Nhìn lại Chủ nghĩa Cộng sản sau hơn 100 năm

Nhìn lại Chủ nghĩa Cộng sản sau hơn 100 năm

Mục sư Tiến sĩ Phan Phước Lành
RFA
2018-12-18
Hình minh họa. Những người ủng hộ đảng Công Nhân Ethiopia theo Cộng sản trước chân dung Karl Marx, Friedrich Engels, và Lenin để kỷ niệm cách mạng Ethiopia ở Addis Ababa.

Hình minh họa. Những người ủng hộ đảng Công Nhân Ethiopia theo Cộng sản trước chân dung Karl Marx, Friedrich Engels, và Lenin để kỷ niệm cách mạng Ethiopia ở Addis Ababa.

 AFP

“Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách.”  Mỗi người Việt, dầu ở vị trí nào, cũng phải có trách nhiệm với đất nước và dân tộc mình.  Tôi viết và phổ biến bài viết này sau thời gian dài suy tư về vận mệnh dân tộc và mong ước thấy sự hưng thịnh của đất nước Việt Nam yêu dấu.  Chúc mừng đội tuyển Việt Nam vừa đoạt CUP 2018 AFF Suzuki và mong ước Việt Nam đổi mới trên mọi bình diện không chỉ riêng lãnh vực bóng đá.

NGUỒN GỐC

Chủ Nghĩa Cộng Sản đã có mặt chính thức với quyền lực trên 100 năm qua kể từ khi những người Bôn-sê-vích nổi dậy giành chính quyền tại Nga vào tháng 10 năm 1917 và thành lập Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (Liên Xô).  Bôn-sê-vích, có nghĩa là nhóm đa số trong Đảng Lao Động Dân Chủ Xã Hội Nga theo chủ nghĩa Mác, đã loại bỏ Men-sê-vích, có nghĩa là nhóm thiểu số, theo khuynh hướng ôn hòa, vào Đại Hội Đảng năm 1903.  Sau khi loại bỏ nhóm thiểu số, nhóm Bôn-sê-vích đã trở thành Đảng Cộng Sản Nga.

Cụm từ Chủ Nghĩa Cộng Sản được xuất hiện vào thế kỷ thứ 18 khi triết gia Victor d’Hypay (1746-1818) viết trong quyển sách “Projet De Communauté Philosophe” (1777) đưa ra một khái niệm “tập thể.”  Ông viết “tập thế ấy cùng chia sẻ kinh tế và sản phẩm chung, như thế mọi người sẽ được hưởng theo nhu cầu của mình.”  Với mô hình này, điều kiện cần thiết là những người ở trong một tập thể lớn đó phải sống dựa trên triết lý vật chất chỉ là tạm bợ và vô nghĩa.  Họ coi nhẹ vật chất, chỉ cần “đủ ăn đủ mặc là thỏa lòng” theo như tinh thần của Kinh thánh 1Timothy 6:8 dạy.

Người thứ hai cũng thường được nhắc đến như một tác nhân tiên phong cho khái niệm Cộng Sản là triết gia người Anh, Sir Thomas More (1478-1535).  Ông cho rằng một xã hội tốt đẹp khi tất cả tài sản là của chung và được quản trị bởi một nhóm người được tín nhiệm để phân phối vật chất tùy theo nhu cầu của từng người.  Điều kiện cần thiết ở đây là nhóm người quản trị đó phải thật sự thanh liêm và công chính.

Hình minh họa. Những người theo đạo Thiên Chúa dự một lễ chiều ở nhà thờ Manila hôm 13/4/2017
Hình minh họa. Những người theo đạo Thiên Chúa dự một lễ chiều ở nhà thờ Manila hôm 13/4/2017 AFP

Dựa trên ý niệm này, Chủ Nghĩa Cộng Sản có nghĩa là một cộng đồng dân chúng sống chung hòa với nhau trong cùng một lối sống và mọi người đều bình đẳng trong xã hội.  Mô hình sống chung này được thể hiện rõ nét trong giai đoạn đầu của Hội Thánh của Chúa Giê-su, vào những năm đầu của thế kỷ thứ nhất.  “Những người tin Chúa Giê-su đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung.  Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người.  Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ, còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà” (Sách Công Vụ 2:44-46).  Hội Thánh ban đầu làm được điều này là vì ba lý do chính sau: (1) Họ xem nhẹ vật chất và nặng phần tâm linh; (2) Họ tin rằng Chúa Giê-su sẽ trở lại ngay cho nên sẳn sàng sống vì Chúa trong mọi đàng ngay cả bán điền sản để làm của chung; (3) Số lượng của họ còn nhỏ, vài ngàn người, cho nên rất dễ quản trị.

SỰ HÌNH THÀNH

Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ giữa thế kỷ thứ 18 đến giữa thế kỷ thứ 19.  Trong giai đoạn này, nền kinh tế dựa vào tay chân và qui mô nhỏ đã được thay thế bằng máy móc và qui mô lớn.  Các nghành công nghiệp như sản xuất máy móc, dệt, năng lượng, sắt thép, đường sắt, kênh đào giao thông, động cơ hơi nước… đã đưa Châu Âu vào thời đại công nghiệp.  Đây là lúc chuyển đổi của Chế Độ Phong Kiến sang Chế Độ Tư Bản. Những công xưởng sản  xuất được thành hình đi kèm theo chế độ lao động, sinh ra giai cấp chủ nhân và giai cấp công nông. Sự khác biệt quyền lợi và quyền hạn của hai giai cấp tạo nên khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội. Điều này khiến các cuộc cách mạng vô sản nổ ra. Tiêu biểu là Cách Mạng Pháp (1789-1799), gieo hạt giống của Chủ Nghĩa Cộng Sản và Chủ Nghĩa Xã Hội.

Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) là hai lý thuyết gia đã sinh ra triết lý Marxist. Triết lý này đổ lỗi cho sự khác biệt về quyền hạn và quyền lợi giữa giai cấp chủ nhân (tư bản) và công nông (vô sản) là do Chủ Nghĩa Tư Bản, thiểu số những người giàu làm chủ các công ty của nền công nghiệp và nắm quyền của xã hội. Đến năm 1848, hai ông đã đi đến chỗ cực đoan trong triết lý của mình là đưa ra Tuyên Ngôn Cộng Sản (ngày 21 tháng 2 năm 1848).

Người Cộng Sản chủ trương đấu tranh giai cấp cách quyết liệt để triệt hạ toàn bộ thành phần tư sản trong xã hội. Tuyên Ngôn Cộng Sản viết, “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.

Mục đích trước mắt của những người cộng sản là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.

Hình minh họa. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Nga đứng cạnh hình Vladimir Lenin trong một buổi tuần hành kỷ niệm 100 năm Cách mạng Bolshevik 1917.
Hình minh họa. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Nga đứng cạnh hình Vladimir Lenin trong một buổi tuần hành kỷ niệm 100 năm Cách mạng Bolshevik 1917. AFP

Người Cộng Sản đặt thế giới Cộng Sản lên trên quyền lợi của đất nước mình và luôn tranh giành quyền lãnh đạo độc tôn.  “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm: Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản; Hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào.”

Tuyên ngôn này cũng đưa ra mười phương cách xóa bỏ Chủ Nghĩa Tư Bản và thành lập Chủ Nghĩa Cộng Sản.

  1. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất và mướn đất của tư nhân, trao nộp hết vào mục đích công của nhà nước.
  2. Áp dụng thuế cấp tiến.
  3. Xoá bỏ quyền thừa kế.
  4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ chống đối.
  5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước, thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
  6. Tập trung tất cả các phương tiện truyền thông và vận tải vào trong tay nhà nước.
  7. Tăng thêm số công xưởng và công cụ sản xuất bởi nhà nước; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
  8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
  9. Kết hợp nông nghiệp và công nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

10. Giáo dục công cộng và miễn phí cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản phẩm công nghiệp.

Tuyên Ngôn Cộng Sản đã trở thành kim chỉ nam cho những người cộng sản Bôn-sê-vích vào đầu thế kỷ 20 và họ đã cướp được chính quyền tại Nga nhờ dựa vào lực lượng công nông. Sự khác biệt giàu nghèo đưa đến sự căm tức của giai cấp công nông và được khích động bởi triết lý Cộng Sản, những người Bôn-sê-vích đã khơi bừng lên lòng thù hận và tranh giành quyền lực. Nhờ vào sự kết thúc của Thế Chiến Thứ Hai và Chiến Tranh Độc Lập của các thuộc địa, người Cộng Sản đã cướp được chính quyền thêm nhiều nơi trên thế giới như Đông Đức, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Bắc Hàn, Campuchia …

HẬU QUẢ

Tại Nga: Xã hội Nga giai đoạn đầu dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa, sinh ra hai hệ cấu trúc xã hội: Cộng Sản ở thành thị và Tư Bản ở nông thôn.  Tại nông thôn, các điền chủ vẫn tồn tại và tạo nên một thế lực ngăn cản sự xóa bỏ quyền sở hữu đất tư nhân để quốc hữu hóa đất vào tay nhà nước.  Vì thế dưới thời Lê-nin và đặc biệt là Stalin, đã có chính sách tận diệt các điền chủ. Theo “The Black Book of Communism” “Quyển Sách Đen của Chủ Nghĩa Cộng Sản,” dưới thời Lê-nin đã giết chừng 1.5 triệu người trong chiến dịch tận diệt điền chủ. Tồi tệ hơn là dưới thời Stalin, chỉ trong năm 1937 và 1938 đã có trên 1.5 triệu người bị giết, trong đó có 700,000 bị xử bắn. Năm 1936 có hơn 5 triệu người Nga bị giam trong các tù cải tạo. Vì muốn tiến nhanh lên công nghiệp hóa cho nên Stalin đã tạo ra cơn đói năm 1932-33, có chừng 8 triệu người chết, được biết dưới tên “Holodomor.”

Lenin phát biểu tại Quảng trường Uritsky ở Petrograd hôm 19/7/1920
Lenin phát biểu tại Quảng trường Uritsky ở Petrograd hôm 19/7/1920AFP

Tại Trung Quốc: Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng Sản cướp chính quyền vào năm 1949, lập ra nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (the People’s Republic of China). Chính sách hợp tác xã và tập trung vào công nghiệp hóa đã khiến cho 30 đến 40 triệu người chết vì đói. Ông cũng giết nhiều người thuộc giới trí thức và tư sản. Câu nói để đời của Mao, “Tần Thủy Hoàng chôn sống 460 học giả, nhưng chúng ta đã chôn sống 46.000 (46 ngàn) học giả.”

Theo số liệu của Victims of Communism Memorial Foundation (Tổ Chức Tưởng Nhớ Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản), gần 100 triệu người chết vì nạn Cộng Sản qua đấu tố giết hại, thanh trừng, giết trực tiếp, thủ tiêu, đói chết… và được chia theo các quốc gia như sau:

  • Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa: 65 triệu
  • Liên Xô: 30 triệu
  • Cam-pu-chia: 2 triệu
  • Bắc Hàn: 2 triệu
  • Phi Châu: 1.7 triệu
  • Áp-ga-nis-tan: 1.5 triệu
  • Đông Âu: 1 triệu
  • Việt Nam: 1 triệu
  • Châu Mỹ La-tin: 150,000

MUỐN HIỂU CUỘC CHIẾN MỸ TRUNG, CẦN HIỂU VỀ BẢN CHẤT

MUỐN HIỂU CUỘC CHIẾN MỸ TRUNG, CẦN HIỂU VỀ BẢN CHẤT

Tác giả Trần Đình Thu

Nhân kỷ niệm 40 năm Trung Quốc thực hiện chính sách “Cải cách và mở cửa”, ông Tập Cận Bình có bài phát biểu dài 80 phút trong đó có những câu nói thoạt nghe qua rất cứng rắn khiến nhiều nhà phân tích bắt đầu nghĩ ngược lại theo hướng Trung quốc sẽ không dễ dàng đầu hàng Mỹ.

Chẳng hạn như câu này của ông Tập: “Không ai có quyền ra lệnh cho người Trung Quốc điều gì nên làm hay không nên làm”.

Chính vì vậy chẳng hạn trên Bloomberg, một bài báo khi phân tích bài phát biểu của ông Tập đã nhấn mạnh: “Bất cứ ai cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nhanh chóng lùi bước trong cuộc chiến thương mại với Tổng thống Donald Trump đều nên suy nghĩ lại”.

Có một nhà báo người Việt ở nước ngoài hỏi tôi, vì sao nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng Mỹ khó lòng thắng Trung quốc, tôi giải thích là vì họ hay dựa vào hiện tượng để phân tích mà không kết hợp với bản chất. Hay nói cách khác, muốn hiểu bản chất thì cần phải kết hợp rất nhiều hiện tượng bên ngoài chứ không thể căn cứ vào một hai hiện tượng đơn lẻ mà rút ra kết luận được.

Với tư cách là một nguyên thủ quốc gia, trước một dịp lễ, thì việc nói câu nói “Không ai có quyền ra lệnh cho người Trung Quốc điều gì nên làm hay không nên làm” là quá bình thường, không thể hiện một cái gì ghê gớm cả. Trung quốc tuy đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng mọi thứ vẫn còn chưa có gì sứt mẻ, thì ông Tập chẳng lẽ không nói được câu nói đó!

Chúng ta nên nhớ rằng nói cứng rắn là nguyên tắc của các nguyên thủ quốc gia, ngay cả khi họ hiểu tình hình rất nguy cấp. Có những nguyên thủ quốc gia ngay trước khi rơi vào tình huống thập tử nhất sinh họ vẫn phát biểu mạnh mẽ như không có gì xảy ra. Chúng ta chắc hẳn còn nhớ sự cứng rắn của Saddam Hussein. Cho nên căn cứ vào một hai câu phát biểu để đánh giá tình hình thì sẽ rất sai lầm.

Mọi người có thấy rằng, nếu một nguyên thủ quốc gia như ông Tập, trong một dịp quan trọng như vậy, mà sau khi ông phát biểu xong, cả thế giới đều ồ lên rằng như vậy thì Trung quốc sắp sập tới nơi rồi, thì chắc chắ là tối hôm đó ông Tập phải viết sẵn đơn xin từ chức để hôm sau nộp sớm nếu không muốn bị phế truất ngay tức thì.

Cho nên muốn tìm thông điệp, phải tìm ở chỗ khác, không thể tìm trong những câu nói đó.

Chẳng hạn chúng ta thấy, là buổi lễ vinh danh những người tiền nhiệm nhưng không ai trong số họ có mặt. Chúng ta không thấy có ông Giang Trạch Dân và cả ông Hồ Cẩm Đào cũng không có mặt, một điều quá bất thường. Và không chỉ cựu tổng bí thư mà các cựu uỷ viên bộ chính trị còn sống lẽ ra phải có mặt đều không có mặt. Hàng loạt các nhân vật quan trọng còn sống như cựu thủ tướng Lý Bằng, cựu thủ tướng Chu Dung Cơ cùng các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 15 không có mặt đã đành, mà ngay một số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 16 đã nghỉ hưu như cựu phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, các ông Ngô Quan Chính và La Cán cũng không có mặt mà không có lý do gì. Quá ngược với sự đông đủ ở buổi lễ tương tự 10 năm trước.

Điều này nói lên thông điệp gì nếu không phải là các cựu lãnh đạo Trung quốc cũng đã thấy tình cảnh bi đát rồi nên không thiết tha gì với buổi lễ này.

Một điều quan trọng khác, là trong bài diễn văn của ông Tập, tuy hùng hồn nhưng cái quan trọng nhất thì thiếu, đó là kinh tế Trung quốc sẽ phát triển theo hướng nào trong tương lai không hề được ông Tập nhắc đến. Ông chỉ nói chung chung là sẽ mở cửa thị trường rất cởi mở mà thôi.

Vậy thì nếu dựa vào một vài câu nói cứng rắn theo kiểu công thức phải có trong những bài phát biểu như thế để suy luận rằng ông Tập đang rất quyết tâm thì có chính xác hay không, có lẽ chúng ta đều có thể trả lời được rồi.

Một vài thông tin để kết thúc bài này là, nhóm doanh nghiệp nhà nước Trung quốc đã bắt đầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại, và hai là các bên Trung Mỹ chuẩn bị tiếp tục gặp nhau vào ngày 1/1 tới để thảo luận sâu hơn về hòa đàm bất bình đẳng 142 yêu sách của Mỹ. Đây mới là điều đáng quan tâm.

Ảnh: Ông Tập tại buổi

Image may contain: 2 people

MACRON

MACRON

Sau một tháng Áo Vàng biểu tình, Macron lên TV nói chuyện với dân, xin lỗi đã có những lời nói có thể xúc phạm, hay những quyết định chính trị khiến một số bất mãn. 

Chỉ sau gần 2 năm cầm quyền, người ta thấy một Macron khác hẳn. Một thanh niên bảnh trai, đầy tự tin, quá tự tin những ngày đầu đã nhường chỗ cho một Macron già hẳn đi ở tuổi 40, má hóp, hai mắt trũng vì mất ngủ ( ông ta chỉ ngủ 4 giờ một đêm ). Cũng như Sarkozy bạc tóc sau một năm cầm quyền

Người ta vẫn nói Tổng Thống Pháp là vị lãnh đạo được hiến pháp cho nhiều quyền nhất trong các nước dân chủ. 

Trên thực tế, làm tổng thống Pháp là cái nghề khó nhất, điên đầu nhất. Làm bất cứ cái gì, nói bất cứ cái gì cũng bị ít nhất một nửa nước chống lại, đả kích, hay xuống đường.

Giscard, Sarkozy, Hollande, không ông tổng thống nào tái đắc cử . Từ cách mạng 1789 , thói quen của dân Pháp là lấy đầu ông vua, theo nghĩa đen với Louis 16, nghĩa bóng với các ông tổng thống do chính họ chọn.

De Gaulle nói làm sao có thể cai trị được một dân tộc có 258 thứ fromages ( phó mát ), mỗi ông một sở thích, mỗi bà một ý.

Câu hỏi đặt ra, tại sao người ta chọn làm chính trị ở một xứ như nước Pháp, và trong đầu chính trị gia nào cũng mơ cái ghế bộ trưởng, thủ tướng, và số độc đắc là điện Elysées, dinh Tổng Thống ?

Vì danh vọng ? 
Một ông cựu Thủ tướng hay tổng thống, trừ De Gaulle, không được trọng vọng hơn một ông đầu bếp 3 sao hay một danh ca

Vì tiền ? 

Hầu hết các bộ trưởng Pháp đều tốt nghiệp các ‘’ trường lớn ‘’( Grandes Écoles ), nếu ra làm tư, chắc chắn sẽ lãnh lương gấp 3, 4 hay hàng chục lần nếu đứng đầu các đại công ty. Ngay cả làm công chức cấp cao sau khi tốt nghiệp ENA, lương cũng lớn hơn lương bộ trưởng mà không lo ngay ngáy bị mất việc. 

Tham nhũng cũng có, nhưng hiếm hoi, và những tay láu cá nhất như Balkany cuối cùng cũng bị lật tẩy, chờ ngày ra tòa. 

Với báo chí, tư pháp độc lập, với các hội đoàn, các phe phái đối lập soi mói, rất khó làm chuyện lem nhem. Jérôme Cahuzac, nếu hành nghề bác sĩ thẩm mỹ, chẳng ai biết ông ta dấu tiền bên Thuỵ Sĩ. Nếu sở thuế phát giác, cũng chỉ bị phạt tiền. Trở thành bộ trưởng nặng ký nhất của Hollande, Cahuzac bị báo online Mediapart điều tra, phanh phui, tố cáo, đã bị cách chức, lãnh án 3 năm tù ở.

Cựu thủ tướng Bérégovoy của Mitterrand bị Le Canard Enchainé tố cáo đã vay tiền không lời ( khoảng 1 triệu quan, gần 200 ngàn dollars ngày nay ) của một người bạn thương gia, để mua nhà trả góp, ngụ ý đã lợi dụng quyển hành, khiến ông thủ tướng phải tự tử. 

Mặc dầu vậy, nước Pháp vẫn bị coi là một nước thiếu minh bạch trong sinh hoạt dân chủ, so với các nước Bắc Âu.

Vì quyền hành ? 

Một chính trị gia nói : tôi ý thức được là mình hết làm bộ trưởng, khi trèo lên ghế sau xe hơi…không thấy xe chạy.

Sự thực, quyền hành cũng chỉ tương đối. Nước Pháp tôn trong bình đẳng. Một ông bộ trưởng hơi nặng tiếng với cô thư ký, hôm sau sẽ thấy tên mình trên Le Canard Enchainé, một tuần báo trào phúng đã làm bay chức nhiều bộ trưởng. Nhân viên trong các bộ đa số là công chức, nghĩa là không có chuyện bị sa thải.

Đúng ra, quyền ở đây hiểu theo nghĩa quyền được quyết định, quyền được thực thi những chính sách mà mình cho là hữu hiệu, hữu ích cho xứ sở. 
Nhưng ngay cả cái quyền này cũng rất giới hạn. Hành pháp bị lập pháp, tư pháp kiểm soát, bị báo chí theo dõi, bị các nghiệp đoàn, các tổ chức dân sự làm áp lực. Và nhất là bị 258 thứ fromages hạch sách, chửi bới, đòi hỏi. Cuối cùng, ai cũng thất vọng, oán trách .

Ngay cả các dân biểu, nghị sĩ cùng một đảng cũng gây khó dễ, vì không muốn hành pháp làm gì mất lòng dân, để chính họ cũng sẽ bị thất cử, bị dân cho về vườn.

Vì công việc nhàn hạ ? 
Trái lại, ở một xứ tuần lễ 35 giờ, bộ trưởng, dân biểu thường thường không có giờ nghỉ, không có weekend, ít khi thấy mặt vợ con, ít khi ăn cơm gia đình.

Nếu vậy, tại sao rất nhiều, quá nhiều người làm chính trị ở Pháp ? 
Có lẽ vì ghiền. Như người ta ghiền chính trị, cũng như ghiền đá banh, thuốc lá, thuốc phiện. Người ghiền, chỉ có họ hiểu nhau. Không thể giải thích cho người ngoài cuộc.

Nhân dịp, cũng không nên quên các ông bà ” maires ”, thị trưởng, xã trưởng vô danh của các tỉnh nhỏ hay các làng xóm. Đó là những người thực sự là ” đầy tớ dân ”, đứng ra cáng đáng đủ mọi việc công ích, với một lương bổng khiêm tốn, gần như tượng trưng. Không có họ, không có dân chủ, không có sinh hoạt cộng đồng.

tuthuc-paris-blog.com )

Hình trên : Macron 2018. Hình dưới : 2017

Image may contain: 1 person, suit
Image may contain: 1 person, smiling, text and closeup

Giám đốc Huawei bị truy nã vì tội lừa đảo, Công tố Canada không muốn cho bảo lãnh

Tại tòa, Công tố viên John Gibb-Carsley cho biết, phía Mỹ cáo buộc bà Mạnh che giấu mối quan hệ giữa Huawei và Skycom, bà cần phải được dẫn độ đến Mỹ, để tiến hành tố tụng theo luật pháp Mỹ. Ngoài ra, trước khi Mỹ dẫn độ, Canada không được thả bà.

M.TRITHUCVN.NET
Hôm thứ Sáu (7/12), tại buổi điều trần trước tòa về việc bảo lãnh Giám đốc Tài chính Tập đoàn Huawei, Luật sư Hoàng gia Canada cho biết, bà Mạnh Vãn Châu bị Mỹ truy nã vì liên quan đến tội lừa đảo.

Nữ tu Ba Lan dòng Đa Minh 110 tuổi, người Công Chính Giữa Các Dân Nước, vừa từ giã cõi đời

Nữ tu Ba Lan dòng Đa Minh 110 tuổi, người Công Chính Giữa Các Dân Nước, vừa từ giã cõi đời

 Đặng Tự Do

 22/Nov/2018

 

Sơ Cecylia Maria Roszak, nữ tu dòng Đa Minh, người Ba Lan, được ghi vào Guiness là “nữ tu cao niên nhất trên thế giới” đã qua đời ở tuổi 110. Tổng giáo phận Krakow đã công bố như trên hôm 17 tháng 11.

Sơ Cecylia nhũ danh Maria Roszak, sinh ngày 25 tháng 3 năm 1908 tại thị trấn Kielczewo ở tây-trung Ba Lan. Sau khi tốt nghiệp trường thương mại ở tuổi 21, sơ xin vào tu viện On Gródek của dòng Đa Minh ở Krakow.

Năm 1938, cô đi cùng một nhóm nữ tu cùng dòng đến Vilnius (hiện nay thuộc Lithuania, nhưng vào thời điểm đó là một phần của Ba Lan). Các nữ tu hy vọng thành lập thêm một tu viện tại đây. Tuy nhiên, Thế chiến thứ hai bùng nổ đã ngăn cản ước muốn của các sơ.

Theo mật ước Molotov–Ribbentrop, ba nước vùng Baltic, trong đó có Lithuania, rơi vào tay Liên Xô. Tháng 10 năm 1939, 20,000 quân Liên Xô tràn vào Lithuania. Nhiều người Do Thái bị lùng bắt. Sơ Roszak và các nữ tu, dẫn đầu bởi Mẹ bề trên Bertranda, đã can đảm mạo hiểm mạng sống che giấu 17 thành viên kháng chiến Do Thái trong tu viện của họ.

Theo viện Yad Vashem, tức là Trung tâm Tưởng nhớ Cuộc Diệt chủng người Do Thái, những người Do Thái được cho ẩn náu trong tu viện là những thành viên của một phong trào Do Thái phi chính thống, tức là những người Do Thái nhưng không theo Do Thái Giáo.

“Mặc dù có sự khác biệt rất lớn giữa hai nhóm, mối quan hệ rất gần gũi đã được hình thành giữa các nữ tu Công Giáo và những người Do thái thế tục cánh tả. Những kháng chiến quân này tìm được một nơi trú ẩn an toàn phía sau các bức tường của tu viện. Họ giúp các nữ tu trong công việc canh tác và tiếp tục các hoạt động chính trị của họ. Họ gọi Mẹ bề trên của tu viện là Ima, tức là Mẹ theo tiếng Do Thái”, viện Yad Vashem đã cho biết như trên.

Tháng 6, 1941, Lithuania lại rơi vào tay Quốc Xã Đức. Những kháng chiến quân Do Thái đã quyết định rời tu viện và trở về khu Do Thái để giúp thiết lập một ổ kháng cự ở đó. 

Vào tháng 9 năm 1943, mẹ Bertranda bị bắt, tu viện Vilnius bị đóng cửa và các nữ tu bị phân tán. Sơ Roszak trở về Krakow, do chiến tranh, các chị em của sơ cũng đã bị trục xuất khỏi nhà mẹ “On Grodek”. Sơ Roszak phải tá túc cùng với một số chị em khác vào thời điểm đó.

Vào năm 1947, Sơ Roszak và những sơ dòng Đa Minh khác trở về nhà mẹ, nơi sơ phục vụ như một người quản lý, người tổ chức và ca trưởng trong nhiều năm, và nhiều lần được bầu là Mẹ Bề Trên.

Năm 1984, Sơ Bertranda và các nữ tu tại tu viện Vilnius trong đó có Sơ Roszak đã được viện Yad Vashem trao tặng danh hiệu “Người Công Chính Giữa Các Dân Nước”. Đây là danh hiệu cao quý người Do Thái trao tặng cho những người không phải là người Do Thái đã liều mất mạng sống, tự do hoặc vị thế xã hội của họ để giúp đỡ người Do Thái trong thời kỳ Holocaust.

Năm 101 tuổi, Sơ Roszak đã trải qua phẫu thuật hông và đầu gối nhưng vẫn có thể tham gia vào nhiều hoạt động bình thường của tu viện, bao gồm cả việc tham gia cùng các chị em cầu nguyện và thăm các chị em bị bệnh.

Vào ngày 25 tháng 3 năm 2018, Sơ Roszak tổ chức sinh nhật lần thứ 110 tại tu viện của mình, nơi sơ được Tổng giám mục Marek Jedraszewski của Krakow đến viếng thăm.

Sơ Roszak qua đời vào ngày 16 tháng 11 năm 2018.

QUỐC TANG Ở MỸ

Image may contain: one or more people and indoor
Image may contain: 5 people, stripes
Image may contain: 8 people, people standing and suit
Image may contain: one or more people, people standing and outdoor
Phuong Nam is feeling wonderful.Follow

🇺🇸QUỐC TANG Ở MỸ🇺🇸

Cựu tổng thống Mỹ đời thứ 41 -Georger Bush cha vừa tạ thế. Nước Mỹ tiến hành quốc tang ông.

Không thấy vòng hoa. Không có hoa mà trang nghiêm bội phần. Vòng hoa bạt ngàn, chất hết xe nọ, xe kia. Sau đám tang là rác. Lãng phí hoa, lãng phí cả phương tiện chuyên chở, thời gian đi đặt mua hoa. Xem ảnh nghĩ thầm người ta giầu là phải, sau tang lễ chả phải vứt đi cái gì…

Quyền lực đến như tổng thống Mỹ còn vị trí nào cao hơn nữa đâu? Vậy mà tuyệt nhiên không thấy đến cả một cái tên. Không thấy phông màn, dòng chữ nào, nên cũng chả lo chữ bị rơi, cũng chả lo sót chức danh nào của người quá cố…

Mầu sắc toàn cảnh cực kỳ lịch lãm, chỉ có lá quốc kỳ là nổi bật. Nước Mỹ trên hết. Vì nước Mỹ người ta phụng sự, khi chết đi khiêm nhường cạnh lá quốc kỳ, không cần đến cả 1 dòng tên..

Nước Mỹ tinh tế đến kỳ diệu 

Chứng khoán Trung Quốc giảm, nhân dân tệ mất giá sau khi sếp Huawei bị bắt

Chứng khoán Trung Quốc giảm, nhân dân tệ mất giá sau khi sếp Huawei bị bắt

Tâm lý lo ngại của nhà đầu tư và bất ổn quanh mối quan hệ Mỹ – Trung khiến các chỉ số chính tại Thượng Hải và Hong Kong lao dốc.

Trung Quốc có thể trả đũa Mỹ vì vụ bắt lãnh đạo Huawei / Giám đốc tài chính vừa bị bắt được kỳ vọng tiếp quản Huawei

Chỉ số Shanghai Composite trên sàn chứng khoán Thượng Hải chốt phiên hôm nay giảm 1,68%. Hang Seng Index (Hong Kong) hiện mất 2,72%. Hang Seng China Enterprises Index – chỉ số theo dõi các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong cũng giảm 2,8% và đang hướng tới mức giảm hai ngày lớn nhất kể từ tháng 2.

Nhóm cổ phiếu công nghệ chịu ảnh hưởng nặng nhất tại cả hai thị trường, sau tin Canada bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei – Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ. Bà cũng đang đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ, với cáo buộc liên quan đến việc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.

“Tin tức về Huawei được công bố trong thời điểm rất tệ, khi tâm lý nhà đầu tư còn yếu”, Toshihiko Takamoto – Giám đốc quản lý tiền tệ tại Asset Management One nhận định, “Giờ người ta đều cho rằng cuộc chiến thương mại này có thể kéo dài 10 năm”. Bên cạnh đó, ông lý giải chứng khoán đi xuống một phần do lực mua yếu dịp cuối năm.

Tin tức về Huawei khiến nhà đầu tư thêm nghi ngờ về tiến triển trong quan hệ Mỹ – Trung Quốc. Sức ép bán ra hôm qua giảm đi phần nào, sau khi Trung Quốc cam kết đẩy nhanh thực hiện các điểm đã thống nhất với Mỹ. Tuy nhiên, người ta vẫn nghi ngờ liệu hai bên có đạt được đột phá thực sự nào thông qua đàm phán hay không. Tháng trước, tin tức Mỹ đang tăng tốc một chiến dịch nhằm vào Huawei cũng khiến Shanghai Composite lao dốc, mạnh nhất là nhóm cổ phiếu công nghệ.

Cổ phiếu của AAC Technologies Holdings hôm nay mất 4,5%. Cổ phiếu ZTE – một đại gia công nghệ khác của Trung Quốc, giảm 5,7% trên sàn Thâm Quyến và gần 7,8% trên sàn Hong Kong.

Các nhà cung cấp cho Huawei cũng chịu chung số phận. Sunny Optical Technology mất hơn 4,5%, O-film Tech và GettopAcoustic cũng mất lần lượt 3,9% và 5%.

About this website

 

KINHDOANH.VNEXPRESS.NET

Vệ tinh phát giác căn cứ hỏa tiễn chưa hề tiết lộ của Bắc Hàn

Vệ tinh phát giác căn cứ hỏa tiễn chưa hề tiết lộ của Bắc Hàn

Tổng Thống Donald Trump và Kim Jong Un. (Hình: AP Photo/Susan Walsh, Pool, File)

WASHINGTON, D.C. (NV) – Các hình ảnh vệ tinh mới chụp được cho thấy Bắc Hàn vừa mở rộng một căn cứ hỏa tiễn tầm xa trong khu vực núi non nằm sâu trong lãnh thổ quốc gia này. Phát giác mới nhất này cho thấy các cuộc thương thảo ngoại giao với Mỹ không buộc chế độ Kim Jong Un phải ngưng nỗ lực sản xuất và thiết lập hàng loạt hỏa tiễn có khả năng mang theo đầu đạn nguyên tử của họ.

Bản tin CNN nói rằng các hình ảnh vệ tinh nói trên cũng là chứng cớ cho thấy căn cứ hỏa tiễn Yeongjeo-dong và một căn cứ cạnh đó, vốn chưa hề được báo cáo trước đây, vẫn tiếp tục hoạt động và thường xuyên được cải tiến, cho thấy thực tế rõ ràng về hiệu quả của các cuộc thương thảo giữa chính phủ Mỹ với Bắc Hàn liên quan đến giải giới nguyên tử và hỏa tiễn.

Các hình ảnh này xác định là Bắc Hàn đang xây dựng một căn cứ ngầm rất lớn từ năm 2017 và mãi cho đến Tháng Tám năm 2018 vẫn còn tiếp tục.

“Các hoạt động xây cất ở nơi từng được nhận diện trước đây vẫn tiếp tục, ngay cả sau khi có cuộc họp thượng đỉnh ở Singapore giữa Tổng Thống Donald Trump và Kim Jong Un,” theo lời phân tích gia Jeffrey Lewis tại Middlebury Institute of International Studies.

“Bất kể là Kim Jong Un đã nói gì với Tổng Thống Trump về việc giải giới nguyên tử, Bắc Hàn tiếp tục sản xuất và bố trí hỏa tiễn có đầu đạn nguyên tử,” ông Lewis nói. (V.Giang)  

Giám Đốc Tài Chính Huawei Bị Bắt Tại Canada

Image may contain: 1 person, phone and screen
Image may contain: 1 person, closeup and text
Image may contain: 1 person, smiling, selfie and closeup
Le Bao Quoc

Giám Đốc Tài Chính Huawei Bị Bắt Tại Canada Phải Đối Mặt Dẫn Độ Đến Hoa Kỳ Đừng Giỡn Mặt Với Trump.

Với Hoa Kỳ Mỹ yêu cầu Canada bắt giám đốc tài chính toàn cầu của Huawei
06/12/2018 08:19 GMT+7

Loa thông minh của Huawei vừa ra đã bị tố ‘nhái hàng’

Quân đội Mỹ cấm điện thoại Huawei, ZTE của Trung Quốc
Ngại do thám, Best Buy tuyên bố ngừng bán sản phẩm Huawei tại Mỹ
TTO – Chính quyền Canada thông báo cuối tuần qua, theo yêu cầu của Mỹ, họ đã bắt giữ bà Meng Wanzhou – giám đốc tài chính toàn cầu của Công ty Huawei, Trung Quốc.

Mỹ yêu cầu Canada bắt giám đốc tài chính toàn cầu của Huawei – Ảnh 1.
Bà Meng Wanzhou – Ảnh: EPA

Theo báo New York Times, bà Meng Wanzhou là con gái của nhà sáng lập Hãng công nghệ Huawei. Việc bắt giữ bà chắc chắn sẽ là động thái làm tăng thêm căng thẳng trong quan hệ Mỹ -Trung vốn đang rất “nóng” hiện nay.

Sự việc diễn ra ngay sau khi Mỹ và Trung Quốc gặp bên lề hội nghị G20 tại Argentina.

Nguyên nhân bắt giữ bà Meng hiện được biết là liên quan tới các vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.

Ông Ian McLeod, phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Canada, cho biết: “Bà Meng Wanzhou bị bắt tại Vancouver ngày 1-12”. Phía Mỹ yêu cầu dẫn độ bà Meng sang Mỹ xét xử.

Ông McLeod cũng cho biết vì quy định cấm cung cấp thông tin trong vụ việc này nên ông không thể cho biết thêm các chi tiết khác.

Huawei là một trong những nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông và điện thoại lớn nhất của Trung Quốc.

Công ty này lâu nay cũng đã đối mặt với cuộc điều tra về nguy cơ do thám tại Mỹ. Washington lo ngại nguy cơ do thám trong các sản phẩm của Huawei vì cho rằng họ có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc.

Cho tới nay Huawei cũng đã bị điều tra về những vi phạm chính sách của Mỹ tại các nước như Cuba, Iran, Sudan và Syria

Thương mại : Mỹ-Trung tạm thời ngưng chiến!!!

Van H Pham

*******

Thương mại : Mỹ-Trung tạm thời ngưng chiến!!!

Bên lề thượng đỉnh G20 tại Achentina, tối 01/12/2018, tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc đạt thỏa thuận “hưu chiến” trên mặt trận thương mại. Bắc Kinh thở phào nhẹ nhõm. Nhà Trắng tạm hoãn quyết định đánh thuế 25 % nhắm vào 200 tỉ đô la hàng của Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ kể từ ngày 01/01/2019. Quyết định này có hiệu lực trong ba tháng.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đánh giá đây là một thỏa thuận “có lợi cho cả đôi bên”. Theo thông tín viên Simon Leplatre từ Thượng Hải, đôi bên có thêm thời gian để đàm phán :

“90 ngày là thời hạn Mỹ và Trung Quốc cùng đề ra để giải quyết những bất đồng về thương mại. Trong khi chờ đợi, không có chuyện tăng thuế nhập khẩu hay ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Hiệp định ‘ngưng bắn’ này là một tin vui. Lo ngại các biện pháp trừng phạt leo thang đã đè nặng lên các hoạt động kinh tế vào cuối năm nay, chủ yếu là về phía Trung Quốc, nhưng ngay cả các công ty Mỹ buôn bán nhiều với phía Trung Quốc hay ngành sản xuất xe hơi cũng bị tác động.

Dù vậy, 90 ngày là thời hạn không nhiều để giải quyết vô số những xung đột. Từ quyền sở hữu trí tuệ đến chuyển giao công nghệ, hay đòi hỏi Trung Quốc mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài …

Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc cản trở cạnh tranh bình đẳng, trong lúc Bắc Kinh vẫn viện cớ là một nền kinh tế đang phát triển nên cần áp dụng một số các biện pháp bảo hộ.

Đây chính là điểm nhậy cảm : Trung Quốc cam kết mua hàng của Mỹ nhiều hơn. Nhưng trên những vấn đề cơ bản liên quan đến mô hình phát triển của nước này thì Bắc Kinh lại không mấy sẵn sàng đàm phán. Trong trường hợp đôi bên không đạt được đồng thuận trong ba tháng sắp tới, Hoa Kỳ đã dự trù đánh thuế vào 200 tỉ đô là hàng Trung Quốc bán sang Mỹ”.