“TRỘM SÁCH”-Bài viết của Trần Gia Huy

“TRỘM SÁCH” SAU 1975.

Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu.

TRỘM SÁCH THỜI VNCH TRƯỚC 1975.

Một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.

Ngay lúc đó thì ông Khai Trí bước vào…

Thấy ồn ào, ông dừng lại hỏi chuyện gì. Cô thâu ngân viên thuật lại sự việc và ông khách cũng đề nghị trả tiền như ông đã nói với cô thâu ngân. Ông Khai Trí cầm cuốn sách lên coi sơ qua rồi nói:

– Phải là học trò giỏi mới dùng tới cuốn sách này chứ học kém thì không dùng tới. Cám ơn lòng tốt của ông nhưng để tôi tặng cậu ta, không lấy tiền và sẽ còn giúp cậu ta thêm nữa…

Ông trao cuốn sách cho cậu bé, thân mật vỗ vai khuyên cậu cố gắng học hành rồi móc bóp lấy tấm danh thiếp, viết vài chữ, ký tên và đưa cho cậu:

– Từ nay hễ cần sách gì cháu cứ đem danh thiếp này đến đưa cho ông quản lý hay cô thâu ngân, họ sẽ lấy sách cho cháu. Ngày trước bác cũng là học sinh trường Pétrus Ký mà…

Ông bắt tay, cám ơn ông khách lần nữa rồi đi vào trong.

Ba năm sau, nghe nói cậu bé đậu xong Tú tài phần II, được học bổng du học nước ngoài, hình như sang Canada.

Một buổi chiều (sau 1975 khá lâu), người ta thấy một “ông già” khoảng ngoài 70 tuổi, ăn mặc theo lối Việt kiều, đứng ngắm trước cửa nhà sách Sài Gòn với nét mặt buồn buồn rồi bước vào hỏi thăm các cô bán sách về ông Khai Trí, các cô nói hình như ông đã mất cách đây đến hàng chục năm.

“Ông già Việt kiều” lại ra đứng ngắm trước cửa tiệm sách hồi lâu, lấy khăn giấy lau nước mắt, chắp tay hướng lên trên trời khẽ vái ba vái rồi đi. Không ai biết ông ta là ai cả…

Đọc chuyện xưa rồi ngẫm chuyện nay…”

Bài viết của Trần Gia Huy


 

 Không phải chỉ tham và dốt, mà là cố tình phá hoại

Ba’o Tieng Dan

Song Chi

27-4-2024

Lãnh đạo Sài Gòn tham, dốt nên chặt bỏ những hàng cây rợp bóng mát khiến Sài Gòn đã nóng càng thêm nóng, hay đây chỉ là một trong những sự cố tình phá hoại thành phố này?

Vì như nhiều người cũng nhận xét, trước kia tại những con đường có bóng mát việc kinh doanh cũng sầm uất hơn, người đi lại nhộn nhịp hơn, khách du lịch cũng thích thú đi dạo. Còn bây giờ, ngay cả những đại lộ khu trung tâm như Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng… cứ vào những giờ nắng lên cao là vắng ngắt.

Về kinh tế thì xem Sài Gòn như con bò để vắt sữa, làm ra bao nhiêu tiền phải đóng vào ngân sách tới 82% rồi 79% (trong khi có những thành phố chả đóng góp hoặc đóng góp rất ít vào ngân sách quốc gia thì tối ngày xây cổng chào, tượng đài tiền tỷ để “ăn”); hạ tầng cơ sở thì không xây dựng, không những thế còn phá. Phá nát tất cả những gì thuộc Sài Gòn xưa, từ kiến trúc cũ, những địa điểm, địa danh lịch sử cho tới phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt cũng bị biến thành phi trường nội địa, rồi những hàng cây rợp bóng mát một thời lãng mạn của Sài Gòn… Không phải cố tình phá hoại thì là gì?

Cộng sản ở đâu cũng tâm địa nhỏ nhen giống nhau. Cứ nhìn Hong Kong, từ một làng chài nghèo qua tay người Anh đã trở thành một trung tâm tài chính thương mại quốc tế, một thành phố tự do, dân chủ, văn minh, hiện đại, âm nhạc, phim ảnh gì cũng đều phát triển (thập niên 50, 60, 70, 80 của thế kỷ trước các nước láng giềng trong đó có Việt Nam đều mê phim Hong Kong, diễn viên tài tử ca sĩ Hong Kong, hồi đó phim Hàn, nhạc Hàn làm gì đã “xuất hiện” đình đám như bây giờ). Vậy mà, chỉ về với “đất mẹ” chưa tới 3 thập niên, toàn bộ sự tự do dân chủ của Hong Kong bị triệt tiêu, Hong Kong xuống về mọi mặt, bởi vì sau khi học hỏi những cái hay của Hong Kong một thời gian là Bắc Kinh siết lại, và chỉ tập trung đầu tư cho những thành phố lớn của đại lục như Thượng Hải, Thẩm Quyến…

Không chỉ Sài Gòn, miền Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long từng một thời trù phú, làm chơi ăn thật, không bao giờ biết đến hạn hán là cái gì, người nông dân Nam Bộ thông minh biết thuận theo thiên nhiên, mùa nào thì trồng cây gì, nuôi con gì. Vào tay các lãnh đạo duy ý chí, dốt nát, đem những bài học xử lý đê điều các thứ của vùng đồng bằng sông Hồng áp dụng vào miền Tây, làm đảo lộn hệ sinh thái sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long gây bao nhiêu thiệt hại, hạn hán ngập mặn bắt đầu xảy ra, cộng thêm việc Trung Cộng, Lào, Campuchia xây các đập thủy điện gây tác hại thêm mà không thấy Việt Nam có những động thái mạnh mẽ gì hoặc lo có kế hoạch đối phó; đến vụ kênh đào Funan Techo đã rập rình từ mấy năm nay rồi bây giờ mới thấy Việt Nam bắt đầu chính thức lên tiếng, liệu có quá trễ?

Quan chức lãnh đạo từ trên xuống dưới chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham, rồi lo đánh nhau giành ghế, có quan tâm đến chuyện gì khác đâu?


 

Những ngày cuối của thủ đô yêu dấu – Lâm Nguyễn

Lâm Nguyễn –
22 tháng 4, 2024
Sáng 28 Tháng Ba, ba cứ dẫn cả nhà đi tới đi lui. Tàu mỗi lúc mỗi ít mà người thì mỗi lúc mỗi đông. Mình không nhớ rõ ràng từng chi tiết lắm nhưng cái hình ảnh mấy trăm ngàn con người ứ đọng lại trên bến tàu để giành giựt 1 chỗ trên tàu và thỉnh thoảng lại có những tiếng rơi nặng nề xuống biển thì không làm sao mình quên được.
Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, bối rối, kinh hoàng, cùng quẫn. Kẻ đi tới, người đi lui, khóc lóc, kêu réo dội lên nghe thật dễ sợ. Mấy bao gạo sấy cứng như đá nhưng cũng được tụi mình chiếu cố tận tình. Suốt một ngày vất vả, lang thang khắp các xó xỉnh của bến cảng, đợi chờ, hy vọng rồi tuyệt vọng, cả nhà mệt lả. Mình tưởng như không thể nào đi nổi nữa (Lúc đó mình là đứa con lớn nhất trong nhà chỉ mới 11 tuổi).
Đêm đến. Người đến mỗi lúc một đông. Cả nhà đứng trên bến. Mình còn nhớ rõ lúc đó có một chiếc tàu đậu ở ngoài xa. Nhũng người đứng trên bến kêu la í ới nhưng chiếc tàu không vào được. Nếu lúc đó chiếc tàu tiến vào, mấy chục ngàn người mà ùa xuống, chắc chắn sẽ chết mấy trăm lần so với những ngày qua vì điều chắc chắn là chiếc tàu sẽ chìm lỉm.
Lúc đó có một người lính có lẽ vì hoảng quá đâm ra liều lĩnh nên nhảy đại xuống biển và cố gắng bơi ra chiếc tàu. Mặt biển tối sẫm nhưng cũng thấy đầu ông lúc trồi lên lúc chìm lỉm. Mọi người trên bờ hồi hộp theo dõi, thỉnh thoảng lại cổ vũ: “Gắng lên, gắng lên, gần tới rồi” và hàng trăm tiếng “Ồ” bật lên mỗi khi thấy ông ta bị chìm có lẽ vì đuối sức. Cứ thế mọi người kể cả tụi mình hồi hộp theo dõi nhưng cuối cùng ông ta mất tăm. Mọi người cũng chẳng còn hơi sức, tâm trí đâu để mà than thở, hay tỏ một câu thương xót cho cái chết bi thảm của ông. Hình ảnh ấy cứ bám riết tâm trí, ám ảnh mình suốt chuyến đi.
Ba dẫn cả nhà ra ngay giữa bến. Ngoài khơi có một chiếc tàu to đang tiến vào. Nhưng rồi nó cũng không dám vào sâu hơn nữa vì mỗi lần tiến lên được chút ít là “họ” từ trên núi pháo xuống mặt biển ầm ầm. Có một ông lính to cao mặc đồ bộ binh, mũ giáp đàng hoàng cầm đèn pin chớp chớp 3 cái một, hình như là để ra hiệu cho tàu vào. Thình lình ở phía bên phải bỗng chớp lên một vệt sáng dài như sấm chớp. Mình nghe tiếng ông ta hét to: “Pháo, nằm xuống”.
Ba dúi đầu tụi mình xuống. Cả nhà vừa kịp nằm dài ra là :”Ầm, ầm”. Lúc đó mình mới thật sự thấy khiếp sợ. Ngày hôm qua, tuy bị nhưng họ pháo rải ra, thưa thớt hơn và cả nhà ở trong một phòng kín. Còn bây giờ thì liên tiếp không ngớt. Tưởng chừng như bao nhiêu tiếng động kinh khiếp của trái đất đều đổ dồn vào đây. “Ầm ầm” liên tục làm mọi người không ngóc đầu dậy được. Tụi mình nằm im thin thít.
Người tỵ nạn cộng sản từ Đà Nẵng, Huế và các thành phố thất thủ khác của miền Nam Việt Nam, chen chúc hành lý trên xe buýt, cố gắng kiếm thức ăn và nước uống khi họ từ Thành phố Cam Ranh hướng về Sài Gòn (Bettmann / Getty Images)
Sau này nghe ba nói lại mình mới biết là lúc đó ba đã cố ý cho cả nhà nằm túm tụm vào nhau để lỡ có rủi quả nào rớt trúng thì bị hết cả nhà còn hơn là người còn người mất. Pháo cứ trên núi dội xuống trên đầu mọi người. Giữa bến không có một tàng cây hay một túp nhà nào. Mọi người buông xuôi, mặc cho may rủi. Nằm lồng lộng giữa trời để hứng những quả pháo không có mồm có mắt. Nghĩ lại mình còn thấy ghê sợ. Pháo vừa ngớt, ba kéo hết ra một cái hầm dầu ca-dôn. Nói là hầm nhưng thật ra đó là một đường ống giống như những cái cống chứa đầy dầu trơn nhẫy. Tụi mình phải nửa ngồi nửa đứng, hai tay bấu vào vách đá, lưng dựng vào vách này, chân bíu vào vách kia. Láng quáng sảy chân rơi xuống cũng chết. Mình không hiếu lúc đó hai cu Kỳ và Tí (5 và 3 tuổi) lấy sức đâu mà bíu vào vách đá như vậy. Tê dại cả chân tay đầu óc. Pháo gần khoảng 1 tiếng thì ngớt dần và ngưng hẳn. Lúc đó trời đã rạng sáng. Sáng 29/3.
Lúc này soát xét lại thì đồ đạc lẫn lộn đâu hết, chỉ còn một xách gạo sấy, 1 xách quần áo trong có cái radio cassette. Còn cái xách Boeing của nhà trong đựng những bộ quần áo quý của má thì mất tiêu. Nhưng cũng chẳng ai có vẻ tiếc rẻ (khi cả nhà mình vừa thoát khỏi cái chết). Còn hơi sức đâu mà nghĩ tới những chuyện vớ vẩn nữa.
Mặt trời lên. Một cảnh tượng hiếm có đập vào mắt mình. Trên bến la liệt những đồ vật, xe cộ, người bị thương, bị chết nằm ngổn ngang. Xe cộ nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Xen giữa những hàng xe cộ là đồ vật. Quần áo, ti vi, máy quạt, va-ly, túi xách, kể cả những đồ vật đắt tiền và thậm chí mình còn thấy cả những đôi hài, sandale, hoặc đôi giày cao gót của đoàn người di tản cởi bỏ và vất lại.
Ba má lại thất thểu kéo tụi mình ra đi. Dọc đường, mình thấy máu me và tiếng rên rỉ xin cứu vớt, xin nước của người bị thương vang lên không ngừng. Có một người đàn bà bị thương nặng, 4 đứa con vây quanh bà ta khóc lóc nhưng bà xua đi và nặng nhọc nói:
– Thôi mẹ gần chết rồi, mấy đứa con đi đi. Chạy theo họ chứ không là bị pháo kích nữa đó.
Bốn đứa nhỏ vùa chạy theo sau đoàn người nhà mình vừa quay lại nhìn bà mẹ và khóc nức nở. (Cảnh tượng này suốt đời mình không bao giờ quên được). Không biết máu của ai văng lên cái xách đồ mà dính be bét trên quần áo. Vào đến Cam Ranh, nhà mình mới hay.
Có người chết rồi mà mắt mở trừng trừng. Có người bị thương đau quá rên siết thật thê thảm. Có người nuốt nước mắt bỏ thân nhân bị chết ở đó và ra đi. Chưa bao giờ mình thấy đồ đạc nhiều như vậy. Đồ đạc nằm chỏng chơ trên cảng, lăn lóc ngoài đường. Giá lúc ấy có ai mà chụp được cảnh đó hẳn bức ảnh đáng giá ngàn vàng.
Khung cảnh cảng ngổn ngang, bừa bãi và vắng lặng vì bây giờ, sau trận pháo kinh thiên động địa, mọi người lại hoảng hốt ra đi. Đi về đâu? Cũng chẳng ai biết chắc họ sẽ đi về đâu. Nhưng thấy người khác đi, mình cũng đi. Cứ như những con kiến hoảng hốt bò quanh miệng chén nước sôi. Cùng quẫn, tuyệt vọng, bơ phờ, kinh hoàng, ngần ấy thứ in hằn lên từng khuôn mặt già cũng như trẻ.
Cứ đi, dù không có cái đích cuối cùng, kéo nhau đi hoài, đi hủy dù không có phương tiện. Cả nhà cùng đoàn người chạy loạn lại kéo nhau về Sơn Chà – Chợ Chiều. Từ Cảng Tiên Sa đi ra Chợ Chiều cũng 9, 10 cây số. Đi ngang dãy nhà ở Tiên Sa mà hồi xưa gia dình mình ở, mình thấy ở đó đã bi pháo dội đổ nát hết.
Lúc đó mình mới 11 tuổi, QG 9, Bé Ba 7, Bé Tư 6, cu Kỳ 5, cu Tí 3 và Bé Tí 2. Lại thêm bà Tuyên cùng hai đứa con: đứa 1 tuổi, đứa hai ngày tuổi. Thật là nheo nhóc. Ba thì xách đồ, chị Lụa bồng bé Tí, má bồng đứa con lớn của bà Tuyên, bà Tuyên bồng đứa mới sinh.
Ba dặn mình phải níu tay Bé Tư. Bé Ba đi với QG. Còn Kỳ và Tí thì đi sát bên ba. Lên đường, không phấn khởi, không tin tưởng, không có đích như những chuyến đi chơi. Tới đâu hay tới đó. Cả nhà mình như trôi đi trong một khối biển người khổng lồ, cuồn cuộn, nối tiếp nhau tưởng chừng như không bao giờ hết được.
Dọc đường đi, nhiều cảnh tượng kinh khủng đã đập vào mắt mình. Và người! Người từ Sơn Chà, từ Đà Nẵng lại đổ trở ra Tiên Sa.
Người vô kẻ ra. Đúng là môt bầy kiến vĩ đại đang bò quanh miệng chén nước sôi. Thật là bế tắc. Mọi người lại nhìn nhau bàng hoàng, ngơ ngác. Bây giờ phải đi đâu, đến đâu. Đứng im một chỗ cũng không thể bình tĩnh được nên phải chạy tứ tung ngoài đường. Rốt cuốc hàng đoàn người dài dằng dặc đi ngược chiều nhau, nhìn ngó nhau, thắc mắc, lo sợ và tuyệt vọng.
Có những cái đã in sâu trong óc mình. Mình đã gặp dọc theo con đường (ngay trước cổng vào khu hải quân ở Sơn Chà) một người đàn ông mặc bộ đồ thủy quân lục chiến nằm vắt tay lên trán, bên cạnh là chiếc xe Honda chất đầy đồ đạc. Trông ông ta có vẻ thản nhiên quá. Lại ngủ nữa à? Không ai biết được là ông ta đã chết rồi, người chạy loạn thương tình xếp lại tư thế nằm của ông cho ngay ngắn. Có thể giờ này vợ con ông đang đi tìm ông. Trông tư thế nằm của ông có vẻ vô tư quá. Trông như 1 bác nông dân đang say sưa đánh giấc sau khi làm những đường cày.
Tái bút:
Hành trình chuyến đi còn kéo dài đến hơn 10 ngày mới đến được Sài Gòn nhưng không hiểu sao lúc đó mình chỉ viết đến đây thì dừng. Tuy nhiên, cách đây vài năm, mình có nhớ lại nên viết kể tiếp về chuyến đi với đích đến cuối cùng là Sài Gòn. Chuyện cá Ông cứu thuyền là có thật. Năm 2018, mình đã đưa ba má ra đảo Bình Ba (ba má sau khi lục lọi trí nhớ đã xác định tên đảo) để thắp hương tại Lăng Cá Ông, cảm tạ Ông đã cứu chiếc ghe không bị lật chìm giữa biển.
Cuối cùng, điều mình muốn nói là qua chuyến đi chết chóc này, mình muôn vàn cảm tạ, biết ơn ông bà Tổ Tiên phúc đức đã che chở cho cả nhà toàn vẹn cho đến khi đặt chân lên đất Sài Gòn dù thân hình xơ xác, tiều tuỵ đúng nghĩa đen đầu trần chân đất.

Những Ngày Tháng Tù Đày Không Thể Quên – Thanh Thương Hoàng.

Kimtrong Lam

Thanh Thương Hoàng.

Tôi bị bắt ngày 5 tháng 4 năm 1976, trong cái trò bắt người mà cộng sản gọi là “chiến dịch X2 đánh Văn Nghệ Sĩ phản động”. Chiến dịch X1 trước đó “đánh” tư sản mại bản (tức những nhà tỷ phú người Việt và người Việt gốc Hoa, đa số ở Chợ Lớn). Có 3 nhà tỷ phú người Việt bị bắt là cụ Hoàng Kim Quy (cựu Thượng Nghị Sĩ đệ nhị VNCH), 2 anh em vua tàu thủy Phạm Quang Khai và Phạm Quang Hoa. Trước và sau tôi bị bắt vài ngày có hơn trăm người gồm đủ bộ môn văn nghệ Miền Nam (Văn, Thơ, Báo chí, Nhạc, Kịch, Đạo diễn Điện ảnh, Đạo diễn Cải lương có đôi chút tên tuổi). Đa số giam ở T20 (số 4 Phan Đăng Lưu bên hông chợ Bà Chiểu, Gia Định) vài người đi khám Chí Hòa.

Khoảng mười tháng sau một số lớn được tha về, chỉ còn mươi người bị quy kết tội “có nợ máu nhân dân” và “chống cộng ở thượng tầng kiến trúc” bị giữ lại. Đây là những “tội” có thể đưa tới tử hình. Sau 2 năm tra vấn hỏi cung xong, họ đưa bọn tôi lên trại Gia Trung (xứ sương mù Pleiku) nằm trong khu rừng già, nghe nói trước đây là mật khu của Việt cộng, để lao động khổ sai. Tưởng cũng nên kể ra đây tôi là người trong giới Văn nghệ đầu tiên, mới nhập trại đã bị tống ngay vào “biệt giam” (cachot) khu B1, phòng 11 trại Phan Đăng Lưu. Có lẽ họ tưởng tôi là nhân vật quan trọng, là tay sai của CIA được dựng lên làm Chủ tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam hoạt động trong báo giới. Vì ngoài Bắc chức vụ này “to” lắm, do đảng đưa ra và quyền hạn cũng như quyền lợi ngang bộ trưởng.

Trong cùng dẫy biệt giam khu B1 có những nhân vật tên tuổi như Thượng Tọa Thích Huyền Quang, Thượng Tọa Thích Quảng Độ, Linh mục Đỗ Bác Ái, Tiến sĩ Mai Văn Lễ (cựu Khoa trưởng Khoa Luật đại học Huế), Luật sư Nguyễn Hữu Doãn, Luật sư Nguyễn Khắc Chính, Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ, Nhà báo Hồ Văn Đồng, Nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến,Nhà Văn Nhà báo (nguyên dân biểu) Hồ Hữu Tường. Những người này lần lượt vào biệt giam sau tôi 1, 2 tuần. Đầu dẫy khu biệt giam buồng số 1 là “tướng phục quốc Nguyễn Việt Hưng”. Tôi rất tiếc khi đó không biết nhiều về nhân vật này. Ông là người đầu tiên cầm đầu một số dăm bẩy người trấn trong nhà thờ Vinh Sơn (đường Trần Quốc Toản) đánh CS với vài vũ khí thô sơ, khi CS vào Saigon mấy tháng. Sau đó ông bị CS xử bắn.Vụ “vùng lên” khởi đầu chống đối CS này đã gây tiếng vang rộng lớn làm trấn động dư luận khắp nước khi đó. CS phải điều động bộ đội công an cảnh sát vây hãm quanh khu vực Nhà Thờ mấy ngày liền mới trấn áp được. Tôi nghĩ chúng ta thật vô tình khi ở ngoài này, trải qua mấy chục năm, không thấy một ai nhắc nhở tới ông (người được gọi là tướng Nguyễn Việt Hưng mà dư luận khi đó đồn đãi là biệt danh của Tướng NCK hoặc Tướng cảnh sát NNL ở trong mật khu lãnh đạo cuộc chiến đấu với rất nhiều “hồ hởi phấn khởi”). Theo tôi đây là người chiến sĩ quốc gia can trường bất khuất, dám đứng ra chống CS ngay từ ngày đầu, chúng ta nên tỏ bày lòng ngưỡng mộ và khâm phục. Phía sau dẫy biệt giam B1 là dẫy biệt giam B2 có giáo sư Vũ Quốc Thông, ông chủ nhiệm nhật báo Lẽ Sống Mới Ngô Công Minh (vào đầu năm 1975 làm phụ tá Tổng Trưởng Thông Tin), ông Tống Đình Bắc, Trưởng ty Công an nổi tiếng sát cộng Miền Tây, ông chủ Nhà sách Khai Trí và một vài người nữa từng giữ chức vụ cao chế độ cũ. Riêng ông Ngô Công Minh sau khi lên trại tù lao động Gia Trung với chúng tôi hơn tháng thì CS đưa ông đi nơi khác. Từ đó không ai biết tin tức về ông. Có dư luận nói ông bị đem thủ tiêu vì mấy tay tổ văn nghệ, báo chí CS (từng quen biết ông trước kia) muốn cướp không ngôi nhà lớn của ông ở Saigon và vàng bạc của cải. Theo tôi, ông không phải nhà hoạt động chánh trị, chỉ là nhà báo thuần túy nên không thể bị sát hại vì lý do chánh trị. Khi tù về tôi có dò hỏi tin tức ông nhưng không ai biết một cách chính xác.

Trong thời gian “nằm” biệt giam tôi cũng có vài việc để nhớ xin kể ra đây. Cứ mỗi tháng tù biệt giam được cho ra ngoài cắt tóc. Bọn “thế nhân” chúng tôi tất cả đều bị “gọt” trọc đầu kể cả vị Linh mục, nhưng với 2 vị Thượng Tọa Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ thì cai tù lại bắt để tóc. Hai cụ phản đối, cai tù thản nhiên: “Đó là chính sách Nhà nước!” Việc thứ hai là vì biệt giam mới làm chưa lắp ống dẫn nước nên mỗi ngày chúng tôi chỉ được từ 2 tới 3 phút vòi nước ở ngoài thọc vào để làm vệ sinh. Tôi không biết nên thản nhiên chà xà bông gội đầu (bằng xà bông giặt). Đang làm nửa chừng vòi nước rút ra mặc cho tôi nài nỉ. Báo hại đêm đó đầu tôi bị xà bông làm ngứa ngáy khó chịu không tài nào nhắm mắt ngủ yên được. Cũng vì “nước” tôi phải tự “tranh đấu” với mình mãi mới nuốt xong phần cơm tù. Tôi chỉ có 2 cái tô nhựa: một dùng đựng cơm, một dùng đựng canh. Vì phải chứa nước làm vệ sinh (khi đi cầu) tôi nhịn tắm lấy nước chứa vào cái tô lớn màu xanh. Trong khi đi “làm việc” (hỏi cung) tôi viết mấy chữ bằng bút chì dặn anh tù hành sự để cơm vào nửa tờ giấy báo cũ, còn canh để vào tô nhựa màu đỏ. Nhưng anh ta đổ hết nước trữ đi, để cơm canh vào 2 cái tô và đặt ngay trên bệ cầu tiêu chưa được dội nước còn nồng nặc mùi phân của mình.Tôi ngồi hơn nửa tiếng đồng hồ nhìn 2 tô cơm canh muốn ứa nước mắt tự “tranh đấu” với mình. Ăn hay nhịn? Nếu ăn, khó nuốt trôi miếng cơm vì tởm lợm. Nhưng nếu không ăn sẽ bị đói tới trưa hôm sau. Tôi lại mắc chứng đau dạ dầy từ ngày CS chiếm Saigon nên sẽ khốn khổ lắm. Cuối cùng tôi đành nhắm mắt nuốt vội chút cơm canh lạnh ngắt với hai hàng nước mắt.

Tôi bị nhốt biệt giam hơn 10 tháng, vào một buổi sáng trời âm u, được gọi tên mang đồ ra khỏi buồng giam. Phía chéo buồng giam, tôi liếc nhìn thấy nhà văn Duyên Anh để mặt sát ô vuông cánh cửa sắt phòng giam tập thể hướng về phía tôi nói khá lớn: “Nhớ ghé nhà tao nói với vợ tao…” Tôi chỉ nghe được tới đây thì bị viên cai tù nạt nộ cấm nói. Thì ra Duyên Anh tưởng tôi được tha về nhờ tôi tới nhà nhắn tin vợ.

Khi đi đến trước sân “nhà khách” trại giam tôi thấy vài người quen ngồi đó với đồ đạc cá nhân lỉnh kỉnh.Chúng tôi chỉ đưa mắt chào nhau. Mấy phút sau họ điểm danh từng người xong còng tay lại đưa lên chiếc xe hơi bít bùng chuyển về cơ quan An ninh nội chính (Nha Công an thành phố Saigon cũ đường Trần Hưng Đạo). Cùng trên chuyến xe có tiến sĩ Mai Văn Lễ, thạc sĩ Vũ Quốc Thông, ông Tống Đình Bắc và một vài người nữa (giờ tôi quên mất tên). Trong lúc ngồi ngoài sân cơ quan chờ làm thủ tục gì đó, các bạn tù của tôi bàn cãi sôi nổi về dự đoán chúng tôi được đưa lên đây làm giấy tờ tha. Có vị còn “cá” một chầu ăn uống linh đình ở Chợ Lớn. Rồi lần lượt từng người được gọi tên đem hành lý đi vào phòng… biệt giam! Tôi được gọi tên sau chót (may mắn cho tôi vì biệt giam hết chỗ (?) – viên công an tiếp nhận tù nói vậy) nên được nhốt vào khu tập thể A (làm từ thời Pháp). Gần 100 người đủ thành phần già trẻ lớn bé, tư sản, chính trị gia, Linh mục, Mục sư,Thượng tọa, Đại đức, trộm cắp, buôn lậu, nhốt chung trong 1 phòng dài trên 10 mét, bề ngang nhỏ hẹp, u tối, ẩm ướt, thiếu ánh sáng và khí trời. Phòng có 2 “sàn”, sàn trên cao khoảng 1 mét. Mỗi người được cấp manh chiếu rách cáu bẩn, nồng nặc mùi chua mồ hôi người tích tụ lâu năm đã kết thành “cao”. Ở trên tôi nói may mắn không phải vào lại biệt giam vì mấy tháng sau anh Mai Văn Lễ được thả khỏi biệt giam vào phòng tôi kể cho nghe thảm cảnh trong buồng biệt giam anh đã “chết trong cõi sống” mấy tháng qua. Buồng biệt giam Sở An ninh nội chính được xây từ thời Pháp thuộc có tuổi đời trên mấy chục năm. Tường bẩn thỉu lam nham đầy cáu bẩn đen đúa, sàn xi măng ẩm ướt quanh năm. Mùi mồ hôi, mùi phân, nước tiểu người tích tụ bao năm tạo thành một thứ mùi hôi hám khó tả, ngửi phải muốn nôn ọe ngay. Khủng khiếp nhất là cái cầu tiêu đã nứt nẻ và vỡ nhiều mảnh, mỗi khi trời mưa nước từ trong lỗ cầu dâng lên tràn lan khắp buồng với những cục phân chưa tiêu hủy. Nếu mưa lâu khoảng một giờ, nước cầu tiêu dâng ngập buồng giam hơn gang tay, tù chỉ còn biết đứng dựa vào tường chờ cho nước rút hoặc ngủ đứng. Và khi nước vừa rút hết, sàn si măng còn ẩm ướt, tù mới ngả lưng nằm thì một hai chú chuột cống khá to, lông lởm chởm ghẻ lở khắp mình trông dơ dáy khủng khiếp chui lên từ miệng cầu, thản nhiên gặm bàn chân tù, đạp đuổi nó cũng cứ gan lỳ không chạy! Có lẽ từ lâu nó sống bằng xương thịt tù bị chết chưa kịp mang đi. Anh Mai Văn Lễ kết luận: “Đúng là tầng chót địa ngục trần gian, có một không hai trên thế giới!” Tôi được biết Linh mục Hoàng Quỳnh,người lãnh đạo giáo dân khu Bùi Chu Phát Diệm nổi tiếng chống CS bằng vũ lực hồi còn ngoài miềnBắc. Linh mục bị bắt từ ngày đầu tháng 5/1975, bị giam và chết trong “tầng chót địa ngục trần gian” này. Khi họ đem xác Linh mục đi trên cái băng ca, thân thể teo tóp gầy đét bé nhỏ như đứa trẻ lên 10.

Sau 2 ngày đêm 15 chiếc xe vận tải lớn,trước đây dùng chở heo, chở mấy trăm tù ngồi bó gối trên sàn xe chật cứng nhúc nhích cánh tay cũng không được. Với bao gian khổ đói khát trên con đường dài mệt lả người, chập choạng tối chúng tôi tới trại tù lao động cải tạo Gia Trung (thuộc tỉnh Pleiku) nằm trong khu rừng núi hoang vu. Nghe nói nơi này khi trước là mật khu của CS. Trại Gia Trung lúc bọn tôi tới đã có 3 trại giam, mỗi trại cách nhau khoảng cây số. Trại nào cũng đầy nhóc người: từ 700 tới 1000. Tù đa số là các viên chức cấp nhỏ, địa phương quân, nhân dân tự vệ và đông nhất vẫn là tù hành sự từ các nơi đưa tới, có án hoặc chưa có án. Có cả tù chưa đến 10 tuổi, đói quá liều ăn tô bún riêu ở chợ không tiền trả bỏ chạy bị bắt.

Những nỗi đói khổ nhục nhã, sống cuộc đời trung cổ, sách báo đã nói nhiều từ hơn 30 năm, tôi xin miễn kể ra đây. Sự khổ sở nhục nhã chúng tôi còn có thể chịu đựng được. Nhưng cái khủng khiếp nhất đối với chúng tôi là sự vô vọng ngày trở về đoàn tụ với gia đình, với đời sống ngoài xã hội. Bọn cai tù bắt chúng tôi “học tập” chính sách Nhà nước là đem vợ con lên vùng đất tù đày này cuốc đất trồng khoai sinh sống (như ngoài Bắc đã thực hiện). Tất nhiên chúng tôi không thể làm theo họ. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh đời mình chứ không thể để vợ con đã khốn khổ ngoài đời lại phải gánh thêm cảnh tù đày.

Trong những năm tháng không tên dài dằng dặc như bao thế kỷ sống như cây cỏ, như súc vật, chúng tôi hết cả hy vọng, hết cả chờ mong thì có những tin tức như những làn gió mát mang theo hơi sống tới: tin đồn về chương trình HO, người Mỹ sẽ cứu chúng tôi đem sang Mỹ. Trong thời gian này các con tôi gửi thư cho tôi nói bóng nói gió là 2 hội Văn Bút QuốcTế và ViệtNam đang ráo riết can thiệp vận động cho anh em cầm bút chúng tôi. Và các con tôi cũng báo tin có nhận được “quà” của 2 hội gửi. Thời gian này bọn tù chúng tôi “hồ hởi phấn khởi” lắm. Chỗ nào cũng bàn tán về chương trình HO (mỗi người tán một kiểu toàn có lợi cho mình) với bao hy vọng tốt đẹp. Và chúng tôi cũng hết lời ca ngợi Tổng Thống Carter– vị ân nhân vĩ đại– sẽ lập cầu Không vận đưa chúng tôi từ VN qua Mỹ sống một đời ấm no tự do tươi sáng. Tôi cũng nghe nói tới tên một bà lúc ấy còn rất xa lạ với chúng tôi: bà Khúc Minh Thơ. Biết bao giai thoại đồn đại thêu dệt về bà được dựng lên. Qua câu chuyện và lời bình luận của anh em tù,tôi có cảm tưởng bà Khúc Minh Thơ như một bà tiên đang cầm cây đũa thần giúp chúng tôi từ vực thẳm lên. Rồi ngày tháng tiếp tục lặng lẽ trôi qua, tất cả mọi việc vẫn như cũ không có biến chuyển gì xẩy ra, chúng tôi lại tiếp tục buồn nản thất vọng lê cái thân tù đày mòn mỏi héo hắt trong quốc nạn khổ sai. “Mong nhưng không đợi không chờ” như câu thơ của Giáo sư Vũ Quốc Thông làm và đọc cho tôi nghe.

Sau gần 10 năm thân thể rã rời hư hao chỉ còn bộ da bọc xương, tinh thần suy sụp chán nản chẳng còn gì để mong để chờ và cũng hết cả “cú” tha bất ngờ thì anh Doãn Quốc Sỹ được gọi tên tha, năm sau anh Hồ Văn Đồng rồi thời gian sau nữa là giáo sư Vũ Quốc Thông. Những người này được tha về làm sự hy vọng tưởng tắt ngấm trong chúng tôi lại lóe lên, dù là ở cuối đường hầm mù mịt.

Có lẽ do nguồn từ gia đình ký giả Cao Sơn lên thăm nuôi nói đài VOA vừa loan tin tôi và họa sĩ CHÓE (Nguyễn Hải Chí) hiện bị giam tù ở trại Gia Trung, Pleiku. Thế là ầm cả trại đến nỗi viên quản giáo đội tôi cũng tò mò hỏi anh tù nấu nước có biết tôi không và hiện ở đội nào (vì đài VOA chỉ loan bút hiệu của tôi nên anh ta không biết). Báo hại tôi từ khi có tin này không được tự động đi gánh phân người từ trại ra ngoài đồng nữa, phải về đội cuốc đất chặt cây đào mương như mọi anh em tù khác. Gánh phân tuy có vất vả bẩn thỉu hôi hám mất vệ sinh thật nhưng chỉ nửabuổi là “thanh toán” xong các hố xí. Thời gian còn lại thoải mái xuống suối tắm giặt và đi “va tạt linh tinh” kiếm củ khoai mì hay vài cọng rau lang “cải thiện”cho “ấm” cái bụng thường trực rỗng. Nếu tôi nói đã hơn một lần “tự động” ăn… phân người, có lẽ nhiều người không tin cho là tôi nói quá để kể khổ thân phận tù đày dưới chế độ cộng sản. Lần thứ nhất quãng hơn 10 giờ, tôi vừa đói vừa khát ghé vào chỗ chòi đun nước uống của đội để uống nước. Anh bạn được phân công đun nước, nguyên đại úy cảnh sát quốc gia, vốn quý mến tôi, thấy tôi đến, anh mắt nhìn chỗ khác nhưng miệng nói nhỏ: “Bác đi tới phía bụi cây bên trái”. Tôi biết là “có gì” rồi. Tới nơi nhìn vào trong bụi cây tôi thấy nửa trái dưa chuột nhỏ. Tôi cầm lên bỏ vào miệng nhai liền. Có lẽ trong đời tôi chưa bao giờ ăn miếng dưa chuột ngon đến thế (tôi vốn không thích ăn dưa chuột).Vừa nuốt xong nửa phần dưa chuột tôi chợt nhớ ra, ngừng nhai, tiến lại chỗ anh bạn đun nước, nói: “Này ông ơi, có phải trái dưa này “tẩm” phân người?” Anh bạn gắt nhẹ: “Đã bảo, bác cứ ăn đi, không chết đâu mà sợ!” Nghe anh bạn nói, tôi biết mình đã lỡ ăn rồi (hơn nữa cũng tại đói) nên tiếp tục cố nhai và nuốt nốt phần dưa chuột còn lại. Nguyên do thế này: Trong vườn ươm giống của đội trồng rau có 1 giàn dưa chuột. Khi dưa mới kết trái to hơn ngón tay đã bị tù (và cả cai tù) hái trộm ăn hết nên ban giám thị trại tù ra lệnh lấy phân tươi của người hòa với nước rồi hàng ngày quết vào những trái dưa chuột cho hết bị trộm. Nhưng tù vẫn hái trộm ăn sau khi rửa sơ qua. Thế là lần thứ nhất tôi ăn phân người. Lần thứ hai thì chính do tôi (và mấy ông bạn) chủ động ăn phân người. Tôi và mấy “đồng sự” được “bố trí” dọn phân cầu tiêu các phòng giam. Một số anh em tù hình sự ra ngoài đồng làm việc đã hái và ăn tươi nuốt sống các trái bắp. Vì ăn trộm nên không kịp nhai (sợ cai tù thấy) các bạn tù hình sự cứ thế mà nuốt. Bắp già hạt cứng dạ dầy không tiêu nổi, hôm sau đi cầu ra nguyên cả hạt. Chúng tôi lúc đầu còn sợ bẩn sợ hôi và bệnh nhưng sau khi sôi nổi “bàn thảo”, chúng tôi đi tới việc lấy những hạt bắp này đem ra suối rửa, luộc hai ba lần cho hết mùi hôi rồi ăn một cách ngon lành thoải mái! Nhiều bạn tù biết chuyện cũng xin ăn ké. Tôi được “ấm bụng” ít ngày thì bị “ngưng công tác” (vì tin đài Voa loan)? Đó là hai dấu ấn khủng khiếp trong trại tù cho tới ngày hôm nay, mỗi khi nghĩ tới tôi vẫn không khỏi rùng mình tự hỏi không hiểu sao mình lại có thể “ghê gớm” đến thế!

Còn một chuyện nhỏ nữa mà tôi cũng khó quên. Tôi vốn bị quy kết “học tập cải tạo” xấu, tư tưởng không ổn định và trây lười lao động nên thường xuyên bị ăn 13 ký một tháng (5 ký gạo, 8 ký khoai mì, nhưng bọn cai tù và bọn nhà bếp đồng lõa ăn chặn mất 2 ký gạo nên chỉ còn 3 ký). Trong 7 năm sống ở trại Gia Trung tôi được gia đình “thăm nuôi” có 3 lần. Đáng nhớ nhất là lần hai con tôi (còn vị thành niên: một trai 15 tuổi và một gái 13 tuổi) đi xe đò hơn ngàn cây số lên thăm bố với gói quà khoảng 10 ký. Khi đến cây số 25 (quốc lộ 18) thì xuống xe, lúc đó là 2 giờ đêm. Trời rất lạnh lại ở chốn rừng thưa hoang vắng không biết đường vào trại, hai anh em phải ngồi dựa lưng vào nhau chờ sáng trong lòng vừa sợ vừa lo mọi thứ, nhất là với thú dữ và kẻ cướp.

Sáng hôm sau tôi được gọi thăm nuôi. Tôi cố làm nét mặt lạnh lùng vô cảm để tránh trận nước mắt của 2 con tôi khi nhìn thấy thân thể tiều tụy mòn mỏi hết sinh lực của bố chúng. Như đã viết ở trên vì tôi học tập cải tạo xấu, lao động kém nên chỉ được nhận 2 ký đồ thăm nuôi.Tôi nhìn thấy 1 gói bột trắng khoảng 1 ký,tôi tưởng là bột gạo hoặc bột sữa nên lấy gói này và 1 gói xả xào mắm ruốc vừa đủ 2 ký. Hai con tôi đứng trước cửa nhà thăm nuôi nhìn theo, tôi biết chúng đang khóc nhưng không đủ can đảm quay lại nhìn:tôi sợ không cầm được nước mắt và òa khóc. Tôi nghe tiếng con gái tôi nói trong nước mắt: “Bố ráng giữ gìn sức khỏe để còn sống trở về với các con”. Vào tới buồng tôi mở ngay gói bột ra pha nước vào cái tô nhựa và ngoắng cho tan bột. Bột bị ngoắng sủi bọt lên trắng xóa. Đang đói đang khát tôi đưa lên miệng uống liền một ngụm lớn. Nhưng chất bột vừa trôi vào cổ họng, thấm vào lưỡi đắng chát và nóng rát, không có mùi vị gì có thể gọi là sữa cả, dù là sữa quá “đát”, tôi muốn nôn ọe vội nhổ ra ngay. Thì ra đó là xà bông bột (mà tôi cứ đinh ninh là bột gạo hay bột sữa). Kể lại cho anh em trong trại nghe ai cũng ôm bụng cười. 2 con tôi thật ngây thơ đem xà bông bột cho tù giặt quần áo! Sau này tù về tôi mới biết hai con tôi cũng vô cùng khốn khổ trong chuyến về này. Vì xe đò hết chỗ chật cứng, chủ xe bảo 2 con tôi muốn đi thì lên mui xe mà “nằm”. Bát đắc dĩ chúng phải làm theo. Mấy lần suýt chết khi xe chạy qua những cái “cầu” thấp nhỏ bắc ngang đường, chỉ sơ sẩy một chút là bị vướng gạt ngã xuống đường chỉ có chết, nếu không thì cũng vỡ đầu gẫy chân tay.

Đầu năm 1985 tôi bất thần được gọi tên tha về cùng một số anh em quân nhân. Ngoài tôi không có thêm tên anh bạn văn nghệ sĩ nào. Các anh mừng cho tôi thì ít, lo lắng chán nản thất vọng cho mình thì nhiều. Viên quản giáo trở nên tử tế với tôi, gã chạy vào phòng nói: “Mừng cho anh nhé. Có thuốc men gì cho tớ xin”. Tôi cho gã mấy viên thuốc cảm, gã đòi lấy hết nhưng tôi không cho để cho anh em tù nghèo không thăm nuôi.

Trại tù phát cho chúng tôi 50 đồng tiền đi xe, trong khi giá xe về Saigon 150 đồng. Đi bộ từ trại tù ra tới quốc lộ 25 gần 5 cây số. Chúng tôi phải nài nỉ mãi bà chủ xe đò mới “thông cảm” lấy 50 đồng. Xe đầy nhóc người ì ạch chạy như rùa bò trên con đường vòng vèo dốc núi cheo leo đầy bất trắc, nguy hiểm. Tôi và 3 anh tù đi cùng chuyến xe không một đồng bạc dính túi, phải nhịn đói nhịn khát 2 ngày đêm liền cho tới khi về tới nhà ở Saigon. Một anh có “sáng kiến” đem bộ quần áo tù mới tinh được trại tù phát khi tha, gạ bán cho mấy người trên xe để lấy tiền ăn, nhưng đều bị từ chối vì ai cũng sợ xui khi mặc đồ tù.

Rời nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn sống mấy năm thì “phong trào HO” nở rộ và tên tuổi bà Khúc Minh Thơ được anh em tù về hết lời ca ngợi công đức. Bà là ân nhân của tù cải tạo. Tôi vì nghèo, tiền ăn không có lấy đâu ra vàng đút lót hối lộ để được đi HO. Nhưng nghe theo lời các bạn đồng nghiệp cũ may mắn thoát sang Mỹ trước, viết thư về khuyên tôi cứ đến đường Nguyễn Du nộp đơn kèm theo những giấy tờ can thiệp (từ trước tới nay) của các tổ chức như Hội Văn Bút Quốc Tế,Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Liên Đoàn Ký Giả Quốc Tế, Hội Nhân Quyền..v..v… Nhưng tất cả đều vô vọng. Lần nào cũng vậy, 2 lần, tôi “ôm” hồ sơ xin xuất cảnh tới Sở Ngoại Vụ đường Nguyễn Du đều được các viên chức hữu quyền (công an CS) trả lời dứt khoát: “Nhà Nước không có chính sách cho anh xuất cảnh. Bọn lính cũ không có súng ống đâu còn đánh được chúng tôi nhưng với bọn anh chỉ 1 cây viết vẫn có thể chống phá chúng tôi như các anh đã làm trước đây. Anh nên biết bên đó bọn báo chí phản động nhiều như nấm”. Thế là con đường sống bị triệt. Hết hy vọng, hết chờ mong. Tôi đành sống kiếp mạt rệp – một thứ công dân hạng bét – ngay trên quê hương đất nước mình. Nhưng tới cuối năm 1998 tôi được anh bạn nhà văn Hoàng Hải Thủy từ Mỹ gửi thư về báo cho biết tôi và Nhà văn Uyên Thao được bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Bảo Vệ Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đã tận tình can thiệp với Bộ Ngoại Giao Mỹ để chúng tôi được sang Mỹ định cư. Chính Hoàng Hải Thủy sốt sắng giới thiệu 2 chúng tôi với bà Khúc Minh Thơ và cộng tác mật thiết với bà trong công việc vận động. Con đường hy vọng, con đường sống, lại mở rộng trước mắt tôi.

Buổi tối ngày 18 tháng 5 năm 1999 tôi lên máy bay giã biệt quê hương tăm tối sang Mỹ định cư. Tôi lại được sống lại dưới bầu trời tự do dân chủ như tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Tuy nhiên nhiều đêm vẫn giật mình thức giấc vì những ám ảnh não nề thê thảm khốn cùng của những năm tháng tù đày.

Thanh Thương Hoàng.


 

Qua cơn bĩ cực-Triều Phong/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

April 25, 2024

Triều Phong/SGN

Ngày 15 Tháng Năm 1975, theo lệnh Ủy Ban Quân Quản Saigon-Gia Định, dân chúng được lệnh tập họp tại địa phương để chuẩn bị tới Dinh Độc Lập mừng ngày Sài Gòn được “giải phóng!”

Đối với cộng sản, đây là cuộc mít tinh vô cùng to lớn và quan trọng đầu tiên kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập vào ngày 03 Tháng Hai 1930 vì “đất nước hoàn toàn độc lập, sạch bóng quân thù!”

Ngay từ 2 giờ khuya đêm đó, người ta bắt đầu kêu nhau ơi ới. Mọi người tuân lệnh răm rắp, không ai dám nói hay có bất cứ hành động hoặc cử chỉ phản đối nào. Tôi theo cậu Tư của tôi; một đại úy giải ngũ của quân đội VNCH, và chú Luân em chồng của dì Sáu tôi, nguyên là một thiếu tá, tiểu đoàn phó bộ binh, chạy loạn từ Đà Nẵng về tá túc nhà dì, tới tập trung ở Nhà thờ Hội Thánh Tin Lành trên đường Ngô Tùng Châu.

Do số người quá đông nên cán bộ yêu cầu chúng tôi xếp hàng hai và ngồi xổm xuống đất chờ đợi, trong khi bộ đội, nữ du kích mặc đồ bà ba đen đi dép râu với khăn rằn quấn cổ, súng AK47 lủng lẳng, im lặng đi lên đi xuống theo dõi mọi người. Dần dà dân chúng ở các khu phố khác từ từ kéo đến và dù đang là ban đêm nhưng nhiều băng rôn đề cao Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh được trương lên, rất nhiều kẻ giơ cao hình “Hồ Chí Minh”.

Thỉnh thoảng vài cán bộ hô to những khẩu hiệu ca ngợi sự lãnh đạo “tài tình và sáng suốt” của Đảng trong “cuộc chiến thần thánh” đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, “đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào”… Ở tận cùng của men say chiến thắng, những tay “Cách Mạng Ba Mươi,” các thành phần xu thời, đón gió trở cờ quá khích, xăng xái nhảy ra phụ họa hò hét, càng khiến tình hình thêm ngột ngạt.

Họ là những kẻ chỉ điểm nguy hại nhất chuyên “lập công kiếm điểm.” Xen lẫn trong thành phần lăng xăng đó, tôi thấy bà Năm bán thuốc lá lẻ ngoài Ngã Năm Bình Hòa; ông Bảy quét rác ở chợ; Vinh, lao công đào binh của VNCH từ nhà tù Chí Hòa mới về, đang cầm loa đi tới đi lui huy động quần chúng giữ trật tự.

Sau hai tiếng đồng hồ, nhiều người mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật. Số khác thì hết đứng lại ngồi, miệng phì phà điếu thuốc Bastos hay Ruby. Riêng chú Luân, cũng còn máu “sĩ quan” nên lâu lâu lén móc gói Capstan xanh và chuyền cho cậu Tư tôi. Đó là những loại thuốc lá cuối cùng của miền Nam. Khói thuốc bay quyện lên cao rồi tan biến trong đêm tối mịt mùng như phận đời của họ. Tôi thỉnh thoảng cũng đứng dậy uốn éo mấy bận cho đỡ mỏi trong lúc cậu Tư và chú Luân thì thầm nhỏ to chuyện thế sự. Bất chợt bà Năm đến chỗ chúng tôi và lên tiếng:

-Chà, đông quá, chúng tôi cần “giải phóng” cái sân này! Yêu cầu mọi người di tản ra ngoài đường ngồi chờ hé.

Giữa lúc tôi còn chưng hửng với cách nói chuyện bằng ngôn ngữ mới của bà thì tất cả mọi người xung quanh lục tục đứng lên. Chúng tôi được hướng dẫn ra ngoài ngồi cùng một phía bên nhà thờ, bởi vì phía bên kia đường bây giờ là địa bàn thuộc về khu vực kiểm soát của địa phương khác. Sau đó, như muốn chứng tỏ sự “trung thành” với chính quyền mới, bà bắt loa, giọng oang oang:

-Để cho buổi mít tinh có khí thế và thành công tốt đẹp, bây giờ mọi người hát theo tôi nha. Nói xong bà cất tiếng hát “Như có Bác Hồ… Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng…” Bà Năm bắt bài và vỗ tay theo nhịp cho mọi người ca theo. Giọng bà ồ ồ như cái loa bể. Vì bài nhạc còn mới mẻ, đa số mọi người không thuộc nhưng môi vẫn nhép nhép, tay vỗ theo đều đều.

Càng về sáng, dân chúng mọi nơi kéo tới càng đông, với thêm rất nhiều cờ xí và băng rôn. Đến khoảng năm giờ sáng thì số người tập trung đã lên đến hàng ngàn, chật kín các ngã đường! Lúc này đám cán bộ phường và du kích quân ra sức sắp xếp đội hình cho dân chúng. Họ cầm loa phóng thanh kêu gào mọi người giữ trật tự, và không được đứng lên đi tới đi lui lộn xộn.

Nhìn ông Bảy và bà Năm “tất tả lo công tác” với nhiệm vụ mới, tôi nhủ thầm “đúng là thời thế thay đổi!” Tiếp đến tên Vinh giới thiệu đồng chí “Ngũ Lục,” bí thư chi đoàn phường trong tương lai. Người ta thấy một thanh niên môi thâm sì trong bộ đồ bà ba đen với nón tai bèo, khăn rằn, dép râu, ăn vận đúng khuôn mẫu du kích quân (mà sau này tôi biết anh ta từ Côn Đảo mới về). Hắn bước lên trước, nói như ra lệnh:

-Bà con cô bác lưu ý nà, bây giờ là 5 giờ sáng rồi, chỉ vài phút nữa là chúng ta di chuyển ra thành phố để họp cùng với dân chúng các nơi khác, tham dự cuộc mít tinh lịch sử của dân tộc. Yêu cầu bà con im lặng, trật tự, ngồi ngay hàng thẳng lối. Để thay đổi không khí, tôi sẽ bắt bài “Kết Đoàn,” yêu cầu mọi người cùng hồ hởi ca theo nhé. Dứt lời, giọng nhà quê của anh ta vang lên phá tan màn đêm: “Kết đoàn, chúng ta là sức mạnh. Kết đoàn, chúng ta là sắt gang… Chúng ta thề đánh tan quân thù thực dân. Đế quốc sài lang với phe phản động ta đập tan hoang…

Hắn vừa hát vừa vỗ tay. Bộ đội và du kích phụ họa theo. Mọi người cũng vỗ tay, môi lại mấp máy nhưng tôi biết họ cũng như tôi có biết gì đâu mà ca với hát. Thú thực là những bài ca, sặc mùi “mưa máu, gió tanh” như loại này tôi nuốt không vô! Cạnh tôi, chú Luân và cậu Tư cũng lép nhép nhưng tôi biết hẳn là hai người đang đau đớn lắm!

Đoàn người bắt đầu di chuyển. Họ đi chậm chạp, rồng rắn qua các con phố. Và vì có quá nhiều người từ Tân Cảng, Thanh Đa đổ qua, từ Phú Nhuận kéo tới nên rốt cuộc khi trời sáng hẳn chúng tôi mới đến được đường Thống Nhất. Cả chục ngàn dân với cờ quạt trùng trùng từ mười tám quận huyện nội ngoại thành quy tụ về dày đặc công viên trước Dinh Độc Lập. Những người đi sau đành đứng xa xa nhìn về hướng Dinh nhưng chỉ thấy cái tháp của Vương Cung Thánh Đường trên nền trời cao.

Lúc đó khoảng chừng 8 giờ sáng. Chúng tôi bị choáng ngợp bởi sắc đỏ của màu cờ phủ trùm cả một không gian rộng lớn, cùng hằng hà sa số băng rôn, biểu ngữ lớn, nhỏ, ca tụng bác và đảng, được cầm tay hay giăng mắc khắp nơi, như “Hoan Nghênh Sài Gòn Đại Thắng!”, “Đảng Cộng Sản Việt Nam Muôn Năm” hoặc “Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại Sống Mãi Trong Sự Nghiệp Của Chúng Ta.” Mấy chục ngàn người chen chúc như đám rừng dày đặc dưới ánh nắng chói chang, gay gắt, với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Nào ai biết được!

Trong lúc ấy, ban tổ chức giới thiệu thành phần tham dự của Chính Phủ, Đảng và Nhà Nước Cộng Sản, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam do Tôn Đức Thắng dẫn đầu, Trung Ương Cục có Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt… Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam với Nguyễn Hữu Thọ; Ủy Ban Quân Quản Thành Phố Sài Gòn-Gia Định mới thành lập hôm 7 Tháng Năm có Thượng tướng Trần Văn Trà; đại diện Trung ương có Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng… Hàng trăm xe tăng T54, xe tải quân sự, xe kéo hỏa tiễn Sam và mấy chục ngàn bộ đội đủ quân binh chủng cộng sản duyệt binh trước mặt quan khách trên lễ đài cao. Phóng viên báo chí nước ngoài cùng Việt Nam cũng tới quay phim, viết phóng sự…

Đến giờ làm lễ, họ hát “Tiến Quân Ca”, bài Quốc ca của Cộng Sản Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Sau đó, họ nói về vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam từ khi còn là Đảng Cộng Sản Đông Dương đầu thập niên 1930, tự diễn thuyết nhiệm vụ lớn lao của Đảng trong việc giải phóng đất nước đánh thắng thực dân Pháp vào năm 1954 qua trận Điện Biên Phủ, kể lể hùng hồn chiến dịch “Đại Thắng Mùa Xuân” trong việc đánh bại đế quốc Mỹ và lật đổ tay sai “Ngụy quyền Sài Gòn.”

Họ tự nói, tự khoe thành tích, tự tâng bốc bác và đảng của họ, tự khen ngợi cuộc chiến thần thánh của họ, rồi vỗ tay. Mọi người chỉ có phận sự lắng nghe và hùa theo mà thôi. Buổi mít tinh kéo dài đến hai giờ chiều. Quần chúng giải tán. Chúng tôi len lỏi các con đường nhỏ đi thất thểu vì mệt do đói khát và thiếu ngủ. Đó là cuộc mít tinh đầu tiên và đầu đời của tôi mà tôi còn nhớ mãi!

Sau hào quang chiến thắng, hòa bình trên đầu môi là những tháng ngày bị bắt nạt, đàn áp. Mọi người sống trong lo âu hồi hộp, với nỗi sợ hãi bị bắt bớ tù đày, tinh thần mọi người luôn bị khủng bố trước sự tráo trở bịp bợm của chính quyền mới. Cạnh đó, chúng còn tiến hành chính sách bần cùng hóa xã hội để dễ cai trị bằng mấy đợt đánh tư sản, đổi tiền hoặc xua đuổi dân chúng đi lên chốn rừng thiêng nước độc để cướp nhà cửa.

Xã hội điêu linh, dân tình đói khổ xác xơ! Giai đoạn này cũng là thời gian của sự đấu tố tàn bạo! Ai cũng sợ đám “Cách Mạng Ba Mươi”. Bọn a dua nịnh bợ, theo “đóm ăn tàn” như bà Năm, ông Bảy hoạt động rất tích cực, luôn đâm thọt, chỉ điểm vô cùng tận tình. Nhất là tên Vinh. Hắn rất nhiệt thành trong những đợt “bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy” mà tôi đã trình bày trong câu chuyện Những tháng ngày bỏ lại.

Vì sống không nổi dưới sự hà khắc, tráo trở của chế độ, và cai trị độc ác bởi công an nên dân chúng đành “bán mạng” lũ lượt trốn cộng sản qua mọi cách có thể. Tôi cũng vậy! Sau năm lần bảy lượt tù tội với hai mươi lần cố gắng, cuối cùng tôi tới được Phi Luật Tân để rồi phải cay đắng nằm gai nếm mật chịu đựng hơn mười năm trời tranh đấu cho tự do mới đến được Mỹ vào cuối năm 1999!

Năm 2016, tôi trở về Việt Nam ba tuần để thăm ba tôi khi ông đau nặng, nằm cấp cứu ở Bệnh viện Nguyễn Trãi. Hằng ngày vào bệnh viện thấy cảnh kẻ bệnh người nuôi nằm la liệt khắp các phòng, đầy dẫy nơi hành lang nhếch nhác bẩn thỉu, khiến tôi ngao ngán não nề! Trong những ngày ở nhà, em gái tôi thường cho tôi ăn dưa hấu tráng miệng. Đây là loại dưa hấu sọc của Thái Lan.

Thấy tôi hảo thứ này, một bữa khá trưa, em gái lấy xe gắn máy chở tôi chạy qua đường Phan Văn Trị ghé vào hàng hiên trước một căn nhà bày bán dưa hấu. Trong khi tôi đứng chờ, có đứa bé gái chừng mười lăm hay mười sáu gì đó đẩy xe đạp dựng kế bên hông nhà ra. Khi con nhỏ chuẩn bị đạp xe thì người đàn ông hỏi:

-Nè Nga, đi đâu đó?

-Con chạy lại nhà con Hoàng chút ba.

-Nhanh rồi về đưa em đi học nha. Hôm nay nó có lớp Anh văn đó!

Con nhỏ đạp xe đi chẳng thèm quay đầu lại:

-Con biết!

Trong lúc em tôi lựa hai trái bỏ vô giỏ xe rồi lấy bóp trả tiền, tôi quan sát người đàn ông và thấy anh ta có cái răng vàng trông khá quen thuộc. Sau khi thanh toán tiền xong, cô em chở tôi về. Khi xe chạy tới chùa Hòa Khánh, tôi hỏi:

-Ông đó phải thằng cha Vinh hồi xưa không em?

-Ừ, chả chứ ai. Ủa mà sao anh còn nhớ ổng hay vậy? 

-Thì tao ngờ ngợ khi thấy hắn và lúc hắn hả miệng, tao thấy cái răng vàng khè mới nhớ đấy chứ… Ừ, mà tao tưởng bây giờ hắn làm tới chủ tịch phường là ít chứ đâu dè lại đi bán dưa hấu, thảm như thế này đâu?  

Đoạn tôi nhắc cho nhỏ em nhớ ngày xưa thằng “Cách Mạng Ba Mươi” này rất cuồng nhiệt Việt cộng và cầm đầu mấy cuộc đốt sách mà chẳng hiểu sao bây giờ không được sơ múi gì? Em tôi cho biết:

-Đâu có, sau này ổng cũng được cất nhắc lên làm gì đó trong phường. Tuy nhiên ổng muốn làm chủ tịch phường nhưng ai mà cho, bởi dẫu sao ông Vinh này cũng là lính đào ngũ của VNCH, thành thử họ nghĩ lý lịch chả chắc cũng xấu, anh biết hôn. Vì vậy sau này ổng thấy có “phấn đấu” mấy cũng không được gì nên nghe đâu cũng mánh mung, tham nhũng gì đó nên bị đi tù rồi và bị đẩy ra…

-Đáng đời! Ngày nào đốt sách vở Anh văn, giờ lại hối hả cho con đi học tiếng Anh. Vậy mới biết là thứ chẳng ra gì.

-Ôi, nghĩa lý gì cái đám “ăn hại đái nát” này anh ơi! Em tôi vừa chạy xe vừa la lớn giữa phố xá đông người.

Nhìn giao thông hỗn loạn, đường xá rối tung, mạnh ai nấy chạy trong tiếng còi xe bóp inh ỏi, tôi nhức cả đầu, hoa cả mắt. Có lắm người còn chạy lên vỉa hè hay chạy ngược chiều một cách ngang nhiên. Tôi não nề chán nản cho một đất nước sống với luật rừng, môi trường ô nhiễm, tình trạng vệ sinh vô cùng kém, chính quyền đầy đám sâu bọ đục khoét, bất công tràn lan. Tôi bỗng nhiên muốn chóng xong việc để trở về Mỹ.

Nhiều năm sống thoải mái ở một đất nước dân chủ nhưng vô cùng tự giác đã tạo cho tôi một tinh thần thượng tôn pháp luật không gì thay thế được. Đúng là cây một khi mang ra khỏi chậu trồng ngoài đất rồi, và sau thời gian dài phát triển nhờ hấp thụ khí trời, dinh dưỡng đầy đủ thì không thể nào bỏ trở vô chậu được nữa! Con người cũng thế, đã sống trong xứ sở tự do rồi thì làm sao có thể về với cộng sản được nữa đây?


 

Bác sĩ ở Đồng Nai giết nhân viên y tế rồi phân xác

Ba’o Nguoi-Viet

April 27, 2024

ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Nhà chức trách xác nhận, nghi can Danh Sơn, 36 tuổi, bác sĩ Khoa Ngoại, bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Đồng Nai, vừa bị bắt với cáo buộc giết hại một nữ nhân viên y tế rồi phân xác nạn nhân đem đi vứt nhiều nơi để phi tang.

Theo báo Thanh Niên và VNExpress hôm 27 Tháng Tư, nạn nhân trong vụ này là bà TTBN, 37 tuổi, ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Nghi can Danh Sơn (giữa) khi bị bắt. (Hình: Dân Trí)

Trước đó, người nhà bà N. đăng tin trên mạng xã hội tìm tung tích bà N., người mất tích từ trưa 13 Tháng Tư sau khi chở con đi học.

Khi mở cuộc điều tra, Công An Tỉnh Đồng Nai xác định Bác Sĩ Danh Sơn có nhiều nghi vấn liên quan đến bà N. nên đã triệu tập ông này.

Tại đồn, nghi can Danh Sơn khai nhận mình đã ra tay sát hại bà N. do giữa hai người có mâu thuẫn tình cảm.

Sau khi ra tay ngay tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Đồng Nai, nghi can phân xác nạn nhân, đem đi vứt nhiều nơi để phi tang.

Liên quan vụ án mạng, báo Tuổi Trẻ cho biết, lực lượng công an đã đến bệnh viện để khám nghiệm hiện trường, đồng thời đi tìm các mảnh thi thể nạn nhân tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, theo lời khai của nghi can.

Trước vụ này, cứ vài tháng, các báo ở Việt Nam lại tường thuật một vụ giết người phân xác phi tang.

Trong một vụ xảy ra hôm 29 Tết Giáp Thìn 2024, theo tờ Thanh Niên, do thiếu tiền tiêu xài trong lúc nghiện chơi game, bị can Nguyễn Đăng Khoa (25 tuổi, quê Tiền Giang) đã giết cô VTT (25 tuổi, quê Đồng Nai), sau đó phân xác nạn nhân tại phòng trọ ở phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, Sài Gòn.

Sau khi lừa cô T. qua phòng trọ nhờ khiêng đồ đạc, bị can Khoa cầm dao đâm nhiều nhát khiến nạn nhân thiệt mạng rồi hiếp dâm thi thể trước khi phân xác.

Bị can Khoa lấy tài sản của cô Th. gồm mộc chiếc lắc vàng (vòng đeo tay), ba nhẫn vàng, iPhone 12 Pro, dây chuyền vàng, đôi bông tai vàng, 3 triệu đồng ($118).

Các mảnh thi thể nạn nhân bị phi tang tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)

Bị can Khoa dùng xe gắn máy chở các mảnh thi thể đi vứt tại một con kênh gần khu công nghệ cao ở phường Tăng Nhơn Phú A.

Tiếp đó, bị can đem vàng đi bán rồi đón xe đò về nhà bạn gái tại tỉnh Bình Định chơi Tết trước khi bị bắt. (N.H.K)


 

Tô Lâm trở thành nhân vật trung tâm sau khi hai hạt giống đỏ Vương Đình Huệ và Võ văn Thưởng mất chức

27-4-2024, BBC tiếng Việt

Nghe đâu đom đóm sắp tàn

Chọi nhau sát ván tan hoang cửa nhà

(Đom đóm là biệt danh của ông Huệ, Thơ của Đông Lào)

Chính trường Việt Nam đang chứng kiến một thời kỳ xáo trộn khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được Trung ương Đảng Cộng sản cho thôi chức, chỉ hơn một tháng sau khi cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm.

Trong bối cảnh này, một số nhà phân tích cho rằng công cuộc đấu đá nội bộ trước Đại hội Đảng lần thứ 14 (dự kiến diễn ra vào tháng 1/2026) sẽ ngày càng tăng nhiệt, trong đó Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã trở nên quyền lực hơn.

Ảnh chụp năm 2016 khi ông Tô Lâm (áo trắng) mới được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Chụp lại hình ảnh,Ảnh chụp năm 2016 khi ông Tô Lâm (áo trắng) mới được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, ảnh của AFP và Getty Image do Hoang Dinh Nam soạn.

Việc ông Vương Đình Huệ bị mất chức đã khiến khả năng Bộ trưởng Công an Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư càng cao hơn. Ông ta đã nhanh chóng sử dụng sức mạnh của Bộ Công An để nhắm vào các đối thủ chính trị của mình,” Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ) nhận định với BBC News Tiếng Việt ngày 26/4.

Giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016, ông Tô Lâm, 66 tuổi, là người thực thi chính trong chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi.

Chỉ tính riêng năm ngoái đã có ít nhất 459 đảng viên bị kỷ luật vì tham nhũng.

Tháng trước, ông Võ Văn Thưởng đã trở thành chủ tịch nước thứ hai từ chức trong vòng chưa đầy một năm sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc nhận “trách nhiệm chính trị” về “những vi phạm và thiếu sót” liên quan đến hai vụ án tham nhũng.

“Mọi ánh mắt đều đổ dồn vào ông Lâm. Điều ông ta có mà các đối thủ không có là quyền điều tra rộng lớn của Bộ Công an.”

“Ông ta có thể đào sâu vào các giao dịch kinh doanh của bất kì ai, mà tất cả các lãnh đạo cấp cao đều có giao dịch kinh doanh. Ông ta có thể nhìn vào cuộc sống cá nhân của họ,” Giáo sư Abuza giải thích.

Ứng viên sáng giá?

Một bài phân tích mới đây của Bloomberg cho rằng ông Tô Lâm được đánh giá là ứng cử viên sáng giá kế nhiệm cho vị trí của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang có vấn đề về sức khỏe.

Trả lời BBC, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự của Đại học New South Wales (Úc), nhận định nếu ông Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước, “một cánh cổng số hai sẽ phải mở ra, để ông ấy tiếp tục phục vụ thêm một nhiệm kì 5 năm nữa”.

“Trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, số phiếu bầu tín nhiệm cao cho ông Tô Lâm nếu so với những người nhận nhiều phiếu nhất trong gần 500 thành viên Quốc hội thì kém 100 phiếu. Và nếu xét những người nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất, ông Tô Lâm xếp thứ 43,” ông dẫn chứng.

Theo chuyên gia này, kết quả phiếu bầu cho thấy có những người thực sự lo ngại về ông Tô Lâm, nên ông này là một ứng viên gây chia rẽ.

“Đảng Cộng sản Việt Nam thường muốn hướng tới sự ổn định và đồng thuận, điều này gây bất lợi cho ông ta,” Giáo sư Thayer nhận định.

Theo nhà quan sát lâu năm về chính trị Việt Nam, khả năng cao là Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai sẽ ngồi vào chiếc ghế chủ tịch nước thay ông Thưởng, phục vụ đến tháng 5/2026 rồi nghỉ hưu.

Bộ trưởng Tô Lâm trong một cuộc họp Hội nghị Giao ban tháng 4/2024 của Bộ Công an Việt Nam

NGUỒN HÌNH ẢNH,BỘ CÔNG AN VIỆT NAM. Bộ trưởng Tô Lâm trong một cuộc họp Hội nghị Giao ban tháng 4/2024 của Bộ Công an Việt Nam

Giáo sư Abuza cho rằng ông Tô Lâm “không sạch sẽ hơn các nhà lãnh đạo khác”.

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cũng từng dính vào vụ bê bối khi video ông ăn bò dát vàng do đích thân bếp nổi tiếng “Thánh rắc muối” Salt Bae phục vụ tại nhà hàng ở London (Anh) vào năm 2021.

Theo công bố của Chính phủ Việt Nam, lương bộ trưởng Công an tính tới năm 2020 là 16,64 triệu đồng/tháng, trong khi mỗi phần bò này có giá hơn 850 bảng Anh (gần 27 triệu đồng), chưa tính 15% phí phục vụ và các món ăn kèm. Cả ông Tô Lâm và Chính phủ Việt Nam đều chưa từng bình luận về video này.

Chụp lại video,Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng ‘vang danh’ thế giới

“Cách phòng thủ tốt nhất của ông ta là tấn công và rõ ràng là ông ta đã tham gia vào chiến dịch đốt lò của ông Trọng. Ông ấy đã hạ gục hết nhà lãnh đạo này tới nhà lãnh đạo khác, doanh nhân này nối tiếp doanh nhân khác, và ông ta thực sự đang ở một vị trí không thể bị tấn công,” Giáo sư Abuza nói với BBC.

Tuy nhiên, cũng theo Giáo sư Abuza, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay vẫn là người có quyền lực và ảnh hưởng đáng kể. Nếu Ủy ban Kiểm tra Trung ương bắt đầu cuộc điều tra về ông Tô Lâm thì bản thân ông cũng không thể ngăn cản việc đó. Mặc dù vậy, chuyên gia này cho rằng một cuộc điều tra ông Lâm sẽ không xảy ra vào lúc này.

Ông Dương Quốc Chính, Báo Tiếng Dân nhận định

Trên lý thuyết, bây giờ chỉ có hai bộ trưởng cầm súng, viện trưởng VKS nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, có thể thêm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và “cụ” là khó bị sờ tới. Còn các đồng chí khác, về lý thuyết là đều có thể bị đụng tới! Vì cũng chỉ 6 tháng trước, không ai nghĩ có ngày hôm nay, gãy mất hai trụ. Một trụ nữa thì cũng chịu nhiều đồn đoán bấy lâu, thì lại êm! Chưa kể trước đó đã có một Chủ tịch nước phải nghỉ vì lý do tương tự.

Nhưng vụ bắt bớ ông Hưng Thuận An dẫn tới A4 (trong tứ trụ, ở vị trí chủ tịch quốc hội) rụng mới kịch tính hơn cả. Vì bắt đúng lúc A4 đi công du Trung Quốc. Thật sự như cái tát và đó là đòn tâm lý cực nặng. Đang họp hành đón tiến “bạn” mà đệ tử thông báo ở nhà bắt rồi. Chả són cả đái. Mà phía Trung Quốc chắc chắn cũng biết luôn, vì người của họ chắc ở Việt Nam cũng đông.

Nếu đúng lời anh Hiếu, trợ lý anh Huệ bị hốt ở ngay cửa máy bay sau chuyến công du, thì Bộ Công an ra đòn quá nặng, không còn chút nể nang. Như vậy là vụ ca sĩ HT chỉ là giương đông kích tây, để team anh Huệ chủ quan. Bây giờ thì em HT đã có thể có cuộc sống bình yên với bạn trai rồi.

Tầm này các đồng chí còn lại, mà nằm trong phạm vi bắt bớ thì cũng run lập cập, vì tội 10 năm trước người ta còn hồi tố được. Các cụ đảng viên có thể hoan hỉ về công cuộc đốt lò có nhiều thành tựu, nhưng chuyện này cũng đồng thời khiến toàn dân hiểu rằng tham nhũng đã không có vùng cấm!

Nhưng điều tai hại nhất, đó là nền kinh tế đã đình trệ, vì quan chức đều sợ sai, sợ vào lò, sợ phải nhảy lầu, nên thủ thế, không dám ký. Doanh nghiệp vì thế mà cũng thủ thế lấy lương khô ra ăn cầm hơi chờ lò tắt. FDI thì lẳng lặng đầu tư qua nước khác sau khi đến Việt Nam chém gió khen ngợi.

Tô Lâm là ai?

Ông Tô Lâm sinh ngày 10/7/1957 tại Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Sự nghiệp của ông Lâm trong ngành công an Việt Nam đến nay đã kéo dài 5 thập niên. Tháng 4/2016, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cho đến nay.

Áp dụng mô hình an ninh của Trung Quốc. Năm 2017, ông Lâm xuất bản cuốn sách 471 trang nhan đề: Quần chúng nhân dân – Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế và áp dụng các bài học về mô hình an ninh quốc gia của Trung Quốc như phương tiện bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bộ của ông cũng soạn thảo một nghị định an ninh mạng gây tranh cãi, khi yêu cầu các công ty nước ngoài lưu trữ dữ liệu và mở văn phòng ở Việt Nam để nắm chủ quyền trên dữ liệu của người Việt Nam và có quyền tài phán đối với các công ty này.

Dưới thời ông Lâm đứng đầu ngành công an, nhiều nhà hoạt động dân chủ, môi trường đã bị bắt. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ được đánh giá là bị siết chặt.

Đài Á Châu Tự Do 

Theo thông lệ, trước khi Đại hội Đảng diễn ra thì khâu bố trí nhân sự cho các chức danh cao cấp nhất, gồm các uỷ viên bộ chính trị, các thành viên tứ trụ – trong đó ghế Tổng bí thư là quan trọng nhất, cần phải được chuẩn bị kỹ càng. 

Điều này không có nghĩa mọi sự sắp đặt từ trước sẽ trở thành hiện thực, vì trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, việc bầu chọn chức danh Tổng bí thư luôn tiềm ẩn những bất định, mà theo ngôn ngữ dân gian, phải đến phút chót mới biết chiến thắng thuộc về ai.

Thế nhưng, để được trở thành ứng viên cho chức danh đảng trưởng, một người cần phải hội tụ những tiêu chuẩn nhất định, trong đó bao gồm việc phải giữ trọn một nhiệm kỳ uỷ viên Bộ chính trị, và từng kinh qua các chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, trưởng ban, bộ, ngành của trung ương.

Nếu không ngã ngựa thì Võ Văn Thưởng đương nhiên sẽ là một ứng viên cho chức danh Tổng bí thư, bởi ông ta hội tụ đầy đủ mọi tiêu chuẩn do Đảng đề ra.

Từ việc đã từng nắm giữ chức Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi, đến phó Bí thư thành uỷ Tp. HCM, cho đến chức Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, và Chủ tịch nước, cộng với việc đã là thành viên bộ chính trị hơn một nhiệm kỳ.

Do vậy, sự ra đi của vị chính trị gia quê Vĩnh Long đã dấy lên nghi vấn về một cuộc cạnh tranh quyền lực giữa những “tay đua” muốn trở thành người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng, vì dù sao, bớt đi một đối thủ ở thời điểm quan trọng này thì vẫn tốt hơn. Câu hỏi đặt ra ở đây là ai được lợi từ cú ngã của ông Võ Văn Thưởng?

Theo giáo sư Johnathan London, chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam, thì với việc ông Thưởng bị loại, cuộc đua chức Tổng bí thư giờ đây sẽ là cuộc đua song mã: 

Tuy rất khó để nhận định ai hưởng lợi nhiều nhất (từ việc ông Thưởng rớt đài), nhưng việc này tạo ra một cuộc cạnh tranh gay cấn giữa đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính – người thuộc bên chính phủ và có chuyên môn về phát triển kinh tế, với người đứng đầu lực lượng Công an, Tô Lâm, cả hai giờ đây là các ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí lãnh đạo Đảng.”

Và giữa hai người này, mọi sự chú ý đổ dồn về ông Tô Lâm, người được cho là có động cơ lẫn năng lực để loại bỏ ông Võ Văn Thưởng.

Trao đổi với đài Á châu Tự do, tiến sĩ Lê Minh Nguyên – cựu chủ tịch đảng Tân Đại Việt, cho biết nhận định của ông:

“Ông Tô Lâm đã đến tuổi về hưu, nhưng hiện giờ đang có rất nhiều kẻ thù, nên nếu bước ra khỏi chức Bộ trưởng Bộ Công an thì sẽ rất nguy hiểm. Ngoài chức Tổng bí thư ra thì không còn chức danh nào có thể bảo vệ ông ta. Thành ra, con đường an toàn nhất và cũng là tham vọng của ông ta là trở thành Tổng bí thư.” 

Bộ Công an do ông Tô Lâm đứng đầu trong những năm qua đã điều tra hàng loạt vụ án dính dáng đến các quan chức cấp cao ở cả cấp địa phương và trung ương.

Dân chúng đã quen thuộc với những thông báo từ tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an, mỗi khi có án tham nhũng mới.

Nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016, nếu tiếp tục giữ chức vụ này cho đến Đại hội Đảng năm 2026, thì ông Tô Lâm sẽ hoàn thành hai nhiệm kỳ, cộng với vấn đề tuổi tác (68 tuổi khi đại hội Đảng diễn ra), và sẽ phải về hưu theo thông lệ.

Do vậy, theo luật sư Nguyễn Văn Đài, đây là thời điểm quyết định đối với sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm:

“Ông Tô Lâm sẽ hoàn tất hai nhiệm kỳ trên cương vị Bộ trưởng, và theo quy định bất thành văn trong hệ thống chính trị, không người nào được giữ nhiệm kỳ Bộ trưởng thứ ba, đồng thời ở lứa tuổi của ông ấy, vào đầu năm 2026 thì đã quá 68 tuổi, cho nên cũng quá tuổi để ở lại. 

Vấn đề đối với Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong trường hợp ông ta thực sự có tham vọng trở thành lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, đó là việc chưa từng có tiền lệ một vị Bộ trưởng được bầu thẳng lên làm Tổng bí thư. 

Các đời tổng bí thư gần đây đều xuất thân từ các vị trí thuộc “tứ trụ” hoặc vị trí Thường trực Ban bí thư.

Do vậy, giới quan sát cho rằng rất có thể ông Tô Lâm sẽ chạy đua vào chức Chủ tịch nước thay thế ông Võ Văn Thưởng, để làm bàn đạp cho chức Tổng bí thư sau đó.

Rất có thể trong những tuần tới đây, khi chức danh Chủ tịch nước được công bố, thì cuộc đua vào chức Tổng bí thư cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn, khi các ứng viên lộ diện.

Báo Người Việt

“Bộ Công An của ông Lâm đã trở thành một thứ kiêu binh, tác oai tác quái dữ dội, gây oán hận trùng trùng nhưng không ai dám hé răng phản đối. Quyền hành ở Việt Nam bây giờ thực sự nằm trong tay ông Tô Lâm…

Nếu ông Lâm thành công trong việc loại bỏ các đối thủ, độc chiếm chiếc ghế TBT, đất nước lại rơi vào một giai đoạn tối tăm hơn. Triển vọng một Việt Nam dân chủ, thịnh vượng và hòa đồng với thế giới văn minh xem ra còn xa xôi hơn nữa”

Nhà thơ Thái Bá Tân cảm thán

Đừng mơ chống tham nhũng

Ở chế độ độc tài…



Lê Tiến Phương, cựu chủ tịch Bình Thuận, bị bắt vì ăn đất

Báo Nguoi-Viet và các báo khác

April 26, 2024

BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Ông Lê Tiến Phương, 65 tuổi, cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận, vừa bị bắt, khởi tố với cáo buộc “có sai phạm” liên quan dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Theo tờ Tuổi Trẻ hôm 26 Tháng Tư, cùng bị bắt với ông Phương là các bị can: Nguyễn Văn Phong (cựu phó chủ tịch tỉnh Bình Thuận), Xà Dương Thắng (cựu giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Bình Thuận), Đỗ Ngọc Điệp (cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Phan Thiết), Hồ Như Hải (cựu phó giám đốc công ty Thông Tin và Thẩm Định Giá Miền Nam, chi nhánh Bình Thuận) và Lê Anh Huy (cựu trưởng phòng Hành Chính Tổng Hợp, Chi Cục Quản Lý Đất Đai tỉnh Bình Thuận).

Ông Lê Tiến Phương khi còn tại vị ghế chủ tịch tỉnh Bình Thuận. (Hình: Đức Trong/Tuổi Trẻ)

Ông Lê Tiến Phương tại vị ghế chủ tịch tỉnh Bình Thuận từ năm 2011.

Đến hồi cuối năm 2015, ông Phương được miễn nhiệm sau khi làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.

Hồ sơ của Bộ Công An Việt Nam cáo buộc ông Lê Tiến Phương “ký nhiều quyết định quan trọng liên quan đến dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết,” nhằm giúp tập đoàn Rạng Đông chuyển mục đích xây dựng sân golf trên khu đất rộng 62 hécta thành khu đô thị.

Sở Xây Dựng tỉnh Bình Thuận là đơn vị thẩm định quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 của dự án và là cơ quan đề nghị việc “hoán đổi” 20% quỹ “đất xã hội” trong dự án sang nơi khác.

Quy định bố trí 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội tại dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết đã bị bỏ qua, thay vào đó là hoán đổi thành khu đất thương mại.

Thanh tra Chính phủ tuýt còi dự án đô thị du lịch biển Phan Thiết - Ảnh 1.

Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, Bình Thuận – Ảnh: Đ.TRONG bao Tuoi Tre

Liên quan vụ án này, tờ Thanh Niên cho biết thêm, từ hồi đầu năm 2019, ông ĐT, cựu bí thư Tỉnh Ủy Bình Thuận đã làm đơn tố cáo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận và Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Bình Thuận đã cố tình cho chuyển nhượng vốn từ chủ cũ sang chủ đầu tư mới là tập đoàn Rạng Đông.

Hồi Tháng Mười Một, 2015, ông Lê Tiến Phương đã có quyết định phê duyệt giá đất chỉ 2.5 triệu đồng ($98) mỗi mét vuông mà không tiến hành đấu giá đất cũng như không có quyết định thu hồi đất.

Đơn của ông ĐT cho rằng thời điểm đó, đất tại sân golf Phan Thiết có giá thị trường khoảng 20-25 triệu đồng ($789-$986) mỗi mét vuông.

Quá trình hoạt động kinh doanh, Sân golf Phan Thiết nhiều lần chuyển nhượng vốn, chủ đầu tư. Chủ đầu tư cuối cùng của sân golf này được UBND Bình Thuận cho chuyển nhượng vốn (15-11-2013) là Công ty cổ phần Rạng Đông.

Trong các ngày 2 và 24-12-2013, chủ đầu tư này đã đề nghị địa phương xin chuyển nhượng đất sân golf sang đất ở đô thị để đầu tư xây dựng và kinh doanh biệt thự, nhà vườn, nhà phố, nhà cao tầng,…

Đến ngày 5-3-2014, UBND Bình Thuận ra thông báo số 75/TB-UBND về kết luận của chủ tịch UBND tỉnh đồng ý với kiến nghị của chủ đầu tư.

Các cán bộ hưu trí cho rằng công ty này mới tiếp nhận sân golf được hai tuần nhưng đã có văn bản gửi UBND Bình Thuận đề nghị xin chuyển sang đất đô thị là “không bình thường” và không phù hợp với quy định hiện tại.

Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết khiến một loạt quan chức của tỉnh Bình Thuận vướng vòng lao lý. (Hình: Báo Đầu Tư)

Như vậy, với quyết định nêu, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận đã gây thất thu cho ngân sách tỉnh “hàng tỷ đồng.”

Hiện chưa rõ ông Lê Tiến Phương được tập đoàn Rạng Đông “lót tay” bao nhiêu trong dự án này. (N.H.K)


 

KINH TẾ HÀNG RONG- TRA PHAN

Sau khi đưa đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc chết vào cuộc chiến tương tàn, hàng triệu người miền Nam chết trong chiến tranh, sau khi tàn phá nền kinh tế miền Nam đang cất cánh, một nền kinh tế đứng đầu Đông Nam Á, sau khi đẩy hàng trăm ngàn người Việt Nam chết trên biển đông, hàng trăm ngàn người chết trong trại tù (gọi là trại cải tạo). Sau khi làm cho biết bao gia đình ly tán- đến nay chưa tìm gặp lại được- làm cho biết bao gia đình tán gia, bại sản. Sau 49 năm xây dựng “XHCH ưu việt” tình trạng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị, y tế v.v… hiện nay ra sao?

******

Hình như chưa khi nào tôi thấy dân mình đổ ra đường kiếm sống nhiều như bây giờ. Mọi nghề, mọi lứa tuổi.

Có cái gì như mâu thuẫn giữa những vị đại biểu tai voi mặt lợn, mày trơn trán bóng, bưởi to bụng bự, veston cà vạt, áo dài lụa là, khăn tơ quấn cổ ngồi êm đềm giữa Ba Đình mát lạnh, nguy nga tráng lệ, thơm ngát hương hoa, trái ngược với cảnh rất, rất nhiều đồng bào tôi đang phơi nắng dầm mưa, hít bụi ô nhiễm, chen lấn giữa ngập ngụa dòng đời để kiếm miếng ăn từng ngày. Kiếm miếng ăn thực sự, ăn bữa nay lo bữa mai, trằn trọc qua đêm để sáng mỏi mệt thức dậy chưa biết hôm nay sống bằng gì. Đó đang là hiện thực, thực sự đang là hiện thực.

Bây giờ ai ra đường Sài Gòn sẽ thấy, không muốn nhìn, không cần để ý cũng thấy. Xe ôm, shipper đủ màu áo chạy rong ruổi khắp nơi trên mọi nẻo phố phường, áo xanh đỏ vàng bạc màu mưa nắng, rất nhiều em đã tốt nghiệp trường này, ngành nọ. Vé số đủ lứa tuổi, đủ loại người từ kẻ lành lặn đến người tật nguyền, từ em bé đến những cụ già, phơi mình ở những góc ngã tư dưới cái nắng nóng nung người trưa hè nhiệt đới. Bia ôm, massage ôm, hớt tóc ôm cũng “bày hàng” la liệt ra lề đường để chiêu dụ. Chuyện da thịt, môi miếng tưởng cần góc tối kín đáo nhưng ế ẩm thì cũng phơi ra mời chào, sĩ diện xấu hổ cho mà đói rã họng ư. Chợ nhỏ di động thì xe ba gát lớn bé, thúng, mủng, thau, rổ, miếng ni lông, tận dụng hết…xuống đường. Vài trái ổi, dăm nải chuối, mấy trái thơm, khoai lang, bắp cải, dưa leo, cà chua, thậm chí cả chó, mèo,…ui chu choa, nhất là trước mấy Cty, Xí nghiệp tiếng loa với đủ giọng Bắc, Trung, Nam mở hết công suất tạo nên một bản hoà tấu chát chúa dội vào tai, nghe mà đau lòng…

Còn hàng ăn, mà đám youtuber chuyên đi thổi lên câu view kiếm tiền, và mấy anh Tây ba lô gọi là street food “ngon nắm, ngon nắm” thì tràn ngập hè phố. Mì xào chay, phở áp chảo, mì Quảng trộn, xôi vò xôi xéo xôi ngắt, chè chén chè ly chè bịch, chuối chiên, bánh tiêu dầu cháo quẩy, cháo lòng cháo huyết, hột vịt lộn, bánh mì chả cá chiên, cà phê mang đi (cà pháo mang về), cơm tấm sà-bì-chưởng,…(ôi, “thiên la địa võng”, kể tới mai cũng không hết), tất cả tràn ra lề đường “đông như quân Nguyên”, nối đuôi nhau sắp hàng dọc, xếp hàng ngang. Tất cả là những mảnh đời đang bế tắc mưu sinh bằng nỗi thất vọng, và tương lai vô định.

Đại đa số đồng bào tôi đang “xâm chiếm lòng lề đường” mưu sinh, nuôi thân, nuôi gia đình và nuôi một thiểu số đang ngồi giữa nghị trường tráng lệ, có xe đưa rước, ngủ khách sạn 5 sao, ăn nhà hàng sang trọng, bàn…những chuyện tào lao, tầm ruồng mà hình như ít ai quan tâm đến họ.

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu,

Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Kệ! Cứ để cho dân tụi nó “liệu”! Bọn mình cứ lo chuyển tiền qua Mỹ…cho kịp. Mấy đứa con có Thẻ Xanh chưa? Chuyện nhập thêm quốc tịch Sip, Malta, Barbuda,…sao rồi? Thôi, mình bàn tiếp chuyện…nước Mỹ đi! Thằng Mỹ sao nó để thằng Trung Quốc thả khinh khí cầu bay lang thang vậy hè? Đô La lại xuống nữa rồi! Ông mua nhà ở Ohio à, sao không mua bên Cali. Con bà học Columbia à, sao không ráng vô Berkeley… Họ rôm rả, sôi nổi, hưng phấn cả lên khi nói về nước Mỹ, chẳng như lúc thảo luận về dân đen sao mà buồn ngủ. Bấm, bấm, dậy bấm đi: GDP 8%! OK salem!

Còn xa lắm hoặc không bao giờ!

Ptt

Tra Phan

(Hình báo mạng)

 Cái giá của đốt – Dương Quốc Chính

 Ba’o Tieng Dan

Dương Quốc Chính

26-4-2024

Chỉ 6 tháng trước, không mấy ai biết đến công ty Phúc Sơn của “Hậu pháo” và công ty Thuận An của ông Nguyễn Duy Hưng. Không thấy có điều tiếng hay danh tiếng gì trên giang hồ. Chắc người trong ngành, liên quan đến dự án của mấy công ty này mới biết. Rất khác với Vạn Thịnh Phát (VTP) hay Tân Hoàng Minh (THM), FLC.

Đến khi A2, A4 rụng thì nhân dân mới ngã ngửa, là do có sự liên hệ tới các sân sau kia. Mà cũng không có tin chính thống, toàn tin đồn. Chứ giờ này có ai biết chính xác lý do tại sao anh Thưởng, anh Huệ xin nghỉ đâu, chỉ là lý do cá nhân. Lý do của đảng thì chung chung, chả biết cụ thể ra sao.

Chứng tỏ không có gì qua mắt được… anh Hiếu gió!

Trên lý thuyết, bây giờ chỉ có hai bộ trưởng cầm súng, viện trưởng VKS nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, có thể thêm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và “cụ” là khó bị sờ tới. Còn các đồng chí khác, về lý thuyết là đều có thể bị đụng tới! Vì cũng chỉ 6 tháng trước, không ai nghĩ có ngày hôm nay, gãy mất hai trụ. Một trụ nữa thì cũng chịu nhiều đồn đoán bấy lâu, thì lại êm! Chưa kể trước đó đã có một Chủ tịch nước phải nghỉ vì lý do tương tự.

Nhưng vụ bắt bớ ông Hưng Thuận An dẫn tới A4 rụng mới kịch tính hơn cả. Vì bắt đúng lúc A4 đi công du Trung Quốc. Thật sự như cái tát và đó là đòn tâm lý cực nặng. Đang họp hành đón tiến “bạn” mà đệ tử thông báo ở nhà bắt rồi. Chả són cả đái. Mà phía Trung Quốc chắc chắn cũng biết luôn, vì người của họ chắc ở Việt Nam cũng đông.

Nếu đúng lời anh Hiếu, trợ lý anh Huệ bị hốt ở ngay cửa máy bay sau chuyến công du, thì Bộ Công an ra đòn quá nặng, không còn chút nể nang. Như vậy là vụ ca sĩ HT chỉ là giương đông kích tây, để team anh Huệ chủ quan. Bây giờ thì em HT đã có thể có cuộc sống bình yên với bạn trai rồi.

Tầm này các đồng chí còn lại, mà nằm trong phạm vi bắt bớ thì cũng run lập cập, vì tội 10 năm trước người ta còn hồi tố được. Các cụ đảng viên có thể hoan hỉ về công cuộc đốt lò có nhiều thành tựu, nhưng chuyện này cũng đồng thời khiến toàn dân hiểu rằng tham nhũng đã không có vùng cấm!

Nhưng điều tai hại nhất, đó là nền kinh tế đã đình trệ, vì quan chức đều sợ sai, sợ vào lò, sợ phải nhảy lầu, nên thủ thế, không dám ký. Doanh nghiệp vì thế mà cũng thủ thế lấy lương khô ra ăn cầm hơi chờ lò tắt. FDI thì lẳng lặng đầu tư qua nước khác sau khi đến Việt Nam chém gió khen ngợi.


 

Vương Đình Huệ chính thức rút lui khỏi chính trường!

Ba’o Tieng Dan Lê Văn Đoành 25-4-2024 Trận thư hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Bộ trưởng Công an Tô Lâm mà mọi người chờ xem, rất tiếc đã không xảy ra khi họ Vương sớm buông súng xin hàng. Nhanh hơn dự đoán của mọi người, Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị khóa 12 và 13, chủ tịch Quốc hội khóa 15, đã làm đơn xin thôi tất cả các chức vụ trong đảng và quốc hội, rút lui khỏi chính trường. Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố quyết định “Tuyệt Mật” số 163-QĐ/UBKTTW ngày 19-4-2024, nội dung “Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Vương Đình Huệ”, thì năm ngày sau, tức ngày 24-4-2024, ông Huệ đã viết đơn gởi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư để xin dừng cuộc chơi.

Ảnh: Quyết định Kiểm tra của UBKT Trung ương. Nguồn: Tiếng Dân

Mặc dù Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng hết sức để “giải cứu” Vương Đình Huệ, nhưng ông cũng đành “bó tay”. Mọi tài liệu, chứng cứ “án tại hồ sơ”, nằm trên bàn làm việc của Tổng bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính và Bộ Công an, đều chống lại nỗ lực của Chủ tịch Quốc hội và cả người đỡ đầu cho ngài Chủ tịch. Bản thân Vương Đình Huệ phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu, theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, khi để cấp dưới lộng hành, núp bóng ông để can thiệp, lấy dự án cho các tập đoàn và nhận hối lộ với số tiền lên đến cả ngàn tỷ đồng. TRỢ LÝ Bị Bắt, Liệu Ông VƯƠNG ĐÌNH HUỆ Có THOÁT TỘI? | TUYỆT MẬT TV -  YouTube Ông Huệ bị cho là đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Ngoài ra, những người hạ bệ ông Huệ còn có chứng cứ về việc ngài Chủ tịch có nhiều quan hệ phức tạp, không trong sáng, vi phạm “đạo đức và lối sống”.Ông Vương Đình Huệ thăm Trung Quốc làm gì và trong bối cảnh nào? ---  (Nguồn: BBC)

Ca sĩ Hương Tràm được cho là người tình của Ông Vương Đình Huệ và hai con sanh đôi đang ở Mỹ. Ảnh của Bacaytruc.com

Những người “xử” Huệ cho rằng, các sai phạm của ông rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của đảng, gây bức xúc trong các tầng lớp đảng viên và cả dư luận xã hội hiện nay. Hôm nay, Bộ Chính trị khoá 13 nhóm họp khẩn cấp tại Hà Nội để xem xét đơn và đồng ý cho ông Vương Đình Huệ được thôi các chức vụ, theo “nguyện vọng” ông Huệ trình bày trong đơn. Bộ Chính trị sẽ triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường vào chiều thứ Sáu, ngày 26-4-2024, để Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13, xem xét theo nguyện vọng, ban hành nghị quyết, cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thôi chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thôi làm đại biểu quốc hội nhiệm kỳ 2021 – 2026, để “về vườn làm người tử tế”. Như vậy, “bộ ngũ”, tức năm nhân vật chủ chốt lãnh đạo đảng và nhà nước từ đầu khoá 13 đến nay, chỉ còn hai người: Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính.

Ảnh: “Bộ ngũ” triều đình, ba nhân vật đánh dấu đã bị knock out, hiện chỉ còn hai người. Nguồn: MTTQ/ Tiếng Dân edited

Dự kiến tại Hội nghị Trung ương bất thường lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội thay thế Vương Đình Huệ và Chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng, là người đã bị truất phế hồi tháng trước. Có thông tin, bà Nguyễn Thị Vân Chi, phu nhân của ông Vương Đình Huệ, hiện không có mặt ở Việt Nam. Bà Chi là đại biểu quốc hội khoá 14 và 15, đơn vị Nghệ An. Bà giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Séc. Nếu không có gì thay đổi, thì trung tuần tháng 5-2024 Hội nghị Trung ương 9 khoá 13 sẽ diễn ra. Dự kiến hội nghị này sẽ bầu bổ sung 3 ủy viên Bộ Chính trị, để thay thế số ủy viên Bộ Chính trị bị khuyết và để dễ phân công công tác lãnh đạo chủ chốt của đảng. Từ nay đến ngày khai mạc đại hội 14, nhiệm kỳ 2026-2031, (dự kiến khai mạc vào tháng 1-2026) sẽ còn nhiều diễn biến khó lường, bởi vì nhân sự trong Bộ Chính trị hiện nay, ngoài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tất cả đều có “tì vết” trong quá khứ. Chỉ cần một phe nào đó “khai hỏa” thì những tì vết dù không lớn, cũng sẽ biến thành “quả bom” gây rúng động chính trường hoặc nổ tung cung đình!
 
Bình luận của báo Người Việt, California.

THĂM CHỒNG CẢI TẠO

Đất ĐỏThiên Hạ Chuyện

Lòng tôi chùng xuống, không biết từ bao giờ tôi nghĩ tới ngày 30/04/75, ngày sóng gió của cả Miền Nam.

Tôi có bốn đứa con còn nhỏ lắm. Đứa con gái đẩu lòng hơn sáu tuổi và con trai út vừa tròn một năm. S. bị tập trung cải tạo trên rừng sâu … Những địa danh xa lạ của vùng rừng núi cao nguyên Trung Phần.

Đồng hồ đánh thức từ 3h sáng . Tối hôm qua phải thức khuya chuẩn bị đủ thứ, xếp các thức ăn vào giỏ … để sáng hôm nay lên đường sớm: Đi thăm chồng.

Tôi đi, các con còn đang ngủ say nên không nói được với con lời nào. Tôi nhờ một người láng giềng tốt bụng chăm sóc các cháu. Tôi vắng nhà chỉ một ngày một đêm mà sao lòng tôi lo lắng khôn nguôi.

Chúng tôi tập hợp tại ngã tư đường Yên Đỗ từ 5h sáng mà gần 8h xe mới bắt dầu rời thành phố về hướng Phước Long, Bình Long, Sông Bé …

Xe chạy qua nhiều đám khoai mì, chạy qua những đám ruộng khô cằn, những mái tranh rách nát, bên những rẫy bắp cành lá xác xơ … nắng cháy … Vùng Kinh Tế Mới!

Đến chiều, xe đã tới vùng rừng núi Phước Long, chạy quanh co trong rừng già, càng lên cao, càng chậm, như con Bọ Hung bò qua dốc! Đường vào trại thăm nuôi lầy lội, chắc là tối hôm qua đã có một trận mưa rừng lớn lắm.

Cái dốc đứng cao và dài … Những giỏ đồ ăn thăm nuôi được để trong xe, chúng tôi vén quần thật cao, một tay xách dép, tay kia níu chặt mấy nhánh lồ ô chìa ra hai bên đường lần từng bước nhỏ. Bùn quánh qua ống chân. Mồ hôi nhễ nhại … Vì sợ trợt tôi bò lên dốc. Nhìn lên phía trước, các chị bạn cũng đang bò …! Trông giống một đàn “kiến càng” bò lên dốc … Ý nghĩ ngộ nghĩnh khiến tôi bật cười một mình!

Lại thầm nghĩ: chắc ông xã mình đang tưởng tượng ra cảnh này và đang đợi từng giờ, tự nhiên thấy hết mệt …

Khoảng bốn giờ chiều thì chúng tôi tới nơi. Rừng trên cao nên rừng âm u tối. Những con muỗi rừng bay lượn từng đàn, cánh dài bụng bự vây quanh chúng tôi! Có lẽ người dân Sài Gòn vẫn còn thơm mùi thành phố dù họ đã nếm đủ mùi vị đắng cay từ khi xuất hiện lá Cờ Đỏ Sao Vàng trên mảnh đất Miền Nam!

Mặt trời trốn sau những rặng tre già, gió rừng lạnh buốt trên vai. tôi rùng mình nhìn quanh … Rừng lồ ô và những người vợ trẻ đi thăm chồng!

Vài người bộ đội đi qua … mặt lạnh như rừng già. Họ thật xa lạ … Nơi đây không còn tìm thấy bóng dáng những khuôn mặt Miền Nam hiền hoà năm trước …

Màn đêm bao trùm thật dễ sợ, lưa thưa vài dãy lều tranh và những ngọn đèn dầu mù u hắt hiu vàng úa. Chung quanh tôi là những người vợ trẻ đến từ đâu không ai hỏi nhưng chúng tôi cùng hoàn cảnh và tâm trạng giống nhau nên thân thiện như quen thân từ lâu lắm.

Chúng tôi ngồi chung trong một cái lán làm bằng nẹp tre rừng. Hai người bạn khá thân: chị Nguyễn Văn Tường, chị Vĩnh Thuế và tôi. Chúng tôi ngồi chụm lưng vào nhau cho đỡ sợ! Dưới bóng đèn dầu mờ mờ, chị Tường ngồi quấn lại mấy lọn tóc. Chị làm đẹp để sáng hôm sau gặp anh Tường.

Trên vách, hai con rắn đầu đỏ đang hả miệng nhìn chúng tôi. Chúng tôi ngồi co vào nhau, nhắm mắt … May mắn có một chị nói đó là rắn Mái Gầm. Nó chỉ rình để ăn vụng thực phẩm của tù nhân. Chúng tôi ngồi đó, lưng dựa vào nhau, bên cạnh mấy giỏ đồ ăn để trong mùng chờ trời sáng. Hai con rắn vẫn nhìn chúng tôi không rời.

Sáng hôm sau, mỗi đứa thay cho mình một cái áo tốt hơn … Để dấu nét âu lo của mình, tôi tô lên môi một chút son hồng. Mấy phút nữa tôi sẽ được gặp chồng, người tôi thương nhớ.

Thời gian chờ đợi nơi đây như dài gấp bao ngàn lần khi mình chưa đặt chân đến. Gần trưa, chúng tôi đươc gặp người thân của mình. Mỗi gia đình thăm nuôi ngồi một góc nhỏ, cạnh nhau vài mét, trên một lán làm bằng tre rừng …

Những chiếc nón lá làm mái che cho những nụ hôn thương nhớ. Đồ ăn bày ra trước mặt nhưng hình như chắng ai đói … Tôi nhìn Bs Tường và Bs Vĩnh Thuế. Các anh bơ phờ, áo quần nát nhàu vì năm tháng lao động tay chân. Nhìn lại chồng mình … ngậm ngùi muốn khóc …!

Vài món ăn mang ra rồi cất vào giỏ, chẳng ai muốn ăn mặc dù họ đang rất đói.

*****

Bốn tiếng đồng hồ thăm nuôi trôi qua rất nhanh … Và mấy tiếng leng keng báo hểt giờ … Tôi vội vàng xếp thức ăn vào giỏ cho chồng … Thuốc nhức đầu, tiêu chảy, mấy ký đường cục, vài bao bột ngủ cốc, một ký tôm khô, một bịch mắn ruốc xào thịt ba chỉ với sả ớt, bộ quần áo …

Vài người bộ đội đi đi lại lại thúc dục hết giờ thăm nuôi!

Chúng tôi bịn rịn chia tay. Người đi vào trại cúi mặt bước nhanh, thình thoảng gắng quay đầu nhìn lại … Người ra về nhìn theo một lần nữa người thân yêu của mình … Rừng chiều cũng lạnh lùng ngoảnh mặt.

Để tránh con đường lầy lội hôm trước, bác tài đưa chúng tôi ra về theo một hướng khác … Đi quanh quẩn trong rừng rất lâu … Mặt trời bắt đầu trốn sau rừng tre già từ từ chìm trong bóng tối.

Chúng tôi đi sát vào nhau … Sợ lắm. Một nhóm phụ nữ trẻ chưa một lần nào nếm trải trong rừng đêm. Không biết con gì sẽ tấn công?

Người dẫn đường bật cái đèn pin bé tí, ánh sáng yếu ớt không đủ thấy mặt nhau. Chúng tôi loanh quanh trong rừng già. Bóng đêm bao trùm mọi nẻo … Để trấn an nỗi lo âu trong lòng mình, chị bạn đi bên tôi khôi hài: Chúng ta là đoàn người đi tìm vàng … (Vàng và Máu của Thế Lữ). Xơ xác mệt nhoài.

Sau hai giờ trôi qua trong rừng tre già, người dẫn đường cũng tìm được hướng ra … Chúng tôi vừa lên xe chưa bao lâu thì rừng đêm cũng chập chùng mưa gió. Tiếng sấm sét, gió rít, nước chảy, mưa rơi … Những nhánh tre rừng nghiêng ngã đập mạnh hai bên chỗ ngồi. Chúng tôi lắc lư theo nhịp di chuyển của chiếc xe đò.

Quanh co, băng rừng, qua suối … lòng tôi cũng đang mưa gió như ngoài trời.

Chị Tường đưa cặp mắt ướt lệ nhìn tôi! Chị cũng là một cô giáo đã bị thôi việc từ ngày 30/04. Chị buôn bán chợ trời nuôi đàn con thơ 5 đứa mà đứa lớn nhất vừa tròn 8 tuổi.

Tôi bắt đầu lo sợ, sợ bác tài lạc hướng … sợ xe lăn xuống hố … Trong đẩu tôi hiện lên hình ảnh cô em gái , đẩu quấn băng sau khi xuất viện mới cho tôi hay là bị xe lật trên đường đi thăm chồng cãi tạo ở Hà Nam Ninh về …

Xe cứ lắc lư, chao đảo giữa bóng đêm mịt mùng. Xe chạy gần qua hết một đêm dài mà không tìm thấy hướng ra Quốc lộ … Đêm nay, nếu tôi có bề nào không bao giờ về được nữa, thì ai nuôi bốn đứa con thơ đang chờ mẹ ở nhà! Ông bà ngoại mất lâu rồi, anh em tôi đông, nhưng ly tán và tan nát từng mảnh đời sau biến cố 30/04!

Những lo sợ không chịu rời bỏ tôi một phút giây nào. Tôi cố nắm chặt hai bàn tay mình lại hít một hơi thật dài. Tôi khom người đứng lên, cố gắng làm một động tác nào đó cho vơi đi nỗi lo sợ trong lòng mình nhưng tôi đã khóc lúc nào không biết … Xe vẫn chạy … Tôi nhắm mắt, cứ để cho giòng lệ của mình hoà theo những giọt nước mưa.

Qua một đêm kinh hoàng, xe về tới bên kia cầu Sài Gòn. Bác tài cho chúng tôi xuống xe ngồi lại bên lề đường chờ cầu Sài Gòn mở cửa. Tôi thở phào nhẹ nhỏm như vừa trút được một gánh nặng ngàn cân.

Ôi! Một chuyến đi … thăm chồng.

Kim Thoa

Tv TÂN NHÂN CHỦ chuyển đăng.

( copy từ Fb Nguyen Anh Vu )

Ảnh: ngày còn trẻ