TƯỚNG KHÔNG QUÂN QUAY ĐẦU, QUÂN ĐỘI VENEZUELA TỒN TẠI KHÔNG QUÁ 2 TUẦN NỮA. Feb. 03,2019;
Sự kiện tướng không quân Francisco Yanez tuyên bố đứng về phe đối lập cho thấy một viễn cảnh tan hàng của quân đội Venezuela và cũng là một tương lai tươi sáng cho nhân dân Venezuela.
Lần này tôi mạnh dạn sử dụng một con số cụ thể để tiên đoán về tương lai Venezuela và nếu có sai thì xin mọi người lượng thứ nhưng quả thật dân chủ đã đến quá gần người dân Venezuela.
Tôi tin là trong vòng 2 tuần lễ nữa quân đội Venezuela sẽ tan hàng.
Thông tin tiết lộ của tướng Francisco Yanez rằng 90% quân nhân không đứng về phe độc tài mà đứng về phe nhân dân Venezuela là một thông tin hấp dẫn nhưng không bất ngờ.
Trong một chế độ độc tài thì chỉ có một nhúm nhỏ bọn ăn trên ngồi trốc là ủng hộ những tên độc tài, còn lại đại bộ phận trong guồng máy ấy đều chờ ngày quay đầu về với nhân dân.
Đó là quy luật không thể cưỡng lại, cũng như đất trời hết những ngày đông lạnh lẽo thì nắng ấm của mùa xuân phải rọi soi lên vạn vật.
Không có mùa đông vĩnh cửu mà chỉ có mùa xuân bất diệt.
Trong lúc này một cuộc tập hợp quần chúng lớn lao ở Venezuela và trên toàn thế giới của người Venezuela chuẩn bị bắt đầu giữa lúc có tin quân đội Mỹ và Colombia áp sát biên giới.
Tôi tin chắc quân đội Venezuela sẽ quay đầu súng và Maduro, tên độc tài phải đền tội.
“It is time to end the Maduro regime!”
Nếu may mắn thì Maduro sẽ được ngồi tù. Còn nếu kém may mắn thì số phận hắn được định đoạt ở một chiếc cống hộp nào đó.
NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU CÔNG NHẬN TỔNG THỐNG LÂM THỜI GUAIDO
Là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu đồng ý công nhận ông Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela với số phiếu áp đảo lên đến 439 phiếu ủng hộ, 104 phiếu chống và 88 phiếu trắng.
Ý nghĩa trực tiếp của việc này là Liên minh Châu Âu sẽ yêu cầu 47 nước thành viên công nhận tư cách của ông Guaido. Tuy yêu cầu này không bắt buộc nhưng chắc chắn phần lớn các nước thành viên sẽ công nhận theo. Trước cuộc bỏ phiếu này thì đã có 6 nước thành viên ủng hộ bao gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan. Dự kiến những ngày tới danh sách các nước ủng hộ sẽ tăng lên nhanh.
Ngoài ý nghĩa trên thì sự kiện này còn nâng tính chính nghĩa của phe đối lập lên cao. Nó cũng sẽ giúp cho Mỹ thuận lợi hơn trong việc hỗ trợ cho phe đối lập, kể cả việc động binh nếu cần thiết.
Đây là đòn đau giáng lên Maduro và các nước ủng hộ Maduro bao gồm Nga, Trung quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước nhỏ khác.
Như vậy hiện nay phe đối lập đã nhận được một sự ủng hộ rất rộng rãi trên thế giới. Và họ cũng đã đưa ra yêu cầu bầu cử lại tổng thống trong vòng 4 tuần lễ nhưng Maduro đã bác bỏ yêu cầu này.
Ngày hôm kia quốc hội do ông Guaido làm chủ tịch cũng đã nhóm họp để vạch ra một “kế hoạch cứu vãn đất nước”.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionMr Guaidó tuyên bố là tổng thống lâm thời của Venezuela
Lãnh đạo phe đối lập của Venezuela, Juan Guaidó, đã tổ chức các cuộc họp bí mật với quân đội để giành được sự ủng hộ trong việc lật đổ Tổng thống Nicolás Maduro.
Ông Guaidó tiết lộ tin này trong một bài bình luận trên New York Times.
Nhà lãnh đạo phe đối lập tuyên bố mình là tổng thống lâm thời hồi đầu tháng này, khiến căng thẳng cuộc đấu tranh quyền lực leo thang.
Nga và Trung Quốc tiếp tục ủng hộ ông Maduro, trong khi Mỹ và một số nước Mỹ Latinh đã công nhận ông Guaidó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tweet hôm thứ Tư rằng ông đã nói chuyện với ông Guaidó và ủng hộ “việc tuyên bố làm tổng thống lịch sử”, viết trong một tweet thứ hai rằng “Cuộc chiến giành tự do đã bắt đầu!
Spoke today with Venezuelan Interim President Juan Guaido to congratulate him on his historic assumption of the presidency and reinforced strong United States support for Venezuela’s fight to regain its democracy….
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt dự kiến sẽ thúc giục các quốc gia EU áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chủ chốt trong chính quyền Maduro vào thứ Năm, sau khi cũng nói chuyện với ông Guaidó hôm thứ Tư.
Khoảng ba triệu người đã trốn chạy khỏi Venezuela trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng cao độ, và gia tăng bạo lực trong những tuần gần đây.
Các cuộc biểu tình đã được tổ chức trên khắp đất nước Venezuela kể từ khi ông Maduro bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 10 tháng 1. Ông đã được bầu vào năm ngoái trong một cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi, trong đó nhiều ứng cử viên phe đối lập đã bị cấm tranh cử hoặc bị bỏ tù.
Bài viết của ông Guaidó nói gì?
“Chúng tôi đã có những cuộc họp bí mật với các thành viên của lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh”, ông Guaidó viết trongbài báo trên New York Times.
“Việc quân đội thôi hỗ trợ ông Maduro rất quan trọng để tạo ra sự thay đổi trong chính phủ và phần lớn những người phục vụ quân đội đồng ý rằng các biến chuyển gần đây của đất nước không thể tiếp tục mãi được.”
Bản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGESImage captionQuân đội Venezuela cho đến giờ ủng hộ Maduro
Bài báo cũng nói rằng phe đối lập đã đề nghị ra ân xá cho các lực lượng vũ trang “không bị kết tội chống lại loài người”.
Là người đứng đầu Quốc hội Venezuela, ông Guaidó nói rằng hiến pháp cho phép ông nắm quyền lực tạm thời khi tổng thống đương nhiệm được coi là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, Tối cao Pháp viện Venezuela đã cấm nhà lãnh đạo phe đối lập rời khỏi đất nước, và đóng băng các tài khoản ngân hàng của ông.
Bài viết của ông Guaidó diễn ra cùng ngày khi các cuộc biểu tình mới bắt đầu chống lại ông Maduro.
Tổng thống Venezuela trước đó nói với hãng thông tấn Nga RIA rằng ông đã sẵn sàng đàm phán với phe đối lập “để chúng ta có thể nói chuyện vì lợi ích của Venezuela”.
Ông nói thêm rằng ông không sẵn sàng chấp nhận tối hậu thư hay tống tiền, và khăng khăng rằng ông có sự hậu thuẫn của quân đội Venezuela, cáo buộc những kẻ đào ngũ đã âm mưu đảo chính.
Phản ứng về cuộc khủng hoảng
Hoa Kỳ và hơn 20 quốc gia khác đã ủng hộ ông Guaidó.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đã nói chuyện với các doanh nghiệp thông qua Twitter hôm thứ Tư, nói với họ rằng đừng giao dịch với “vàng, dầu hoặc các hàng hóa khác của Venezuela” bị đánh cắp khỏi người dân bởi “băng đảng Maduro”.
Ông Maduro có sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Maduro được sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới chức Nga đã phủ nhận các báo cáo rằng lính đánh thuê từ nước này đã được gửi qua Venezuela để bảo vệ mạng sống của Maduro.
Mexico và Uruguay trong khi đó đã công bố kế hoạch cho một hội nghị của các quốc gia “trung lập” vào ngày 7 tháng 2 tại thủ đô Montevideo của Uruguay, để thảo luận về cuộc khủng hoảng.
Áp lực ngoại giaogiatăng
Phân tích của James Landale, phóng viênđặc trảch ngoạigiao của BBC
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã cảnh báo rằng nếu ông Maduro không công bố có cuộc bầu cử mới vào Chủ nhật, thì họ sẽ cùng Hoa Kỳ và những người khác chính thức công nhận nhà lãnh đạo phe đối lập, Juan Guaido, làm tổng thống lâm thời.
Hôm thứ Năm, tại một cuộc họp ở Romania, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt sẽ thúc giục các đối tác EU của mình tiến xa hơn và xem xét việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chủ chốt trong chính phủ.
Điều đó sẽ không dễ dàng, đòi hỏi sự ủng hộ nhất trí của EU, nhưng bộ trưởng ngoại giao Anh tin rằng đề nghị ấy nên được cứu xét.
EU có một chế độ trừng phạt hiện có đối với 18 người Venezuela bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và danh sách này có thể được gia tăng.
Ông Guaido, người đã nói chuyện với ông Hunt hôm thứ Tư, được hiểu là đang thúc giục EU thực hiện một hành động cứng rắn hơn đối với chính phủ ở Caracas.
Giới chức Hoa Kỳ trước đây đã tuyên bố rằng tất cả các lựa chọn “đang ở trên bàn” để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Venezuela, mà các nhà quan sát đã diễn giải là có thể bao gồm các hành động quân sự.
Ông Bolton cũng xuất hiện trong một cuộc họp báo với một cuốn sổ ghi chú có dòng chữ “5.000 quân tới Colombia”, giáp biên giới Venezuela.
Tập đoàn Lima – một cơ quan gồm 14 quốc gia bao gồm Canada được thành lập vào năm 2017 để tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng – đã phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào nước này.
Hàng chục ngàn người hôm qua đã xuống đường ở Caracas, thủ đô Venezuela, đòi Maduro từ chức, theo lời kêu gọi của lãnh tụ đối lập Juan GUAIDO. Cuộc biểu tình kéo dài trên 2 giờ, với khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, trong tiếng còi, tiếng xoong chảo inh ỏi, đã diễn ra tương đối ôn hòa trong không khí sôi sục ở Venezuela. Trong những cuộc xuống đường gần đây, đã có ít nhất 40 người thiệt mạng, 850 người bị bắt. LUẬT ÂN XÁ Juan Guaido muốn tìm mọi cách tránh một cuộc nội chiến đẫm máu, không ngớt kêu gọi quân đội đứng về phe nhân nhân, đã cho biểu quyết một đạo luật ân xá cho tất cả quân nhân, công chức từ bỏ hàng ngũ độc tài. Tới giờ này, các tướng lãnh, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, vẫn trung thành với Maduro, nhưng cấp dưới, đã có nhiều đơn vị đào ngũ. Guaido nói với New York Times sự ủng hộ của quân đội là yếu tố quyết định, và cho hay đã có nhiều cuộc họp mật với một số viên chức cao cấp có trách nhiệm về an ninh. Hoa Kỳ đã chính thức nhìn nhận Tổng thống Juan Guaido. Trong một message gởi Guaido, Donald Trump viết : ‘’ cuộc tranh đấu cho tự do bắt đầu ‘’. Hoa Kỳ đã trao tài sản của Venezuela cho Guaido, đã phong tỏa các ngân khoản của các hãng dầu lửa Venezuela. Bộ trưởng tài chánh Mỹ Steven Snuchim tuyên bố không úp mở: mục đích của Hoa Kỳ là bóp nghẹt kinh tế để buộc Maduro phải ra đi. Người ta đã đưa ra nhiều kịch bản để giải quyết vấn đề Venezuela, nhưng giải pháp duy nhất Hoa Kỳ chấp nhận là sự từ bỏ chính quyền của Nicolas Maduro. Cố vấn an ninh của Trump, John Bolton, tuyên bố Mỹ sẽ không loại bỏ bất cứ biện pháp nào ( kể cả quân sự ), nếu có đàn áp ở Venezuela. Tuy vậy, khó tưởng tượng việc Mỹ gởi quân đội tham chiến, trừ khi có đàn áp đẫm máu, trong khi Trump đã rút quân khỏi Afghanistan và Syrie. Trên phương diện ngoại giao, Chủ nhật hay đầu tuần tới, các nước Âu Châu sẽ nhìn nhận Juan Guaido. Cho tới nay, Liên hiệp Âu Châu vẫn không nhìn nhận Nicolas Maduro vì lý do bầu cử gian lận, trong khi tất cả đại diện của các nước Âu Châu đã tham dự lễ nhậm chức chủ tịch quốc hội của Guaido. Tuần qua Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Portugal, Bỉ, Hoà Lan đã ra tối hậu thư đòi Maduro, trong thời hạn 8 ngày, phải chấp nhận bầu cử, nếu không, sẽ nhìn nhận Guaido. Hy Lạp, nước Âu Châu duy nhất ( với chính phủ cực tả ) còn ủng hộ Maduro, cũng đòi bầu cử lại.
TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Hôm qua, Maduro bác bỏ yêu sách của Âu Châu, từ chối tổ chức bầu cử Tổng Thống, chỉ chấp nhận tổ chức bầu cử lại quốc hội, là nơi … Guaido nắm đa số. Nicolas Maduro hiện ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, với thái độ lúc nóng, lúc lạnh. Một mặt Maduro tỏ ra cứng rắn, bằng cách ra lệnh cấm Guaido rời lãnh thổ, và phong tỏa ngân khoản cá nhân của Guaido ở ngân hàng, một mặt tuyên bố sẵn sàng thảo luận với đối lập, là chuyện trước đây không hề có. Một mặt Maduro đả kích Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ Venezuela, mặt khác nói sẵn sàng nói chuyện với Mỹ nhưng than phiền là Trump không trả lời. Ở Nam Mỹ, ngoài Bolivie, Nicaragua và Cuba, hầu hết các quốc gia đều đứng về phe Guaido. GUAIDO hiện đang dồn mọi nỗ lực vào việc thuyết phục quân đội và việc tổ chức cuộc xuống đường lớn, được coi là quyết định, ngày thứ Bẩy tới. Guaido có ba ưu thế 1. Được đa số dân ủng hộ . 2. Được tất cả các lực lượng đối lập, tới nay cực kỳ chia rẽ, chấp nhận 3 . Được các nước Tây Phương hỗ trợ ( rất hiếm, việc Âu Châu và Hoa kỳ đồng thuận trên chính sách ngoại giao )
1000 TỈ DOLLARS
Các tướng lãnh, tới giờ này, vẫn đứng sau Maduro, vì họ sẽ mất hết, nếu chế độ sụp đổ. Tuy vậy, tin Reuters cho hay một nhóm ‘’ mercenaires ‘’ ( lính đánh thuê ) của Nga, khoảng 400 lính thiện chiến, mệnh danh là nhóm Wagner, đã được gởi tới Caracas, để bảo vệ an ninh cho Maduro. Nhật báo Le Monde xác nhận tin này, qua một nhân chứng đáng tin cậy. Điều đó có nghĩa là Maduro không còn hoàn toàn tin tưởng ở các tướng lãnh. Một dân biểu nói 80% dân ủng hộ Guaido. Điều đó có nghĩa là vẫn còn một thiểu số đứng sau Maduro. Đó là những người được chế độ ưu đãi, những người coi Maduro là kế vị của thần tượng Chavez, và những dân nghèo vẫn nhận được trợ cấp lương thực. Trước đây, ngồi trên một biển dầu lửa, Chavez dùng tiền vung vít để củng cố quyền lực. Nhưng Venezuela không có kỹ nghệ, không sản xuất gì, không có chính sách kinh tế gì, ngoài việc bán dầu . Khi dầu lưả mất giá, Venezuela lao đầu xuống vực thẳm. Từ 2004, chính quyền ” xã hội chủ nghĩa ” đã phung phí trên 1000 tỉ dollars tiền bán dầu lửa, trong đó có 300 tỉ dollars các nhà lãnh đạo, tướng lãnh gởi các ngân hàng ngoại quốc. Để củng cố quyền lực, Maduro tiếp tục chính sách kiểm soát dạ dầy để kiểm soát dân. Nhưng mặc dù phải vay nợ, chính phủ dần dần không đủ khả năng cung cấp lương thực, thuốc men nữa. Ngay cả những người nghèo nhất, trước đây nhận được lương thực đều đặn, ngày nay chỉ được cấp một số lương thực tối thiểu 45 ngày một lần. Sự hoang mang đã bắt đầu gặm nhấm những người trung thành nhất với chế độ.
MỘT QUỐC GIA PHÁ SẢN
Nhật báo Pháp Le Monde ( 29/01 ), đã phỏng vấn một số dân cư ở Venezuela. Vài thí dụ : Juan Carlos, một thợ điện, trước đây ủng hộ Chavez : ‘’ Cuba kiểm soát hết ở Venezuela, kể cả quân đội . Nga và Tàu nắm hết tài nguyên quốc gia. Có người nói đối lập bị Mỹ dựt dây. Thà bị giật dây bởi Hoa kỳ, còn hơn bởi Cuba.’’ Một bà hàng xóm của Juan Carlos : ‘’ Các chính trị gia đều thối nát. Maduro, ngoài thối nát, còn bất tài ‘’. Alexandro : ‘’ Xứ này kể như tiêu tùng, phá sản, tan tành, bơ vơ. Chỉ còn trông vào Guaido, nhưng nếu thắng, sẽ phải trầy vẩy nhiều năm mới xây dựng lại được ‘’. Alexandro, trước đây là ký giả, nay kiếm ăn bằng nghề bán thuốc lá lẻ dưới gầm cầu, nói tiếp : ‘’ Vấn đề, không phải là Maduro. Vấn đề là chủ nghĩa Cộng Sản. Làm ơn cho tôi biết tên một nước, một nước duy nhất, nơi Cộng Sản đã thành công..’’
Hai ông bà Stanford, khi cậu con cưng chết, quyết định:
“Từ nay, tất cả những đứa con California sẽ là con mình.”
Từ Thức
Stanford University
Văn phòng giám đốc Đại Học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc.
Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.
Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông giám đốc Harvard mới hết khách, xách cặp ra về. Cặp vợ chồng xin được thưa chuyện vài phút.
Ông bà cho hay người con trai duy nhất của họ, sinh viên năm đầu của trường, vừa chết vì bệnh thương hàn, và muốn dựng một cái gì để tưởng nhớ đứa con.
Ông giám đốc thông cảm cái đau buồn của khách, nhưng trả lời: Ông bà thử tưởng tượng, nếu mỗi gia đình có tang xây một mộ bia, bồn cỏ nhà trường sẽ thành một nghĩa trang.
Ông khách nói: Chúng tôi không muốn xây mộ bia. Chúng tôi muốn nhân danh con, xây tặng một giảng đường, hay một nhà nội trú.
Ông giám đốc nhìn bộ quần áo bình dân, vẻ quê mùa của khách, mỉm cười: Ông có biết xây một giảng đường tốn hàng trăm ngàn đô la?
Bà khách nhìn chồng, nhỏ nhẹ: Nếu chỉ có vậy, tại sao mình không dựng luôn một trường đại học?
Hai ông bà ra về. Ít lâu sau, trường Đại Học Stanford ra đời và trở thành một trong ba đại học uy tín nhất thế giới. Ông giám đốc Harvard không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở thành thống đốc California.
Trả lại cho xã hội
Giai thoại trên đây về Leland và Jane Stanford được kể đi kể lại, nói lên nhân sinh quan đặc biệt của người Tây Phương, nhất là ở những xứ ảnh hưởng văn hóa Tin Lành, với phương châm được dạy dỗ và thấm nhuần từ nhỏ: Trả lại cho xã hội những gì đã nhận được của xã hội.
Khía cạnh văn hóa đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ và Bắc Âu có những nhà tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Zuckerberg dành những ngân khoản khổng lồ làm việc từ thiện, tài trợ những dự án có công ích, trong khi ở những xã hội khác, những người giàu có, nhất là mới giàu, chỉ biết khoe của, phung phí một cách lố bịch, nham nhở.
Những ông bà hoàng dầu lửa, keo kiệt, tàn nhẫn với gia nhân, nhất là di dân lao động, không biết dùng tiền bạc làm gì hơn là phòng tắm, cầu tiêu bằng vàng, xây cất những trường đua ngựa vĩ đại với bồn cỏ xanh giữa sa mạc, ở một xứ Hồi Giáo cấm cờ bạc, cấm đánh độ.
Những tỷ phú Tàu xây lại lâu đài Versailles hàng trăm phòng cho hai vợ chồng với một cậu cả.
Những ông trời con, những cô bồ nhí của quan lớn ở Việt Nam làm thang máy bằng vàng, xây dinh thự xanh đỏ, Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, lấy tiền gấp tàu giấy cho con thả chơi.
Những nhà độc tài Phi Châu dựng lại nhà thờ Vatican giữa một biển nghèo đói, dùng máy bay riêng chở thợ may, thợ đóng giày nổi tiếng từ Paris, từ Rome (Roma) tới may bộ quần áo giá cắt cổ thứ 200, hay áo lông (fourrure) cho các mệnh phụ sống ở những xứ nóng như lửa.
Hai tư duy khác nhau, đưa tới hai xã hội khác nhau: Một bên thịnh vượng, tiến bộ, một bên nghèo đói, lạc hậu..
Từ kinh doanh tới việc nghĩa
Những nhà triệu phú Mỹ, khi kinh doanh, không ngần ngại dùng bất cứ thủ đoạn nào để thành công, kể cả đánh gục đối thủ cạnh tranh, để chiếm độc quyền. Đó cũng là một khía cạnh của văn hóa Tin Lành: Không có mặc cảm với tiền bạc, với thương mại.
Đó là một yếu tố văn hóa, nhưng nó giải thích phần nào cho sự thành công kinh tế của những nước như Hoa Kỳ, Bắc Âu. Văn hóa Tin Lành đã tạo ra những xứ tư bản Tây phương..
Một góc trường Đại Học Stanford. (Hình: humanistchaplainciesorg)
Người Tin Lành không che giấu chuyện đã làm ra tiền, coi đó là dấu hiệu của thành công. Gặp người Mỹ, vài giờ sau biết họ lãnh bao nhiêu đô la mỗi năm, có bao nhiêu cái nhà, cái xe.
Văn hóa Thiên Chúa Giáo có mặc cảm với tiền bạc. Không bao giờ người Pháp nói về lương bổng của mình, ít khi phô trương, gần như muốn che giấu nếu thành công trong đời.
Người Mỹ áp dụng những phương pháp hữu hiệu để kinh doanh, để làm giàu, nhưng khi đã thành công rồi, nghĩ tới việc trả lại cho xã hội những gì đã nhận của xã hội.
Khi Bill Gates trình bày với vợ, con về dự án dùng trên $40 tỷ cho Foundation Bill & Melinda Gates, và quyết định chỉ để lại cho mỗi người con $10 triệu (ít quá, khó thành công; nhiều quá, chỉ làm hư con cái), cả bà vợ và các con đều vui vẻ chấp nhận. Bởi vì họ được dạy dỗ, thấm nhuần văn hóa đó từ nhỏ.
Khi Bill Gates nói về dự án của mình, Warren Buffet đã hưởng ứng ngay, đóng góp phần lớn gia sản kếch xù cho Foundation Gates. Trên 50 tỷ phú, đa số là người Mỹ, đứng đầu là Zuckerberg, đã noi gương Bill Gates.
Các trường đại học Mỹ hay Anh đều giàu có, với những ngân sách khổng lồ, ngang với ngân sách một quốc gia nhỏ, mà nhà nước không tốn một xu, bởi vì những cựu sinh viên khi đã thành công ngoài đời đều quay lại, tự nguyện đóng góp. Đối với họ, đó là một chuyện tự nhiên, khỏi cần ai kêu gọi. Không làm, mới là chuyện bất bình thường.
Đơn giản như vậy, nhưng đem áp dụng ở những nước khác, rất khó. Phải bắt đầu bằng sự thay đổi văn hóa, thay đổi tư duy. Và văn hóa, không phải chuyện một sớm một chiều. Đó là chuyện của hàng thế hệ.
Tinh thần “trả lại cho xã hội” giải thích tại sao vai trò của xã hội dân sự cực kỳ quan trọng trong các xã hội Tây phương. Nó nhân bản hóa các xã hội tư bản.
Ở Hoa Kỳ chẳng hạn, tiêu biểu cho chế độ tư bản, nó xoa dịu những bất công của một xã hội cạnh tranh, mạnh được yếu thua. Đó là hai khuôn mặt mâu thuẫn của tư bản Tây phương. Mâu thuẫn hay bổ túc lẫn nhau.
Những foundation tư nhân, nhan nhản khắp nơi, với những số tiền nhận được ở khắp nơi gởi giúp, trợ cấp học bổng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phát triển nghệ thuật văn hóa, giúp đỡ người nghèo, người sa cơ lỡ vận.
Truyền thống bác ái
Tại Pháp, nơi người Tin Lành chỉ chiếm trên dưới 3%, cái tinh thần “trả lại cho xã hội” không mạnh như ở Hoa Kỳ hay các nước có văn hóa Tin Lành ở Bắc Âu. Những trường đại học lớn, uy tín nhất của Pháp, những năm gần đây kêu gọi các cựu sinh viên đã thành đạt đóng góp cho trường, nhưng kết quả rất khiêm nhượng.
Không phải một sớm một chiều người ta có thể tạo một truyền thống.
Mặc dầu vậy, tinh thần bác ái ăn sâu tại các nước Thiên Chúa Giáo như Pháp, Ý, Tây Ban Nha (Espagne, Spain) đã thúc đẩy các xã hội dân sự hoạt động tích cực.
Tại Pháp chẳng hạn, tổ chức Resto du Cœur mỗi năm tặng thực phẩm, bữa ăn cho hàng triệu người. Emmaüs, một tổ chức thiện nguyện do Linh Mục Pierre lập ra không những giúp đỡ người nghèo, còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người. Một trong những hoạt động của Emmaüs: nhận bàn ghế, TV, tủ lạnh, computer, quần áo cũ của thiên hạ gởi tặng, sửa lại, bán rẻ lấy tiền làm việc nghĩa. Nhân viên của Emmaüs đều là những người gọi là SDF (Sans Domicile Fixe, không nhà không cửa, homeless), theo nguyên tắc dạy người ta câu cá hơn là cho tiền mua cá. Những người điều hành là những người có dư khả năng làm lương lớn trong các hãng tư, nhưng muốn làm việc công ích để đóng góp cho xã hội.
Từ gia đình tới xã hội
Người Tây phương, có tinh thần cá nhân chủ nghĩa, nhưng không ích kỷ như chúng ta nghĩ.
Rất nhiều người tích cực và nghĩ đến người khác, coi việc giúp đỡ người khác, cải thiện xã hội là một bổn phận.
Người Việt hy sinh, nghĩ tới người khác nhiều hơn chính mình, nhưng “người khác” chỉ luẩn quẩn trong nhà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, không ra khỏi ngưỡng cửa gia đình. Gia đình Việt Nam chặt chẽ, nhưng xã hội Việt Nam lỏng lẻo. Gia đình Tây phương lỏng lẻo, nhưng xã hội của người ta chặt chẽ. Chữ liên đới, bác ái, huynh đệ không phải là những danh từ trống rỗng trên cửa miệng.
Người Việt dành trọng tâm đời mình cho gia đình. Tai họa xảy ra cho người thân làm tiêu tan luôn đời mình. Mất một người thân, cuộc đời kể như chấm dứt. Ngồi rầu rĩ thương thân, oán phận.
Thái độ của người Tây phương tích cực hơn. Họ nghĩ tới xã hội. Họ không bi quan yếm thế. Tại họa cá nhân không đánh gục họ, trái lại, trở thành một động lực khiến họ lao đầu vào việc cải tiến xã hội.
Standford University
“Our Children”
Hai ông bà Stanford, khi cậu con cưng chết, quyết định: Từ nay, tất cả những đứa con California sẽ là con mình, “The children of California shall be our children.”
Ở Pháp, những bà mẹ có con thơ ấu chết vì tai nạn xe hơi, thay vì ngồi than trời oán đất, hay oán thù người gây tai nạn, đã thành lập một hội rất thế lực, Ligue Contre La Violence Routière (hội chống lại bạo lực lưu thông) hoạt động tích cực đòi Quốc Hội, chính phủ ban hành những luật lệ hạn chế vận tốc, kiểm soát, trừng phạt những người lái xe sau khi uống rượu, hút cần sa ma túy, mở những lớp về an ninh lưu thông, hỗ trợ các gia đình nạn nhân.
Các nạn nhân khủng bố lập những hội tương trợ các nạn nhân như mình. Một phụ nữ Pháp, thoát chết trong cuộc khủng bố Hồi Giáo ở Paris, nói: Chưa bao giờ tôi hạnh phúc hơn, vì có một gia đình trên 200 người.
Có người trong gia đình chết vì ung thư, họ lập những hội giúp bệnh nhân ung thư.
Những người cựu SDF, khi có công ăn việc làm, mở hội giúp những người vô gia cư.
Người có con chết vì ma túy, gia đình tan nát vì rượu chè, bỏ tiền bạc, giúp những người nghiện ngập. Họ làm việc đó tận tụy, âm thầm, coi như chuyện đương nhiên, ngạc nhiên khi có người ngạc nhiên trước các nghĩa cử đáng khâm phuc đó.
Những thí dụ đó nhan nhản, ở mỗi góc phố, đếm không xuể.
Thí dụ điển hình nhất là tổ chức Télémathon. Mộ số gia đình có con bị các thứ bệnh hiếm, không có thuốc điều trị vì không có hãng bào chế thuốc nào bỏ ra những ngân khoản khổng lồ để tìm kiếm, sản xuất thuốc cho một số rất ít bệnh nhân, đã thành lập Télémathon, mỗi năm vận động quyên góp được hàng trăm triệu euro.
Với số tiền đang kể đó, họ lập tuyển dụng các y sĩ, các chuyên viên y khoa nổi danh, mở những laboratoires tối tân để nghiên cứu phương pháp chữa trị, tìm tòi thuốc men. Tiền đóng góp từ khắp nơi gởi về, thường thường là của những người lợi tức thấp, nhưng sẵn sàng giúp người thiếu may mắn hơn mình. Và những người hoạt động tích cực nhất là những người có con cái đã chết vì bạo bệnh, hoạt động để tránh cho người khác thảm kịch của chính mình.
Không quay đầu về quá khứ, tiến về phía trước, nghĩ đến việc cải thiện xã hội, đó là những yếu tố khiến xã hội Tây phương thành công. Cả về kinh tế lẫn chính trị. Bởi vì dân chủ không phải chỉ xây dựng trên giấy tờ, qua hiến pháp, bầu cử, luật lệ. Nó phải được thực thi, bảo vệ, nuôi dưỡng bởi xã hội dân sự.
Cha chung không ai khóc
Người Việt Nam hy sinh cho gia đình, đó là một đức tính đáng cảm phục. Đó là một điều may, khiến xã hội Việt Nam không hoàn toàn băng hoại. Hay xã hội đã băng hoại, nhưng vẫn còn những ốc đảo là hàng triệu gia đình, đang âm thầm cố thủ.
Người Việt hết lòng với gia đình, nhưng hoàn toàn thờ ơ với xã hội.
Phương châm của người Việt: Vườn ai nấy rào. Người ta đốn cây, tôi mặc kệ, vì là cây ngoài đường. Người ta xẻ núi, phá rừng, xây chung cư, khách sạn, tôi ngoảnh mặt đi để tránh vạ lây. Hậu quả là Việt Nam được trời cho một giang sơn gấm vóc, ngày nay bị tàn phá một cách thô bạo. Nha Trang, Đà Lạt, Sapa,… những thắng cảnh tuyệt vời đang trở thành những đống xi măng, cốt sắt thô kệch, trước sự thờ ơ của mọi người. Cha chung không ai khóc.
Tại các nước Tây phương, các di tích lịch sử được bảo trì một phần lớn nhờ các foundation, các tư nhân. Ở Việt Nam, ngược lại, người ta biến của công thành của riêng, không nương tay tàn phá di sản của đất nước để làm giàu, để trục lợi.
Khi nào tình thương, sự liên đới, lòng bác ái, tinh thần trách nhiệm của người Việt ra khỏi ngưỡng cửa gia đình, lúc đó Việt Nam sẽ có một xã hội lành mạnh, lạc quan, tích cực. Đủ lành mạnh, lạc quan, tích cực, để xây dựng một chế độ dân chủ đích thực. Để xây dựng lại đất nước đang trở thành một bãi rác, nghĩa đen cũng như nghĩa bóng. (Từ Thức)
Stanford Oval planting with 125th Anniversary numbers. This image photoshopped to remove trucks.
LS LÊ CÔNG ĐỊNH :
Kể cả trong một thể chế XHCN độc đoán như Venezuela dưới thời Maduro, việc cấm xuất cảnh một công dân cũng cần phải có án lệnh của Tòa án Tối cao, bởi quyền tự do đi lại là một quyền hiến định mà cơ quan hành pháp không có quyền ngang nhiên tước đoạt.
Còn ở chế độ toàn trị cộng sản Việt Nam, một cơ quan hành pháp như Bộ Công an lại có toàn quyền cấm ai xuất cảnh thì cấm, chẳng cần đến tòa án hay lý do hợp pháp nào cả.
Do vậy, tuy đều là XHCN và đều độc đoán, nhưng Venezuela vẫn là một nước pháp trị, biết tôn trọng luật pháp của chính mình. Việt Cộng thì bất chấp.
Tiệm ăn vắng khách trong thời gian chính phủ đóng cửa. (Hình: AP Photo/David Goldman, File)
WASHINGTON, D.C. (NV) – Nền kinh tế Mỹ thiệt hại tới $11 tỉ trong vụ chính phủ đóng cửa 5 tuần qua, mà gần một phần tư của số thiệt hại này không thể thu hồi, theo ước tính của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội (Congressional Budget Office CBO) hôm Thứ Hai, 28 Tháng Giêng.
Báo New York Times nói rằng văn phòng độc lập CBO cho hay cuộc đóng cửa, vốn khởi sự vào cuối Tháng Mười Hai và kéo dài cho tới ngày Thứ Sáu tuần qua, gây trì trệ cho số chi tiêu trị giá khoảng $18 tỉ của các nhân viên chính phủ liên bang. Con số này có thể sẽ khiến mức phát triển tổng sản lượng nội địa (GDP) trong quý 4 năm 2018 giảm $3 tỉ và cắt mức phát triển GDP trong quý một 2019 khoảng $8 tỉ, tức khoảng 0.2%.
Cơ quan CBO nói rằng mức phát triển trong các quý sau đó sẽ lên cao hơn vì sự chi tiêu của các nhân viên liên bang cũng như dân chúng nói chung trở lại bình thường. Tuy nhiên, CBO ước lượng rằng khoảng $3 tỉ sẽ không bao giờ được phục hồi.
Sự thiệt hại trực tiếp nhất cho nền kinh tế Mỹ là từ việc các nhân viên liên bang bị cho nghỉ ở nhà không có tiền chi tiêu, cũng như sự trì trệ trong mức sử dụng dịch vụ cũng như tiêu xài của chính phủ liên bang, cũng theo CBO.
Tuy nhiên, theo cuộc nghiên cứu này, nền kinh tế Mỹ cũng bị các thiệt hại gián tiếp, vốn khó xác định giá trị hơn, như từ các cơ sở doanh nghiệp không xin được giấy phép hay có sự chứng nhận và không mượn được các món tiền có sự hỗ trợ của chính phủ liên bang.
“Các yếu tố đó có thể khiến các công ty phải hoãn việc đầu tư và thuê nhân viên,” CBO cho biết.
Tuy việc đóng cửa chính thức chấm dứt hôm Thứ Sáu tuần qua, điều này chỉ là sự tạm thời. Tổng Thống Donald Trump cảnh cáo rằng chính phủ có thể sẽ phải đóng cửa lần nữa nếu Quốc Hội không đồng ý với đòi hỏi có $5.7 tỉ để xây tường biên giới của ông. (V.Giang)
Vợ chồng Tổng thống tạm quyền VENEZUELA là “cặp đôi hoàn hảo “ dấn thân cho công cuộc thay đổi đất nước từ độ tuổi sinh viên. Nguồn cảm hứng tuyệt vời cho thanh niên sinh viên VN!
FB Nguyễn Văn Đài : Vợ chồng Tổng thống Venezuela Juan Guaido: tấm gương cho tuổi trẻ Việt Nam.
Ngày 23 tháng năm 2019, ông Juan Guaido, 35 tuổi, thủ lĩnh phe đối lập và cũng là chủ tịch Quốc hội 3 tuần trước, đã được QH Venezuela bầu làm Tổng Thống.
Sự kiện này đã thổi nguồn cảm hứng vào phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ của Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Trước đó ít ai biết đến ông. Nhưng ông Juan Guaido đã có bề dày hoạt động chính trị khi đấu tranh chống lại thứ Chủ nghĩa XH phản động mà Hugo Chavez áp đặt lên đất nước Venezuela.
Khi ông 15 tuổi, cũng là lúc Hugo Chavez trở thành tổng thống Venezuela năm 1999.
Ông học ngành kỹ sư công nghiệp tại đại học, rồi học thêm ở Đại học George Washington, Hoa Kỳ, và một trường kinh doanh ở Venezuela.
Khi còn là sinh viên, ông phản đối sự kiểm soát truyền thông của ông Chavez khi tổng thống không gia hạn giấy phép cho Radio Caracas Television.
Năm 2009, ông là thành viên sáng lập đảng Ý chí Nhân dân, cùng lãnh đạo đối lập Leopoldo Lopez.
Ông Guaido vào quốc hội với tư cách đại biểu dự khuyết năm 2010 và chính thức là nghị sĩ từ 2015.
Juan Guaido xứng đáng là tấm gương cho tuổi trẻ VN học tập.
Các bạn trẻ trong nước phải nhìn thấy và nhận thức được bản chất phản cách mạng, phản dân chủ và cực kỳ phản động của đảng CS và chế độ CSVN. Nhận thức được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đứng lên đấu tranh xoá bỏ chế độ độc đảng CS phản động, xây dựng lên một nền chính trị dân chủ đa đảng vì các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Vậy các bạn có thể làm gì?
Trước hết, thông qua mạng xã hội, các bạn chia sẻ những bài viết, thông tin về chính trị, dân chủ, nhân quyền,… qua đó các bạn có thể tìm được những người bạn có cùng quan điểm,, ý thức chính trị.
Các bạn kết nhóm với nhau 3,5,7,.. người. Nhiệm vụ quan trong của mỗi thành viên của nhóm là làm sao mời được càng nhiều các bạn trẻ tham gia nhóm càng tốt. Và đây là nhiệm vụ chính và xuyên suốt.
Các bạn cùng nhau tìm kiếm và chia sẻ các kiến thức về chính trị, dân chủ, kỹ năng đấu tranh, hoạt động,… Khích lệ và cổ vũ lẫn nhau, giúp nhau cùng hoàn thiện bản thân để trở thành những người hữu ích phục vụ Nhân dân và Tổ quốc.
Nếu như các bạn trẻ trong nước cùng nhận thức và cùng hành động xây dựng các nhóm thì chỉ trong một năm, chúng ta có thể có hằng trăm, hàng chục nghìn nhóm trên khắp cả nước. Sau 2 đến 3 năm thì chúng ta có một lực lượng đông đảo để sức để thay đổi đất nước Việt Nam từ độc tài sang dân chủ.
Các thành viên tìm và liên kết với các nhóm, các tổ chức XHDS, đảng chính trị ở trong và ngoài nước để cùng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, bảo vệ lẫn nhau.
Và cuối cùng khi thời cơ đến thì cùng phối hợp hành động chung.
Nói về sự nghiệp chính trị của Juan Guaido thì không thể không nói đến người bạn đời, người vợ tuyệt vời của ông
Vợ của ông Juan Guaido là một phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần, cô tên là Fabiana Rosales. Năm nay 26 tuổi, cô kém chồng 9 tuổi và đã có một con gái sinh vào tháng 5/2017. Con gái của họ được đặt tên là Miranda Eugenia , theo tên một tiền nhân của anh hùng độc lập Nam Mỹ Simon Bolivar. Cô không phải là người nội trợ bình thường, sau khi tốt nghiệp đại học ngành truyền thông xã hội, cô trở thành một nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền, nhà lãnh đạo phong trào sinh viên. Cô yêu chồng con nhưng điểm chung của cô với chồng chính là tình yêu nước Venezuela. 18 tuổi, cô tham gia đảng phái chính trị và tin rằng mình chính là một phần của sự thay đổi của đất nước. Cô luôn kề vai sát cánh bên chồng để ủng hộ và cổ vũ ông, ngay trên đường phố của thủ đô Caracas.
Một tình yêu đẹp giữa cặp trai tài gái sắc có chung lý tưởng vì đất nước. Ngưỡng mộ và chúc phúc họ!
Chúng ta cầu mong đất nước, dân tộc Việt Nam sẽ sản sinh ra hàng chục, hàng triệu,… các cặp trai tài, gái sắc như vợ chồng Juan Guaido để có thể cùng với Nhân dân VN đấu tranh đem lại tự do, dân chủ và xây dưng một nước Việt Nam phú cường.
HOAN NGHÊNH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TỎ QUAN ĐIỂM KHÔNG DÍNH LÍU VÀO VẤN ĐỀ VENEZUELA NHƯNG PHÊ PHÁN LỰC LƯỢNG TÁC CHIẾN MẠNG CỦA CHÍNH PHỦ
Mặc dầu từng có mối quan hệ khá thân thiết trước đây nhưng trước sự phi nghĩa của chính phủ đương quyền Venezuela, Chính phủ Việt Nam đã chọn thái độ không dính líu vào chính phủ này qua phát biểu của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng mấy ngày trước.
Đây là một thái độ hết sức đáng hoan nghênh, thể hiện sự sáng suốt lựa chọn tính chính nghĩa trước một vấn đề quốc tế đang diễn ra, dù chính phủ đương sự từng có mối quan hệ tốt nhưng khi họ sai trái thì quyết không ủng hộ.
Tuy nhiên, có thể do thiếu sự chỉ đạo nhịp nhàng nên một số trang mạng xã hội của lực lượng tác chiến mạng của Chính phủ Việt Nam trong mấy ngày qua có nhiều bài viết hết sức vô lý, gây bức xúc cho cộng đồng mạng và ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ.
Chẳng hạn có trang mạng của lực lượng này lấy clip của người dân đi biểu tình chống chính phủ Maduro nhưng chú thích là người dân đi biểu tình ủng hộ chính phủ Maduro. Hoặc những bài viết khác bảo vệ chính quyền Maduro bằng những lập luận hết sức ngô nghê.
Những bài viết nói trên bị cộng đồng mạng lên án hết sức nặng nề không những người viết mà còn phê phán cả Chính phủ.
Những trang mạng đó đã vô cớ hạ thấp uy tín của nhà nước Việt Nam.
Vì vậy tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam có chỉ đạo kịp thời yêu cầu lực lượng tác chiến mạng xã hội gỡ những bài viết làm mất uy tín của nhà nước Việt Nam một cách vô cớ và nên dừng những bài viết loại này lại, tập trung tuyên tuyền những đường lối chính sách tốt của nhà nước mà người dân chưa nắm rõ thay vì những bài viết đó.
Trần Đình Thu
LÃNH ĐẠO ĐỐI LẬP VENEZUELA: KHÔNG BAO GIỜ NGĂN ĐƯỢC MÙA XUÂN ĐẾN
Cái tựa như trên của báo Tuổi Trẻ hôm nay tuyệt vời lắm. Thay mặt cho gần 25 ngàn người đang follow tôi cùng những người khác đọc tôi mà chưa follow, tôi gửi lời cám ơn đến quý báo Tuổi Trẻ đã dùng cái tựa ấy.
Tình hình Venezuela ngày càng “mùa xuân” hơn, hay nói cách khác ngày nào cũng thấy có một chút xuân về trên mảnh đất rất đau thương của một dân tộc khốn khổ nhất quả đất – dân tộc Venezuela.
Cho tới lúc này chưa có kết quả từ cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhưng những thông tin khác thì rất phấn khởi.
Trước hết là đại tá tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Venezuela ở Washinton, dĩ nhiên là người đang thuộc phe Maduro, tuyên bố ủng hộ cho tổng thống lâm thời Guaido.
Tuyên bố này cho thấy thực chất các sĩ quan quân đội cao cấp đều đã chán ghét chế độ Maduro nhưng do họ đang trong vòng kềm tỏa của Maduro nên chưa có thể biểu lộ chính kiến của mình. Riêng vị sĩ quan này do đang ở Mỹ nên có thể nói lên ý nguyện mình.
Điều này cũng có nghĩa nếu có một cuộc binh biến thì quân đội Venezuela chưa chắc đã trung thành với Maduro, mặc dầu bên ngoài họ nói là trung thành.
Đó là về nội bộ Venezuela.
Còn với Mỹ, nước bảo trợ dân chủ lớn nhất quả địa cầu, thì song song với việc kêu gọi quốc tế ủng hộ ông Guaido, Mỹ đang cố gắng giải quyết vấn đề tài chính cho chính phủ lâm thời nước này. Có thực mới vực được đạo – điều ấy khỏi bàn cãi. Hiện Venezuela có nhiều vàng gửi ở các nhà băng nước ngoài và Mỹ đang nhắm đến nguồn đó. Ở Anh có khoảng 8 tỷ USD và Mỹ đang nhắm khoản 1,2 tỷ USD tại đây cho chính phủ ông Goaido.
Một mặt tìm kiếm nguồn tài chính cho chính phủ lâm thời nhưng mặt khác Mỹ cũng tìm mọi cách ngắt nguồn sống của chính phủ độc tài Venezuela.
Phát biểu tại Liên Hợp Quốc trong hôm nay, ông Pompeo ngoại trưởng Mỹ kêu gọi các nước ngắt nguồn tài chính với Maduro và cho biết thêm Mỹ đang đẩy mạnh các biện pháp kiểu này. Có thể Mỹ sẽ tịch thu các tài sản của nước này tại Mỹ để chuyển cho phe đối lập.
Một động thái khác về phe Maduro là có vẻ đang rất xuống nước. Hôm qua ông ta kêu gọi ông Goaido đàm phán nhưng ông Goaido đang trong cơn rất chảnh nên trả lời là không đàm phán, thì hôm nay ông ta lại nói rằng ngoại giao đoàn Mỹ có thể ở lại Venezuela chứ không cần phải rời đi. Như vậy là một tín hiệu muốn xuống thang hoặc thậm chí là muốn đầu hàng.
Riêng ông Goaido, trong khí thế tràn đầy hân hoan, ông vừa xuất hiện trên đường phố thủ đô Caracas của Venezuela để nói chuyện với đồng bào ông và ông ví von “Có một câu nói, bạn có thể ngắt một bông hoa nhưng không thể ngăn nó nở lại khi mùa xuân đến”.
Ôi câu nói của ông Goaido!
Chân lý là đây hỡi nhân dân những quốc gia bị đàn áp trên toàn thế giới!
——
Chú thích: Hình ảnh này được trang Trung đoàn 47 chú thích là người dân Venezuela biểu tình ủng hộ tổng thống độc tài Madura khiến cộng đồng mạng bức xúc.
(Tổng thống lâm thời Guaido là hợp hiến, không phải là “tự phong”, hoặc các tướng lĩnh ủng hộ tổng thống hợp hiến thì bị gọi là “phản bội tổ quốc” các báo chí gán ghép xảo ngôn, thể hiện sự thiếu hiểu biết, khuyến khích hành động phi nghĩa, làm mất giá trị bài báo nói riêng và tên tuổi toà soạn nói chung).
RFI: (Pierre Avril, LeFigaro 28/01/2019) Matxcơva tố cáo sự can thiệp của phương Tây vào chuyện nội bộ của Caracas, đồng minh chiến lược quan trọng duy nhất của Nga tại Nam Mỹ để chống lại ảnh hưởng của Washington.
Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng hôm 21/1, Matxcơva đã tập trung sức lực vào cuộc chiến chống lại mưu toan « đảo chính ở Caracas do Washington bảo trợ », theo quan điểm của điện Kremlin về cuộc so găng giữa người được bảo trợ là Nicolas Maduro và Juan Guaido, « một người bước ra từ đường phố » – như đánh giá của chủ tịch Quốc hội Nga Viatcheslav Volodine.
Cùng với đồng minh Trung Quốc, chính quyền Nga hôm thứ Bảy 25/1 cố gắng cản trở cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tố cáo « sự can thiệp » của phương Tây vào « chuyện nội bộ của Venezuela ». Theo Reuters, có ít nhất mấy chục lính đánh thuê liên quan đến công ty Wagner thân cận với Bộ Quốc phòng, trong những ngày gần đây đã bay từ La Habana đến Caracas để bảo đảm an ninh cho tổng thống Maduro.
Ông Maduro được coi là đồng minh chiến lược của Matxcơva, hơn nữa, lại là duy nhất trong khu vực, giúp Kremlin chống lại ảnh hưởng lịch sử của Washington tại lục địa Nam Mỹ, như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Hugo Chavez được tiếp tám lần trong vòng bảy năm, rồi đến Nicolas Maduro trở thành vị khách thường xuyên nhất của Vladimir Putin – nếu không tính đến các nhà lãnh đạo những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Sự ủng hộ này lại càng rõ nét trong cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc ở Venezuela, vốn bị Mỹ trừng phạt. Từ năm 2006, Nhà nước Nga đã cho Venezuela vay ít nhất 17 tỉ đô la, và do không có tiền, Caracas trả cho Matxcơva bằng dầu lửa.
Khi thăm thủ đô Nga tháng 12 năm ngoái, Nicolas Maduro cảm ơn người bảo trợ Nga đã đầu tư thêm 6 tỉ euro, trong đó 5 tỉ dành cho việc khai thác năm mỏ dầu ở Venezuela và 1 tỉ còn lại để khai thác vàng. Tuy vậy chưa chắc số tiền này đã được giải ngân. Tập đoàn dầu khí Rosneft đóng vai trò chủ đạo trong vụ này, như chuyến thăm Caracas mới đây của chủ tịch Igor Setchine – một người thân tín của tổng thống Vladimir Putin – đã chứng tỏ.
Nay tập đoàn Nga phải lo giải quyết một kỹ nghệ dầu khí đang trong tình trạng tệ hại, do PDVSA quản lý, và các tập đoàn lớn của phương Tây tránh xa. Từ năm 2013, Rosneft đã đầu tư ít nhất 8,7 tỉ đô la ; trong đó có 6,5 tỉ dưới dạng trả trước cho dầu thô sẽ giao, và nắm cổ phiếu đáng kể trong hai chi nhánh của tập đoàn PDVSA. Rosneft không hề lên tiếng từ khi nổ ra khủng hoảng.
Cuối cùng, Nga là nhà cung cấp vũ khí trung thành với chế độ Venezuela, và là nước duy nhất bán vũ khí từ khi Hoa Kỳ rút lui. Một thỏa thuận hợp tác quân sự song phương đã được ký từ năm 2001 với Hugo Chavez, cụ thể hóa bằng việc chuyển giao các trực thăng Mi, tiêm kích Sukhoi, hệ thống chống hỏa tiễn, xe bọc thép và súng trường Kalachnikov, được cho là sẽ được sản xuất nhượng quyền tại Venezuela. Các thông tin về việc xây dựng một căn cứ quân sự Nga trên lãnh thổ nước này đã được đại sứ quán Nga ở Caracas đính chính.
« Rất có thể là cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến các hợp đồng về vũ khí phòng không, nhưng chúng tôi trông cậy vào một Nhà nước hợp pháp, với sự ủng hộ của nhân dân và quân đội, sẽ tái lập được trật tự hiến định ». Phó thủ tướng Nga Igor Borissov bày tỏ mong muốn như trên. Chính phủ nước ông sẽ bị thiệt hại rất nhiều nếu chế độ Venezuela sụp đổ.
TIN MỚI VỀ VENEZUELA: MỸ CHẶN HẾT ĐƯỜNG THỞ CỦA NHÀ CẦM QUYỀN MADURO.
(Theo FB Minh Ho)
Tổng Thống Trump vừa ra lệnh Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ngăn chặn các tài sản và thu nhập ở nước ngoài của nhà cầm quyền Maduro của Venezuela, bao gồm nguồn dầu hỏa từ công ty dầu khí Citgo có trụ sở tại Houston. Citgo là một công ty con của công ty dầu mỏ khổng lồ PDVSA của Venezuela và là nguồn doanh thu chính của chính phủ . Mặt khác, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã liên hệ với Ngân Hàng Anh Quốc yêu cầu ngăn chặn 1,2 tỷ đô la bằng vàng được ký thác tại ngân khố của ngân hàng trung ương Anh Quốc – đây là 15 % nguồn dự trữ ngoại tệ của Venezuela – được lưu trữ trong kho của Ngân hàng Anh.
Liên minh châu Âu đưa kiến nghị yêu cầu Maduro phải tổ chức bầu cử tự do – một số thành viên Âu Châu đã cho biết sẽ công nhận Guaido nếu Maduro không chịu công bố cuộc bầu cử mới trong 8 ngày. Maduro trả lời mỉa mai “kiến nghị Liên Minh Âu Châu như một trò đùa của trẻ con.”
“Nếu Maduro tiếp tục nắm quyền, nhân dân Venezuela có thể phải chịu một thảm họa”, ông Francisco Rodriguez, nhà kinh tế trưởng của Torino Capital có trụ sở tại New York cho biết.
Maduro hiện không còn đủ tiền chi trả cho quân đội và công an nên đã chuyển 500.000 thùng dầu mỗi ngày sang các thị trường Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan… Tuy nhiên Maduro rất khó nhận được tiền bán dầu vì các giao dịch tài chính quốc tế phải thông qua các ngân hàng Hoa Kỳ hoặc châu Âu. Ông Russ Dallen, đối tác quản lý của công ty môi giới cho biết, chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng vọt vì các cảng của Venezuela không được trang bị đầy đủ cho các tàu để vận chuyển dầu đến các thị trường xa xôi như vậy.
Cầm quyền Maduro hiện nay phụ thuộc gần như hoàn toàn vào xuất khẩu dầu mỏ để lấy tiền mua ít lương thực, trả lương quân đội và công an cũng như nhập khẩu linh kiện sửa chữa.
65 tỷ đô la trái phiếu đang lưu hành của công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA của Venezuela, gần như không có khoản nào được trả cho người mua trái phiếu phần lớn là Nga và Trung Quốc. Giá dầu buộc phải tăng 25% trong tình hình hiện tại gây thêm khó khăn cho cầm quyền Maduro.
Hoa Kỳ ra lệnh trao quyền kiểm soát Citgo cho những người được Guaido lựa chọn – làm như vậy khiến Maduro gần như không còn tiền chi trả cho các khoản vay hãng Rosneft của Nga. Mỹ hiện giữ quyền kiểm soát 49,9% công ty dầu mỏ Citgo của Venezuela tại Texas.
“Maduro hiện phải phải đối mặt với một tình huống cực kỳ phức tạp,” Ông Dallen nói. “Nhưng việc mất tiền mặt nhanh chóng từ Citgo và thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nghiền nát sản lượng dầu và dòng tiền đang bị lạm phát của nước này, đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ chết đói hơn và nhiều người chạy trốn khỏi đất nước.”
Sản xuất dầu là huyết mạch của chính phủ Maduro – đã bị sụp đổ trong nháy mắt.
Phi Luật Tân. – Vào lúc 8:45 sáng, giờ điạ phương, ngày 27 tháng 1 năm 2019, hai quả bom đã phát nổ tại một nhà thờ Công Giáo miền Nam Phi Luật Tân lúc đang có thánh lễ sáng Chúa Nhật làm 20 người chết và 81 người bị thương.
Bom nổ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Núi Carmel tại đảo Jolo. Hai quả bom đã nổ cách nhau một khoảng thời gian. Trái thứ nhất nổ lúc 8 giờ 45 sáng bên trong nhà thờ. Trái thứ hai được gài bên ngoài nhà thờ và phát nổ lúc cảnh sát và lực lượng chính phủ tiến vào cứu trợ.
Hiện nay chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ khủng bố, nhưng từ lâu người ta biết Jolo là một căn cứ quan trọng của nhóm khủng bố Hồi Giáo Abu Sayyaf
Cuộc tấn công đã diễn ra chỉ vài ngày sau khi Mindanao bỏ phiếu cuộc trưng cầu dân ý dành quyền tự trị cho khu vực Bangsamoro, miền nam Phi Luật Tân mà đa số dân chúng ở đây theo Hồi Giáo.
Trong khi da số dân chúng ở Mindanao bổ phiếu chấp thuận cho khu tự trị, thì dân chúng đảo Jolo nơi có nhà thờ bị đánh bom bỏ phiếu chống lại việc tự trị.
Hầu hết các nạn nhân là thường dân đã được đưa bằng đường hàng không tới các bệnh viện ở thành phố Zamboanga
Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân, Delfin Lorenzana, gọi cuộc tấn công này là một hành động liều lĩnh, kêu gọi dân chúng hợp tác với chính quyền để đưa ra công lý những thủ phạm đứng sau cuộc khủng bố.
Tưởng cũng nên nói thêm, cuộc trưng cầu dân ý là kết quả thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ Phi Luật Tân và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro.
Chính quyền hy vọng rằng kết quả trưng cầu dân ý sẽ là giải pháp chính trị nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hang chục năm giữa phe chính phủ và phe Hồi Giáo Ly Khai, đã làm cho 120,000 người thiệt mạng { Truyền thông Thái Hà }.