Cuba kiệt sức khi đã chạm tay vào CNXH, còn CSVN?

Ba’o Dat Viet

April 3, 2024

Nguyễn Phú Trọng từng than thở “không biết 100 năm nữa chúng ta thấy được chủ nghĩa xã hội hay chưa.” Nếu ông sang Cuba sống với người dân tại đây, mà không bị chính quyền che mắt thì có lẽ ông sẽ mừng rỡ la lên: “A! Đây rồi, niềm mơ ước của chúng ta đang hiện diện tại Cuba!”

Biểu tình làm rung chuyển cái nôi cách mạng Cuba khi mất điện và khan hiếm lương thực. Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập vào ngày 17 Tháng Ba tại công viên Carretera Del Morro của Santiago, hô vang “điện và thực phẩm.”

Đây có lẽ là lần biểu tình hiếm hoi tại một đất nước mà chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện và nằm đó suốt từ ngày Fidel Castro lên cầm quyền. Ước mơ của nhà cách mạng Cuba này đã thành hiện thực khi đất nước của ông ta đạt được những thành tựu nhất định, mà mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nhắm tới.

Người Việt trong nước, nhất là ở miền Bắc có cảm tình với đảng, khi nhắc tới Cuba thì hình ảnh Fidel Castro lại xuất hiện trong tâm trí với những câu chuyện thú vị về cách mạng Cuba do ông ta lãnh đạo, cộng với những trợ giúp mà Cuba đã gửi gắm cho Việt Nam trên bước đường chống Mỹ. Ngược lại, người Việt sống ở nước ngoài khi nhắc tới hai chữ Cuba thì hầu như ngay lập tức câu tuyên bố của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết lại hiện lên: “Có người ví von, Việt Nam-Cuba, như là trời đất sinh ra, một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây, chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ.”

Bản chất của cộng sản là nói lời không thật, ông Triết sang Cuba chắc thấy rất rõ đời sống của người dân tại đây, nhưng vẫn buông lời dối trá, khoác lên chiếc áo lộng lẫy cho người dân nước này khi thực tế họ đang sống trong chế độ bao cấp như Việt Nam trước năm 1975. Hoàn cảnh bi đát của người dân Cuba thì ông Triết là người hiểu hơn ai hết, họ bất hạnh hơn Việt Nam khi sống dưới sự cai trị của một gia đình trị, vì sau Fidel Castro là em trai của ông này, Raul Castro, tiếp tục đè đầu người dân Cuba xuống đất với mục tiêu tuyên truyền cho chủ nghĩa xã hội mà nước này phát động từ năm 1950.

Thành tựu lớn nhất của Cuba là có tỷ lệ trẻ em biết đọc biết viết thuộc hạng cao nhất thế giới khi có tới 99.7%. Thành tựu thứ hai là số lượng bác sĩ của đảo quốc cũng không hề thua kém tỷ lệ biết đọc biết viết. Theo The Economist, Cuba là một trong những quốc gia có tỷ lệ bác sĩ cao nhất trên thế giới, với khoảng 8.4 bác sĩ/1,000 dân, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 2.6 hay, tại Italia là 4.1.

Tuy bác sĩ là mũi nhọn xuất khẩu của Cuba, nhưng trong lĩnh vực kinh tế người dân sống chủ yếu vào kỹ nghệ mía đường. Trong thời kỳ Liên Bang Xô Viết, Cuba đã được viện trợ bao cấp cho rất nhiều máy móc để sản xuất nên đường là vật phẩm quan trọng giúp Cuba sống còn. Trong những năm tháng chiến tranh tại Việt Nam, Tố Hữu từng ca ngợi Cuba như một quốc gia đáng sống và tươi đẹp đến nỗi Việt Nam phải mơ ước: “Em ạ Cu Ba ngọt lịm đường/mía xanh đồng bãi hết đồi nương/cam ngon xoài ngọt vàng nông trại/ong lạc đường hoa rộn bốn phương!”

Những tưởng chủ nghĩa xã hội trong tầm tay, nhưng khi Liên Xô sụp đổ cũng là lúc Cuba đổ nhào theo. Máy móc công nghiệp không có, mía trồng ra không nơi chế biến thành đường, dầu khí ngày càng cạn kiệt, kỹ nghệ xuất cảnh bác sĩ chững lại, vì giá cả quá thấp khiến Cuba ngày càng mất phương hướng.

Tuy nhà nước vẫn bao cấp từ lon gạo ký muối cho tới bao thuốc lá cục xà phòng… người dân Cuba ngày một tuột xuống cùng cực của đói nghèo lạc hậu. Những chiếc xe sản xuất từ thập niên 40 của thế kỷ trước chạy lộc cộc trên đường phố, trông giống như đang triển lãm loại xe cổ điển không làm cho Cuba hiện đại hơn, nhưng có thể hấp dẫn khách ngoại quốc khi nhìn quốc gia này qua lăng kính một đất nước còn nghèo đến khó tin trong thời đại con người đang tính tới chuyện lên mặt trăng lập nghiệp. Ý tưởng mở cửa cho du khách nhằm cứu vãn tình trạng xuống cấp kinh tế đã nổi lên khi Tổng Thống Barack Obama tỏ thiện chí với nước này, và cho phép công dân Mỹ du lịch Cuba vào năm 2014, mặc dù ba năm trước đó muốn du lịch Cuba phải đi theo đoàn.

Tuy nhiên, khi du lịch được mở cửa thì lại nảy sinh một vấn đề khác khiến xã hội Cuba bị chia rẽ trầm trọng hơn. Khách du lịch mang đô la vào Cuba nhưng lại đòi hỏi việc phục vụ nhằm đổi lấy nó. Những ai phục vụ trong ngành du lịch sẽ kiếm được tiền nhiều hơn những người nằm bên ngoài. Lương bác sĩ $40 một tháng, trong khi một bồi phòng khách sạn có thể kiếm tới $100. Những dịch vụ làm ra tiền nằm lọt trong khu vực du lịch và người dân bên ngoài chỉ biết đứng nhìn và mơ ước, chứ không thể tham gia vì số khách du lịch vẫn còn hạn chế.

Tới khi Fidel Castro mất thì sự phân hóa càng lên cao. Cái chết của lãnh tụ trong lúc nước Mỹ thay chủ đã kéo Cuba về vị trí trước đó. Tổng thống Donald Trump có lẽ là người làm cho Cuba ngày càng tiến gần hơn đến giấc mơ xã hội chủ nghĩa khi ông công khai tuyến bố về Fidel Castro như sau: “Hôm nay, thế giới đánh dấu sự qua đời của một tên độc tài tàn nhẫn đã đàn áp chính người dân của mình trong gần sáu thập niên. Di sản của Fidel Castro là những cuộc hành quyết, bòn rút, khổ đau không tưởng, nghèo đói và sự đàn áp quyền con người. Trong khi Cuba vẫn còn là một hòn đảo phải sống dưới một chế độ độc tài toàn trị. Tôi hy vọng rằng, ngày hôm nay đánh dấu một bước tiến xa khỏi sự kinh hoàng mà người Cuba đã phải chịu đựng trong một thời gian quá lâu để hướng tới một tương lai, mà nhân dân Cuba cuối cùng có thể được sống một cuộc sống tự do mà họ vô cùng xứng đáng.”

Và việc gì tới đã tới, dưới thời ông Trump, Cuba lùi về thời gian trước khi Fidel còn sống. Người dân Mỹ không còn được phép du lịch Cuba, mặc dù hai nước chỉ cách nhau 213 cây số tính từ bờ biển Miami tới La Habana. Cuba bị Mỹ từ chối gỡ bỏ lệnh cấm vận khi Liên Hiệp Quốc có được 180 phiếu thuận vào Tháng Mười Một, 2022.

Ngày càng lún dần vào nghèo đói và khó khăn, người dân Cuba lây lất sống, lây lất chờ người thân vượt biên sang Mỹ gửi tiền về nuôi cũng ngày càng kiệt sức. Xã hội lầm than đến nỗi không còn sức sống. Những khu phố vắng lạnh, những căn nhà bỏ hoang hàng cây số. Những building từ thời cách mạng không được tu bổ, chống chỏi chấp vá như bản thân người dân Cuba ngày nay.

Vì cách xa Cuba bởi một rào cản chính trị của nước này, nên chúng ta chỉ có thể tưởng tượng ra điều tệ hại nhất, nhưng mới đây một người Mỹ gốc Việt đã sang Cuba vào năm ngoái quay lại những thước phim mô tả đời sống của người dân Cuba một cách chi tiết nhất. Trang Youtube của Ser Andy quay năm 2023 cho thấy, toàn bộ cảnh quan của thành phố Havana. Video clip có tên “Cuba Đổ Nát, Hoang Tàn – Người Dân Sống Trong Nước Mắt – Ký Sự Cuba 2023.”

Nguyễn Phú Trọng từng than thở “không biết 100 năm nữa chúng ta thấy được chủ nghĩa xã hội hay chưa.” Nếu ông sang Cuba sống với người dân tại đây, mà không bị chính quyền che mắt thì có lẽ ông sẽ mừng rỡ la lên: “A! Đây rồi, niềm mơ ước của chúng ta đang hiện diện tại Cuba!”

Kim Ngữ/Người Việt


 

Lập tài khoản giả MAGA, Trung Quốc đang phá hoại bầu cử Mỹ

Ba’o Nguoi-Viet

April 2, 2024

Nguyễn Cao/SGN

Theo các nhà nghiên cứu và giới chức chính phủ Mỹ, Trung Quốc đang tung ra loạt tài khoản ma, mạo danh người Mỹ ủng hộ Donald Trump, quảng bá thuyết âm mưu, gây chia rẽ nước Mỹ và tấn công Tổng thống Joe Biden…, trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bắt đầu nóng hực.

Sự việc báo hiệu một thay đổi chiến thuật trong cách Bắc Kinh gây ảnh hưởng đến nền chính trị Mỹ, với việc nhắm thẳng vào các ứng cử viên và đảng phái cụ thể, kể cả đương kim Tổng thống Joe Biden.

Tương tự chiến dịch gây ảnh hưởng và phá hoại nền dân chủ Hoa Kỳ mà Nga thực hiện trước cuộc bầu cử 2016, Trung Quốc đang tận dụng tối đa tình trạng chia rẽ đảng phái để làm suy yếu các chính sách của chính quyền Biden. Trong bài báo ngày 1 Tháng Tư 2024, The New York Times cho biết, một số tài khoản Trung Quốc mạo danh những người hâm mộ cuồng nhiệt Trump đang làm đủ trò, từ việc chế nhạo tuổi tác của Biden đến chia sẻ những hình ảnh giả Biden trong bộ đồ tù. Có tài khoản thậm chí nói Biden là một con quỷ Satan ấu dâm!

Elise Thomas, nhà phân tích cấp cao thuộc Viện Đối thoại Chiến lược (Institute for Strategic Dialogue), một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, cho biết: “Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì tương tự trước đây.”

Elise Thomas, cùng các nhà nghiên cứu, đã liên kết hoạt động mới này với một mạng tài khoản vốn kết nối sâu với chính phủ Trung Quốc được gọi là Spamouflage. Một số tài khoản trước đây chuyên đăng nội dung ủng hộ Bắc Kinh bằng tiếng Quan Thoại bây giờ tái xuất hiện dưới lớp vỏ là người Mỹ và viết bằng tiếng Anh.

Tổ chức Bảo vệ Dân chủ (Foundation for Defense of Democracies) ở Washington DC xác định có 170 trang và tài khoản giả trên Facebook đang thực hiện chiến dịch phá hoại nước Mỹ, từ việc đưa ra các thông điệp chống Mỹ đến những cuộc tấn công bôi nhọ nhằm vào Joe Biden.

Dù các nhà nghiên cứu cho rằng khuynh hướng chính trị tổng thể của chiến dịch tranh cử vẫn chưa rõ ràng và chưa chắc Donald Trump thắng cử, nhưng Bắc Kinh dường như đang đặt cược vào Trump. Bất luận Trump luôn mồm đe dọa Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn muốn một người tính khí bất thường như Trump ngồi ghế tổng thống.

Tháng Hai 2024, Văn Phòng Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia đưa ra báo cáo cho biết, Trung Quốc bắt đầu mở rộng chiến dịch gây ảnh hưởng để “gieo rắc nghi ngờ về giới lãnh đạo Mỹ, hạ thấp giá trị nền dân chủ đồng thời mở rộng và nêu bật tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.” Báo cáo bày tỏ lo ngại rằng Bắc Kinh sử dụng các phương pháp ngày càng tinh vi để tác động đến cuộc bầu cử Mỹ.

Elise Thomas, người có kinh nghiệm nghiên cứu các hoạt động thông tin của Trung Quốc trong nhiều năm, cho biết nỗ lực mới này cho thấy một cách tiếp cận tinh vi và phức tạp hơn các chiến dịch trước đây. Bà Elise Thomas nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên bà thấy những tài khoản Trung Quốc giả làm người Mỹ ủng hộ Trump với thể hiện rất thuyết phục, y như thật, và quan trọng nhất là chúng có thể lôi kéo dư luận Mỹ.

Cho đến nay, nỗ lực Trung Quốc nhằm thúc đẩy hệ tư tưởng của họ ở phương Tây vẫn gặp khó khăn trong việc giành được sự chú ý, dù Bắc Kinh không mệt mỏi thúc đẩy tuyên truyền về tính ưu việt của Trung Quốc, từ văn hóa đến kinh tế; bôi nhọ nền dân chủ và khơi dậy tình cảm chống Mỹ. Do đó, Bắc Kinh đổi chiến thuật. Bên cạnh việc tiếp tục tạo ra những câu chuyện “thần thoại” về sức mạnh Trung Quốc, bây giờ là phá hoại nội bộ Mỹ.

Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, công ty an ninh mạng Mandiant cho biết chiến dịch thông tin Dragonbridge của Trung Quốc đã xoáy mạnh vào sự phân cực chính trị ở Mỹ, đồng thời “xúi” người Mỹ không đi bỏ phiếu. Theo các nhà nghiên cứu, trong chiến dịch Dragonbridge, Trung Quốc đã thử nghiệm chiến thuật giả mạo, tung ra những tài khoản xưng “tôi là người Mỹ.”

Trong các chiến dịch gần đây, người ta thấy có nhiều “tôi là người Mỹ” hơn. Chúng nói về sự chia rẽ hiển hiện trong nền chính trị Mỹ. Chúng “tranh luận” về quyền của người đồng tính, về vấn đề nhập cư và tội phạm…, với quan điểm sặc mùi cực đoan cánh hữu. Chúng chứng minh rằng nước Mỹ hổ lốn đang xuống dốc không phanh…

Tháng Hai 2024, theo Viện Đối thoại Chiến lược, một tài khoản Trung Quốc trên X (Twitter) mạo danh là người Mỹ, thuộc “hệ phái” “MAGA 2024”, đã chia sẻ một đoạn video từ RT (mạng truyền hình Nga do Kremlin kiểm soát), khẳng định rằng Tổng Thống Biden và CIA đã cử một tay đầu bướu tân phát xít (neo-Nazi gangster) đến chiến trường Ukraine (vụ này sau đó bị nhóm điều tra Bellingcat vạch trần).

Tuy nhiên, vấn đề là có không ít người Mỹ tin vào những nguồn vô căn cứ như vậy. Ngay ngày hôm sau, bài đăng trên đã lan rộng, khi Alex Jones, một tay podcaster bẩn chuyên truyền bá tin giả và thuyết âm mưu, chia sẻ nó trên trang cá nhân có 2.2 triệu người theo dõi của mình.

Để tăng độ tin cậy, tài khoản (Trung Quốc) liên quan “MAGA 2024” tự mô tả rằng nó được điều hành bởi một người ủng hộ Trump, 43 tuổi, ở Los Angeles. Tuy nhiên, nó sử dụng ảnh cá nhân lấy từ blog du lịch của một người Đan Mạch! Điều khác thường nữa là dù tài khoản được mở cách đây 14 năm nhưng bài đăng công khai đầu tiên của nó là vào Tháng Tư 2023. Trong bài đăng đó, nó viết Tổng thống Biden có quan hệ với Jeffrey Epstein, một tội phạm nổi tiếng, chuyên “dắt gái” cho giới chính trị gia và dân nhà giàu, bị giam và tự tử chết trong tù năm 2019. Trong thực tế, như nhiều người đã biết, Jeffrey Epstein quen với Donald Trump chứ không phải Joe Biden.

Theo nhà phân tích cấp cao Elise Thomas thuộc Viện Đối Thoại Chiến Lược, ít nhất bốn tài khoản tương tự đang hoạt động mạnh, tất cả đều có quan hệ với lực lượng an ninh Trung Quốc. Một tài khoản trên X có dấu kiểm xanh (trao cho người dùng có danh tính được xác minh; và người dùng phải đóng phí hàng tháng) hiện liên tục chia sẻ các thông điệp ủng hộ Trump, chống Biden, loan tải thuyết âm mưu QAnon và đăng những cáo buộc gian lận bầu cử vô căn cứ.

Các bài đăng của nó hô hào “chúng ta phải làm cho mình mạnh mẽ lên, đừng bôi nhọ Trung Quốc và tạo ra tin đồn”. Người ta dễ dàng nhận ra cái đuôi “Tàu” của tài khoản này, bởi nó dùng những cụm từ như “sao dám?” (“how dare?”), thay vì “sao bạn dám?” (“how dare you?”), rồi còn có những dấu hiệu cho thấy trình duyệt web của người dùng được cài đặt sử dụng Quan Thoại chứ không phải tiếng Anh.

Cần nhắc lại, hạ tuần Tháng Ba 2024, Mỹ và Vương quốc Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào những cá nhân và nhóm có nguồn gốc Trung Quốc chuyên phá hoại giới chính trị gia lẫn nhà báo phương Tây, trong chiến dịch gián điệp mạng quy mô do Bộ An ninh nhà nước Trung Quốc điều hành. Đó là nhóm hack được cộng đồng an ninh mạng biết đến với cái tên Mối đe dọa liên tục nâng cao 31 (Advanced Persistent Threat 31 – APT 31). Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, APT 31, còn được gọi là Zirconium, Violet Typhoon, Judgement Panda và Altaire, được điều hành bởi Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc từ thành phố Vũ Hán.

Nhóm này từng dính vào nhiều vụ tấn công nguy hiểm. Năm 2020, Google và Microsoft cảnh báo rằng APT 31 đã hack vào email cá nhân của các nhân viên chiến dịch tranh cử làm việc cho Joe Biden. The Guardian cho biết thêm, vợ hoặc chồng của các quan chức cấp cao Tòa Bạch Ốc lẫn giới thượng nghị sĩ Mỹ cũng là mục tiêu, cùng với nhân viên tranh cử của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ.


 

 Nguyên- nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 3)-Trương Nhân Tuấn

Ba’o Tieng Dan

Trương Nhân Tuấn

2-4-2024

Tiếp theo kỳ 1 và kỳ 2

Kỳ 3: VNCH thua vì để mất chính nghĩa

Phe Việt Minh của ông Hồ đứng về phe chiến thắng. Còn phe Quốc gia ở đâu trước sự kiện Đồng Minh thắng Nhật năm 1945?

Về sự kiện vua Bảo Đại “thoái vị”, giao ấn kiếm, biểu tượng quyền uy của Hoàng đế Đại Nam cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu. Sử gia Việt Nam thuộc phe Quốc gia biện hộ rằng, Bảo Đại thoái vị là do các báo cáo sai lạc của Khâm sai Phan Kế Toại (Khâm sai: commissaire impérial, là chức quan do vua phong để làm một phận sự nào đó). Sự kiện này kiểm chứng (từ các tài liệu và nhân chứng lịch sử) là đúng.

Nhưng có hai sự kiện khác quan trọng hơn mà không thấy sử gia nào nói tới.

Một là, đó là lực lượng Việt Minh do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo là “đồng minh của phe Đồng Minh chống Nhật”. Tức phe ông Hồ đứng về bên thắng cuộc Thế chiến thứ II.

Việt Minh do có hợp tác với đội OSS của Mỹ (OSS là tiền thân của CIA, thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược của Mỹ) từ khi Mỹ tuyên bố chiến tranh với Nhật. Đội quân này (có huấn luyện bộ đội Việt Minh) cùng hoạt động trên vùng biên giới Việt-Trung, mục đích yểm trợ các lực lượng chống Nhật ở vùng Hoa Nam.

Thời cơ đưa đẩy, lực lượng Việt Minh của ông Hồ đứng về “phe chiến thắng” trong Thế chiến Thứ hai.

Qua tài liệu phỏng vấn GS Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990), sáng lập đảng Tân Đại Việt, do GS Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư Chính trị học, Trường Đại học George Mason, thực hiện tại Houston, Hoa kỳ năm 1987. Tài liệu này được GS Hùng viết lại và công bố trên trang web cá nhân ngày 24 tháng 6 năm 2022. Nguyên văn dẫn lại như sau:

“Vấn đề quan trọng nhứt là vấn đề Phan Kế Toại. Bởi vì con Phan Kế Toại là phe Cộng Sản. Hai người, tên là Phan Kế Ninh – một người tên Phan Kế Ninh, một người Phan Kế An hay gì tôi không nhớ rõ lắm. Nhưng mà hai người con Phan Kế Toại là cán bộ Cộng Sản, thành ra nó làm cho ông Phan Kế Toại nghĩ là Cộng Sản rất mạnh. Bởi vì nó đã mang những truyền đơn của Việt Minh nó bỏ trong phòng ngủ của ông Phan Kế Toại — là Khâm sai. Mà trong tất cả mấy gian phòng đều bỏ hết. Thành ra ông ông Phan Kế Toại yên trí là Việt Minh trong lúc đó, ông lên văn phòng của ông, ông nói là đến phòng của ông mà nó còn vào được thì nó phải mạnh ghê lắm. Vì thế cho nên ông Phan Kế Toại đã thiên về vấn đề đi theo Cộng Sản từ lúc đó. Và chính cái báo cáo của ông làm cho Bảo Đại phải phải bị lay chuyển mà chấp nhận thoái vị”.

Cũng theo GS Huy (tài liệu đã dẫn): “Báo cáo thiên vị Việt Minh của ông khiến Bảo Đại từ chức, tạo cho Việt Minh tư cách hợp pháp chính trị. Tính cách hợp pháp này và tư cách là “đồng minh của Đồng Minh” làm các đảng phái Quốc Gia bị lép vế trước và sau ngày 19/8. Tư cách này không còn nữa sau khi Pháp trở lại miền Nam”.

Tức là theo GS Huy, nguyên nhân thoái vị của Bảo Đại gồm hai lý do: 1/ Báo cáo của Phan Kế Toạt thổi phồng lực lượng Việt Minh đông đảo hơn phe Quốc gia và 2/ Việt Minh là “đồng minh của Đồng minh”. Tức Việt Minh đứng về “phe chiến thắng”.

So sánh với các nhân chứng là lãnh tụ các đảng chính trị như Việt Nam Quốc Dân đảng và đảng Đại Việt (qua các bản phỏng vấn của GS Nguyễn Mạnh Hùng công bố trên cùng trang web) ta thấy nội dung các điều trên không có sai biệt.

Bản báo cáo của Khâm sai Phan Kế Toại (do con cái đã theo Việt Minh) không đánh giá đúng lực lượng của Việt Minh. Theo GS Huy, cùng thời kỳ lực lượng của Đại Việt mạnh hơn Việt Minh.

Dữ kiện từ bài phỏng vấn GS Huy của GS Nguyễn Mạnh Hùng: “Trường Lục quân Yên Bái do Trương Tử Anh lập với huấn luyện viên người Nhật. Trước ngày khởi nghĩa, ông Anh ra lệnh kéo quân từ Yên Bái về Hà Nội và hẹn với Trần Kim Thành của Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội kéo quân từ Móng Cái về. Đến Hưng Yên thì bị vỡ đê, cả hai cánh quân đều không về được Hà Nội. Tới nơi thì Việt Minh đã cướp chính quyền”.

Yếu tố “đê vỡ nên không về được tới Hà Nội” so sánh lại thấy có mâu thuẫn với các nhân chứng khác. Dầu vậy, đây là sự kiện không quan trọng làm thay đổi thời cuộc.

Hai là, theo tôi, khiến các lực lượng quân sự của phe Quốc gia không về Hà Nội để “lấp khoảng trống quyền lực” sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, đó là tất cả các phe phái quốc gia đều ủng hộ Nhật.

Sự kiện “vỡ đê” có thể chỉ là cái cớ. GS Huy cũng nhìn nhận rằng, lực lượng của phe Quốc gia không dám chiếm quyền lực là vì lo ngại bị Đồng minh “xử” chung với Nhật.

Tức là phe quốc gia đã chọn đứng về bên thua cuộc.

Nước Ý giờ thứ 25, mặt trận Châu Âu, Đức-Ý đã thua Đồng minh (từ tháng 6-1945) rồi. Nhưng đến tháng 8, thấy Nhật sắp thua, Ý bèn “tuyên bố chiến tranh” với Nhật. Mục đích chỉ để “đứng về phe thắng trận”. Nước Nga cũng vậy. Vấn đề là phe Quốc gia không ai thấy (biết) sự việc này để chọn phe.

Phe quốc gia mất “chính nghĩa” từ thời điểm này.

Về tuyên ngôn độc lập 12-3-1945 của Bảo Đại

Sau khi “đảo chánh” Pháp thì Nhật trả độc lập “Đế quốc Việt Nam” cho Bảo Đại. Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại trao “tuyên ngôn độc lập” cho đại diện Nhật là Đại sứ Yokoyama. Nội dung Tuyên ngôn có đoạn:

Chiếu tình hình thế giới nói chung và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ và đất nước thu hồi độc lập chủ quyền quốc gia” (CRVN, page 162).

Câu hỏi đặt ra là, Tuyên ngôn này có “giá trị pháp lý” hay không? Theo tôi, một bên có thể đơn phương hủy bỏ kết ước, vì một lý do nào đó, như vì “hiệp ước bất bình đẳng”.

Trường hợp Việt Nam phức tạp vì hai đế quốc Pháp và Trung Hoa (nhà Thanh), hai đế quốc “bảo hộ” Việt Nam, có ký Hiệp ước Thiên Tân 1885. Nội dung hiệp ước, nhà Thanh đồng ý “nhượng” Việt Nam lại cho Pháp.

Mặt khác, theo các nguyên tắc “debellatio” trong chiến tranh, bên chiến thắng có quyền quyết định mọi tài sản, kể cả lãnh thổ và dân chúng của phe chiến bại.

Sau khi Nhật ký văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật phải tuyên bố từ bỏ tất cả các vùng lãnh thổ do Nhật chiếm đóng trước kia. Ngay cả lãnh thổ nước Nhật cũng phải giao cho Mỹ quản lý. Riêng các chính phủ do Nhật lập nên ở các vùng lãnh thổ (như Bảo đại ở Việt Nam) thì không được nhìn nhận.

Tức là “Đế quốc Việt Nam” của Bảo Đại là một thực thể chính trị không có tính chính danh và không được quốc gia nào nhìn nhận. Điều này khiến cho “danh nghĩa pháp lý”của phe Việt Minh khi nhận chiếu thoái vị của Bảo Đại bị khuyết tật.

Ông Hồ không thể nhận chủ quyền Đế quốc Việt Nam do Bảo đại trao cho. Nguyên tắc luật học “người ta không thể cho cái mà người ta không có”.

Về “giải pháp Bảo Đại”

Một dấu ngoặc nói về thủ tục “thoái vị”. Bảo Đại có thể “thoái vị” và “nhường ngôi” cho một vị hoàng thân quốc thích nào đó của nhà Nguyễn. Nhưng về nguyên tắc thì Bảo Đại không thể đơn phương tự lấy quyết định giao ấn kiếm, biểu tượng quyền lực nhà Nguyễn, giao cho một người hay một tổ chức không thuộc hoàng gia. Nhứt là khi hành vi này kết liễu triều đại nhà Nguyễn. (Tức là Bảo Đại tự kết liễu nền phong kiến chứ không do CSVN đánh đổ như họ đã tuyên truyền).

Tháng 4 năm 1949, Bảo Đại lại nhận lời Pháp, đứng ra lãnh đạo “Quốc Gia Việt Nam – Etat du Viet Nam”. Bảo Đại trở thành người thiếu lương thiện. Đã giao quyền lực “Đế quốc Việt Nam” (tức giao chủ quyền Việt Nam) tháng 8 năm 1945 cho ông Hồ rồi. Lý do gì lại ra lãnh đạo “Quốc gia Việt Nam” tháng 4 năm 1949 để cạnh tranh với ông Hồ?

Bảo Đại tự biện: “Bởi vì từ 1946 đến 1949, đó là sự trống rỗng chính trị toàn diện. Nếu tôi chưa xuất hiện, con người vốn sợ sự trống rỗng, thì nước Việt Nam sẽ đi về đâu?” (Dẫn từ Con Rồng Việt Nam, trang 354).

Bảo Đại làm như Việt Nam hết người. Đây là sự lựa chọn của người Pháp. Còn gọi là “giải pháp Bảo Đại”. Đơn giản vì Bảo Đại dễ bảo, thiếu kiến thức chính trị và nhứt là “ham chơi” hơn việc “trị quốc”.

Thực tế thì cũng có những giải pháp khác, như giải pháp Bảo Long (với hoàng hậu Nam Phương đóng vai nhiếp chính) hay giải pháp Vĩnh San (vua Duy Tân).

Quốc gia Việt Nam chỉ có một. Quyền lực chủ tể (chủ quyền) của Việt Nam cũng chỉ có một.

Nếu so sánh được, chủ quyền quốc gia Việt Nam như “sổ đỏ”, tờ chứng nhận chủ quyền của triều đại nhà Nguyễn trên ngôi nhà Việt Nam. Bảo Đại đã tự tiện giao “sổ đỏ” này cho Việt Minh rồi (ngày 30 tháng 8 năm 1945). Sau đó Bảo Đại nhận lại “sổ đỏ” chứng nhận sở hữu ngôi nhà Việt Nam khác, lần này do Pháp cấp.

Đã giao cho ông Hồ “Đế quốc Việt Nam” rồi, thì “Quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại sau này là quốc gia Việt Nam nào?

Hai cuốn “sổ đỏ” phải có một là “giả, ngụy”. Sổ giả là sổ nào?

Vì vậy phía CSVN mới có cớ gọi “quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại là “ngụy”. Các nhà nước VNCH kế thừa Quốc gia Việt Nam sau này, vì vậy cũng đều là “ngụy”.

Phe Quốc gia đã có thể những làm điều gì để “giải Ngụy”?

Không ai phủ nhận cá nhân cụ Trần Trọng Kim cũng như thành quả của chính phủ Trần Trọng Kim sau 6 tháng làm việc. Nhưng càng củng cố tính chính đáng của chính phủ Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam của Bảo Đại thì phe quốc gia càng sa lầy vào vũng bùn “ngụy” do CS gài ra.

Ảnh: Tổng lý Nội các Trần Trọng Kim đọc bản tuyên cáo với quốc dân qua máy truyền thanh. Phía sau là các vị bộ trưởng. Huế ngày 8 tháng 5 năm 1945. Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam

Vấn đề là “giải Ngụy” bằng cách nào? Đến nay, 49 năm lưu vong, vẫn chưa thấy sử gia, nhân sĩ quốc gia nào giải được.

________

(Tác giả Trương Nhân Tuấn đặc biệt gởi lời trân trọng cám ơn đến GS Nguyễn Mạnh Hùng vì các tài liệu đã công bố. Cũng xin cáo lỗi cùng GS Hùng vụ tự tiện dẫn các tài liệu mà không xin phép trước).


 

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 2)-Trương Nhân Tuấn

Ba’o Tieng Dan

Trương Nhân Tuấn

2-4-2024

Tiếp theo kỳ 1 

Kỳ 2: Yếu tố tinh thần đấu tranh

Trong một cuộc chiến tranh, ở đâu cũng vậy, nếu một bên không nỗ lực hy sinh để bảo vệ đất nước, dân và quân không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ đất nước, chắc chắn bên đó sẽ thua trong cuộc chiến.

Một chuyên gia quân sự Tây phương, lúc bàn luận chiến sự Ukraine trên TV vài tuần trước, có nói câu đại khái như sau: “Người ta không sợ một đoàn quân sư tử do con cừu chỉ huy mà người ta chỉ sợ một đàn cừu do con sư tử lãnh đạo”.

Ta có thể hiểu rằng, chuyên gia ám chỉ đạo quân hỗn hợp dân-quân Ukraine là một “đàn cừu” được con sư tử Zelensky chỉ huy.

Trên chiến trường thực tế cho thấy dân và quân Ukraine cực kỳ lợi hại. Đúng trên quan điểm “cừu, sử tử” của chuyên gia quân sự. Nhìn lại hai đạo quân thân Mỹ ở Kabul và Sài Gòn. Các chiến binh của hai đạo quân này có nỗ lực chiến đấu hết mình để bảo vệ đất nước của họ hay không? Hai đạo quân này do cừu hay do sư tử chỉ huy?

Theo tôi yếu tố dũng mãnh của cấp chỉ huy chưa đủ để thắng trận.

***

Sự sụp đổ nhanh chóng của quân đội Afghanistan thân Mỹ ở Kabul, 30 tháng 8 năm 2021, nhiều người đã so sánh với trường hợp sụp đổ VNCH 30 tháng 4 năm 1975. Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam, cũng như ở Afghanistan, bằng một “hiệp ước hòa bình”. Sự so sánh đầy ác ý nhưng không phải là không có lý do.

Tại Afghanistan, ngày mà Mỹ chính thức rút quân cũng là ngày quân đội Afghanistan tan hàng và chính phủ thân Mỹ ở Kabul sụp đổ.

Tháng 2 năm 2020, chính phủ Donald Trump thỏa thuận với Taliban về thời khóa biểu và các điều kiện để quân Mỹ rút lui. Người kế nhiệm Joe Biden ra quyết định “Chiến dịch di tản 17 ngày”, thời hạn chót là ngày 31 tháng 8 năm 2021.

Người lính Mỹ cuối cùng vào đến phi trường Kabul thì quân Taliban cũng đã đuổi theo tới cửa cổng phi trường.

Người ta đặt vấn đề, với biết bao nhiêu vũ khí cùng quân trang, quân dụng của Mỹ để lại, quân đội Afghanistan hầu như không giao chiến với quân Taliban một trận nào. Thấy lính Mỹ rút lui, họ bỏ súng chạy theo. Rốt cục Mỹ phải thương lượng với phe Taliban để cuộc thoái binh diễn ra không tiếng súng.

***

Chiến tranh Việt Nam, với Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973, Mỹ thỏa thuận với CSVN để được “kết thúc chiến tranh” và đem lại “hòa bình trong danh dự” cho nước Mỹ. Trong vòng 60 ngày, quân Mỹ phải rút khỏi Việt Nam.

Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam ngày 29 tháng 3 năm 1973. Từ đó chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc “nội chiến”.

Tương tự quân Afghanistan, Mỹ cũng để lại cho VNCH nhiều vũ khí tối tân cùng quân trang quân dụng.

Trong thời gian hơn hai năm nội chiến, quân đội VNCH một mình phải đối phó trước một đạo quân thiện chiến (gồm Việt Cộng, tức quân Mặt trận Giải phóng Miền Nam và bộ đội miền Bắc) mà đại cường Mỹ đứng đầu thế giới (cùng với đồng minh) đánh không lại. Nên biết, người Mỹ đổ 50 vạn quân, trang bị vũ khí tối tân, được hỏa lực không quân, thiết giáp, pháo binh yểm trợ… Với chiến phí lên đến cả ngàn tỉ đô la. Trong suốt 8 năm ở Việt Nam, quân Mỹ đã không đánh bại đạo quân CSVN và Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

Quân VNCH còn chống quân CSVN và MTGPMN trong hoàn cảnh thế giới gặp khó khăn và phương tiện quốc nội eo hẹp. Năm 1973, Trung Đông đã có cuộc khủng hoảng lớn về dầu hỏa. Giá dầu thế giới tăng vọt lên (đến 10 lần). Quân xa, phi cơ, tàu bè, chiến xa… của Mỹ để lại đa số không sử dụng được. Do thiếu xăng dầu, hoặc do hư hỏng mà thiếu phụ tùng thay thế. Hoạt động của không quân, hải quân gần như tê liệt. Các đơn vị thiết giáp, pháo binh… cũng hạn chế chiến đấu vì thiếu đạn dược và nhiên liệu.

Quân Mỹ bỏ cuộc nhưng quân đội VNCH tiếp tục cuộc chiến tranh do chính người Mỹ đã gây ra (và để lại). Nhiều đơn vị VNCH chiến đấu cho tới khi súng hết đạn. Nhiều tướng lãnh VNCH tự sát. Quân VNCH tháo lui, và thất bại, vì những mệnh lệnh bất cập (như di tản chiến thuật Tây Nguyên) đến từ Dinh Độc Lập. Cuối cùng, cũng từ Dinh Độc Lập, Tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh yêu cầu quân lính “buông súng” đầu hàng. Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

***

Quân đội Afghanistan thân Mỹ đông đảo, trên 300 ngàn quân được vũ trang tận răng. Quân Taliban hay quân chính phủ Kabul thân Mỹ cũng đều là dân Afghanistan. Phải có lý do tâm lý nào đó mà một bên sẵn sàng ôm bom để chết, trong khi bên kia lại không muốn cầm súng bảo vệ quê hương của họ.

Tương tự, quân VNCH cũng như bộ đội miền Bắc, tất cả “máu đỏ da vàng”, giống nhau “một lá gan”. Không thể phê phán bên này can đảm, bên kia hèn nhát.

***

Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Tinh thần chiến đấu của dân và quân Ukraine, dưới sự chỉ huy của tổng thống Zelensky, chứng minh được hiện tượng “châu đấu đá nghiêng xe”. Quân đội Nga với một lực lượng áp đảo so với quân Ukraine, hỏa lực cũng như nhân sự. Các nhà quan sát quốc tế đánh giá tương quan lực lượng hai bên với tỉ số 10/1. Không ngoại lệ, tất cả đều tiên đoán Kiev sẽ sụp đổ trong vài ngày.

Thực tế trên chiến trường chứng minh tất cả đều đoán sai. Thần chiến đấu của dân và quân Ukraine thể hiện như là con gà mẹ dũng mãnh, liều chết, quyết chiến đấu chống lại con diều hâu hung tợn để bảo vệ đàn con. Các nhà quan sát quốc tế đồng thuận ở một điều là, yếu tố Zelensky đóng vai trò cốt lõi.

Dân và quân Ukraine, nếu không có một Zelensky cực kỳ thông minh, biết vận dụng mọi cơ hội để được sự ủng hộ của quốc tế, lúc sứ quán Mỹ đề nghị di tản Zelensky và gia đình, ông này trả lời sứ quán Mỹ rằng: “Chúng tôi cần vũ khí chớ không cần một chuyến taxi”.

Zelensky đã thành công trong việc kích động tinh thần “quốc gia dân tộc” trong toàn thể dân chúng Ukraine, cũng như xiển dương một “quốc gia Ukraine độc lập có chủ quyền” trước trường quốc tế.

Ukraine là một “quốc gia” mới được khai sinh, năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã. Trong khi dân Nga và dân Ukraine có cùng một nguồn gốc, cùng một “nation”.

Không có Zelensky chắc gì dân và quân Ukraine đã có được tinh thần “quốc gia dân tộc” mãnh liệt như hôm nay?

Không có một Zelensky chưa chắc quốc tế đã ủng hộ và viện trợ vũ khí cần thiết để cho Ukraine tự vệ như đã thấy.

Cuộc biểu quyết ở LHQ tháng 3 năm 2022, ta thấy, đại đa số các quốc gia lên án Nga “xâm lược” Ukraine. Dư luận quốc tế, ngay cả Tổng thống Biden, lên án Putin phạm tội ác diệt chủng (crime génocide). Dư luận quốc tế, thông qua ý kiến một cựu thẩm phán Tòa Hình sự Quốc tế, cũng lên án quân Nga phạm tội ác chiến tranh (crime de guerre).

Trở lại câu nói của chuyên gia quân sự dẫn trên, so sánh ba quân đội, đâu là cừu, đâu là sư tử?

Ý kiến của chuyên gia nhấn mạnh ở tinh thần chiến đấu của cấp chỉ huy.

Mỹ vào Việt Nam cũng như vào Afghanistan. Mạnh vì gạo bạo vì tiền, người Mỹ trực tiếp hay gián tiếp, chỉ huy tất cả. Cấp chỉ huy Mỹ có phải là những con sư tử dũng mãnh hay không? Chuyện này hãy để sử gia Mỹ thẩm định.

Rõ ràng quân đội thân Mỹ ở Kabul, những ngày cuối Mỹ rút quân, đã tan đàn rã nghé. Họ không có tinh thần chiến đấu.

Còn quân VNCH?

Quân VNCH thừa dũng cảm nhưng theo tôi, yếu tố dũng cảm của đạo quân không đủ để một bên giành chiến thắng.

Vấn đề đặt ra, VNCH và Afghanistan có sụp đổ hay không, nếu dàn lãnh đạo VNCH (và Afghanistan) có một nhân sự bản lĩnh như Tổng thống Zelensky?

***

Trường hợp Việt Nam, ý kiến cá nhân tôi, từ khi hiệp định Genève 1954, số phận của VNCH đã là “chiến trường”, sinh ra nếu không chiến thắng ắt là hủy diệt. Người Mỹ lật đổ ông Diệm năm 1963, sau đó đổ quân vào trực tiếp mở đầu cuộc chiến tranh. Sự tồn tại của VNCH đã bắt đầu tính ngày.

Hiệp định Genève 1954, các đại cường cam kết dân tộc (nation) Việt Nam là một khối duy nhứt, không thể phân chia. Lãnh thổ Việt Nam ba miền Bắc, Trung, Nam thuộc về một quốc gia Việt Nam duy nhứt. Vĩ tuyến 17 chỉ là “lằn ranh quân sự tạm thời”.

VNCH cùng số phận với Đài Loan – Lục địa và Nam Hàn – Bắc Hàn, là những quốc gia bị phân chia (Etats divisés – States Divided). Khi mà một bên có thể vịn lý do thống nhứt (hay giải phóng) đất nước để gây chiến tranh thì bên kia (như VNCH) trước sau cũng sẽ trở thành bãi chiến trường.

Miền Nam và Mỹ “đồng sàng dị mộng” về nội dung Hiệp định Genève 1954. Mỹ không nhìn nhận nội dung Hiệp định vì đã bỏ qua “quyền tự quyết của nhân dân miền Nam”. Tức là Mỹ hàm ý miền Nam đã là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”. Phía Quốc gia Việt Nam, Bảo Đại làm quốc trưởng, lại không nhìn nhận Hiệp ước vì điều khoản “chia đôi đất nước”. Tức là Bảo Đại muốn một Quốc gia Việt Nam bao gồm cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Năm 1965, vịn vào “biến cố vịnh Bắc Việt”, Mỹ đổ quân vào Việt Nam. Mỹ còn “đồng sàng dị mộng” với tất cả các đồng minh cật ruột.

Trong lúc Tổng thống Johnson tuyên bố, “chúng ta sẽ không thất trận. Chúng ta sẽ không thối chí”, thì quan điểm của thủ tướng Wilson nước Anh (tháng 2 năm 1965), “chỉ có sự tôn trọng toàn diện các điều ước của hiệp định Genève mới đưa tới sự đình chỉ cuộc chiến tranh, do đó chấm dứt cuộc xâm lăng miền Nam do CS miền Bắc chủ trương”. Tổng thống De Gaulle nước Pháp (tháng 7 năm 1964) biểu lộ lập trường về một hội nghị mới, tương tự Hội nghị Genève với những thành phần tham dự trước kia để tổ chức một cuộc tổng tuyển cử cho Việt Nam… Tức De Gaulle cũng nói về việc tôn trọng Hiệp định Genève 1954…

Phía Cộng sản miền Bắc, qua tuyên bố của Phạm Văn Đồng 8 tháng 4 năm 1965, lập trường tương đồng với Anh và Pháp: Tôn trọng Hiệp định Genève 1954.

Riêng VNCH, thủ tướng Phan Huy Quát ngày 1 tháng 2 năm 1965 có tuyên bố: “Cuộc chiến đấu của VNCH rõ ràng là một trường hợp tự vệ chính đáng, chỉ có mục đích đập tan quân cộng sản xâm lăng…”.

Lập trường của VNCH và Mỹ, trước việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, đã không được sự ủng hộ của đồng minh và dư luận quốc tế.

Vậy thì, làm cách nào Zelensky, giả sử có tư cách lãnh đạo tối cao VNCH, có thể vận động LHQ để lên án miền Bắc “xâm lược” miền Nam?

Vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, các vụ pháo kích bừa bãi vào chợ búa, trường học, các vụ ám sát, đặt mìn… làm cách nào để LHQ lên án CSVN vi phạm “tội ác chiến tranh”?

Điều quan trọng hơn hết, làm cách nào để thuyết phục quốc tế viện trợ vũ khí cho VNCH “tự vệ”, sau khi Mỹ rút?

Không có cách nào hết. Hiệp định Paris 1973 đã trói tay tất cả. Bởi vì theo Hiệp định này Mỹ nhìn nhận nội dung Hiệp định Genève 1954, nhìn nhận “Nước – Nation” Việt Nam bất khả phân chia và lãnh thổ Việt Nam thống nhứt ba miền.

Luật quốc tế định nghĩa “xâm lược – agression”, quốc gia này đem quân xâm chiếm lãnh thổ quốc gia kia. Nam và Bắc Việt Nam cùng một “nation – dân tộc”, cùng một lãnh thổ Bắc, Trung, Nam, bất khả phân chia. Hiển nhiên không có vấn đề “xâm lược”.

Luật quốc tế cũng ngăn cản việc một quốc gia can thiệp vào nội bộ của một quốc gia khác. Mọi sự viện trợ của một quốc gia nào đó cho VNCH, sau khi Mỹ rút, đều vi phạm luật quốc tế.

Từ khi đất nước chia đôi, các thế hệ lãnh đạo VNCH chưa bao giờ xác định được “tinh thần quốc gia dân tộc” là gì, có ý nghĩa thiêng liêng ra sao.

Họ không xác định được vì Hiến pháp VNCH ghi rõ lãnh thổ Việt Nam từ “Nam Quan tới mũi Cà Mau”. Quốc gia Việt Nam bao gồm luôn miền Bắc.

Chiến sĩ VNCH chiến đấu đơn thuần vì lý do “chống cộng sản xâm lược” chớ không nhằm “bảo vệ chủ quyền quốc gia”, “bảo vệ dân tộc VNCH” hay “bảo vệ lãnh thổ VNCH” như trường hợp Ukraine với Zelensky.

Từ sau năm 1954, các lãnh đạo VNCH đã bỏ qua nhiều cơ hội phòng ngừa chiến tranh, qua cách nương theo lập trường của Mỹ, qua việc tuyên bố miền Nam là quốc gia độc lập (từ vĩ tuyến 17). Năm 1955 ông Diệm trưng cầu dân ý lật đổ Bảo Đại nhưng ông Diệm không trưng cầu dân ý về một “Nam Việt dân quốc”.

Ông Diệm bị giết năm 1963, trong lúc đang vận động thống nhứt đất nước với miền Bắc. Sau này, ông Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu… cũng đều bỏ qua cơ hội phòng ngừa chiến tranh bằng cách tuyên bố quốc gia độc lập. Đài Loan hiện nay cũng muốn tuyên bố Đài Loan độc lập, mục đích để tránh việc lục địa “thống nhứt đất nước”.

Việc này để lại hệ quả sâu xa. Ngoài việc dành cho phía CS miền Bắc quyền gây chiến tranh để “thống nhứt đất nước” (và giải phóng dân tộc), còn có vấn đề khích động tinh thần “quốc gia dân tộc” trong khối dân chúng miền Nam, cũng như quân đội VNCH.

Rốt cục, VNCH tồn tại hay không tùy thuộc vào ý chí dân miền Nam có sẵn sàng hy sinh để bảo vệ “lối sống” khác biệt của mình hay không. Rõ ràng người dân và quân lính miền Nam đã không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ miền Nam độc lập, không cộng sản.

Số phận VNCH đã định trước. Bất kể cấp chỉ huy can đảm tới mức nào và quân đội dũng mãnh ra sao. Bất kể khi VNCH (từ 1973) có một Zelensky lãnh đạo hay không. Bắn hết đạn, quân VNCH ắt phải thua.

Nguyên nhân do dàn lãnh đạo chính trị VNCH, tất cả đều thiếu tầm nhìn.

***

Trường hợp Afghanistan. Đây chỉ là một “quốc gia tình cờ”, một loại “quốc gia trái độn – etat tampon”, không phải là một thứ “Etat-Nation” (Dân quốc, quốc gia thành hình trên một khối dân tộc có cùng ngôn ngữ, nguồn gốc, văn hóa và lịch sử. Thí dụ như Việt Nam). Afghanistan được thành hình do ý chí của Anh và Nga.

Lãnh thổ Afghanistan được “vẽ trên bản đồ”, trong văn phòng, bất chấp thực tế khu vực này bao gồm nhiều bộ tộc có tiếng nói, nguồn gốc, tập quán khác biệt nhau, thậm chí thù nghịch với nhau. Gộp họ lại tổ chức thành một quốc gia đã khó. Vấn đề dân chủ hóa lại càng khó.

Vì vậy, các bộ tộc ở Afghanistan không có chung một tinh thần “Quốc gia Qân tộc – Etat Nation” mà chỉ có niềm tin vào bộ tộc và tôn giáo. Họ sẵn sàng chống đối lẫn nhau, xâu xé lẫn nhau và sẵn sàng bán rẻ “đất nước” để phục vụ cho lợi ích bộ tộc, nếu có cơ hội. Còn các lực lượng khủng bố như Taliban, Al-Qaeda… sẵn sàng “ôm bom” tự sát để bảo vệ nềm tin.

Không có ý thức nào về “quốc gia dân tộc” thì việc cầm súng chỉ là “đánh mướn”. Còn trả tiền thì họ đánh. Hết tiền thì họ buông súng.

Zelensky liệu có thể thống nhứt ý chí các bộ tộc ở Afghanistan hay không? Có hòa giải được niềm tin tôn giáo và lợi ích quốc gia hay không? Rõ ràng là chuyện cực kỳ khó.

***

Trở lại câu nói của chuyên gia quân sự đã dẫn trên. Chuyên gia quân sự này ví Tổng thống Zelensky như một con sư tử. Đúng ra phải nói Zelensky là một con sư tử mạnh mẽ với trí thông minh của một con chó sói đầy kinh nghiệm.

Còn quân đội Kabul tương tự một đàn cừu mà người chỉ huy là con sư tử Mỹ. Con sư tử từ bỏ ngôi vị đầu đàn, hiển nhiên cả đàn cừu không còn can đảm để chiến đấu.

Còn quân đội VNCH, chiến đấu chống lại một đạo quân mà 50 vạn quân Mỹ không đánh lại. Họ chiến đấu trong điều kiện eo hẹp, bị đồng minh bỏ rơi và quốc tế không quan tâm. Họ chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Họ buông súng vì tổng thống ra lịnh họ buông súng.

Họ xứng đáng là đàn sư tử. Điều đáng tiếc, đạo quân sư tử này được lãnh đạo bởi những lớp lãnh đạo “cừu”, nếu không có tầm nhìn thì là phản phúc.


 

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 1)-Trương Nhân Tuấn

Ba’o Tieng Dan

Trương Nhân Tuấn

1-4-2024

Kỳ 1: Yếu tố Phật giáo Trí Quang

Nhóm Phật giáo do Thích Trí Quang cầm đầu là tác nhân chính đưa đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 và hai anh em ông Diệm bị giết. Biến cố lịch sử này gây xáo trộn chính trị và xã hội miền Nam trong nhiều năm. Người Mỹ đổ bộ vô miền Nam trong lúc các tướng lãnh còn đang tranh giành quyền lực ở Sài gòn.

Người Mỹ đổ quân vào VNCH, không thông qua bất kỳ một hiệp ước nào. Cũng không có một sự đồng thuận của quốc dân (thông qua một cuộc trưng cầu dân ý). Việc “tự tiện” này của Mỹ giúp cho CSVN có được tính “chính danh” trong cuộc “chống Mỹ cứu nước” và “giải phóng miền Nam”. Từ đó đưa đến sự cáo chung của chế độ VNCH ngày 30-4-1975.

***

Phe Phật giáo của nhóm Hòa thượng Trí Quang cho rằng, chế độ ông Diệm đáng bị lật đổ vì đó là “chế độ độc tài gia đình trị”. Điều này cần phải nói lại, vì đây là một vấn đề chính trị.

Ông Diệm có độc tài hay không?

Về độc tài, nếu so sánh ông Diệm với ông Hồ, hay những lãnh đạo châu Á cùng thời như Marcos, Tưởng Giới Thạch, Sukarno, Mao Trạch Đông… thì rõ ràng là so sánh ly nước với biển cả.

Ông Diệm, vào thời điểm chủ nghĩa Mao Ít bành trướng mạnh mẽ ở châu Á, ông có thể hành động như lãnh tụ Sukarno của Indonesia. Năm 1965, Sukarno đàn áp rồi tiêu diệt gần 1 triệu đảng viên cộng sản Indonesia. Ông Diệm đã không làm như vậy.

Ông Diệm cũng không thể so sánh với ông Mao và ông Hồ. Hai ông này được “Sách đen cộng sản” nhắc tới. Ông Mao với “bước tiến nhảy vọt” làm chết từ 30 tới 40 triệu người. Ông Hồ thì (sơ sơ) 4 triệu.

Ngay cả với Tưởng Giới Thạch cũng làm hại đâu khoảng 28 ngàn người Đài Loan nhân vụ 28 tháng 2.

Biến cố “Phật giáo” năm 1963 do Hòa thượng Trí Quang lãnh đạo, có xảy ra vụ “thảm sát đài phát thanh 8 tháng 5”, làm chết 7 trẻ em. Vụ này có nhiều gút mắc, sẽ nói lại bên dưới.

Ngay cả bây giờ, nếu so sánh ông Diệm với ông Trọng, hay ông Mahathir [Mohamad] của Mã Lai hay đám quân phiệt Thái Lan và Miến Điện… thì ông Diệm vẫn “ít độc tài” hơn. Đất nước thời đó trong tình trạng chiến tranh (chiến tranh tự vệ ý thức hệ) mà trí thức, chính trị gia, tôn giáo… được hưởng các đủ quyền tự do cá nhân, còn hơn cả Mã Lai hay Indonesia bây giờ.

Việt Nam ngày nay người dân có được hưởng những quyền tự do như dưới thời ông Diệm hay không? Không có gì cả!

Đó là chưa nói tới phẩm chất về giáo dục, về đạo đức, thuần phong mỹ tục được bảo vệ… của nền cộng hòa ở miền Nam. Con người sinh ra ở đây là con người có “tâm”, có đạo đức. Người có học thì là có “thực học”. Học đường thầy ra thầy, trò ra trò. Xã hội tôn ti trật tự, luật pháp được tôn trọng.

Trật tự của xã hội này đã bị phá vỡ từ năm 1975. Các giá trị về con người, về nền pháp trị (trọng luật)… ở đây không bao lâu cũng bị tẩy xóa, rồi nhồi nhét vào những giá trị mới. Những giá trị này có bản sắc thế nào hẳn nhiên mọi người điều biết, không cần giải thích thêm.

Về vấn đề “gia đình trị”

Thực tế cho thấy ông Diệm phong cho bào đệ Ngô Đình Nhu chức cố vấn. Nếu bây giờ ta so sánh gia đình tổng thống Diệm với gia đình tổng thống John F. Kennedy hay gia đình tổng thống Donald Trump… các tổng thống này đều phong cho người nhà của mình chức vụ “cố vấn”.

Trong một xã hội dân chủ pháp trị, người ta chỉ dị nghị, hay phản đối, chỉ khi tổng thống làm những điều trái luật.

Việc phong cho bào đệ làm cố vấn là không hề vi phạm luật dưới thời Đệ nhứt Cộng hòa. Ngay cả việc bà Nhu, một phụ nữ Tây học vừa có nhan sắc vừa thông minh sắc sảo, ưa làm các việc xã hội… do đó bà thường bị (hay được) truyền thông nước ngoài nhắm tới. Điều này không khác với cuộc đời và sự sinh hoạt của các mệnh phụ phu nhân Melania Trump, Jacqueline  Kennedy, Brigitte Macron…

Với bấy nhiêu “bằng chứng” không ai có thể kết luận, nói chế độ đó là một chế độ “gia đình trị”.

Nếu ta so sánh, 56 năm sau, giữa chế độ gọi là “gia đình trị” của ông Ngô Đình Diệm với chế độ độc tài công an trị bây giờ. Bây giờ một người làm quan cả họ cũng làm quan. Đồng chí cha kê ghế cho đồng chí con. Điều này xảy ra hầu hết nơi cán bộ lãnh đạo CSVN hiện nay. Đồng chí chồng kê ghế cho đồng chí vợ. Đồng chí anh bảo lãnh cho đồng chí em. Chuyện của “đồng chí” Triệu Tài Vinh bí thư tỉnh Hà Giang cả họ 8 người đều làm quan trong một tỉnh là một thí dụ.

Vấn đề vi phạm hiệp định Genève nhằm xây dựng quốc gia miền Nam độc tôn Thiên Chúa giáo. Bây giờ tài liệu đã bạch hóa ra hết rồi mà vẫn còn nhiều “Phật tử” sử dụng những tài liệu tuyên truyền của cộng sản từ thời chiến tranh lạnh.

Có tác giả nhắc đến Hiệp định Genève 1954, cho rằng ông Diệm đã không tuân theo nội dung hiệp ước này về khoản “thống nhứt đất nước”. Ông Diệm có mục đích tách miền Nam ra khỏi đất nước Việt Nam, xây dựng vùng lãnh thổ này thành một nước riêng biệt, một quốc gia độc tôn Thiên Chúa giáo… (Phong trào Phật giáo miền Trung – Huế, từ chấn hưng đến dân thân – Chu Sơn, Viet-studies).

Vấn đề Hiệp định Genève 1954

Không hề có vụ vi phạm “hiệp định Genève 1954” đơn giản vì cả hai VNCH và Mỹ đều từ khước ký vào hiệp định.

Và ngay khi ông Diệm từ chối vụ tổng tuyển cử, ông Hồ vịn vào lý do này để đánh miền Nam. Thì cuộc chiến tranh xảy ra sẽ phải là cuộc “nội chiến” mang tên “chiến tranh thống nhứt đất nước”.

Sự thật đã phơi bày từ hơn bốn thập niên qua mà sử gia Việt Nam vẫn không thay đổi cái nhìn của họ. Thứ nhứt, về bản chất cuộc chiến. Thứ hai, về cá nhân các lãnh đạo miền Nam.

Thời ông Diệm, Mỹ chưa đổ vô Việt Nam, thì làm gì có “chiến tranh giải phóng” với các chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào”? Mỹ có mặt ở Việt Nam là “thay” Pháp, mỗi quân Pháp với một quân Mỹ, đúng theo nội dung Hiệp định Genève là không đổ thêm quân. Trong khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam thì đã lập từ tháng 7 năm 1960.

Cuộc chiến như vậy không phải là “chiến tranh giải phóng” và chính quyền VNCH không phải là “chính quyền tay sai”.

Lịch sử đã bạch hóa: Anh em ông Diệm chết vì không cho Mỹ đổ quân vô Việt Nam.

Tài liệu khác cho thấy, trận Ấp Bắc, ông Nhu có mục đích “gài” Mỹ để thua trận này, hy vọng Mỹ (thấy khó khăn) sẽ không đổ quân. Ông Nhu cũng từng nói (trong tài liệu bạch hóa đó) là quân CSVN dầu gì cũng là “người Việt”. Tức là ông Nhu có ý định thương lượng với ông Hồ để tìm phương cách “thống nhứt đất nước”. Vấn đề là, Mỹ không thể không can thiệp vào Việt Nam (vì lo ngại cả Châu Á sẽ theo cộng sản, thuyết Domino sẽ nói ở dưới). Trận Ấp Bắc là cho chính quyền Mỹ thấy rằng nếu không đổ thêm quân, Mỹ và quân VNCH không thể thắng Việt Cộng.

Đến đây ta có thể phác họa sơ khai về vai trò của hòa thượng Trí Quang. Việc gây hỗn loạn xã hội bằng cách sử dụng Phật giáo khiêu khích nhà cầm quyền, qua những việc “thiêu” và “tự thiêu” các tu sĩ Phật giáo, cùng với sự phóng đại của báo chí. Chính quyền ông Diệm bị dư luận quốc tế lên án vì đàn áp tôn giáo, nhứt là ở Mỹ và Pháp. Việc này làm quần chúng Mỹ phẫn nộ và chính quyền Mỹ có cớ can thiệp, lật đổ ông Diệm để đổ quân vào Việt Nam.

Người ta đồn đãi Hòa thượng Trí Quang là nhân viên CIA của Mỹ, vì vậy là có căn cứ.

Việc xây dựng quốc gia VNCH độc lập

Nếu ta có tham khảo tập tài liệu “Why Vietnam”, còn gọi là tập bạch thư của Mỹ công bố thập niên 1960, giải thích vì sao Mỹ can thiệp vô Việt Nam. Ta thấy rằng các chính quyền của Mỹ có ý định ủng hộ một quốc gia VNCH độc lập với miền Bắc. Các đời tổng thống Mỹ nhiều lần hứa hẹn giúp cho ông Diệm, cũng như với ông Thiệu sau này, xây dựng một “quốc gia Việt Nam độc lập và phú cường”.

Việc này thất bại, vì đa số giới tinh hoa chính trị Việt Nam thời đó đều là người gốc Bắc di cư. Bằng chứng là sau này Hiệp định Paris 1973, Mỹ tái khẳng định Việt Nam là một quốc gia duy nhứt, thống nhứt ba miền Bắc Trung Nam, theo đúng như nội dung của Hiệp định Genève.

Ông Diệm (hay ông Thiệu) có nhiều cơ hội để tuyên bố VNCH là một quốc gia độc lập. Ngay cả Liên Xô, đế quốc cộng sản đỡ đầu cho miền Bắc, đã từng đề nghị hai miền trở thành các quốc gia độc lập.

Và từ việc không thuyết phục được các lãnh đạo VNCH tuyên bố độc lập, Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến Việt Nam.

Các liên minh như “liên phòng Đông Nam Á – SEATO” cũng như các đạo quân của Nam Hàn, Phi, Thái Lan… không thể ở lại Việt Nam để can thiệp vào cuộc chiến như dự định của Mỹ. Nguyên tắc của LHQ về “quyền tự vệ chính đáng” và quyền “tự vệ đa phương” chỉ áp dụng cho các quốc gia. VNCH chưa bao giờ là một quốc gia, vì vậy các lực lượng quân sự này lần lượt rút về. Hiệp định Paris 1973 ký kết thì Mỹ cũng không còn lý do ở lại Việt Nam. Vì vậy ông Nguyễn Tiến Hưng mới viết cuốn “Khi đồng minh tháo chạy”.

Quốc gia độc tôn Thiên Chúa giáo

Ý kiến cho rằng, ông Diệm muốn tách miền Nam ra để lập một quốc gia là một ý kiến chủ quan, rất sai. Cho rằng quốc gia đó là quốc gia “độc tôn thiên chúa giáo” lại càng sai hơn.

Đến nay vẫn còn có những bài viết của các tu sĩ đó, cho rằng người theo đạo Thiên Chúa lấy tổ quốc là Vatican để phục vụ. Hoặc cho rằng đạo Thiên Chúa giáo là “ngoại lai”, là “thông đồng với giặc” vì du nhập từ Tây phương.

Những tu sĩ theo Hòa thượng Trí Quang rõ ràng đã kế thừa tinh thần của “bình tây sát tả”, phong trào tiêu diệt người theo Thiên Chúa giáo, thời Pháp mới vào Việt Nam. Những nhận định này vừa sai vừa nguy hiểm. Bởi vì ngoài đạo thờ ông bà, mọi tôn giáo ở Việt Nam đều du nhập từ nước ngoài.

Theo tôi, theo đạo nào, Thiên Chúa hay Phật, tất cả đều là “dân tộc” Việt Nam hết cả.

Tất cả các quốc gia mà dân chúng đa số theo đạo Thiên Chúa giáo, chắc cũng khoảng phân nửa dân số địa cầu, ta không thấy quốc gia nào phụ thuộc chính trị vào Vatican. Đơn giản vì đó không phải là mục đích của Vatican và các quốc gia đó đều tách “thần quyền” ra khỏi “thế quyền”. Người theo đạo Thiên chúa hay theo đạo Hồi, đạo Phật ở các quốc gia này đều được đối xử bình đẳng về quyền và trách nhiệm. Tôn giáo hoàn toàn đứng ngoài bộ máy quyền lực của nhà nước.

Nguồn gốc của chiến tranh

Ông Cao Huy Thuần, một “đệ tử ruột” của thầy Trí Quang có bài viết đăng trên Viet-studies, BBC đăng lại, tựa đề “Thầy Trí Quang: Một trang lịch sử”. Trong đó ông có ý kiến rằng “Thừa kế Diệm tức là tiếp tục chiến tranh và dựa trên chiến tranh để nắm quyền“.

Ông Thuần có thể xem là “đại diện” của phe theo thầy Trí Quang?

Quan điểm xem ông Diệm như là “nguồn gốc của chiến tranh” là một quan điểm hồ đồ, đổi trắng thành đen.

Thực ra, theo tôi, thì ngay cả thay ông Diệm là Đức Phật thì chiến tranh cũng xảy ra. Bởi vì đảng CSVN đã chuẩn bị chiến tranh từ tháng 7 năm 1960, qua việc thành lập Mặt trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam. Tổ chức này đã được thành lập theo nội dung nghị quyết Đại hội đảng lần thứ ba, trực thuộc Trung ương cục Miền Nam của đảng.

Trong cuộc chiến này, ông Diệm, và cả chế độ VNCH, là nạn nhân, đứng trong vai trò tự vệ. Phe Cộng sản miền Bắc là chủ mưu, mở màn cho chiến tranh, bằng những cánh tay nối dài, như các phong trào “hòa bình”, phong trào phản chiến, phong trào Phật giáo và Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

Quân Mỹ đổ vô miền Nam không hề “cướp nước” và chính quyền VNCH không hề là chính quyền tay sai. Nếu viết như các giáo hữu Phật giáo thì quân Mỹ ở Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Tây Đức… trước kia không lẽ cũng là “quân cướp nước” và các chính quyền ở đó đều là “chính quyền tay sai”?

Tác giả khác, tên Chu Sơn, bài viết cũng đăng trên VietStudies, nhân dịp Hòa thượng Trí Quang viên tịch. Tác giả viết: “Sau gần một trăm năm kháng chiến với rất nhiều đau thương, mất mát, hy sinh, vào giai đoạn cuối, nhân dân Việt Nam với sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã giành lại độc lập, chủ quyền trên một nửa đất nước: miền Bắc. Một nửa còn lại: miền Nam, nằm trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ”.

Thiệt tình, chiến sĩ văn hóa “nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong”. Nếu nói miền Nam “nằm trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ” thì Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Tây Đức… đều nằm “trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ”. Những quốc gia này đã trở thành giàu mạnh thuộc hàng “đại cường” về kinh tế trên thế giới. Các quốc gia này được như ngày hôm nay là “nhờ” ở cái “niền kim cô” của Mỹ.

Trong khi miền Bắc, đến nay cái niền kim cô “chủ nghĩa cộng sản” còn chưa gỡ ra. Cuộc chiến “đánh Mỹ cứu nước” thực tế là “đánh Mỹ cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Miền Bắc vì vậy có tới ba cái niền kim cô có thực.

Còn về nhận định “độc lập chủ quyền trên một nửa đất nước”, cũng nên xét lại.

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của ông Hồ thời đó mọi thứ đều làm theo chỉ thị của “quốc tế vô sản”, mà thực tế tùy theo lúc “quốc tế vô sản” là Liên Xô hay là Trung Quốc. Trận Điện Biên Phủ từ cây súng cho tới viên đạn, tất cả đều đến từ Trung Quốc. Việt Nam chỉ có máu xương và lòng thù hận. Nếu Mao Trạch Đông không thắng được Tưởng Giới Thạch 1949 thì sẽ không bao giờ có “chiến thắng Điện Biên Phủ”. Vì vậy nói chiến thắng này là “đỉnh cao tự hào của dân tộc” là quá lố.

Ngay Hiến Pháp hiện thời, lời mở đầu cũng đã ghi nhận công ơn của “bạn bè thế giới”. Bạn bè này là ai, nếu không phải là Liên Xô và Trung Quốc? Đến nay Việt Nam vẫn chưa chế tạo được các thứ vũ khí đã dùng cho chiến trường Điện Biên Phủ. Dĩ nhiên không có sự hy sinh nào cao quý hơn máu xương, nhưng nếu không có vũ khí thì với “tầm vông vạt nhọn”, Việt Nam vẫn không làm được cái gì.

Các quốc gia Việt Nam, Đại Hàn, Đức, và Trung Hoa đều là những “quốc gia bị phân chia”, có hoàn cảnh lịch sử khá tương đồng và sự hiện diện của quân Mỹ ở các quốc gia này đều có chung mục đích là chống cộng sản xâm lược.

Mỹ có mặt ở Nam Hàn ban đầu là do Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ. Mỹ có mặt ở Nhật là do Hiệp ước hỗ tương từ 1951. Mỹ có mặt ở Đức do thỏa thuận “phân chia vùng ảnh hưởng” của các đại cường chiến thắng Thế chiến thứ II.

Thuyết Domino của Mỹ ra đời sau bốn biến cố liên tục ở châu Á, có liên quan đến cộng sản, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.

Năm 1949, Quốc Dân đảng thua, Tưởng Giới Thạch phải di tản ra Đài Loan. Năm 1950, Bắc Hàn xâm lược Nam Hàn, với sự trợ giúp của “chí nguyện quân” Trung Quốc. Năm 1954 nhờ sự giúp đỡ của Mao Trạch Đông, khí giới lẫn cán bộ cố vấn. Nhờ đó ông Hồ thắng Pháp qua trận Điện Biên Phủ.

Song song với việc giúp đỡ Việt Nam, Mao Trạch Đông cũng đã cho tổ chức các lực lượng vũ trang cách mạng ở các quốc gia như Phi, Thái Lan, Indonesia v.v…Vì lo ngại thừa dịp chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời lo sợ Trung Quốc lợi dụng địa bàn Việt Nam để trả thù cho chiến tranh Triều Tiên. Trung Quốc sẽ tiếp tục yễm trợ cho VNDCCH của ông Hồ để nhuộm đỏ miền Nam. Việc này xảy ra thì toàn khu vực Châu Á sẽ nhuộm đỏ. Vì vậy, Mỹ viện trợ cho Pháp để chống Việt Minh. Rốt cục Pháp thua và Mỹ muốn vào Việt Nam thế chỗ của Pháp.

Chướng ngại vật để Mỹ đổ quân vô Việt Nam, thứ nhứt là nội dung Hiệp định Genève, theo đó các bên không được đổ thêm quân. Thứ hai là ông Ngô Đình Diệm.

Về Hiệp định Genève, Mỹ là bên không ký. Chỉ còn lại Ngô Đình Diệm.

Ông Trí Quang đã đắc lực giúp cho người Mỹ dẹp bỏ ông Diệm.

Mỹ đổ quân vào Việt Nam như nhà không chủ, trong lúc các tướng lãnh còn đang tranh giành quyền lực ở Sài Gòn.

Vì vậy người ta có lý khi cho rằng thầy Trí Quang là gián điệp CIA của Mỹ. Điều này khó có thể kiểm chứng vì cơ quan CIA (Trung ương Tình báo cục) của Mỹ không có thói quen tiết lộ lai lịch của người cộng tác.

Vấn đề là, khi Mỹ đổ quân vào rồi, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam mới có cớ dựng cờ “đánh Mỹ cứu nước” và hoạt động công khai. Quân miền Bắc cũng đồng thời bước qua vĩ tuyến 17 tiến vào miền Nam.

Nhiều người khác cũng cho rằng thầy Trí Quang là đảng viên, là “cán bộ xách động và tuyên truyền” của đảng CSVN gài vào miền Nam để quấy rối. Ý kiến này cũng thuyết phục.

Ta cũng không dễ lấy bằng chứng từ đảng CSVN. Nhưng từ những trang tự truyện của thầy, ta đã thấy có sự quan hệ giữa thầy và đảng CS. Lúc thầy Trí Quang đọc “Bản tường trình sự cần thiết thành lập Mặt trận Việt Minh” của Trường Chinh, nội dung nói rõ quan điểm “giải phóng dân tộc”, ta thấy giống y cái cảnh Nguyễn Tất Thành đọc bản “luận cương về các vấn đề dân tộc” của Lê nin. Nguyễn Tất Thành trở thành “đồng chí” Linov với nhiệm vụ “xách động và tuyên truyền – Agiprop”. Thì ta có thể suy luận tương tự Hòa thượng Trí Quang được đưa vào Nam để làm nhiệm vụ tương tự.

Và đây cũng là lý do giải thích vì sao thầy Trí Quang im lặng sau năm 1975. “Mission accompli”, nhiệm vụ đã hoàn tất thì vọng động nữa làm chi?

Ông Nguyễn Hữu Liêm có đề nghị (trên facebook) nhà nước CSVN phong thầy Trí Quang là “anh hùng dân tộc”. Rõ ràng cái nào cũng có cái lý của cái đó.

***

Một chuyện tuy bên lề nhưng cũng nên kể để minh họa cho vai trò “cán bộ chiến lược” của Hòa thượng Trí Quang. Khi ông Dương Văn Minh lên làm tổng thống thì giới chính trị miền Nam lúc đó nói chơi với nhau là ông Trí Quang mới làm tổng thống. Ông Trí Quang có thực lực là quần chúng Phật giáo trong khi ông Minh không có gì cả. Vì tin tưởng Hòa thượng Trí Quang, nghĩ rằng ông này có “giải pháp” cho Miền Nam. Đến ngày cuối, người ta đồn ông Minh than rằng “thầy làm chết tôi rồi”! Ông Minh hy vọng với việc “bàn giao quyền lực” trên cương vị tổng thống thì chắc sẽ có một vai trò trong nhà nước mới. Vấn đề là Sài gòn sụp đổ, ông Minh không có “quyền lực” nào nữa, dầu là tượng trưng để mà giao.

Bài viết ông Thuần cũng có nhiều chi tiết cần xét lại. Chỉ đưa ra hai thí dụ. Thứ nhứt, về “ngọn lửa Quảng Đức là ngọn lửa từ bi” và nguyên nhân cái chết của bảy em bé trong “biến cố” đài phát thanh 8-5-1963.

Điểm 1, tài liệu, hình ảnh bây giờ đã được “giải mật”, đã công bố, Thượng tọa Thích Quảng Đức không hề “tự” thiêu, tức tự châm lửa đốt mình. Người ta cầm can xăng đổ lên người ông rồi đốt. Gọi đó là “lửa từ bi” hay “lửa sát nhân” đều đúng, chỉ khác góc nhìn.

Thứ hai, vụ bảy em bé, ông Thuần nói là bị lính ông Diệm “bắn chết”. Thầy Trí Quang viết “đống xương thịt máu huyết bị hất vào một góc tường, xương thịt máu huyết của những kẻ thân yêu mới cười nói với mình trước đó không quá 10 phút“.

Đạn nào mà bắn “dữ” vậy?

Chuyện này phải nhắc lại Biến cố “đài phát thanh 8-5-1963”, nguyên nhân đưa tới “phong trào Phật giáo miền Trung”.

Nguyên nhân là đài phát thanh Huế không đồng ý cho phát bài thuyết pháp của thầy Trí Quang, vì lý do chưa kiểm duyệt. Nghi vấn là tại sao lại có “quần chúng” với đông đảo con nít tụ họp trước đài phát thanh để đón nghe bài thuyết pháp này? Con nít tới đó nghe làm chi?

Khi đài không phát (vì chưa kiểm duyệt) thì “quần chúng” nổi dậy “làm cách mạng”. Vụ này làm cho bảy trẻ em bị chết. Phe “cách mạng” nói là do quân ông Diệm quăng lựu đạn. Ông Thuần thì nói bị đạn bắn. Nhưng theo nhiều tài liệu ghi lại, bảy nạn nhân không thể tử thương do “lựu đạn”, hay do bất kỳ một thứ vũ khí nào của VNCH có thời đó. Theo giảo nghiệm của bác sĩ người Đức thì thân xác bảy nạn nhân không thấy có miểng lựu đạn, hay đầu đạn. Kết luận của bác sĩ là các em chết vì một “sức ép cực mạnh khiến thân xác không vẹn toàn”. Vũ khí nào “sát thương” như vậy nếu không phải là C4, thường được điệp viên Mỹ sử dụng trong các điệp vụ?

Nói thầy Trí Quang là CIA vì vậy rất thuyết phục.

Kết luận:

Dưới mắt nhiều người dân Việt Nam thì từ năm 1963 đến nay là “một trang sử” đầy máu và nước mắt lẫn nhục nhằn. Trang sử viết dở dang, không ai biết sự thống khổ còn kéo dài bao giờ mới chấm dứt.

Một trang sử hàng chục triệu người dân chết bị bỏ quên. Có người chết trước cổng chùa. có người chết trên đường di tản. Có người chết trong bụng cá, chết ngộp giữa đại dương. Có người chết nhục nhã vì hải tặc. Và đến bây giờ vẫn có người còn tiếp tục chết. Chết vật vã đau thương trong thùng đông lạnh. Chết trên đường băng qua biên giới các xứ Đông Âu đầy tuyết giá…

Vì đâu chết?

Người “làm nên lịch sử” đến chết cũng không nói được nửa lời. Nói là tranh đấu cho “công lý”, cho “đạo pháp và dân tộc”. Nhưng rốt cục lại góp tay lật đổ ông Diệm, mở đường cho Mỹ vào. Đồng thời mở đường cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam chính thức tuyên bố hoạt động ở miền Nam. Từ đó đưa tới VNCH sụp đổ. 


 

 Giao Nguyễn, từ bệnh nhân tâm thần trở thành bác sĩ phục vụ cộng đồng

 Ba’o Nguoi-Viet

April 1, 2024

Kalynh Ngô/Người Việt

 WESTMINSTER, CA (NV) – Khi chàng thanh niên 17 tuổi Giao Nguyễn tạm biệt gia đình xuống tàu vượt biên, không bao giờ anh nghĩ rằng mình sẽ trở thành một bác sĩ tâm thần. Anh càng không nghĩ đến sẽ có ngày chính mình là một bệnh nhân phải chiến đấu với căn bệnh suốt năm năm dài. Nhưng chính vì thế, Bác Sĩ Giao Nguyễn trân trọng giá trị cuộc sống và hiểu rất rõ công việc mình đã chọn.

Bác Sĩ Giao Nguyễn ngày tốt nghiệp kỹ sư đại học Rice University. (Hình: Bác Sĩ Giao Nguyễn cung cấp)

Trả ơn

Buổi tối ngày cuối cùng của năm 2023, trong một ngôi nhà nhỏ ấm cúng, đơn giản ở Westminster, trong vùng Little Saigon, thủ phủ người Việt tị nạn ở Orange County, California, người đàn ông ngoài 50 tuổi ngồi chơi với cậu con trai nhỏ sau bữa cơm chiều. Ông vừa kết thúc một ngày làm việc dài ở bệnh viện Tibor Rubin VA Medical Center, Long Beach. Ông là Bác Sĩ Giao Nguyễn.

“Toàn bộ thời gian của tôi bây giờ là công việc và chăm sóc gia đình, chăm sóc chính bản thân mình,” ông nói.

Sở dĩ có dấu mốc thời gian “bây giờ” trong câu chuyện của ông vì: “Trong chục năm qua, tôi phải tập trung vào việc đương đầu với bệnh tật và những trở ngại khác trong cuộc sống (tài chính, sự nghiệp…) mà tôi đã gác lại mọi thứ khác.”

Bác Sĩ Giao Nguyễn đã trải qua một giai đoạn khó khăn nhất kéo dài nhiều năm nên ông hiểu điều gì là quan trọng nhất với sức khoẻ tinh thần. Một trong những lý do ông về làm việc cho bệnh viện của Los Angeles County vì ông đã qua năm tháng là bệnh nhân của Fairfax County, Virginia.

“Lý do lớn nhất mà tôi có được ngày hôm nay là vì rất nhiều người đã giúp tôi,” ông nói.

Hơn 10 năm trước, ông quyết định về California sinh sống vì “hoạt động ngoài trời rất tốt cho sức khoẻ tinh thần, và thời tiết Nam California lý tưởng quanh năm cho điều đó. Nam California tập trung đông người Mỹ gốc Việt nhất, tôi muốn làm việc với cộng đồng này.”

Sinh tồn

Năm 1986, ông Giao là người duy nhất trong gia đình xuống tàu vượt biên. Những ngày nguy hiểm sống chết trên đại dương, chàng thanh niên 17 tuổi tự bảo vệ tâm lý của mình bằng cách nghĩ rằng những gì đang diễn ra xung quanh mình là không có thật. Sau khoảng sáu, bảy ngày lênh đênh trên biển, con tàu an toàn đến Indonesia, trước khi ông được định cư ở Mỹ.

“Những năm đầu ở Mỹ, tôi không biết tiếng Anh, không biết văn hóa Mỹ, cũng không tiền bạc. Ngày đầu tiên tôi đến Mỹ thì tôi đã bắt đầu lo lắng, trầm cảm rồi. Tôi đi học, đi làm. Sau đó tôi may mắn được nhận vào trường đại học Rice University ở Houston, Texas, ngành Kỹ Sư Điện Tử,” ông kể lại đời mình.

Bữa tiệc “thịnh soạn” nhất của gia đình Bác Sĩ Giao Nguyễn (hàng đứng, bên phải) khi còn ở Việt Nam. Sau hôm đó, ông xuống tàu vượt biên. (Hình: Bác Sĩ Giao Nguyễn cung cấp)

Đại học Rice University là trường tư. Phần lớn sinh viên là da trắng, con nhà khá giả trung lưu trở lên.

Ông nói: “Lúc đó ở trường tôi là người nói tiếng Anh dở nhất, mà kinh tế cũng nghèo nhất, không biết gì về văn hóa Mỹ, cái gì cũng kém nhất. Mình phải cố gắng rất nhiều. Có lẽ vì cố gắng quá nhiều mà bệnh trầm cảm, lo lắng của tôi ngày càng nặng hơn. Sau đó, từ Houston, tôi học cao học về Khoa Học Sức Khỏe Cộng Đồng – Chính Sách và Quản Trị ở trường cao học Harvard T.H. Chan School of Public Health thuộc đại học Harvard University, Boston, Massachusetts.”

Không ngờ đây lại là một áp lực khác. Nơi này mùa Đông kéo dài. Trời lạnh triền miên, ít ánh nắng mặt trời lúc nào cũng âm u. Nó làm cho bệnh của ông càng nặng. Ông vừa đi học vừa làm ban đêm. Cả hai gộp lại là áp lực lớn.

Kết thúc cao học năm 1994, ông ghi danh vào học y khoa đại học Tufts University, Boston, và ra trường năm 1999.

“Tôi là một người ít nói. Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ nên sự thật là học trường y là một khó khăn. Tôi phải luôn cố gắng vượt qua hàng rào ngôn ngữ để học và nói chuyện với bệnh nhân. Những áp lực tích tụ dồn lại. Đến khi làm nội trú ở Boston Medical Center, làm về nội khoa, sau đó chuyển qua khoa tâm thần, căng thẳng quá, tôi đã gục,” ông kể.

Đó là năm 2004. Một thời gian rất dài, ông không thể làm gì. Ông nghỉ học, nghỉ làm.

“Tôi về Việt Nam khoảng năm, sáu tháng nhưng không đi đâu cả, chỉ ở trong phòng suốt ngày. May mắn tôi có người chị giúp chăm sóc tôi để vượt qua những ngày tháng đó,” ông chia sẻ.

Khi quay về Mỹ, ông dọn về Virginia. May mắn còn một ít tiền để sinh sống. Ông giam mình trong phòng hết ngày này đến ngày khác, hết tuần này đến tuần khác.

“Thời gian đó tôi ăn toàn kẹo chocolate. Xung quanh giường của tôi toàn những miếng giấy bạc gói kẹo. Ăn kẹo và uống nước,” ông kể.

Theo ông nói, khi một người đang bị bệnh nặng, thì điều người ta nghĩ đến ngay là làm sao để giảm đau nhanh nhất. Do vậy mà trong những năm bị bệnh, ông uống rượu và hút thuốc rất nhiều.

“Vì rượu và thuốc lá là cách mà những người bệnh tâm thần tự điều trị để cảm thấy dễ chịu hơn mặc dù hậu quả là tác hại lâu dài của nó,” Bác Sĩ Giao nói.

Vào khoảng năm 2008, ông chính thức trở thành “homeless.” Nơi ông trốn cái lạnh cắt da của mùa Đông khắc nghiệt vùng Đông Bắc là trong chiếc xe hơi của mình.

“Mỗi đêm tôi phải mở ‘heat’ xe một lần để chống chọi với cái lạnh,” ông nhớ lại và nói.

Bệnh trở nặng, ông phải vào bệnh viện tâm thần Fairfax County của tiểu bang.

“Những ca nặng nhất mới nhập việc ở đó. Lúc đó, bệnh trầm cảm của tôi rất nặng,” ông nói.

“Đứng lên và đi tiếp”

Chính trong thời gian chống chọi, chiến đấu với căn bệnh để sinh tồn, ông nhận ra sự “xa cách” mà người đời dành cho những người như ông. Khi bệnh của ông không còn ở mức độ “nguy hiểm đến tính mạng,” ông được xuất viện và thấy “người ta nhìn tôi rất khác.”

“Có một lần tôi đi đến Đại Hội Thánh Mẫu ở Carthage, Missouri, với anh và chị dâu của mình. Tình cờ gặp một người bạn học trung học ở Việt Nam. Lúc đó tôi bệnh nặng lắm, đầu tóc bê bối, nhiều ngày không tắm. Người đó thấy tôi như vậy, sau đó kể lại với những người bạn khác, và người này nói rằng tôi nói xạo, bộ dạng tôi như vậy mà làm sao học y được. Tôi hiểu cách người khác nhìn và đối xử với người khác như thế nào,” ông nói.

Năm 2009, do quyết tâm đến gặp các bác sĩ tâm thần, bác sĩ trị liệu tâm lý để cải thiện sức khoẻ, bệnh của ông thuyên giảm giảm dần. Đến khi nhận thấy có thể đi làm trở lại, ông được nhận vào làm ở Woodburn Place Crisis Care của tiểu bang Virginia ở Fairfax County.

“Ban đầu tôi làm 10 tiếng/tuần, sau đó 20 tiếng/tuần, rồi tăng lên. Khi hoàn toàn khoẻ mạnh, tôi tìm cách trở lại trường học tiếp y khoa. May mắn là tôi vẫn còn cơ hội để tiếp tục làm nội trú và trở thành một bác sĩ,” ông kể.

Ông nói: “Tôi hiểu bệnh nhân của tôi, hiểu những gì họ phải trải qua, những gì họ chịu đựng, những lời ăn tiếng nói suy nghĩ của người khác.”

Với Bác Sĩ Giao Nguyễn, thách thức lớn nhất đối với một bác sĩ tâm thần là sự kiên nhẫn.

Ông nói: “Bệnh nhân có la hét, chửi bới, đòi hỏi này kia, khó chịu… mình vẫn phải kiên nhẫn và lắng nghe họ. ‘Thấu cảm’ quan trọng hơn ‘thông cảm.’”

Bước ra ánh sáng sau năm năm dài trầm mình trong khối màu đen u uất là một cuộc chiến không đơn giản. Chắc chắn phải có một động lực to lớn giúp ông trở lại với cuộc đời.

Ông nói: “Đó chính là tình thương yêu mà bố mẹ tôi đã dành cho tôi.”

“Tôi nghĩ tôi phải cố gắng để đừng phụ lòng thương yêu mà bố mẹ tôi đã dành cho tôi. Thứ hai nữa tôi phải làm được điều gì đó trong cuộc đời của mình. Nếu mà buông xuôi hết thì uổng phí quá. Mình đã trải qua sự nghèo khổ ở Việt Nam, rồi vượt biên, rồi mười mấy năm đi học ở Mỹ. Tôi muốn tự cứu mình, rồi giúp cho những người giống như mình và cho xã hội này. Tôi phải đứng lên và đi tiếp,” bác sĩ chia sẻ.

Bác Sĩ Giao Nguyễn nói về “kẻ thù vô hình” của công đồng gốc Việt thuộc nhiều thế hệ. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Ông Daniel Swint, bạn học cùng với ông Giao ở đại học Rice University từ năm 1989 đến 1992, hiện đang là kỹ sư của H&T Blocks ở Kansas City, nói với nhật báo Người Việt: “Cảm nhận của tôi về Giao khi còn học ở Rice đó là một người rất nghiêm túc và nhiệt huyết. Giao làm việc rất chăm chỉ. Chúng tôi học cùng lớp và ở cùng ký túc xá. Nhiều lần tôi thấy Giao uống rất nhiều rượu trong các bữa tiệc. Rice University là môi trường cạnh tranh khốc liệt. Chúng tôi hay chơi bida và bóng bàn. Việc Giao tốt nghiệp một chuyên ngành khó ở Rice là một điều bất ngờ.”

Theo ông Daniel, chỉ thời gian gần đây, ông mới biết về “giai thoại” vượt biên của người bạn mình.

Ông nói: “Chắc hẳn bạn tôi đã gặp nhiều khó khăn khi đến môi trường mới, ngôn ngữ mới, vào một đại học đòi hỏi cao, phải chịu sự nghèo đói và cố gắng tốt nghiệp sớm. Áp lực của Giao rất lớn.”

Rất khiêm tốn, ông Daniel cho rằng ông không nghĩ khi ấy mình đủ trưởng thành để giúp người bạn của ông vượt qua giai đoạn khó khăn thời sinh viên.

“Nhưng may mắn là bạn tôi đã có sự giúp đỡ. Tôi không biết sau khi học xong đại học anh ấy bệnh thêm bao lâu. Nhưng tôi biết chắc chắn bây giờ Giao đã vượt qua. Tôi nhìn thấy hạnh phúc trong ánh mắt của anh ấy,” ông Daniel nói.

Tôi hỏi Bác Sĩ Giao vì sao ông chọn một ngành học không đơn giản như thế này dù đã biết mình có vấn đề sức khoẻ tâm lý từ những ngày đầu tiên đến Mỹ?

Ông trả lời: “Gia đình tôi có di truyền về bệnh trầm cảm và lo lắng. Một người anh và một người chị của tôi hiện đang bệnh rất nặng. Tôi muốn giúp những người như họ và như tôi.”

“Tâm thần là một ngành học kết hợp hài hòa giữa nhiều môn học khác nhau, về y khoa, cơ thể con người, về bộ óc. Thứ hai nữa là phải hiểu biết về văn hóa cũng là một phần rất quan trọng trong ngành tâm thần. Tôi thích tất cả những điều này,” ông thêm.

Bác Sĩ Giao Nguyễn từng phân tích, 60% nguyên nhân của bệnh tâm thần là do di truyền.

Như vậy, ông có lo lắng cho đứa con trai nhỏ duy nhất của mình không? Bác Sĩ Giao từ tốn nói: “Chắc chắn là có. Phân tích kỹ thêm về góc độ khoa học thì con của tôi chỉ có 30% trong 60% đó. Tôi hy vọng 30% đó không đến nỗi nào. Tôi chỉ có một đứa con, nên tôi càng phải giữ sức khoẻ, không làm những gì mang đến áp lực cho mình và cho những người thân xung quanh mình.”

Để tránh những áp lực đó, thì phải làm gì?

Ông cho biết: “Hãy giữ sức khoẻ, tập thể thao, ăn uống điều độ. Nếu làm được, chúng ta không nên làm cho người khác ganh tỵ với những gì mình có. Bản thân con người luôn ganh đua, muốn bằng người này, hơn người khác. Nếu làm được, chúng ta đừng phô trương, mà thay vào đó là đồng cảm với nhau.”

Có vẻ như càng trải nghiệm cuộc đời bao nhiêu thì người ta càng biết quý trọng sự bình yên và trân trọng hiện tại bấy nhiêu. Bác Sĩ Giao Nguyễn tìm thấy hạnh phúc tinh thần và thể chất từ chính những năm chiến đấu để bước ra khỏi căn bệnh của mình. Ông cũng là người kính phục và lĩnh ngộ triết lý văn thơ của Thầy Tuệ Sỹ.

Khóc Tuệ Sỹ

Du thủ hồng trần đường xa chân mỏi

Lạc lối về ngừng bước hỏi trăng sao

Ngậm ngùi kiếp cỏ hoang bên đá sỏi

Nước mắt vàng thu lá rớt lao xao

Cổng niết bàn trong hư vô tịch mịch

Dạo vòng quanh tìm lối bước chân vào

Khoảnh khắc hội qua, nhang tàn lửa

Hạc mai thân xác thoát chiêm bao

Đây là bài thơ ông viết ngày 26 Tháng Mười Một, 2023 khi được tin Thầy Tuệ Sỹ viên tịch. Cách gieo vần, tứ thơ ảnh hưởng rất nhiều từ bài “Khung Trời Cũ” của Thầy Tuệ Sỹ.

Ngôi nhà nhỏ của gia đình Bác Sĩ Giao Nguyễn nhìn rất đơn giản, có lẽ như tính cách mà ông chia sẻ, “nhiều khi im lặng là thể loại âm nhạc tôi thích nhất, và sự cô độc là người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của tôi.” [đ.d.]

(Bài viết này được thực hiện qua chương trình “Impact Fund for Reporting on Health Equity and Health Systems” năm 2023 của Annenberg Center for Health Journalism, thuộc đại học USC, bao gồm huấn luyện, hướng dẫn, và tài trợ cho tác giả).

Liên lạc tác giả: ngo.kalynh@nguoi-viet.com


 

 ‘Cháy đỏ trời’ nhiều nhà trong đêm gần cầu chữ Y, Sài Gòn

 Ba’o Nguoi- Viet

April 1, 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một đám cháy lớn xảy ra tại dãy nhà ven kênh Tàu Hủ ở đường Phạm Thế Hiển, ở Quận 8, Sài Gòn, trong đêm 1 Tháng Tư, giờ Việt Nam.

Loạt ảnh và video clip do các báo đăng tải cho thấy ngọn lửa bốc lên nghi ngút, đỏ rực cả góc trời và khúc kênh ở khu vực gần cầu chữ Y.

Lửa đỏ rực từ đám cháy lớn ở khu vực gần cầu chữ Y, quận 8, Sài Gòn. (Hình: ZNews)

Theo ghi nhận của tờ Tuổi Trẻ, khoảng gần 8 giờ tối, đám cháy bùng phát mạnh rồi lan nhanh sang nhiều căn nhà ven kênh Tàu Hủ.

Người dân xung quanh tìm cách dập lửa nhưng bất thành. Ngọn lửa bùng phát mạnh, thiêu rụi nhiều căn nhà trong khu vực.

Lực lượng cảnh sát cứu hỏa được điều động đến hiện trường và phun nước dập lửa từ cano chuyên dụng. Trong khi đó, một nhóm cảnh sát cứu hỏa khác đến gần hiện trường bằng đường bộ.

Bà Nghĩa, sống gần những căn nhà cháy cho biết đang coi tivi trong nhà thì nghe nhiều tiếng la hét thất thanh. Bà chạy ra thì thấy bầu trời đỏ rực giữa đêm tối. Bà chỉ kịp vơ vội một số món đồ có giá trị chạy ra xa ngọn lửa đang bùng mạnh.

Ông Nam, nhà ở gần hiện trường, nói rằng người dân đã nhiều lần phản ảnh với chính quyền về việc các nhà ven sông chứa nhiều đồ gỗ để buôn bán, dễ có nguy cơ xảy ra cháy nổ.

Cùng thời điểm, theo tường thuật của báo VietNamNet, một đoạn đường Phạm Thế Hiển gần khu vực xảy ra cháy được phong tỏa nghiêm ngặt.

Tại cầu chữ Y, hướng Quận 1 và quận 5 về quận 8 xảy ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng.

Báo Dân Trí cho biết, vụ cháy khiến một phần khu vực phường 2, quận 8 bị mất điện.

Đến khoảng 10 giờ đêm 1 Tháng Tư, theo ông Tăng Xuân Phong, chủ tịch phường 2, quận 8, đám cháy đã được dập tắt, lực lượng cứu hỏa đang tiếp tục xịt nước làm mát.

Ông này khẳng định rằng vụ cháy “không có thương vong về người.”

Tuy nhiên, phóng viên báo Tuổi Trẻ cho rằng do lực lượng cứu nạn chưa vào được các căn nhà cháy nên không rõ thương vong.”

Cảnh sát cứu hỏa phun nước dập lửa từ ca nô chuyên dụng. (Hình: Thành Huy/Tuổi Trẻ)

Các báo ở Việt Nam cho biết thêm, Công An Thành Phố Sài Gòn đang mở cuộc điều tra vụ cháy.

Trước khi vụ cháy xảy ra, khu vực hẻm 124 đường Phạm Thế Hiển được ghi nhận tấp nập người vận chuyển, mua bán đồ gỗ cũ.

Tại đây, có gần 20 cửa hàng thu mua, tái chế đồ phế phẩm, đồ gia dụng. Cả ngày địa điểm này nhộn nhịp tiếng búa, tiếng bào, tiếng người thợ đánh bóng vẹcni… (N.H.K) [kn]


 

 Chuyên gia tài chính Việt kiều Mỹ bị mất $20,000 trong ngân hàng ở Việt Nam

 Ba’o Nguoi-Viet

March 31, 2024

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Nguyễn Trí Hiếu, Việt kiều Mỹ, được biết đến là chuyên gia tài chính, vừa tố cáo chuyện mình bị mất 500 triệu đồng ($20,168) trong tài khoản tại một ngân hàng ở Việt Nam.

Báo Thanh Niên hôm 31 Tháng Ba đưa tin này nhưng giấu tên ngân hàng, trong lúc một số báo khác viết tắt là “ngân hàng N.”

Ông Nguyễn Trí Hiếu thường được các báo ở Việt Nam dẫn bình luận về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. (Hình: Thanh Niên)

Theo bản tin, vụ mất tiền này đã xảy ra từ mấy tháng trước, nhưng nay khổ chủ mới lên tiếng.

Cụ thể, hôm 18 Tháng Mười Một năm ngoái, ông Hiếu ra ngân hàng để rút tiền thì tá hỏa khi nhân viên báo tài khoản của ông chỉ còn đúng 50,000 đồng ($2) trong khi trước đó số dư là 500 triệu đồng.

Khi ông Hiếu khiếu nại, ngân hàng cung cấp sao kê chi tiết các giao dịch từ tài khoản.

Theo đó, từ ngày 3 đến 17 Tháng Mười Một cùng năm, chủ tài khoản này được ghi nhận “nhiều lần chuyển tiền sang nhiều tài khoản khác nhau ở một số ngân hàng khác.”

Trong khoảng thời gian đó, đã có hai lần chủ tài khoản gửi yêu cầu cấp lại mật khẩu xác thực mã OTP thông qua ứng dụng “Internet Banking.”

Đáng lưu ý, mã OTP được gửi đến số điện thoại mà ông Nguyễn Trí Hiếu đã ghi danh với ngân hàng.

Tuy nhiên, thay vì gửi mã OTP đến điện thoại ông đang sử dụng là iPhone, thì ngân hàng cho biết mã này được gửi đến một chiếc điện thoại Xiaomi. Ông Hiếu cho rằng trong vụ này, ông không nhận được tin nhắn thông báo thay đổi số dư tài khoản như lâu nay.

Ông nói thêm rằng mình đã gửi đơn yêu cầu ngân hàng bồi thường nhưng không nhận được hồi âm. Thậm chí, chưa có bất kỳ lãnh đạo chi nhánh của ngân hàng hẹn gặp ông để làm rõ vụ mất tiền.

“Phía ngân hàng hoàn toàn bỏ lơ và không đề cập gì đến việc trách nhiệm hay bồi thường số tiền đã mất. Hiện tại, tôi vẫn chưa muốn đưa tên cụ thể ngân hàng này vì còn trao đổi chi tiết với họ cũng như để phía công an điều tra,” ông Nguyễn Trí Hiếu được dẫn lời.

Các vụ “bỗng dưng” mất tiền trong tài khoản ngân hàng xảy ra liên tiếp tại Việt Nam trong thời gian qua. (Hình: Thanh Niên)

Trong một diễn biến khác, báo Kinh Tế và Đô Thị hôm 29 Tháng Ba cho hay: “Thời gian vừa qua, không ít khách hàng bị mất tiền gửi tại các ngân hàng. Đáng chú ý, một số vụ do các cán bộ, nhân viên của ngân hàng lừa đảo, tham ô, chiếm đoạt tiền gửi trong tài khoản của khách hàng. Điều này đang dấy lên sự lo ngại về sự an toàn và quy trình giao dịch gửi và rút tiền từ ngân hàng.”

Bản tin viết thêm: “Nhiều sự việc mất tiền trong ngân hàng gần đây là hồi chuông cảnh báo về việc tuân thủ các quy trình giao dịch ngân hàng và việc kiểm soát các giao dịch này. Nếu không có các giải pháp kịp thời thì nguy cơ mất tiền tỷ sẽ còn tái diễn.” (N.H.K) [kn]


 

 Sau xách tay ma túy, nay tiếp viên Vietnam Airlines ‘giúp’ buôn lậu hơn 6 tấn vàng

Ba’o Nguoi-Viet

March 30, 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một số tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines bị cáo buộc “giúp” vận chuyển vàng nguyên khối qua cửa VIP của phi trường Tân Sơn Nhất, và là một phần mắt xích của đường dây buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Cambodia về Việt Nam.

Báo Dân Việt hôm 30 Tháng Ba dẫn cáo trạng của vụ án nêu trên nhưng không nêu danh tính các tiếp viên.

Đường dây buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Cambodia về Việt Nam có sự giúp sức của tiếp viên Vietnam Airlines. (Hình minh họa: Dân Việt)

Có tổng cộng 24 bị can bị truy tố trong đường dây buôn lậu 6,150 kg vàng 9999 từ Cambodia về Việt Nam.

Trong số đó, hai bị can bị cho là cầm đầu đường dây là bà Nguyễn Thị Minh Phụng (43 tuổi, quê Bình Định) và bà Nguyễn Thị Kim Phượng (39 tuổi, quê Tây Ninh).

Vàng nguyên khối được các bị can mua từ Phnom Penh chở đến cửa khẩu Chàng Riệc, tỉnh Tây Ninh, để vào ngăn bí mật của xe ba gác, chất đá lạnh lên trên “ngụy trang” rồi đưa qua biên giới.

Các bị can sau đó chia nhỏ, bán vàng lậu cho các chủ tiệm vàng tại miền Nam.

Một trong các chủ tiệm vàng trong đường dây là bà Đặng Thị Thanh Hằng, hiện đã xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Bà Hằng có tiệm vàng Phúc Hằng ở Sài Gòn và Hà Nội, từng mua 294 kg vàng của bị can Nguyễn Thị Minh Phụng. Bà Hằng sau đó bán lại 50 kg, số vàng còn lại để em ruột, ông Đặng Nam Trung, cùng ông Trịnh Việt Châu (con rể cũ) mang ra Hà Nội bằng đường hàng không.

Cáo trạng của vụ án ghi nhận ông Trung thường đi qua cửa VIP của phi trường Tây Sơn Nhất nhờ “quen biết” nhiều nhân viên an ninh tại đây.

Mỗi khi mang vàng ra Hà Nội, ông Trung đều “nhờ” những người này giúp làm thủ tục lên máy bay trước.

Mỗi khi bận việc, ông Trung giao lại việc này cho ông Trịnh Việt Châu hoặc “gửi tiếp viên Vietnam Airlines.” Trong những lần gửi này, ông Trung đều “nhờ trước” nhân viên an ninh trực quầy làm thủ tục cho hành khách để vàng khối được mang qua cửa an ninh suôn sẻ.

Kết quả điều tra công tác soi chiếu hành lý tại phi trường Tân Sơn Nhất chỉ xác định được lần duy nhất vào ngày 28 Tháng Chín, 2022, bị can Trung mang 15 kg vàng nguyên khối ra Hà Nội.

Trong những lần khác, các cán bộ an ninh phi trường Tân Sơn Nhất từng phát hiện một số “vật phẩm kim loại hình khối” nhưng không báo cáo hoặc xử lý.

Những người này giải thích rằng theo quy định hàng không, đây không phải là “vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang lên máy bay” nên họ không có căn cứ xử lý các cá nhân liên quan.

Một phi cơ của hãng hàng không Vietnam Airlines. (Hình: VNExpress)

Tính đến hôm 30 Tháng Ba, chưa thấy đại diện hãng Vietnam Airlines lên tiếng về cáo buộc mới nhất nhắm vào các tiếp viên của hãng này.

Hồi Tháng Ba năm ngoái, bốn nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị phát giác xách tay 11.4 kg ma túy trong một chuyến bay từ Pháp về phi trường Tân Sơn Nhất.

Sau đó, công luận ngỡ ngàng khi bốn nữ tiếp viên được trả tự do vì theo giải thích của Công An ở Sài Gòn, những người này chỉ nhận tiền công vận chuyển kem đánh răng và “không biết” mình bị lợi dụng vận chuyển ma túy. (N.H.K) [qd]


 

…Sài Gòn Và Hà Nội – Huy Phương (RIP)

Kimtrong Lam

Huy Phương (RIP).

Sau khi đi tù về vài năm, khoảng 1985, tôi có mở một tiệm làm hình và tráng phim gia công trên đường Lý Thái Tổ, Sài Gòn.

Nhờ vậy, ở đây tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người đủ mọi tầng lớp xã hội và ở khắp mọi miền, nhất là dân miền Bắc, sau tháng Tư, 1975, đổ xô vào Nam kiếm ăn rất nhiều. Vì dù miền Nam sau ngày “giải phóng” đã xuống cấp tột cùng, trông cũng còn khá giả, tươm tất hơn ở miền Bắc sau 20 năm dưới chế độ Cộng Sản.

Một ngày nọ, tôi gặp một người trung niên miền Bắc, trông mặt mày cũng khôi ngô, nhưng áo quần nhàu nát, làn da xanh mét như người thiếu ăn, anh vào tiệm, ngửa tay ra, nói mấy câu. Nghe giọng nói tôi biết ngay là người này ở ngoài Bắc mới vào, đang hành nghề xin ăn.

Tôi hỏi anh, “Tận ngoài Bắc, sao anh vào đây đi ăn xin?”

Không hề ngượng nghịu, anh nói rõ, “Vào đây xin 10 người cũng có được 6 người móc túi cho, lại chẳng bao giờ bị chửi bới. Ngoài Bắc, nhất là Hà Nội, thì đừng hòng! Có mà chết đói.”

Ðó là điều tôi nhận ra, như vậy là có sự khác biệt nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội. Hà Nội đại diện cho miền Bắc và Sài Gòn phản ánh cho những đặc tính của miền Nam.

Cộng Sản vào không phải làm điện khí hóa cho nông thôn trở thành thành thị, nhưng thật tình đã “nông thôn hóa” thành thị, nên dân Sài Gòn thường trực bị cúp điện, nhiều nơi tìm cách đào giếng để kiếm nước và sẵn sàng bới sân gạch lên để trồng khoai lang cải thiện, hay như ông bạn tôi ở chung cư Thanh Ða, bớt chỗ sinh hoạt để nuôi hai con heo nái trên sân thượng.

Sài Gòn sau thời gian đổi tên, nguyên do chỉ vì cái bến Nhà Rồng chết tiệt, chẳng mấy chốc xuống gần bằng Hà Nội. Bằng Hà Nội hơn, nhất là sau khi họ ồ ạt “vào thành phố” như một câu hát của Trịnh Công Sơn, với những “cửa hàng thịt phụ nữ,” “cửa hàng chất đốt thanh niên” mọc ra, cái cảnh phơi áo quần trên cửa sổ, treo khăn lông trong “xe con,” nuôi heo, trồng rau ngay trong sân nhà, hay hai anh bộ đội lái xe khác chiều dừng xe ngay giữa lộ để nói chuyện với nhau, bất cần tiếng chửi của thiên hạ.

Mới thoạt nhìn, Sài Gòn bỏ ngõ và bắt đầu nhếch nhác giống Hà Nội, nhưng sự thật trong gan ruột, hai thành phố đối cực, đối đầu này đang có những điều khác biệt, một bên là “nơi hang ổ cuối cùng và đâu cũng thấy tàn dư Mỹ Ngụy,” và Hà Nội, “thủ đô của lương tri, phẩm giá con người!” Vì vậy mà ngày nay, sau gần 40 năm “thống nhất” người ta còn đi tìm và thấy ra có quá nhiều khác biệt giữa Sài Gòn, Hà Nội. Cách biệt vì cách đối xử chính trị như vậy, trách sao Sài Gòn và Hà Nội không cách biệt về văn hóa, mặc dầu lúc nào hai bên cũng cho bên kia là “quê hương tù đày!” Tuy vậy, Hà Nội thắt lưng, buộc bụng, tẩy não, “dốc hết hạt gạo, cục muối cho miền Nam đánh Mỹ,” làm sao so được với Sài Gòn “bơ thừa sữa cặn!”

Nói về giáo dục, sau tháng Tư, 1975, đồng bào và thầy cô giáo miền Nam hẳn đã biết loại văn hóa ăn nói vô lễ, thô tục của lũ trẻ miền Bắc mới vào Nam, vì miền Bắc không có khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” treo trong các lớp Tiểu Học. Ngày ra Bắc, lên tận Hoàng Liên Sơn, tôi đã trông thấy những nét văn hóa tiêu biểu, được viết bậy lên vách tường nhà trường Tiểu Học, chưa kịp xóa sạch, nói đến sự quan hệ của ngành công an và giáo dục: “Công An (đ.) Cô Giáo!”

Trên đường làng Cẩm Nhân, Yên Bái, chúng tôi đi ngang một nhà giữ trẻ của hợp tác xã, nghe tiếng trẻ khóc la và tiếng quát của một phụ nữ: “Bố mẹ chúng mày (đ.) cho lắm vào, để chúng mày làm khổ thân bà!” “Bà” đây là người giữ trẻ của hợp tác xã nông nghiệp, bà có nhiệm vụ giữ trẻ thì khỏi ra đồng như các hợp tác xã viên khác. Liệu lũ trẻ này lớn lên dưới sự chăm sóc của những người này này, ngôn ngữ của chúng sẽ ra sao?

Trên các blog và báo chí trong nước, đề tài “những sự khác biệt giữa Sài Gòn và Hà Nội” tương đối là một đề tài hấp dẫn.

Tôi dẫn một vài ví dụ:

Giao tiếp:

– Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô bán hàng cúi gập người chào bạn.

– Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.

Hàng quán:

– Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa.

– Bát phở gà Hà Nội được “khuyến mại” với ngón tay cái của con bé bưng bê!

Ca ve:

– Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…

Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về.”

Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kêu em nha!”

Nhà sách:

– Hà Nội: Nhân viên hách dịch.

– Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi!

Trong quán ăn:

– Sài Gòn: “Vâng em làm ngay đây.”

– Hà Nội: “Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh thì xéo sang hàng khác!”

Bạn bè:

– Hà Nội: Hay để bụng, ghét mà trước mặt vẫn chơi, về nhà nói xấu.

– Sài Gòn: Mau huề, ghét là biến, không chạm mặt!

Nhưng liệu những sự khác biệt này kéo dài được bao lâu nữa?

Bây giờ, Sài Gòn và Hà Nội đã bắt đầu giống nhau, ảnh hưởng và bị đồng hóa, vì người Nam ra Bắc thì ít mà người Bắc vô Nam càng ngày càng đông, như một người tên Jor Dan viết trên blog:

“Mỗi người có một cách suy nghĩ riêng. Nhưng đa số chỉ nói yêu Hà Nội, nhưng lại thích được sống ở Sài Gòn. Ca sĩ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp nhiều quá còn gì!”

Sau gần 40 năm bây giờ hai thành phố này đã có những chuyện giống nhau.

Ở đâu cũng kẹt xe kinh khủng, và sau một trận mưa, không chỉ ở thành phố “bác” mà ở Hà… cũng lội!

Vô kỷ luật:

Sinh viên:

– Hà Nội: Nhiều em cave trông như sinh viên.

– Sài Gòn: Nhiều em sinh viên trông như cave.

Giao thông:

– Sài Gòn: Bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái.

– Hà Nội: Bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi.

Chúng ta không hy vọng gì Hà Nội và Sài Gòn sẽ mãi mãi khác nhau. Sự đồng hóa và việc di dân ồ ạt sẽ làm cho Sài Gòn càng ngày càng gần với Hà Nội. Ðiều rõ nhất là Hà Nội trước năm 1954 và Hà Nội bây giờ hoàn toàn khác nhau.

Năm 1954, sau Hiệp Ðịnh Geneva, một số người đã mang sự thanh lịch của Hà Thành năm xưa đi xa, để “Hà Lội” ngày nay cho những người mới vào tiếp thu, từ giọng nói đến văn hóa cư xử đã hoàn toàn khác biệt với Van Hoá 3D = Dit, Déo, Du..

Chủ nghỉa Ma’c Lê = Ma’nh le Mung….!.

Người Sài Gòn hôm nay sẽ không còn là người Sài Gòn của những ngày tháng cũ, tất cả chỉ còn là chuyện thời gian.

Chỉ sợ sau ngày Sài Gòn trở lại tên cũ, chất Sài Gòn sẽ không còn nữa.

Chúng ta yêu Sài Gòn chính là yêu chính chúng ta, cái bóng của dĩ vãng. Muốn Sài Gòn không đổi thay, chính lòng mình phải không thay đổi.

Huy Phương .

Sài Gòn và Hà Nội – Nguoi Viet Online (nguoi-viet.com)


 

Troussier và bóng đá Việt Nam

Ba’o Tieng Dan

Lâm Bình Duy Nhiên

27-3-2024

Ghê thật! Chỉ có trái bóng thôi mà lên đồng cả hội! Cúng gà, vái lạy và cầu khẩn chiến thắng.

Cùng nhau lôi kéo tên huấn luyện viên ra gào chửi và mạt sát. Sửa tên để nhạo báng ông ta rồi đòi đuổi cổ “Trâu Dê” về… “Phú Lang Sa”.

Phận làm huấn luyện viên chuyên nghiệp, chắn chắn ông Troussier thừa hiểu và cũng đã tiên liệu trước mọi việc. Thắng thì được việc. Thua thì bị… trảm! Đôi khi phũ phàng nhưng bóng đá ngày nay là vậy.

Các xứ khác cũng thế. Sa thải huấn luyện viên là chuyện bình thường. Cổ động viên la ó, đòi trảm huấn luyện viên cũng chẳng có gì lạ!

Cái khác thường là ở Việt Nam, tất cả chỉ dường như có quả bóng là điều quan trọng nhất trong cuộc sống tại đây.

Điều ông Troussier không lường trước khi ký hợp đồng huấn luyện Việt Nam là ông đã quá tự tin về khả năng của ông và nhất là khả năng của nền bóng đá Việt Nam!

Ông muốn đưa Việt Nam vươn đến tầm châu lục, dự Cúp Thế giới như những gì ông từng thành công với Nhật Bản, Bờ Biển Ngà và Nigeria. Ông quá vội với một nền bóng đá chỉ biết chạy theo thành tích, “xây nhà từ nóc”, hả hê với các giải hữu nghị tự chế hay các giải ao làng không nằm trong hệ thống quốc tế!

Ông muốn xây dựng một lộ trình lâu dài, muốn thử nghiệm nhưng thực tế, dân làm bóng và chơi bóng Việt Nam chỉ muốn hả hê thắng trận, dẫu đó chỉ là những trận vớ vẩn. Họ muốn được xuống đường, hò hét, ca vang, đua xe sau mỗi chiến thắng!

Họ không muốn thua trận. Họ chỉ muốn thắng. Họ chỉ muốn “Việt Nam vô địch”.

Ông Troussier là huấn luyện viên có tên tuổi và không phải thất bại với Việt Nam sẽ khiến ông bị chê bai, nhạo báng hay rơi vào quên lãng như cộng đồng mạng Việt Nam đang hồ hởi chửi rủa ông ta.

Có lẽ đến thánh cũng không đưa Việt Nam chơi Cúp Thế giới được. Chỉ chơi Cúp ao làng cũng đủ làm hạnh phúc cả dân tộc này rồi.

Ai muốn làm bóng đá nghiêm túc ở Việt Nam đều chịu thất bại. Chơi chút, chốc lát cho vui thì ổn. Giới nhà báo trong nước vẫn kể lại chuyện ông cố huấn luyện viên người Đức, Weigang, từng chỉ trích và nghi ngờ các cầu thủ Việt Nam thi đấu sa sút khi gặp Lào tại một giải Đông Nam Á. Đó là một cách làm chuyên nghiệp nhưng lại làm phật lòng giới trợ lý Việt Nam, nên mới có chuyện ông bị một tay trợ lý quát vào mặt: “Ông cũng chỉ là người làm thuê”.

Tối nay xem Georgia lần đầu dự EURO 2024 sau khi hạ Hy Lạp tại Tbilisi, mới thấy bóng đá n


ghiêm túc đòi hỏi đầu tư dài hạn, khoa học và nghiêm túc. Hàng triệu người dân Georgia ngây ngất hạnh phúc với chiến thắng lịch sử dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Willy Sagnol… người Pháp.

Đó mới chính là thời khắc khó quên và tự hào của nền bóng đá Georgia.

Hình ảnh Ukraina giành vé vớt dự EURO 2026 trong bối cảnh chiến tranh tàn phá quê hương, hay Ba Lan vui mừng hạnh phúc sau bao năm vắng bóng tại giải lớn nhất châu lục! Đó mới chính là thứ bóng đá mang lại cảm xúc cho người xem. Nó khác hẳn thứ bóng đá “mì ăn liền” mà Việt Nam đang hì hục theo đuổi từ năm 1995 đến giờ!

Chửi rủa thậm tệ một ông huấn luyện viên người nước ngoài vì ông ấy chỉ toàn mang lại những thất bại và một lối chơi “bạc nhược” nhưng lại im re, “mặc kệ nó” khi bị một thể chế chính trị bệnh hoạn đè đầu, cỡi cổ với những nhà lãnh đạo độc tài, tham nhũng và tàn bạo! Đó là tính cách rất Việt Nam.

Tất cả đều bị rơi vào cái bẫy của nhà cầm quyền. Cứ căm thù, chửi bới hay xuống đường vui chơi vì trái bóng đi.

Những chuyện còn lại đã có đảng và nhà nước lo!


 

Thầy truyền đạo Tin Lành ở Đắk Lắk chết bất thường

Ba’o Dat Viet

March 26, 2024

Y Bum Bya

“Khoảng 8 giờ 15 phút sáng, dân làng tìm thấy xác ông Y Bum Bya, nhìn như treo cổ, ở nghĩa trang cách nhà khoảng 800m”, trang Bàn tròn Đa Tôn giáo Việt Nam, một nhóm các nhà hoạt động cho tự do tôn giáo Việt Nam, nói hôm 8/3/2024. “Trước đó ngày 8/12/2023, ông đã bị công an xã Êa Tu tra khảo, đe dọa, đánh nhiều lần vào tai, đá vào xương sườn, bóp cổ, cưỡng ép từ bỏ hội thánh”.

Một thầy truyền đạo thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên vừa qua đời ở Đắk Lắk khiến giới hoạt động quan ngại về cái chết mà họ gọi là “bất thường” này sau khi nạn nhân dường như đã bị chính quyền hăm dọa và thẩm vấn.

Thầy truyền đạo Y Bum Bya được tìm thấy đã qua đời tại thôn Buôn Ko Tam, xã Êa Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, trong tư thế treo cổ ngày 8/3/2024, theo Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên và Bàn tròn Đa Tôn giáo Việt Nam.

“Ông Y Bum Bya, 48 tuổi, một thành viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên đã bị kẻ gian sát hại trong nghĩa trang tại buôn Ako Tam”, Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên nói hôm 19/3.

Mục sư A Ga, sáng lập viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, một nhóm tôn giáo có trụ sở ở bang North Carolina và các hội thánh tư gia ở Việt Nam nhưng không được chính quyền công nhận, đưa ra cáo buộc:

“Ông Y Bum Bya, một thành viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên. Đây là sự dàn dựng, có bàn tay của công an, chính quyền Đắk Lắk gây ra cái chết của ông Y Bum Bya”.

“Không có gì nghi ngờ nữa vì trước đây ông ấy từng bị bắt bớ, đe dọa… và gần đây nhất là vào tháng 12/2023 ông bị chặn đường đánh tại rẫy và phát động quần chúng ép ổng phải từ bỏ hội thánh Tin lành Đấng Christ này. Họ nói nếu cứ tiếp tục sẽ bị bỏ tù và đánh chết”, vẫn lời ông A Ga.

“Khoảng 8 giờ 15 phút sáng, dân làng tìm thấy xác ông Y Bum Bya, nhìn như treo cổ, ở nghĩa trang cách nhà khoảng 800m”, trang Bàn tròn Đa Tôn giáo Việt Nam, một nhóm các nhà hoạt động cho tự do tôn giáo Việt Nam, nói hôm 8/3/2024. “Trước đó ngày 8/12/2023, ông đã bị công an xã Êa Tu tra khảo, đe dọa, đánh nhiều lần vào tai, đá vào xương sườn, bóp cổ, cưỡng ép từ bỏ hội thánh”.

Từ Đắk Lắk, một người quen với nạn nhân, nêu ý kiến với điều kiện không nêu tên vì lý do an toàn: “Có thể chính quyền Việt Nam trả thù ông ấy vì ổng có tin tức và nói ra sự thật”.

“Ông sinh hoạt Tin lành Đấng Christ nhưng chính quyền Việt Nam không chấp nhận cho nên họ tìm mọi cách để tiêu diệt”, người này nói thêm.

Ngoài các cáo buộc và nhận định hết sức nghiêm trọng đó, tất cả các nhóm và cá nhân nêu trên không đưa ra bằng chứng, nhân chứng để củng cố cho lập luận của họ cho rằng có người đã sát hại ông Y Bum Bya. VOA không thể kiểm chứng độc lập về những phát biểu của các nhóm và cá nhân đó.

Trang An ninh Trật tự Đắk Lắk của công an tỉnh này hồi tháng 12/2024 loan tin về việc ông Y Bum Bya bị kiểm điểm do đã tham gia Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên “phản động”.

(Theo VOA)