng, bộ nội vụ và an ninh biên giới.

Âu châu ….Tới rồi !

Âu châu ….Tới rồi !
Nguyễn thị Cỏ May

Những làn sóng xâm nhập

Âu châu không chờ đợi người hồi giáo tới nhưng ngày nay họ đã tràn ngập một cách công khai và được luật pháp bảo vệ . Chánh phủ các nước Âu châu vẫn phải nói tiếng nói chánh thức đây là những người tỵ nạn chiến tranh ! Mặc dầu có suy nghĩ họ là những người hồi giáo xâm nhập để làm đạo quân thứ năm cho tương lai hay sẽ làm khủng bố thì cũng không dám nói ra điều đó . Chẳng những không dám nói mà thật lòng chánh phủ, nhứt là chánh phủ xã hội chủ nghĩa ở Pháp, cũng không muốn nói vì áp lực lá phiếu năm 2017 . Ý hệ tả phái bây giờ không còn gì khác hơn là bày tỏ « lòng thương người » .

Thực tế ai cũng thấy Libye đang sử dụng một thứ vũ khí mới mà đối phương không cách gì đở nổi « Tạo xáo trộn các nước Âu châu vùng Địa trung hải » nhằm ngăn chận Âu châu can thiệp quân sự ở Libye .

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo vừa gởi Chánh phủ Ý một thông điệp « Nếu mấy người gởi quân tới Libye, chúng tôi sẽ gởi tới cho mấy người 500 000 người di dân tỵ nạn » .

Tổng trưởng Ngoại giáo Ý, ông Angelino Alfano, tuyên bố « Libye là ưu tiên của cộng đồng thế giới. Chúng ta sẽ phải đối phó với làn sóng người tràn ngập chưa từng có . Không để chậm một phút » .

Ý là nước đối đầu trực diện vói làn sóng hồi giáo tràn tới vì chỉ cách Libye có 350 km . Và người hồi giáo tràn vào Âu châu đang ở phía nam La –mã . Ý đang chịu áp lực nặng nề và có thể bị tấn công bất kỳ lúc nào .

Theo tin nghe được qua điện thoại của nhựt báo ý IL Messagero thì Nhà nước hồi giáo muốn sử dụng làn sóng người hồi giáo tỵ nạn như một vũ khí chiến tranh tâm lý chống Âu châu . Tàu ghe đã sẳn sàng ở duyên hải Libye để chất lên 500 000 hay cả 700 000 người chạy thẳng tới Ý, không người lái, để bắt buộc các chánh phủ phải cho người ra cứu vớt và đem vào bờ .

Năm 2011, trước khi bị lật đổ, nhà độc tài Kadhafi đã thách thức với chánh phủ các nước Tây phương « Chọn tôi hay chọn sự xáo trộn và khủng bố ? » .

Ngoài ra, cũng Kadhafi đã đưa ra lời dạy cho người hồi giáo « Ta chiếm lấy Âu châu từ từ, không bằng vũ khí, mà bằng tăng cực nhanh dân số hồi giáo ở đó » .

Trước sau, người hồi giáo vẫn tìm mọi cách thôn tính Âu châu, biến Âu chấu thành Âu châu hồi giáo .

Nhìn lại Pháp một thời

Ngày nay hồi giáo có tràn tới Pháp và Âu châu cũng là trở lại nơi chốn cũ một thời . Thật vậy, năm 714, lần đầu tiên người hồi giáo đã xâm chiếm nước Pháp vùng Narbonne, duyên hải phía Nam nước Pháp và nơi đây trở thành căn cứ của họ suốt 40 năm sau . Từ đây, họ tàn phá hết vùng Languedoc, tiêu diệt Nîmes, hữu ngạn sông Rhône kéo lên tới Sens . Tức họ chiếm cứ phân nửa nước Pháp phía Nam, ngày nay, hảy còn để lại dấu ấn địa danh, trước khi bị vua nước Pháp đẩy lui, phải tháo chạy về Tây-ban-nha (Espagne) . Tàn quân tập họp lại thành những băng đảng cướp bóc, bắt dân pháp thiến cho làm nô lệ, bắt phụ nữ đem về Bắc phi cho sanh đẻ hồi giáo con . Cứ như vậy, người hồi giáo đánh phá nước Pháp suốt hai thế kỷ .

Ngày nay, ở những thị xã ngoại ô Paris và những thành phố lớn, hồi giáo sống riêng rẻ theo từng tập thể với nhau . Có những nơi, cha mẹ không cho trẻ con tới trường học, không cho nói tiếng pháp .

Họ đòi nhà trương phải bỏ phần ăn thịt heo, tuy trẻ con hồi giáo có món ăn khác thay thịt heo . Hồ bơi, họ đòi dành rìêng cho phụ nữ hồi giáo ít nhứt một ngày trong tuần, … Vậy mà có không ít chánh quyền thị xã tuân hành . Cũng chỉ vì áp lực lá phiếu mà thị xã là cơ sở của bầu cử Quốc hội và Tổng thống .

Pháp chưa có được những người như Bà Thủ tướng Úc trước đây, như chánh quyền Québec ở Canada, hay cả TT Poutine về mặt ứng sử với Hồi giáo . Trong lịch sử, hồi giáo chiếm nước Pháp đã qua cách nay quá lâu nên chánh giới pháp khó nhớ lại !

Yêu sách và luật hồi giáo

Trong những đợt tràn qua Âu châu, những người hồi giáo tới Áo, đã bắt đầu yêu sách . Có 20 người tuyệt thực, với biểu ngữ, đòi hỏi chánh phủ Áo phải cấp cho họ mỗi người 2000 e mỗi tháng làm tiền túi . Còn nuôi ăn, nuôi ở, là chuyện khác . Chuyện vừa xảy ra ở thành phố Saint-Kanzian, phía Nam của Thủ đô Wien .

Báo chí Áo viết “ Cuộc khủng hoảng ở các nước hồi giáo làm bùng nổ phong trào di dân chạy qua Âu châu . Những di dân tỵ nạn mang ở họ nhiều bộ mặt, ngoài bộ mặt thất thần vì chạy trốn trên biển cả sóng gió, còn có bộ mặt hóng hách như kẻ có quyền mà các quốc gia đón nhận họ phải phục vụ họ ” .

Ngoài biểu tình, tuyệt thực, đòi họ phải được chánh phủ cấp cho họ mỗi người 2000 e tiền túi, hôm thứ ba vừa qua, họ còn tổ chức họp báo để nhằm vận động dư luận Áo ủng hộ .
Nhưng điều quan trọng hơn là người hồi giáo, dựa theo luật pháp của chế độ dân chủ tự do, họ bắt đầu đòi hỏi theo luật hồi giáo .

Nhơn mùa lễ hội bia truyền thống của Đức, họ yêu cầu Đức hảy hủy bỏ lễ hội bia vì người hồi giáo bị cấm uống rượu . Họ không cần nhớ lại nước Đức, trong tuần qua và trước nhứt, vừa mở rộng vòng tay đón nhận di dân hồi giáo với số lượng khá lớn . Ngày mai này, khi họ tập trung đông đảo thì Âu châu sẽ thế nào ? Sẽ uốn mình theo yêu sách từng bước của hồi giáo hay giử bản sắc văn hóa truyền thống ?

Tên hồi giáo ở Hòa-lan, Morad Almuradi, đã tổ chức một cuộc vận động trên trang Change.org yêu cầu Hội đồng thành phố Munich hủy bỏ 16 ngày Hội bia Oktoberfest truyền thống của Đức .
Thư viết :

” Thưa Hội đồng thành phố Munich,
Tôi viết tâm thư này để lôi kéo sự chú ý của các người về những vấn đề mà tôi và nhiều tín đồ Hồi giáo khác cảm thấy bất công.
Tôi muốn nói rằng lễ hội bia Oktoberfest là một sự phỉ báng và bài xích đạo Hồi. Chúng tôi đã cố không để tâm tới lễ hội, nhưng đã có quá nhiều những hành động mà chúng tôi cho rằng nó phi Hồi giáo như uống quá nhiều bia rượu, khỏa thân nơi công cộng, và nó ảnh hưởng đến chúng tôi.
Chúng tôi hiểu rằng Oktoberfest là lễ hội truyền thống của nước Đức, nhưng chúng tôi không thể chịu đựng được sự kiện mang tính phi Hồi giáo này, vì nó xúc phạm đến tất cả những người đạo Hồi trên thế giới.
Chúng tôi yêu cầu các người hủy bỏ lễ hội Oktoberfest ngay lập tức .
Chúng tôi cũng tin rằng lễ hội Oktoberfest cũng có thể ảnh hưởng đến những đồng đạo Hồi giáo tị nạn đến từ Syria, Iraq, Afganishtan. Hủy bỏ lễ hội Oktoberfest sẽ giúp họ rất nhiều trong việc ghi nhớ những giá trị truyền thống của đạo Hồi. Cảm ơn sự quan tâm của các người.
Chân thành,
Morad Almuradi “

Lễ Hội Bia Oktoberfest 2015 bắt đầu ngày 19 / 09 và kết thúc ngày 04/ 10 là lần thứ 182 ở Thành phố Munchen, miền Nam nước Đức . Năm nào cũng vậy, Lễ Hội qui tụ hằng triệu triệu người tới từ khắp nơi trên thế giới . Người ta phải ở lều trại vì khách sạn đều hết chổ và phải đặt trước vài năm .

Lễ Hội Bia đúng là thứ mà người hồi giáo phải căm thù vì nó bao gồm đầy những thứ mà Kinh Coran cấm đoán, nguyền rủa như rượu, thịt heo, phụ nữ ngực trần, nhạc đồi trụy, thú vui vật chất, phóng túng, …

Vậy Lễ Hội Bia quả là một hiện tượng mặc nhiên chống hồi giáo nên hồi giáo không thể tha thứ được . Hôm nay, nhìn tên hồi giáo Morad Almuradi với kháng thư chỉ đáng là một trò cười nhưng đừng quên ngày mai này sẽ là một thực tế vì phong trào hồi giáo hóa u châu đang tiến hành dưới mọi hình thức, với mọi điều kìện và không nhân nhượng .

Thái độ ứng sử và yêu sách của người di dân hồi giáo ngày nay sẽ làm cho các nước Âu châu nhớ lại trước đây bốn mươi năm họ cũng đã từng mở rộng vòng tay nhơn đạo đón nhận những người Việt nam tỵ nạn trên những chiếc thuyền ọp ẹp, bỏ lại tất cả, chạy bán sống bán chết, trốn hiểm họa cộng sản . Nhưng chắc chắn, ở khắp nơi, người tỵ nạn cộng sản Việt nam đã không có thứ thái độ vô nghì, thiếu văn hóa như người hồi giáo ngày nay .

Ai hội nhập?

Tại sao người hồi giáo có những thái độ thiếu văn hóa như vậy ? Khi nói “thiếu văn hóa” là nói theo Tây phương và qua cái nhìn Tây phương . Người hồi giáo họ chỉ ứng xử bình thường theo văn hóa tôn giáo của họ . Họ không bao giờ trở thành người tây phương . Chỉ có người tây phương muốn yên thân thì hãy ứng sử như họ, tức trở thành hồi giáo . Bởi vì về các mặt như tôn giáo, xã hội, … người hồi giáo phải sống theo đúng kinh Coran qua lời dạy của giáo sĩ của họ .

Như ở Âu châu, luật pháp cấm đa thê, tôn trọng nhơn quyền thì luật hồi giáo (Coran) cho phép lấy chánh thức 4 vợ, còn nhiều hơn nếu có khả năng, đánh đập vợ, hành hạ vợ để dạy vợ theo ý của chồng, phải biết tùng phục chồng tuyệt đối .

Bất kỳ ở trên một nước dân chủ tự do nào không phải hồi giáo, người hồi giáo không thể vừa hồi giáo, vừa hội nhập hài hòa với xã hội đó . Dân chủ tự do là không bao giờ phù hợp với hồi giáo vì mọi người đều có quyền sống theo sự chọn lựa của mình .

Ngày nay, thảm nạn hồi giáo không chỉ ở Âu châu mà cả Huê kỳ . Những xứ sở càng dân chủ thì nơi đó sẽ là môi trường tốt cho hồi giáo tranh đầu để hồi giáo hóa .

Ứng cử viên Tổng thống Huê kỳ, ông Donald Trump, trong cuộc meeting hôm 17 tháng 9, đã phải tuyên bố một cách nghiêm trọng : “Chúng ta có một vấn đề tại đất nước này, đó là những người hồi giáo” .

Tây phương sẽ không tránh khỏi nạn hồi giáo hóa nếu những nhà chánh trị vẫn thấy thương lá phiếu hơn thương nước .

Trước đây, Việt nam mất nước chỉ vì người lãnh đạo chánh trị và quân sự lo nghĩ củng cố phe cánh cầm quyền, ít ai nặng lòng với đất nước . Dân chúng, phần lớn lo lợi dụng chiến tranh làm giàu cho mau, cũng chẳng có mấy ai nghĩ tới nước sẽ mất .
Mới thấy xưa nay, nước mất chỉ vì lòng dân không muốn giữ nước, chớ không vì quân giặc mạnh .

Tội nghiệp cho nhơn loại vừa kịp thoát nạn cộng sản, nay lại phải đối diện với thảm họa hồi giáo . Riêng người Việt nam tỵ nạn cộng sản đang sống rải rác khắp nơi, nếu mai này phải chạy tỵ nạn hồi giáo, không biết sẽ đi đâu đây ?

Nguyễn thị Cỏ May