Con muỗi – Truyện ngắn của Nguyễn Tầm Thường



CON MUỖI
Thân tặng quý Anh Chị trong Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình.
Ghi nhớ mười năm thành lập phong trào 1987-1997

Lần này tôi sẽ viết một bức thư lâm ly để lại cho vợ, rồi đi! Tôi đang giận vợ tôi ghê lắm, vừa bắt đầu thảo lá thư thì con muỗi vo ve bay đến. Cái tật ấy của nàng đã bao lần “chích’’ tôi cũng giống như con muỗi đang vo ve rình mồi kia. Không được đâu, tôi sẽ đập một cái cho nó chết !

Hà! Hà! Con muỗi kia, mày đến vo ve phá rối vào lúc tao đang viết “tuyệt mệnh thư’’ hả. Tao sẽ thanh toán mày ! Tôi chuẩn bị tiêu diệt kẻ thù thì nghe tiếng nó than thở. “Hôm nay đói quá, đói thế này thì chết mất”. A! Thì ra con muỗi biết nói! Thú vị quá, tôi cúi nhìn se sẽ. Cái bụng nó xẹp lép, trong như giấy bóng kiếng. Nó đứng run run. Tội nghiệp hết sức vậy đó. “ Hôm nay bị xua đuổi quá, hu… hu… Chúa ơi… hu… hu…” A! Thì ra con muỗi đang khóc, nó lại biết kêu cả Chúa ơi nữa. Ai mà không trắc ẩn trước tiếng khóc thê lương như thế, nhất là những người có tâm hồn nghệ sĩ như tôi!

Tôi liền nhẹ nhàng đưa cánh tay ra. Nó sáng mắt lên khi ngửi thấy da thịt tôi. Như tôi thèm một tô phở thơm hơi vào lúc đói. Rung đôi cánh, nhẹ một đường bay êm như thiên thần, con muỗi đáp xuống bãi đậu. “Xin Chúa cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày.’’ À, thì ra con muỗi đọc kinh trước bữa ăn. Con muỗi này lạ quá. Một tí xíu nữa là tôi gọi nàng đến mà xem rồi. Nhưng chợt nhớ ra là tôi đang viết tuyệt thư để lại cho vợ. Tôi lại thôi, hừ, đây cũng là cách tôi trả thù nàng, không cho nàng biết con muỗi kỳ lạ thế này trên cõi đời. Một mình tôi với con muỗi thôi!

Đậu trên cánh tay tôi, con muỗi thầm thì : “Tạ ơn Chúa, đã thương cho con bữa ăn hôm nay.’’ A! Thì ra nó còn tạ ơn Chúa trước bữa ăn. Tạ ơn Chúa xong, nó cong chiếc kim rồi chích vào cánh tay tôi. Chà! Cũng đau ghê. Nhưng tôi đã quyết định tặng cho nó bữa ăn chiều, cho lời nguyện kia của nó thành sự thật. Cứ cho là Chúa nhận lời cầu của nó mà gởi tôi đến cứu đói nó trong giây phút không vay nợ đâu được như thế này. Chiếc bụng nó bắt đầu hồng hào, bé tí à. So với tôi, nó chẳng khác gì một chấm nhỏ trong biển nước Thái Bình Dương mênh mông. Cho nó một tí máu thế kia có ăn thua gì.

Bất chợt, tôi nghĩ tới nàng, nàng cũng như con muỗi kia thôi, nàng cũng cần tôi để sống, vợ chồng với nhau ý mà. Một cái đau tí ti mà nuôi được con muỗi. Nàng cũng vậy thôi, chịu đựng khuyết điểm của nàng cũng giống như để cho nàng là loài muỗi “chích” một cái… Hay là mình chiều nàng một tí đi? Ái chà, thế thì hỏng mất lá thư đang viết dở mất rồi. Tôi bắt đầu nghĩ về nàng. Ừ, không ngờ cái con muỗi tí ti kia mà rắc rối. Có thể mày phá vỡ chương trình của tao, muỗi ơi. Đang lúc suy nghĩ như thế thì nó cất cánh bay lên. Cứ y như là nó đọc được hết ý nghĩ trong đầu tôi. Nó cất tiếng: “Một bài ca mới, hát lên một bài ca mới.” A! Thì ra con muỗi biết hát, nó hát tạ ơn Chúa đã cho nó bữa ăn.Cái bài hát giống y như của vợ tôi. Lắm lúc đang nhặt rau nàng hát thế. Có lần tôi đã phải quở nàng rằng , em không còn bài hát nào khác nữa hay sao. Nàng bảo, trong tình yêu thì lúc nào cũng là một bài ca mới! Hay là… con muỗi này là hồn của vợ tôi? Bỗng dưng tôi nghe tiếng nàng cười khanh khách ở nhà bếp. Chết, nàng đọc hết tư tưởng trong đầu tôi sao!

Con muỗi đã bay đi từ lúc nào. Ngồi một mình nghĩ lại câu chuyện vừa xẩy ra, thấy cũng thú vị thật. Cả chiều hôm ấy, tôi cứ miên man so sánh nàng với con muỗi. Nàng bé bỏng, tôi nghiệp, bỗng dưng tôi thấy thương nàng làm sao. Càng suy nghĩ, tôi càng muốn bỏ dỡ “tuyệt mệnh’’ thư kia. Nhưng tôi không nói ra, tôi cứ tỉnh bơ làm như còn giận nàng lắm. Chiều hôm ấy, tôi ăn cơm ít. Nàng đâu biết tâm trí tôi vẫn còn miên man nghĩ đến con muỗi. Cái cố tật ấy của nàng không bỏ được đâu. Tôi hướng ngoại, nàng hướng nội, tôi ôm đồm đủ chuyện, nàng dè dặt, tôi thích bạn bè, nàng chỉ thích quanh quẩn với gia đình. Cứ như nước với lửa, thế mà không biết sao chúng tôi lại thành vợ chồng. Tôi phải ráng mà chấp nhận. Để cho con muỗi chích hay là đập cho nó một cái? Ái chà! Khó xử ghê.

Thấy tôi không ăn hết chén cơm, nàng băn khoăn: “Mình vẫn giận em đấy à, thôi, mình cho em xin lỗi, lâu lâu em mới “chích’’ mình một cái mờ.’’ Chết chửa! Tôi giật mình, nàng nói cứ y như là hồn con muỗi đang ở trong đầu tôi,thì nàng cũng lại so sánh y như thế. Trời ơi! Điên cái đầu, chuyện gì đang xảy ra cho tôi đây. Đêm ấy, tôi thao thức không ngũ được. Tôi không dứt được hình ảnh con muỗi, tôi miên man suy nghĩ về cú chích hồi chiều tôi đã tặng nó. Thấy tôi trằn trọc, nàng tưởng tôi vẫn giận nàng lắm, nàng chúi đầu vào ngực tôi âu yếm. Á, à muốn làm hoà đấy hả. Tôi giả vờ quay mặt qua một bên. Tôi lại thấy vợ tôi giống y như con muỗi, đang lúc tôi suy tư một đề tài lớn như thế mà nàng cứ vo ve phá đám. Nhưng nàng đâu biết tôi thương nàng ghê gớm rồi.

Hôm sau, cũng đến giờ cơm chiều, con muỗi lại vo ve bay tới. Tôi im lặng theo dõi xem nó làm gì. Nó đậu xuống góc bàn, chỗ hôm qua, không thấy tô phở là mùi thơm trên cánh tay tôi nữa, nó dáo dác nhìn chung quanh. Tội nghiệp không kìa, cô đơn, lẽ bóng giống y như vợ tôi lúc đi chợ một mình. Chắc bạn đọc bảo đi chợ một mình thì có gì đâu. À, không đơn giản đâu nhé. Nàng đẩy chiếc xe đi hết vòng này qua vòng khác mua cho bằng được món nấu súp măng cua. Về đến nhà, có khi lại một mình bê đồ từ garage lên đầu. Bạn đọc ạ, chỉ tại một chiều hứng chí, tôi phán một câu bâng quơ: “Lâu ghê rồi nhỉ, mình không ăn súp măng cua.’’ Tôi nói chơi vậy thôi rồi quên bẵng, ấy thế mà nàng nhớ, nhất định nấu súp măng cua cho tôi.
Tôi đâu biết rằng đằng sau chén súp là cả một khung trời yêu thương nàng dành cho tôi. Làm sao nàng kể hết cho tôi nghe nàng đi chợ như thế nào được. À, mà tôi quên chưa kể cho bạn lúc vợ tôi chất đồ vào chiếc xe đẩy. Nàng lấy cái receipt dài lê thê như chiều mưa không biên giới, lấy cái bút chì gạch hết một lượt xem cô cashier có tính tiền lộn không. Trời ơi, phải tôi, thì tôi đã vất ngay đi rồi. Nàng cẩn thận từng đồng một, ấy thế mà có gì sơ suất một tí là tôi cho nàng một bài học ngay. Nghĩ lại thì tôi cũng “chích’’ nàng không thua gì con muỗi kia đâu. Nghĩ tới đay, tôi thương nàng, quá đỗi.

Thế còn tờ “tuyệt mệnh’’ thư tôi đang viết dở thi sao? Chả nhẽ tôi lại bỏ dở à? Chà, rắc rối, chỉ vì cái con muỗi này làm xáo trộn nền suy tư triết học của tôi. Tôi nhìn con muỗi đang dáo dác tìm bữa ăn chiều. “Lạy Chúa, xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày.’’ À, thì ra nó lại cầu nguyện. Cứ cái điệu này thì tôi phải nuôi nó suốt đời quá! Nhưng mà suy cho cùng, thì từ qua đến hôm nay nó đã cho tôi bao nhiêu suy tư thú vị, mà tôi mới cho nó một tí máu, chả nhằm nhò gì. Tính ra thì tôi vẫn có lời. Nghĩ vậy, tôi sẻ sàng đưa cánh tay cho nó đậu xuống. Bất chợt, tôi lo, nếu nó truyền bệnh sốt rét cho tôi thì sao đây. Chết chửa, tôi sợ lạnh toát cả người. “Thưa ông chủ, không sao đâu.’’ Aí chà, nó nói với tôi như đọc hết ý nghĩ trong đầu tôi bạn ạ. “Mày nói gì hả muỗi.’’ “Thưa ông chủ, tôi không có bệnh sốt rét đâu, những con muỗi ngoài vườn nó ăn uống lung tung với trâu bò, gà vịt nên mới có bệnh, còn tôi, ông chủ nuôi chính bằng máu của ông chủ mà, ông chủ lại sợ chính máu của mình sao, ngày nào ông chủ đuổi tôi ra vườn bấy giờ tôi mới giống những con muỗi khác, cũng như ngày nào ông chủ đuổi bà chủ vậy.’’ Ái chà chà, con muỗi này ghê thật. Nó dám đem chuyện vợ chồng tôi ra mà ví von. Nhưng, xem chiều nó cũng có lý đấy. Bất chợt, tôi nghe tiếng nàng cười khanh khách ở ngoài nhà bếp. Chết chữa, hôm qua nàng cũng cười đúng lúc mà tôi lý luận với con muỗi. Thế này nghĩa là sao. Nếu hồn nàng trong con muỗi này thì tôi mắc cỡ chết đi được, nàng đùa giỡn với suy tư triết học của tôi!

Câu chuyện giữa tôi và con muỗi cứ tiếp tục, mỗi ngày nó cho tôi một đề tài, tôi thấy nhờ thế mà liên hệ giữa tôi và nàng khác xưa. Tôi thương vợ tôi nhiều, càng thương nàng tôi thấy như tôi thương chính tôi, cũng giống như con muỗi lý luận vậy, máu thịt tôi đó mà, có điều nó cũng quá quắt lắm, tôi phải nuôi nó hàng ngày. Một lần nọ, nó lý luận với tôi như thế này, thì hỏi rằng có ghê gớm không. Đó là sau một thời kỳ nuôi nó, tôi đâm nhàm chán. Tôi hỏi nó:
– “Muỗi này, mỗi lần mày chích đau quá, con người chúng tao ghét mày là vì thế”.

Nó trả lời:
– Thưa ông chủ, trong địa đàng cũng vậy thôi, chúng tôi cũng chích người như thế. Ngày xưa trong địa đàng chúng tôi cũng chích hai ông bà nguyên tổ. Ở đâu mà chả có những cái đau khổ nho nhỏ, đó là cuộc đời mà!

Tôi sửng sốt kêu lên:
– Ở địa đàng cũng có muỗi chích hay sao!

Nó thản nhiên trả lời:

– Thưa ông chủ, Thiên Chúa dựng nên chúng tôi trước khi dựng nên con người. Ông chủ không đọc Kinh thánh sao. Sau khi dựng nên vũ trụ, dựng nên tất cả chúng tôi, rồi bấy giờ Thiên Chúa mới dựng nên chúng tôi là phải chích người. Nếu ông chủ không muốn bị muỗi đốt thì đừng về địa đàng nữa, chúng tôi vẫn còn ở đấy. Cũng như ông chủ với bà chủ ấy, thỉnh thoảng tôi thấy hai ông bà cằn nhằn nhau mà tôi thấy tội nghiệp. Ông chủ với bà chủ cũng như muỗi chích nhau. Thưa ông chủ, cái chịu đựng của người này là sự sống của người kia đấy. Những đau khổ nho nhỏ như cú muỗi chích ấy làm sao mà tránh được, ngoại trừ đừng có nhau. Thưa ông chủ, vâng, địa đàng cũng có muỗi chích, tuỳ ông đáy, muốn vào thì vào, ông không thay đỗi được địa đàng đâu, hay là ông thay đổi chính ông đi để mà vào được địa đàng?

Thú thật với bạn đọc, tôi thấy đúng y như vậy. Làm sao tránh hết những cú “muỗi chích’’ trong đời sống hôn nhân. Nhưng, tôi là người chỉ muốn mình lý sự với người chứ không muốn ai lý sự với mình. Cho dù con muỗi nói đúng, nhưng sự thật khó nghe. Tôi phục nó đó, nhưng tôi không thương hại nó như ban đàu nữa. Tôi phải là người ban phát, chỉ bảo chứ không muốn kẻ khác lý sự với mình. Có khi kẻ khác nói đúng, nhưng tôi vẫn không muốn nghe, nó chạm tự ái tôi làm sao ấy, cũng như tôi đang ghét con muỗi kia. Nếu con muỗi năn nỉ tôi như vợ tôi thường năn nỉ tôi thì có lẽ dễ thuyết phục tôi hơn, chứ còn lý luận kiểu đó là hỏng với tôi rồi. Bây giờ tôi lại cứ phải để nó “chích’’ hàng ngày. Cho dù tôi biết, mất một tí máu chẳng nhằm nhò gì, đau một tí không thấm vào đâu, như tôi đã nói với bạn lúc nẫy, so sánh thì vẫn lợi nhiều vì nó như nhà hiền triết mỗi ngày cho tôi một suy tư, tôi thấy mình thâm trầm nhiều từ ngày nói chuyện với nó. Nhưng tôi khó chịu với ai dạy đời, nó chỉ là con muỗi bé nhắt, vậy mà lại đòi dạy tôi mới chết chứ. Thế là tôi âm mưu giết nó.

Một ngày kia, nó cũng đến như mọi ngày. Khốn cho nó, nó đâu biết hôm nay là ngày cuối đời của nó. Tôi không cần cái triết lý sống của nó nữa. Nó dạy đời tôi nhiều quá rồi. Hôm ấy, nó cũng lại đậu trên cánh tay tôi như thường lệ. Trước khi châm ngòi xuống tay tôi, nó nói:
– Thưa ông chủ, tôi biết , khi tôi “chích’’, ông chủ có hơi đau, ông chủ có mất một chút máu, nhưng tôi đã cho ông chủ bao nhiêu suy tư về cuộc đời.So sánh thì tôi cho ông chủ nhiều hơn ông chủ cho tôi đấy. Ông cho tôi chút vật chất, còn tôi, tôi cho ông những giá trị tinh thần!

Ái chà! Không ngờ nó dám lý sự vậy. Chẳng khác nào vợ tôi bảo, này anh, nhiều lúc em có làm cho anh tức mình, nhưng mà những gì em đem đến cho anh còn nhiều hơn thế bao nhiêu. Trời ơi! Giả sử vợ tôi mà nói thế thì… Vậy mà giờ đây con muỗi nhách này dám ăn nói vậy! Chưa hết, nó nhìn tôi tiếp tục nói thêm:
– Thưa ông chủ, nghĩ cho cùng, cái mà ông chủ khó chịu với tôi không phải là tiếc chút máu, cũng không phải là đau. Hồi sáng nay, ông chủ vấp chân vào cái bàn, đem so sánh thì một ngàn cái chích của tôi cộng lại cũng chưa đau bằng cái vấp ấy. Ông khó chịu không phải vì đau mà chỉ vì nhàm chán là cứ phải lập đi lập lại hàng ngày. Cũng như hồi đầu mới cưới nhau về, người ta đâu có kêu ca gì, ông hạnh phúc, bà hạnh phúc, ấy vậy mà những năm sau này, hơi chút là ông cằn nhằn, hơi chút là ông cạu cọ. Chẳng qua là vì nhàm chán nhau đó mà thôi. Tất cả hệ tại là thái độ suy tư trong tâm thức của mình.

Chết rồi nó lại dạy đời tôi nữa! Mà đúng quá, những gì nó nói cũng y như những gì tôi nghĩ thôi. Nhưng tôi nghĩ thì được chứ để nó dạy tôi thế này thì hỏng. Nhớ lại, có lần vợ tôi nói: “Những gì em nói thì cũng giống như anh thôi, có điều anh nói ra thì đúng, còn em nói là sai, tại sao vậy.’’ Hôm ấy tôi giận quá là giận, bỏ không ăn cơm chiều. Chà, con muỗi này sao giống vợ tôi thế. Không được, nếu cứ thế để thế này rồi đời tôi sẽ đi về đâu. Nó bắt đầu lèo lái cuộc đời tôi bằng lý luận của nó rồi. Không khéo thì một lúc nào đó, “tôi sống mà không phải tôi sống, nhưng là con muỗi sống trong tôi.’’

Không! Tôi không chấp nhận được. Không suy nghĩ gì nữa, tôi phải giết con muỗi này. Thế là cuộc âm mưu giết con muỗi bắt đầu. Tôi từ từ đưa bàn tay kia lên, rất sẻ sàng, con muỗi không hề biết gì, nó thản nhiên chích cái vòi vào cánh tay tôi. Từ trên cao tôi nhắm đúng hướng mà chụp bàn tay xuống. Trong tích tắc con muỗi không kịp nói một lời ăn năn. Bàn tay tôi phát đánh đét một cái, con muỗi chết tức tưởi.

Một chấm màu đỏ toé trên tay, đó, máu của tôi đó. Giữa lúc ấy, chiếc cầu thang sắt ngoài garage đổ ầm một cái, đồ đạc rơi loãng xoãng. Tôi chạy ra thì vợ tôi đang run lên đau đớn quằn quại. Chúa ơi, nàng sửa cái bóng đèn, bị điện giật ngã bất tỉnh nhân sự. Sao em không để đấy cho anh sửa, em sửa làm gì cho khổ vào thân. Tôi cuống quýt, thì chính nàng đã chẳng bảo tôi thay cái công tắc ấy mấy lần rồi đó hay sao. Cái tối nàng xuống garage giặt đồ, đã đánh bể cái bình thuỷ tinh nuôi cá vì không có đèn. “Anh thay cho em cái công tắc đèn đi, bảo anh mấy lần rồi.’’ Tối ấy tôi đã định thay, nhưng khốn nỗi lại và ngay tối có football. Tính ra có đến cả tháng nay rồi lúc nào tôi cũng bảo, để đấy anh sẽ làm. Trơi ơi, bây giờ cớ sự đã xảy ra. Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi. Bây giờ biết làm sao đây.

Xe cấp cứu vội đưa vợ tôi vào nhà thương, nhưng người ta không cứu được vợ tôi nữa, dến nhà thương thì vợ tôi chết!

Ngay chiều ấy, lúc tôi giết con muỗi cũng là lúc vợ tôi bỏ tôi mà đi. Thế là tôi mất luôn con muỗi lớn lẫn con muỗi nhỏ.

Từ ngày vợ tôi chết, căn nhà vắng làm sao. Tôi bắt đầu thao thức những khi đêm tối đổ về. Không còn con muỗi vo ve, cũng thấy trống trãi. Bây giờ tôi cô đơn. Chiếc giường rộng mênh mông, ngày xưa những lúc giận nhau tôi thường nằm quay mặt thế này, nàng hay năn nỉ tôi bằng đôi tay mềm mại xoa trên vai tôi. Bây giờ tôi muốn giận ai thì giận, chả còn ai năn nỉ tôi nữa. Nghĩ tới vợ, tôi thương nàng quá chừng. Nhưng nàng không còn nữa.

Mới có mấy tuần lễ không có nàng mà đời tôi xáo trộn nhiều quá, đến độ tôi không thể tưởng tượng nỗi. Ai có sống cảnh gà trống nuôi con, mới thông cảm được cho tôi. Chỉ nguyên chuyện hỏi thằng con xem nó muốn ăn gì mà tôi cũng đã điên lên. Bố lấy mì gói cho con nhé. Nó lắc đàu. Bố lấy hot dog nhé. Nó cũng lắc đầu. Thế có chết tôi không. Ngày xưa vợ tôi có phép màu gì mà bữa nào nó cũng ăn tì tì, thằng bé lớn như thổi. Mới có mấy tuần lễ không mẹ mà nó ốm hẳn đi. Nguyên tuần thứ nhất, đi chợ, tôi bỏ quên ví tiền ở cashier. Đoảng quá sức. Phải ngày xưa mà vợ tôi thế thì tôi đã cho bài học rồi.

Đến lúc cô thư ký làm chung hãng nhắc, tôi mới biết là áo mình rớt cái cúc từ bao giờ. Về nhà, tôi cặm cụi kim chỉ. Khâu xong xuôi, mặc vào, mới thấy cái cúc lệch cái khuy đến cả đốt ngón tay. Tôi lại cặm cụi tháo ra. Ôi! Cái cảnh gà trống nuôi con.

Những lúc như thế, tôi thương nàng da diết. Nhưng làm sao mà bù lại được nữa. Tôi mất nàng rồi. Còn lại hai bố con tôi thôi, thui thủi nói chuyện với nhau. Nhà vắng vẻ quá sức. Giá có nàng lúc này căn nhà ấm cúng biết bao. Chỗ này đây nàng vẫn đứng nhặt rau.Nàng hay nhắc tôi cái ống tăm thì để chỗ này. Mấy bao giấy thì cất chỗ kia. Không biết ngày xưa nàng làm thế nào mà hay thế. Bây giờ, tôi mới biết công lao của nàng. Tôi tưởng cứ mỗi hai tuần lễ đem cho nàng cái pay check là xong. Y như con muỗi nó nói, tôi cho nó ít mà nó cho tôi nhiều. Xét lại thì vợ tôi cũng thế. “Em ơi, bây giờ vắng em anh mới hiểu đời chúng ta cần nhau như thế nào.’’ Tôi khóc một mình trong chiều vắng.” Chúa ơi, có cách nào Chúa cho vợ con sống lại được không.’’

Tôi đang thổn thức, chợt có con muỗi vo ve. À, vẫn có tiếng vo ve của con muỗi sao? Tôi chìa tay cho nó đậu, nhưng nó lượn qua rồi bay vào góc tối. Thế là hết, ngày xưa tôi đã giết con muỗi, bây giờ không con muỗi nào cần tôi nữa. Hình ảnh ấy làm tôi tủi thêm, như Chúa nói rằng, tình yêu cũng thế, ai không biết gìn giữ tình yêu, sẽ mất tình yêu. “Không! Chúa ơi, xin cho nàng sống lại, một lần thôi trong đòi, con sẽ bù trừ lại tất cả ngày xưa tháng cũ cho nàng.’’ Tôi vừa nói xong như thế, thì, trời ơi, bạn có biết chuyện gì xảy ra không. Chúa nói với tôi thế này: “Ta cho con được lại người vợ năm xưa.’’ Chúa nói với tôi: “Nhưng con ạ, trong địa đàng cũng có muỗi, rồi vợ con cũng sẽ “chích’’ con như ngày xưa thì sao.’’ Tôi sợ Chúa đổi ý, vội thưa ngay: “Lạy Chúa, vâng, con biết rồi, trong địa đàng cũng có muỗi chích, Chúa cứ cho nàng về đây với con. Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ.’’ Chúa nhìn tôi nói: “Nhớ nhé, ngày xưa trong hôn lễ ngươi cũng nói y như thế, con nhớ không? Hôm nay lại hứa một lần nữa, Ta chứng giám lời hứa, thương tình, Ta sẽ đem nàng về. Nhớ nha, trong địa đàng cũng có muỗi đốt đấy.’’

Con muỗi lúc này lại vo ve bay đến. Nó bay sát gần tôi, dùng đoi cánh đập vào nhau thành âm thanh nói với tôi: “Thấy Chúa nói chưa?’’ Lạ quá, sao tiếng nói giống y như tiếng vợ tôi ngày xưa. Chúa vẫn đứng đấy nhìn cả con muỗi và tôi. Tôi đưa cánh tay cho con muỗi, lần này, nó từ từ hạ cánh, Chúa ban phép lành và con muỗi biến mất. Có hương thơm người đàn bà dựa đầu trên cánh tay tôi. Trời ơi! Chúa đã đem vợ tôi trở về! Tôi kêu lên sung sướng. Nàng ôm lấy tôi rồi tát yêu vào má tôi rồi nói: “Chúa nào thèm nhận lời của anh, Chúa nhận lời của em đó! Em cầu xin Chúa cho em biến thành con muỗi để tìm cách yêu anh hơn.’’

Có Chúa biết! Tôi ôm nàng hạnh phúc. Nàng cắn yêu vào bàn tay tôi. Tôi lại sực nhớ, à thì ra con muỗi này sẽ tiếp tục chích tôi đây. Nhưng lần này tôi không đuổi nữa, đời tôi hoàn toàn thay đổi. Tôi giữ nàng trong tay ôm. Hương hạnh phúc lan toả ngập nhà. Hạnh phúc quá đổi. Tôi nghẹn ngào nghe giọng nàng cất lên se sẻ như ngày xưa: “Một bài ca mới, hát lên một bài ca mới…’’ Bất giác, tôi cũng hát theo. Nàng vẫn trong tay của tôi, và lần này thì cả hai người cùng hát chứ không còn một mình nàng hát như xưa.

Nàng rưng rưng lệ, nước mắt hạnh phúc của nàng rơi trên tay tôi. Tôi cũng thấy mắt mình cay từ bao giờ. Chúng tôi hạnh phúc quá, vì từ đây, cuộc đời chúng tôi lại có nhau như một bài ca mới của tình yêu. Và, từ đây, chúng tôi sẽ cùng nhau hát bài ca tình yêu mới ấy cho đến mãi mãi nghìn sau.

Như Hội Thánh phục tùng Chúa Ki tô thế nào thì vợ cũng phải phục tùng chồng như vậy.
Người làm chồng phải yêu thương vợ như chính Đức Ki tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh.
Chồng phải yêu vợ như chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình.
Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ, trái lại người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình như Chúa Ki tô nuôi nấng và săn sóc Hội Thánh.
Tôi muốn nói về Đức Ki tô và Hội Thánh.
Mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình.
(Êphêsô 5: 21-33).

Nguyễn Tầm Thường

From: Le Ngoc Bich & KimBang Nguyen

Chuyện ngắn giải trí cuối tuần: CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI NGOẠI TÌNH!

Khánh NgọcNhững câu chuyện Nhân Văn

Vợ chồng tôi ly hôn khi vợ phát hiện tôi ngoại tình và có con riêng 5 tuổi – ít hơn 1 tuổi K. – con trai út của vợ chồng tôi.

Vợ tôi cư xử rất có văn hóa và văn minh. Cô ấy không làm ầm ĩ cũng chẳng đáпh ghen mà cho tôi chọn lựa: hoặc về với gia đình, hoặc đến với nhân tình.

Trong lúc tôi đang đứng ở ngã ba đường thì cô bồ nhí trẻ đẹp, miệng ngọt ngào và luôn tâng bốc tôi tận trời xanh đòi tự tử, Còn đến tận nhà gặp gỡ vợ tôi với các con tôi ép bắt tôi phải ly hôn. Khi ấy, bé Mun – con gái đầu của tôi – 11 tuổi, con trai nhỏ vừa tròn 5 tuổi.

Tôi chưa bao giờ nghĩ hậu ly hôn, cha con tôi có khoảng cách, vì tôi rất yêu thươпg con, và chúng cũng vậy. Thế nhưng, sau ly hôn, bồ nhí lên chức vợ, quản tôi như quản tù. Vợ hai luôn cản trở, ngăn cấm tôi về thăm con.

Tôi và vợ 2 làm chung cơ quan tình công sở, “may cho tôi vợ cũ không triệt đường công việc của hai chúng tôi, nhưng anh em cùng cơ quan thì mỉa mai “…Nên tôi không thể trốn đi thăm con được. Theo lệnh của vợ 2, mỗi tháng tôi chỉ được thăm con một lần, dù hai nhà cách nhau chỉ 5km. Và khi đi phải chở theo cậu con nhỏ.

Lần đầu sau ly hôn 2 tháng sau tôi mới được về thăm con. Khi đó, chị em Mun đang chơi ngoài sân. Tôi vừa đưa tay ngoắc, hai đứa định chạy về phía tôi, thì bất ngờ, con trai riêng ôm chặt lấy chân tôi và hét lên “ba của tao, không phải ba của mày”. Con vừa hét, vừa khóc nên tôi bồng con lên.

Lúc ấy, Mun và K. đứng nhìn tôi trân trối rồi chúng bước thụt lùi, cho đến khi khuất sau cổng nhà ngoài. Cái cảnh cha con ôm nhau mừng rỡ và tôi sẽ công kênh cậu con trai trên vai như mỗi lần tôi đi làm về, và nghe tiếng con cười hắc hắc, giọng đớt đát “Ba của Chèo” (tên ở nhà của con là Tèo) không còn nữa.

Sau đó, tôi cũng về thăm con, nhưng một là chúng chạy mất dạng khi thấy bóng tôi, hai là ngồi lì trên võng trước nhà ngoại, tôi kêu thế nào cũng không bước ra (tôi bị cha vợ cấm cửa sau khi ly hôn).

Tôi chỉ gần hai con nhất vào dịp giỗ ba tôi. Dịp này, vợ cũ đưa hai con về cúng ông nội, rồi cô ấy lánh ra quán ngồi chờ. Tôi chẳng biết trước khi tôi đến, hai con thế nào, nhưng từ lúc tôi và vợ 2 còn con xuất hiện thì hai con thu vào một góc, sụ mặt xuống, không cười giỡn với ai, tôi ngoắc cũng không chịu lại.

Tôi bước đến định ôm con, thì cả ba cha con tôi đều thấy ánh mắt tóe lửa của vợ 2 tôi, còn con trai riêng thì mè nheo. Vậy là tôi chẳng thể ôm con trọn vẹn.

Tôi không biết mỗi lần gặp con ở đám giỗ đều để lại vết hằn trong tâm trí con. Vợ 2 tôi chẳng biết cố ý hay vô tình, cô ấy cứ quấn lấy tôi, miệng cứ “chồng ơi”, rồi nhờ tôi lấy thức ăn, nước uống cho cô ấy. Cô ấy còn bắt tôi đút con ăn, bồng con suốt – dù thằng bé có thể tự chơi. Thể hiện đủ mọi trò trước mặt các con tôi.

Thấy vậy, má tôi cùng các em kéo chị em Mun lại gần vỗ về. Nhưng có lẽ việc cha mình cưng nựng một đứa trẻ khác và chăm chút cho người đàn bà khác là điều khó có đứa trẻ nào chấp nhận.Cũng không chấp nhận nhìn ảnh cha nó chụp với gia đình mới của cha nó

Những năm sau, tôi về đám giỗ thì không gặp hai con. Tôi gặng hỏi thì vợ cũ mới nói:

“Hai đứa nhỏ không chịu về, vì không muốn gặp ba và vợ con của ba”.

Vừa bị vợ 2 ngăn cản thăm con, quyết không cho tôi gửi tiền nuôi chúng nó như toà xử, tôi sống như tù giam lỏng… Con cái lại lợt lạt nên sau khi bức bối và làm ăn đang tuột dốc thì tôi chia tay “tập 2”, tôi lên TPHCM sống với “tập 3” và cũng ít khi gặp con cái.

Sau này tôi bị bệпh tiểu đường, biến chứng qua tiм, khớp người yếu, đi lại khó khăn thì vợ 3 cũng dứt áo ra đi. Tôi không nghĩ, ở tuổi xế chiều tôi phải sống trong cô độc, bệпh tật dù có đến 3 đứa con. Tôi cũng không biết rằng, chị em Mun vĩnh viễn không thể bước tới với tôi sau những bước thụt lùi 20 năm về trước.

Ngày hai con cưới, vợ cũ cho tôi hay, nhưng tự ái vì hai con không gọi điện báo tin cho cha, và không mời cha dự nên tôi không về. Tôi nghĩ, sự vắng mặt của tôi sẽ làm con hối hận.

Cách đây 2 năm, tôi bị tai пạп gãy chân, gọi báo con. Tôi tin là con sẽ пóпg ruột chạy tới ngay và vì con làm ở côпg aп tỉnh nên có thể giúp tôi giải quyết nhanh vụ xe. Nhưng, đến gần sáng con mới tới, hỏi thăm mấy câu rồi về. Trong lúc vừa giận, vừa xỉn, tôi chửi:

“Đồ mất dạy, bất hiếu”.

Con trai trả lời:

“Tôi mất dạy vì không có ba và ông có trách nhiệm gì với tôi mà giờ đòi tôi báo hiếu, tôi được ngày hôm nay là sự hy siпh rất lớn của mẹ tôi “

Tôi cứng họng, không nói được câu nào.

-Có một điều đáng lưu tâm là phần lớn người thành đạt đều có những người mẹ tuyệt vời và những gì mà họ tiếp thu được từ người mẹ thì nhiều hơn rất nhiều từ người cha.

Mối quaп hệ tôi với con gái đỡ hơn, khi tôi nằm viện, con tới thăm. Nhưng, con cho tôi ít tiền rồi về như làm từ thiện. Cả hai đứa không hề đụng tay vào tôi xem tôi gày hay ốm, chỉ đứng nhìn như người bất đắc dĩ đi thăm bệпh. Tôi rất đau, nhưng đó là cái giá tôi phải trả cho những năm tháng bỏ bê, không có trách nhiệm với con.

Còn cậu con trai với vợ sau thì lông bông, lêu lổng, chỉ nhớ đến tôi khi cần tiền tiêu xài, ăn nhậu. Mẹ nó thì vẫn chứng nào tật đấy đong đưa với đàn ông có vợ để có tiền …

Giờ đây, ở tuổi xế chiều, bệпh tật và cô độc, tôi vô cùng thấm thía khi đọc bài

“Bỏ mặc con, đàn ông đầu tư cho tình nhân rồi về già ai chăm?”- Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó khi lao theo những cơn say ái tình, để giờ phải trả giá.

Vì vậy, những ngày qua, khi đọc tin tức, xem hình ảnh vị doanh nhân và cô diễn viên công khai yêu nhau bất chấp chưa ly hôn, tự dưng tôi hình dung hơn chục năm nữa, anh ta cũng sẽ như tôi của hôm nay – bị con cái quay lưng, Chính tôi cũng là người thành đạt rồi cứ vì gái như con quỉ vận xấu cứ đeo bám mà làm ăn càng xuống dốc.

Không biết trân trọng người vợ sát cáпh bên mình khì khổ sở thì cuối đời chỉ cô độc mà thôi

Психоневрологические интернаты – социальные учреждения для тех, кто ...

Vợ là may mắn của người đàn ông, mất vợ là mất tất cả … Sau mỗi thành công của người chồng luôn có hình bóng người vợ kề bên..

Sau thất bại của đàn ông là kẻ thứ ba chiếm thị trường …

Và chúng ta không chỉ có tội bỏ rơi con, làm tổn thươпg con, mà còn gián tiếp biến con thành kẻ bất hiếu. Đó là tội lỗi lớn nhất của người cha ngoại tình.

Tôi tha thiết mong con tới thăm khi bệпh tật, nắm tay tôi một cái cũng đỡ tủi thân, nhưng… Điều ấy xa vời.

Sưu tầm.

GIA ĐÌNH – T/g: Võ Ngọc Trí

Con gái tò mò hỏi: "Con sinh ra từ đâu", mẹ trẻ bình tĩnh đáp 1 câu ...

‐ Mẹ ơi, sao mẹ toàn mua đồ rẻ tiền cho bà ăn thế?

‐ Vì nói rẻ tiền bà mới chịu ăn, con ạ.

– Mẹ toàn lấy tiền của bố rồi đưa cho bà đếm, nhưng lại bảo tiền của chú út, là sao vậy mẹ?

‐ Vì chú út ở xa, bà nhớ, nên mẹ làm vậy để chú út lúc nào cũng ở gần bà.

– Hôm trước bà làm đổ bát cháo, nhưng mẹ nhận lỗi và rối rít xin lỗi bà. Sao phải thế ạ?

‐ Vì mẹ biết tay bà bị run, vậy mà mẹ sơ ý để cho bà tự ăn, nên lỗi là do mẹ.

– Bà có nghe được nữa đâu, sao mẹ phải xin phép mỗi khi vào phòng bà ạ?

‐ Vì bà nhiều tuổi hơn mẹ. Là mẹ của bố con, nên mẹ phải xin phép.

– Vì sao mỗi tối cả nhà mình phải vào phòng chơi với bà ạ?

– Cho bà đỡ buồn. Để bà cảm nhận cái không khí đầm ấm của gia đình, con gái ạ.

– Mẹ giỏi thật đấy. Lớn lên con cũng giống như mẹ.

– Mẹ cảm ơn con. Nhưng chuyện ấy tính sau. Còn bây giờ, con giúp mẹ dọn cơm nhé, bố con sắp về rồi. Để mẹ lên tắm rửa cho bà.

– Dạ mẹ…

Bài ntv ảnh st

From: Tu-Phung

 

NỖI LÒNG CỦA CỤ ÔNG VIỆT KIỀU VỚI BỮA ĂN MỘT MÌNH

VietBF

Hiện nay tôi đang sống với gia đình cô con gái út. Cháu có một gái đã trưởng thành sống ở tiểu bang khác và một cháu trai đang học năm cuối của trung học. Chồng cháu thỉnh thoảng phải đi làm xa. Hai vợ chồng tôi đã đến tuổi già gần đất xa trời, nên thời khắc biểu của những thành viên trong gia đình rất khác nhau, nên ít khi chúng tôi ngồi lại cạnh nhau cùng ăn chung một bữa cơm.

Buổi sáng thức dậy trễ, thì con cái đã đi làm, cháu đã đến trường, vợ thì luẩn quẩn ở sau khu vườn nhỏ, đành ngồi ăn sáng một mình. Buổi tối, thấy cơm canh đã sẵn sàng nhưng chưa thấy ai sẵn sàng cùng ăn với mình. Gọi vợ thì vợ bảo:

-“Ông cứ ăn đi, tôi mới ăn củ khoai, còn ngang bụng!” Gọi con thì con thưa: “Ba cứ dùng cơm đi, con đang bận tay!” Ðứa cháu thì khi hiện khi biến, chẳng mấy khi gặp mặt, có khi ăn ở trong bếp hay đem phần ăn lên phòng riêng để có sự tự do một mình.

Tôi muốn có những bữa ăn đông người, vui vẻ, có tiếng cười nói rộn ràng, nhưng thường là phải ăn những bữa ăn một mình. Bữa ăn một mình thì đâu cần đến mâm bàn dọn ra ngay ngắn, tươm tất, mà sao cũng cho xong một bữa ăn. Một tô cơm trộn thức ăn, và một cái muỗng, ngồi trước máy computer hay trước máy truyền hình. Bạn có nghĩ một bữa ăn như thế có dễ tiêu hoá, có lợi cho sức khoẻ hay không? Và một bữa ăn như thế có buồn không?

Tôi không bao giờ quên được những bữa ăn gia đình thời thơ ấu. Tất cả mọi người trong gia đình đều chờ nhau vào mâm cơm một lượt, dù là buổi sáng giờ trưa hay bữa chiều tối. Bữa cơm có cả ông bà nội, cha mẹ, cả anh chị cùng mấy đứa em nhỏ, kể cả thành viên nhỏ bé của đại gia đình là con mèo vàng luẩn quẩn chờ miếng ăn trong lòng bà nội tôi.

Rồi thời gian qua đi, kẻ còn, người mất, gia đình mỗi người một nơi. Tôi lớn lên, tạo lập một gia đình nhỏ, có những bữa ăn sum họp gia đình, nhưng không quên được những người đã đi xa, không còn hiện diện trên cuộc đời này nữa.

Rồi chiến tranh, tù đày, xô đẩy con người mỗi người đi mỗi hướng. Trong một trại tù nào đó, trên cái chõng tre tập thể, hay bữa trưa ngoài bìa rừng, tôi ngồi dùng đũa đếm những hạt ngô bung, xót xa nhớ đến những bữa cơm gia đình. Khi tôi từ nhà tù trở về, thì bữa cơm không còn là bữa cơm nữa. Con tản mát, vợ chạy gạo mỗi ngày, nồi cơm lạnh lẽo trên bếp, ai thấy thì ăn. Thời Cộng Sản vào nhà, không còn hai chữ “sum họp,” cũng chẳng còn câu “ngồi lại với nhau.”

Ra hải ngoại, thì cái văn hoá “bữa cơm gia đình” cũng đã mờ nhạt. Ly cà phê bữa sáng trên xe, cái hamburger cùng ly coke vào giờ lunch và những buổi tối về nhà trong giờ giấc trước sau không đồng nhất. Phải chờ đến những ngày Lễ Tết, sinh nhật, cha con, anh chị em họa hoằn mới có dịp ngồi lại trong những bữa tiệc cuối tuần.

Các bạn còn trẻ có lẽ chưa cảm nhận được nỗi buồn khi phải ngồi ăn một mình. Thức ăn có ngon đến đâu, bổ dưỡng đến đâu mà không “dịch vị” của tiếng cười, niềm vui, chỉ còn “gia vị” của cô đơn, buồn nản, thì bữa ăn ấy chỉ còn là bổn phận ăn để sống. Chính các vị y sĩ cũng đã khuyên người già “ăn uống phải có bạn, nên ăn chung với gia đình hay con cháu. Về phần con cháu, cũng không nên để cho cha mẹ mình ăn uống trong cô đơn buồn tẻ, vì khi ăn một mình, sẽ kém vui, và ăn ít đi, không tốt cho sức khoẻ. Sự cô đơn sẽ làm miếng ăn thêm cay đắng.”

Rõ ràng là tâm lý đã tác dụng vào sinh lý. Dù đau yếu, suy kiệt, mòn mỏi nhưng tôi vẫn nghĩ rằng những người sống chung với con cháu, hay còn vợ chồng có khả năng sống lâu hơn là những ông bà cụ già hiện đang sống một mình trong những căn phòng lạnh lẽo của những căn “nursing home.”

Trong nhà dưỡng hưu, tôi đã thấy những bữa cơm gọn gàng trong những cái khay nhỏ do nhà bếp đưa đến tận giường, để cả giờ nguội lạnh mà các ông bà vẫn chưa muốn ăn. Tôi đã đến thăm nhà thơ Nguyễn Chí Thiện lẻ loi trong căn nhà già ở Santa Ana lúc ông chưa vào bệnh viện. Lúc ấy vào buổi xế trưa, mà từ sáng đến giờ, nồi cơm điện còn nguyên chưa được xới ra trên bếp, thức ăn còn để lạnh ngắt trong tủ lạnh. Ông thú nhận là ông không muốn ăn, mà chỉ ăn vì “nghĩa vụ,” một nghĩa vụ nặng nề! Chung quy cũng vì nỗi buồn cô đơn, thui thủi một mình.

Keith Ferrazzi, tác giả cuốn sách “Ðừng bao giờ đi ăn một mình (Never eat alone) không nói về sự cô đơn mà nói về sự giao tiếp đưa đến sự thành công và hạnh phúc cho cuộc sống. Chúng ta không bàn đến chuyện “ăn một mình” theo lối này.

Ðã đi hết một chặng đường dài, đã lo toan cho mọi thứ, nhưng cuối cùng tuổi già cô độc bên mâm cơm, lặng lẽ một mình. Những bậc cha mẹ già không mong con tặng quà, phải chi con ghé nhà thăm, ngồi ăn với cha hay mẹ một bữa cơm, nói cười như thuở ấu thơ.

From :TU-PHUNG

Thời điểm nào vợ chồng nên gặp tư vấn hôn nhân?

Báo Nguoi-viet

February 22, 2023

LOS ANGELES, California (NV) – Cho dù bạn đang trong giai đoạn nào của cuộc sống lứa đôi, có thể là vừa mới đính hôn, kết hôn hay thành vợ chồng đã lâu năm, thì việc gặp gỡ các chuyên viên tâm lý về đời sống hôn nhân là điều cần thiết và duy trì.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc cả bạn và chàng nên đi tư vấn hôn nhân, để giúp cho mối quan hệ trở nên tốt hơn, giải quyết được mâu thuẫn len lỏi trong mối quan hệ và quan trọng nhất là cả hai đều có thể giải tỏa được tâm lý một cách tốt nhất, giúp giữ gìn được cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, theo trang mạng Well+Good.

Trong đời sống hôn nhân sẽ có những lúc khiến bạn bế tắc. (Hình minh họa: Diana Sanchez/Getty Images)

4 DẤU HIỆU NÊN ĐI TƯ VẤN HÔN NHÂN

  1. Khi vấn đề càng lúc càng rõ ràng nhưng bạn không thể giải thích được

Ngay cả khi bạn cùng chồng đang rất hạnh phúc thì cũng sẽ có đôi lúc cả hai trải qua những tình huống căng thẳng.

“Các vấn đề sẽ luôn nảy sinh trong mối quan hệ của bạn, tuy nhiên, có những lúc các vấn đề đó nó tồn tại một cách tiềm ẩn và đó là khi cả hai không thể nào tìm ra giải pháp tốt nhất để thảo luận với nhau,” chuyên viên tâm lý Leslie Montanile, giám đốc trung tâm tâm lý Leslie The Lawyer, cho biết. “Lúc này, khi bạn tìm kiếm lời khuyên từ một bên thứ ba trung lập sẽ giúp tác động tích cực to lớn, giúp đưa ra những giải pháp chưa từng được nghĩ đến.”

  1. Khi cả hai không kiên nhẫn khi lắng nghe nhau

Không chỉ có giao tiếp và đối thoại mà việc lắng nghe nhau một cách bình tâm, kiên nhẫn và thấu hiểu cũng rất quan trọng nhưng không phải lúc nào bạn cũng làm được điều đó.

Khi đi tư vấn hôn nhân, bạn không chỉ được học về cách trao đổi suy nghĩ, lo lắng và quan điểm như thế nào mà còn học cách lắng nghe và tiếp thu hoàn toàn. Khi chúng ta biết lắng nghe một cách kiên nhẫn và thật tâm, bạn sẽ thấu hiểu đối phương hơn mà không phải đưa mình vào thế đề phòng và chỉ trích đối phương.

  1. Khi bạn nhận ra có điều gì đó không ổn nhưng không biết đó là điều gì

Một trong những điểm mạnh mà tư vấn hôn nhân giúp cho các cặp chính là giúp bạn và chàng nhận ra và xác định cảm xúc của mình.

Khi chúng ta xác định được cảm xúc của mình, bạn sẽ học được cách chia sẻ về những suy nghĩ và mong muốn của mình một cách lành mạnh nhất. Khi cảm giác cho bạn biết có điều gì đó không ổn nhưng lại không thể biết nó đến từ đâu, chuyên viên tâm lý sẽ giúp bạn khơi gợi lại câu chuyện và trải nghiệm hôn nhân của bạn từ trước đến nay để bạn có thể xác định được cảm xúc và suy nghĩ của mình.

Một khi chúng ta nắm rõ được chính bản thân, bạn sẽ dễ dàng nhận ra vấn đề tồn tại ở đâu.

  1. Bạn cảm thấy bế tắc nhưng không muốn từ bỏ

Cả bạn và chàng đến đối diện với một vấn đề nào đó, nó có thể đến mức ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn nhưng lại không đến mức phải hủy bỏ đám cưới hay đệ đơn ly dị? Hãy tìm đến chuyên viên tư vấn hôn nhân để họ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.

Khi bạn đã cố gắng nói về vấn đề đó rồi hoặc đã cố gắng tiếp cận vấn đề theo một cách khác nhưng vẫn nhận lại kết quả tiêu cực thì việc tư vấn có thể giúp mở ra con đường giao tiếp giữa bạn và đối phương tốt hơn, dẫn đến giải pháp có lợi cho đôi bên.

Đôi khi nói chuyện với bên thứ ba trung lập sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề khúc mắc của mình. (Hình minh họa: Timothy A. Clary/AFP via Getty Images)

LÀM SAO ĐỂ THUYẾT PHỤC CHÀNG ĐI TƯ VẤN VỚI BẠN

Thông thường, nam giới sẽ có xu hướng tránh né việc đi gặp tư vấn vì họ ngại phải chia sẻ những điều riêng tư cho người thứ ba.

Để thuyết phục đối phương, bạn có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách gợi mở như sau “Dạo gần đây em thấy có một số vấn đề giữa anh và em mà chưa được giải quyết cặn kẽ… Em cảm thấy sợ hãi, bất lực và buồn khi chúng ta gặp mâu thuẫn. Em lo lắng nếu như chúng ta không đi trị liệu tâm lý hôn nhân thì chúng ta dễ càng gây gổ hơn…”

Cuối cùng bạn hãy đưa ra giải pháp và hỏi chàng rằng liệu chàng sẽ cảm thấy như thế nào nếu như cùng nhau đặt hẹn tư vấn hôn nhân.

Trong trường hợp chàng từ chối, bạn vẫn có thể tự tham gia vào các liệu trình tư vấn một mình.

Khi tự mình đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý, bạn sẽ có các kỹ năng để đối phó với cảm xúc của mình, cũng như giúp bạn học được các phương pháp làm chủ cảm xúc và tình hình, cũng như cách bạn tìm lại bình yên, và sau đó chính là cách bày tỏ suy nghĩ của mình một cách tích cực và chân thật nhất.

Tóm lại, bạn nên biết rằng, mọi thứ đều cần thời gian và cả việc đi gặp chuyên gia tư vấn cũng thế. Không phải chỉ cần một hay hai buổi gặp gỡ là có thể giải quyết vấn đề mà nó có thể kéo dài hơn cả năm và còn nhiều hơn thế.

Đồng thời, cả hai còn phải cùng nhau nâng đỡ, quyết tâm, cải thiện, và đồng hành để hôn nhân có thể lâu bền và hạnh phúc. (UPK) [qd]

HÔN NHÂN MỘT ƠN GỌI, MỘT TRÁCH NHIỆM

Rung Nga Nguyen

HÔN NHÂN MỘT ƠN GỌI, MỘT TRÁCH NHIỆM

Trong Cựu ước Tobia nói với Sara rằng: “Chúng ta là con cháu các thánh, chúng ta không thể kết bạn như những người không nhận biết Thiên Chúa” (Tb 8:5). Điều này nhắc nhở các gia đình Công giáo một sứ điệp quan trọng trong ngày lễ hôn phối.

Hôn nhân là “ơn gọi” hiến dâng đời mình cho đối tượng tình yêu cao cả là gia đình. Một hôm người Pharisêu hỏi Đức Giêsu về việc rẫy vợ. Người đáp :”Các ông không đọc thấy lời này sao : “Thuở ban đầu, Đấng Tạo hoá đã làm ra con người có nam có nữ, và Người đã phán : Vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn phải là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt”(Mt 19,4-6) cuộc hôn phối đầu tiên đã diễn ra giữa Ađam và Evà.

Lập gia đình một thông lệ xưa nay việc lập gia đình là một việc tự nhiên, bình thường vì nam nữ hấp dẫn nhau, yêu nhau muốn kết hợp với nhau.

– Gia đình là một cộng đồng yêu thương.

– Gia đình là nơi nương tựa bởi không ai có thể sống một mình.

– Gia đình là nơi sinh sản lưu truyền nòi giống và giáo dục con cái.

– Gia đình còn là nền tảng của xã hội.

Vì thế đối với người Công giáo hôn nhân còn là một bí tích cao trọng. Ai sống theo ơn gọi là sống theo ý Chúa. Ngài sắp đặt và kêu gọi ta vào một cuộc sống cụ thể với kế hoạch về con người, chỉ mong ta thực hiện đúng chương trình của Ngài. Chúa đã gọi ta vào cảnh sống nào thì Ngài ban ơn để ta có thể thực hiện một cách tốt đẹp, chỉ cần ta kiên nhẫn vì không ai bị buộc phải làm cái không có thể làm được.

Đây không chỉ là tiếng gọi của cuộc sống hôn nhân mà còn được hiểu là tiếng gọi của cuộc sống tu trì. Theo Chúa ngay trong những hẹn hò gặp gỡ với người yêu, theo Chúa trong ngày bước lên xe hoa, theo Chúa trong bổn phận gia đình, phục vụ cộng đoàn… ơn gọi là máng chuyển những ơn lành của Thiên Chúa xuống cho gia đình, cho cộng đoàn do đó cái máng cần phải sửa soạn chuẩn bị thật hoàn hảo chu đáo (không lủng) thì mới chuyển hết những ân phúc xuống đầy đủ được.

Ơn gọi không là lời mời gọi hưởng hạnh phúc, mà là một sự DẤN THÂN lãnh trách nhiệm, lao đầu vào những gian nan khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ mà không cần đáp trả. Một danh nhân nói :” Những người anh hùng nhất là người dám lập gia đình, dám dấn thân trong đời sống tu trì”. Sở dĩ có câu nói này vì họ không hề nắm vững được tương lai như thế nào, không thể đo lường được con đường phía trước với đầy gian nan, bất trắc có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Đôi khi có những nỗi buồn trên đường đời nhưng vẫn còn rất nhiều niềm vui. Chúng ta vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước ngay cả khi chúng ta đang bị tổn thương, vì chúng ta không bao giờ biết điều gì đang chờ đợi mình. Có lẽ vì thế mà người ta nói Hôn nhân là một cuộc xổ số!

Như vậy ơn gọi gia đình hay tận hiến cho Thiên Chúa, người được mời gọi đáp trả một cách tự nguyện, tự mình đón nhận những trách nhiệm một cách nhưng không.

S.T.

Phương cách giúp hôn nhân bền chặt trước những khó khăn

Dòng Tên Việt Nam

Tác giả: Jeannie Ewing

Ben và tôi nhẹ nhàng cùng nhau chạm bàn tay phải lên cây thánh giá, sau khi tuyên bố lời ước nguyện trong Thánh lễ Hôn phối. Tôi biết lời hứa này thực sự sẽ tồn tại suốt đời, và trái tim tôi tràn ngập niềm vui chưa bao giờ có như lúc này.

Vài năm sau, tôi nhớ mình nói với mẹ tôi: “Con muốn khung cảnh thiên đường giống như ngày cưới của con, xung quanh là tất cả những người chúng ta yêu thương nhất khi cười và ăn mừng cùng nhau.” Có thể điều đó nghe có vẻ ngây thơ hoặc sáo rỗng, nhưng nó đúng với tôi như bất cứ điều gì đã từng xảy ra. Tôi chỉ không ngờ rằng hôn nhân sẽ thử thách chúng tôi theo những cách không thể hiểu nổi.

Ben và tôi kỷ niệm 14 năm ngày cưới vào ngày 30 tháng Sáu. Khi chúng ta trao nhau ánh mắt yêu thương, một cái nhìn cảm thông và nụ cười hạnh phúc. Có điều gì đó đã trải qua mà chúng tôi – những cặp vợ chồng trẻ trung, hạnh phúc mới cưới – không thể hiểu được. Tương tự như vậy, chúng tôi nhận thấy những cặp vợ chồng lớn tuổi đã kết hôn được vài chục năm và họ toát lên trong mắt sự khôn ngoan mà Ben và tôi chưa biết.

Gần đây, chúng tôi đã thảo luận về một số cách giúp vượt qua khó khăn trong cuộc hôn nhân của chính mình. Những gì chúng tôi đã học được là giá trị của sự chia sẻ.

Chịu đựng trong lúc khó khăn

Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ đều sẵn sàng chuẩn bị khi cuộc cãi vã, thậm chí là bạo lực gia đình xảy đến thực sự trong cuộc sống hôn nhân của họ; nhưng những điều này luôn bao gồm cách làm lành và vượt qua. Thật khó để biết trước mỗi gia đình ban đầu của chúng ta đã hình thành thế giới quan như thế nào và cách giao tiếp cũng như tương quan với nhau như thế nào— cho đến khi chúng ta kết hôn được một thời gian và nhận ra những khuôn mẫu đang hình thành.

Ben và tôi đối mặt với chẩn đoán hội chứng Apert rất khác của con gái chúng tôi- Sarah. Tôi cần phải nói về mọi thứ: suy nghĩ, cảm xúc, những gì nếu như theo một cách cởi mở. Đó là cách tôi chia sẻ trải nghiệm này với Ben, cũng như giải quyết phức tạp. Mặt khác, Ben rút lui vào trong và đóng cửa. Anh không nhận ra nỗi đau của mình, cũng không hiểu làm thế nào để bày tỏ những cảm xúc rất lớn mà anh mang trong lòng.

Theo thời gian, chúng tôi bước vào giai đoạn mà chúng tôi gọi là “giai đoạn sa mạc” trong cuộc hôn nhân của mình. Chúng tôi nói chuyện hàng ngày, nhưng cuộc trò chuyện xoay quanh cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi không tìm hiểu kỹ càng vì cả hai đều đang phải đối mặt với tình trạng kiệt sức và cảm xúc khó chịu mới xuất hiện. Kể từ đó, chúng tôi đã đi qua nhiều thung lũng hơn, nhưng chúng giống như những ngọn đồi thoai thoải hơn.

Một từ mà Chúa đã đặt vào trái tim của cả hai chúng tôi là: kiên nhẫn. Kiên Nhẫn có nghĩa là gì? Như một định nghĩa, kiên nhẫn bao gồm ngồi chịu đựng trong quá trình khó khăn hoặc đau đớn mà không nhường bước. Một số từ đồng nghĩa là khoan dung, nhẫn nhịn và dũng cảm.

Điều khiến cho việc chịu đựng những khó khăn trở nên đau đớn trong hôn nhân là việc chúng ta đang chia sẻ cuộc sống với một người mà cơ bản chúng ta không hề quen biết. Kiểu cô đơn và cô lập về cảm xúc này gây tổn thương tệ hơn nhiều so với khi chúng ta cắt đứt tình bạn hoặc bị đồng nghiệp phớt lờ. Làm thế nào để chúng ta chịu đựng? Bằng cách ngồi với những cảm xúc khó chịu và mạo hiểm với tổn thương cần thiết để mở lòng với nhau một cách chậm rãi nhưng nhất quán.

Kiên nhẫn trong các thử thách của chúng tôi

Cùng với sức chịu đựng, vốn tập trung chủ yếu vào việc chịu đựng nỗi đau, kiên nhẫn là cách chúng ta vượt qua nỗi đau. Về mặt tinh thần, sự kiên nhẫn cũng giống như chịu đựng lâu dài, khả năng chịu đựng từng bước phải thực hiện trên hành trình tiến về đồi Canvê. Hôn nhân phải gắn liền với Thập giá; không có cách nào khác để một cặp vợ chồng sống sót trước những thay đổi không thể tưởng tượng xảy ra với họ.

Và con đường dài, tẻ nhạt đến nơi bản thân chúng ta bị đóng đinh phải được thực hiện cùng nhau. Chính khi bản thân trở nên trống rỗng, chúng ta bắt đầu dành chỗ cho người khác, trước tiên là Thiên Chúa, sau đó là chồng/vợ. Và với cách này, việc cắt tỉa này, gây đau đớn khủng khiếp. Cảm thấy rất giống cái chết, và đúng là như vậy. Nhưng chỉ từ cái chết, sự sống mới có thể xuất hiện.

Kỷ luật trong cuộc sống hàng ngày

Cách đây vài năm, tôi đã đọc quy tắc sống của một người mẹ dựa trên lời giới thiệu của một người bạn. Khái niệm tạo ra nhịp điệu trong nhà thông qua thói quen hàng ngày đã thu hút khuynh hướng u sầu của tôi khi hướng tới điều gì có trật tự và tổ chức. Tuy nhiên, khi con cái còn nhỏ hoặc khi chúng có nhu cầu đặc biệt, thì cuộc sống có khuynh hướng hỗn loạn hơn là bình lặng.

Hầu hết các bà mẹ đều cảm thấy việc thiết lập một nhịp điệu như nhà tu là điều nằm ngoài tầm với của mình, và thực sự thì điều đó có thể xảy ra. Nhưng những gì chúng ta có thể làm, làm tốt là nơi tôi bắt đầu – với những bước nhỏ hướng tới thói quen. Đầu tiên, chúng tôi có giờ ăn với nhau, và chia sẻ với nhau thường xuyên. Tiếp theo, chúng tôi có khoảng hai giờ vào giữa ngày để nghỉ ngơi. Mọi người trong gia đình ngủ trưa hoặc có thời gian yên tĩnh đọc sách và chơi với thú nhồi bông.

Thói quen trở nên cực nhọc khi không được sống một cách vui vẻ và yêu thương. Cuộc sống hôn nhân và gia đình không phải lúc nào cũng viên mãn tràn tình cảm êm dịu, màu hồng. Thực tế, hầu hết thời gian, những điều này rất khó xảy ra. Vấn đề là chúng ta nhận ra món quà kỷ luật, trước tiên là trong lời cầu nguyện hàng ngày, sau đó là cho những người trong gia đình.

Khó khăn trong hôn nhân không nhất thiết luôn phải vượt qua. Thay vào đó, chúng được dệt thành tấm thảm phức tạp trong cuộc sống. Sự cám dỗ chạy trốn vào thứ hạnh phúc mơ hồ, khó nắm bắt sẽ luôn cố gắng lôi kéo chúng ta xa rời ơn gọi thực sự của mình, đó là tình yêu. Và tình yêu không bao giờ được nở hoa nếu một người không hướng tới sự thông cảm – kiên nhẫn – vô số cách mà chúng ta được mời để chết cho sự ích kỷ của mình và khám phá (hoặc khám phá lại) những hồi sinh nhỏ đang diễn ra xung quanh chúng ta.

Tác giả: Jeannie Ewing

Chuyển ngữ: Phê-rô Đại yên

Nguồn: https://catholicexchange.com/how-can-marriage-persevere-through-hardships/

“CHO MẸ GỌI ĐIỆN VỚI CON MỘT CHÚT THÔI…!”

Rất nhiều người cứ nghĩ báo hiếu với cha mẹ chỉ cần tiền là đủ, nhưng không phải là như thế…

Mỗi ngày, mẹ nhắn tin cho tôi: “Con có bận không cho mẹ gọi điện nói chuyện với con một tí, chỉ một dòng ngắn ngủi nhưng nước mắt tôi cứ thế mà chảy ra…!

Từ khi nào, cha mẹ gọi cho con của chính mình mà phải xin phép…!

Từ khi nào mà việc lắng nghe nhau khó khăn đến mức như thế này…?

Tôi đã làm gì để hằn lên tâm trí cha mẹ một rào cản như thế…? Ngày xưa, chỉ khi bị cha mẹ đánh đòn đau khi tôi có lỗi để dạy con, tôi mới khóc, còn bây giờ, chẳng ai rầy la mà sao nước mắt tôi cứ chảy ra…!

Với con, tôi vẫn kiên nhẫn giải thích từng chữ cái từng con số, thì với đồng nghiệp, dù tức giận đến đâu tôi vẫn nở nụ cười, nhưng riêng với cha mẹ mình, tôi lại chẳng ngại ngần mà nói: “Con bận…, rồi dập máy.”

Vì tôi biết,

– Nếu tôi có cúp máy với người ngoài, người ta sẽ không bao giờ làm việc với tôi.

– Nếu tôi cúp máy với cha mẹ, cha mẹ vẫn mãi chờ tôi, không oán hận, không hề trách móc một lời nào…

Chúng ta càng lớn càng muốn rời xa khỏi vòng tay của bố mẹ, nhưng phía cha mẹ càng già, lại càng muốn nương nhờ con cháu, chẳng phải vì mong được báo đáp, mà vì mắt không còn nhìn đã mờ, chân không còn đứng vững nữa rồi.

Ta cứ nghĩ kiếm được nhiều tiền để gởi về đã được gọi là báo hiếu, hãy nhớ là không cha mẹ nào cần tiền, cái cần là không khí đầm ấm của gia đình, là tiếng cười đùa của con cháu, là tiếng xuýt xoa khen chén canh bà nấu, là lời hỏi thăm chân thành, là vòng tay ôm lấy mỗi khi đi xa về nhà….

Báo hiếu thật ra không quá to lớn, báo hiếu chính là đặt cha mẹ ở vị trí quan trọng nhất trong lòng mình, luôn luôn biết lắng nghe và cần phải chia sẻ, chăm sóc cho sức khỏe và cảm xúc của họ…!

From: TU-PHUNG

ÐÀN ÔNG… ÐÀN BÀ – Nguyễn-Thượng-Chánh

           Nguyễn-Thượng-Chánh

Ðàn ông và Ðàn bà là cả 2 thế giới khác biệt nhau. Họ khác nhau về thể chất, về tinh thần, về cách suy nghĩ, cũng như về cách hành xử trong cuộc sống. Bởi vì những nguyên nhân này mà thường xảy ra biết bao nhiêu là chuyện hục hặc, hiểu lầm lẫn nhau, cơm không lành canh chẳng ngọt, khắc khẩu…Ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc cho biết bao gia đình. Bài viết này được phỏng theo tác phẩm nổi tiếng đã đạt số bán ra kỷ lục 8 triệu cuốn:”WHY MEN DON’T LISTEN & WOMEN CAN’T READ MAPS” by Barbara and Allan Pease (Broadway Books Store in New-York).

         Ở đây người viết không có chủ đích đánh gía hay phán xét sự tốt xấu của các hành động nơi phía người Ðàn ông cũng như tại ở người Ðàn bà. Tất cả các điều nêu ra dưới đây là kết quả nghiên cứu và nhận xét của giới y-khoa và của các nhà tâm lý học Tây-Phương. Ðúng hay sai đều do bạn đọc tự mình phê phán lấy.

Ðàn ông và Ðàn bà khác nhau về nhiều mặt như sau: về thể chất, về tinh thần về cách suy nghĩ cũng như đôi khi về cách giải quyết một vấn đề! Họ thường tuân thủ theo những quy luật khác nhau…Ðấy là chưa nói đến cá tánh bẩm sinh của từng cá nhân. Ngoài tôn giáo ra, sự giáo dục gia đình và kinh nghiệm sống cũng chi phối phần nào cách suy nghĩ và hành động của họ.

Mỗi khi người Ðàn ông đi vào Washroom là họ đã có mục đích rõ rệt và nhất định rồi. Về phần Ðàn bà thì không những xem Washroom là một nơi để giải quyết một nhu cầu của cơ thể mà còn là một nơi hẹn hò, để các bà tâm sự to nhỏ với nhau về đủ thứ chuyện và dĩ nhiên cũng là nơi chốn để làm duyên, để tô lại môi son thêm chút má hồng và chải lại mái tóc. Bạn có để ý không? Giữa buổi tiệc các bà có lệ là thường rủ nhau đi Washroom cùng một lúc. Và ngược lại, các ông nếu cần thì chỉ tự động đi có một mình mà thôi…Lúc xem TV, đến phần quảng cáo thương mại các ông thường bấm cái (remote control) lia lịa để đổi đài (channel), ngược lại các bà thì nhẫn nại hơn và vẫn tiếp tục xem phần quảng cáo cho tới hết một cách bình thản. Các bà thường phàn nàn các ông sao làm biếng kéo cái nắp (toilet) xuống mỗi khi đi”tè”xong, còn các ông thì càu nhàu tại sao các bà xong cái việc”kia”thì chẳng khi nào chịu dỡ cái nắp lên cho người ta nhờ một tí. Các bà thường hay tỉ mỉ từng ly từng chút, chi tiết qúa trời nên thường trách các ông sao qúa bừa bãi. Ðàn ông thường phải mất nhiều thời giờ để tìm được 2 chiếc vớ cùng màu bỏ lộn xộn không thứ tự trong ngăn tủ quần áo, nhưng ngược lại các CDs của họ đều được sắp xếp rất ư là thứ tự trên bàn. Ðàn ông phải mất cả buổi mới tìm ra xâu chìa khóa xe bị thất lạc đâu đó ngay tại trong nhà, còn Ðàn bà tìm ra ngay chỉ trong một thời gian rất là ngắn.

Ðàn bà thường không thấy ánh đèn phực lên ngay trước mặt báo hiệu xe sắp hết xăng, nhưng họ thấy ngay chiếc vớ hôi bẩn vất bừa bãi trong góc kẹt tại căn phòng. Các ông thường trách các bà về cách lái xe, còn các bà thì không hiểu tại sao các ông lại rất thích đậu xe kiểu song song (parallel parking) bằng cách vừa nhìn kính chiếu hậu vừa chui vô chỗ đậu hẹp bé tí mới thích thú.

Ðàn ông có khiếu xác định vị trí trong không gian, họ đọc bản đồ rất nhanh và tìm ra hướng Bắc rất dễ dàng.Nhờ năng khiếu này mà thuở tạo thiên lập địa, người Ðàn ông mới có thể đi săn thú trong rừng để nuôi sống gia đình. Ðàn bà nếu có xem bản đồ, thì họ thường xem ngược lại. Lỡ có lạc đường, các bà thường mau mau ngưng xe lại các trạm xăng để hỏi thăm, còn các ông thì ít chịu làm như vậy để khỏi bị chê là mình qúa yếu qúa dở…Các ông thường hay ráng chạy loanh quanh cả tiếng đồng hồ để tìm đường, miệng thì lẩm bẩm:”Hình như tôi có thấy chỗ này rồi, hay là nói sắp tới rồi…chỉ gần đây thôi”.

Ðàn bà thường có thị giác ngoại biên rộng lớn (Wider peripheral vision), Ðàn ông thì có thị giác hẹp hơn nhưng lại thấy rất xa (Narrow tunnel vision). Bởi vậy, nếu có lái xe đường xa, người ta thường khuyên nên để cho các bà lái xe lúc ban ngày sáng tỏ, còn các ông thì nên lái xe lúc về ban đêm tăm tối vì họ có thể nhận thấy các xe khác từ xa ở phía trước lẫn tại phía sau.

Ðàn bà xem việc đi chợ, đi Shopping hay đi Window-shopping là một cái thú tiêu khiển, một cách để giảm bớt Strees mặc dù không cần phải mua một món hàng nào cả. Ngoại trừ mấy năm đầu vừa mới cưới vợ về, Ðàn ông thường tò tò theo chân bà xã cho bả ấy vừa vui lòng vừa hãnh diện với thiên hạ là có một ông chồng hết mực là”galăng”tay trái lẫn tay phải hết sức bận bịu với hàng chục cái túi xách nách mang…Nhưng lần lần mươi năm sau đó thì các ông rất ngại cái món này, nó vừa mỏi cẳng, vừa bực mình và nó cũng vừa mất công mất thời giờ qúa đi thôi. Trong các tiệm bán thời trang cũng như trong các thương xá người ta thường thấy có băng có ghế cho các ông và cho các cụ ông ngồi chờ các bà, các cụ bà. Ðàn ông nếu có muốn mua một món gì thì họ đã biết họ thích cái gì rồi, cho nên đi thẳng vào tiệm mà mua một cái”rụp”khỏi mất công lê bước hết tiệm này đến tiệm khác.

Ðàn bà rất tinh ý, và có lẽ có giác quan thứ 6 gì đó, người Ðàn bà có khiếu bắt mạch và hiểu rất dễ dàng ý nghĩa của các sự thay đổi trên nét mặt của Ðàn ông. Các ông đừng có mong dối gạt các bà được đâu, nếu có muốn nói dối thì hãy dùng phoné, viết thơ, hoặc gởi email thì có thể dễ thành công hơn là phải chạm mặt (face to face) thẳng với các bà. Ðàn ông không có cái khiếu này như ở Ðàn bà.

Ðàn bà cũng rất thính tai hơn Ðàn ông. Nửa đêm, nếu cháu bé khóc oẹ oẹ ở bên phòng cạnh thì thường các bà hay liền. Nước”lavabo” nhiễu lỏn tỏn thì các bà biết ngay, còn các ông thường thì ngủ khò khò. Não của Ðàn ông chỉ”program” để làm mỗi lần một việc mà thôi, chỉ xử dụng có 1 bán cầu não(thường là phía trái)để suy nghĩ. Mỗi khi ngừng xe lại để đọc bản đồ là họ cần phải vặn nhỏ cái “radio” xuống rồi mới có thể đọc được. Ðang xem TV mà bà xã hỏi chuyện thì có ông nào nghe đâu. Bởi vậy lúc các ông xã đang lái xe xin các bà đừng nên nói đừng nên đặt hỏi gì hết, có thể gây nguy hiểm đó! Ngược lại ở Ðàn bà, mỗi khi suy nghĩ họ thường xử dụng cả 2 bán cầu não(phía phải và phía trái), và nhờ vậy các bà có thể dễ dàng làm được nhiều việc cùng một lúc. Ðàn bà có thể vừa đọc sách vừa nghe “radio” vừa nấu nướng hoặc vừa nói chuyện điện thoại…v.v. Các bạn có để ý không, trong các siêu thị tại quày trả tiền các cô thâu ngân viên, mắt vừa nhìn các món hàng tay thì bấm máy lia lịa, đôi khi vừa làm vừa trả lời khách hàng hoặc vừa viết và vừa nói phoné kẹp nơi cổ. Nếu hỏi bất thình lình phía nào là tay phải, phía nào là tay trái, các bà thường hay lộn nếu họ không nhìn vào chiếc nhẫn đeo trên tay. Các ông thường phàn nàn các bà là miệng thì bảo người ta quẹo trái nhưng trong đầu họ thật sự muốn mình quẹo mặt. Ðàn ông thán phục Ðàn bà về cách bắt chuyện giữa đám đông hay trong các buổi tiệc. Mặc dù toàn là khách lạ nhưng các bà vẫn có cách trao đổi với nhau về đủ thứ chuyện, người này khen qua người kia khen lại, nói đẩy đưa dây dưa qua lại quên thôi. Các bà cho rằng các ông thường hay lạnh nhạt về tình cảm, ít thố lộ tâm sự và có vẻ kín đáo e dè trước đám đông. Các bà nghĩ rằng Ðàn bà có nhiều tình cảm hơn Ðàn ông, còn các ông thì cho rằng bọn họ cũng rất tình cảm nhưng ít bộc lộ ra ngoài. Tuy nhiều lúc thấy người Ðàn ông im lặng nhưng thật sự chính lúc đó họ nói một cách âm thầm cho chính họ. Ðàn ông không thích ai cho mình ý kiến này nọ. Sự ít nói của người Ðàn ông có thể bị người Ðàn bà hiểu lầm là không còn được người tình hay người chồng yêu thương mình nữa.

Ðối với chuyện chăn gối, các bà thường trách các ông thiếu sự lãng mạng, sao cho chỉ muốn vụ”đó” một cách nhanh chóng, nhào vô là làm liền để các ông có thể hạ hỏa gấp rút rồi sau đó nằm lăn ra ngủ khò quên cả người đang nằm bên cạnh, còn các ông đôi khi trách các bà hơi thụ động và thiếu sáng kiến hay ho hơn.

Nói tóm lại, theo Allan Pease thì:”MEN WANT TO HAVE SEX, BUT WOMEN WANT TO MAKE LOVE”. Ðàn ông thường trách Ðàn bà hay nói nhiều, nói dai và hay so sánh qúa. Nói chuyện mới đã đành đi, đàng này chuyện cũ đã nói nhiều lần rồi nhưng các bà vẫn có thể hâm nóng lại và đem ra nói nữa.Ở người Ðàn bà, các dữ kiện, tín hiệu, thông tin bên ngoài được cất giữ trong não của họ một cách khá lộn xộn. Cách duy nhất để các bà đem vấn đề ra ngoài là phải nói nó ra và phải nhìn nhận nó, bởi vậy Ðàn bà nói nhiều hơn Ðàn ông là lẽ thường. Các bà cần nói ra để bớt căng thẳng tinh thần, để làm giảm Strees, các ông phải ráng nghe mà thôi chớ đừng bao giờ đề nghị thêm một giải pháp nào hết cho vấn đề mà các bà tuôn ra, các bà chỉ cần có người ngồi nghe chớ không phải các bà muốn tìm cách giải quyết vấn đề đâu. Ở Ðàn bà, việc nói chuyện và việc tâm sự là cách duy nhất để họ làm bạn với nhau, tuy cả ngày đã đi Shopping với bà bạn mà khi vừa về đến nhà các bà cũng còn chuyện để nói với nhau qua điện thoại cả hàng giờ đồng hồ nữa, còn các ông mỗi khi cần nói chuyện là họ đi thẳng vào vấn đề. Ở người Ðàn ông các tín hiệu thông tin bên ngoài được cất giữ riêng rẽ trong những ngăn riêng biệt trong não bộ. Cuối ngày các ông đem nó ra ngoài rất dễ dàng để giải quyết.

Việc nói nhiều của các bà thường làm cho các ông bực mình không ít, nhưng đó là dấu hiệu tốt có nghĩa là các bà còn thương, còn quan tâm đến các ông, cần người chia xẻ các vui buồn khổ cực trong cuộc sống vợ chồng. Trong trường hợp các bà im lặng thì các ông phải đề phòng là sẽ có điều chẳng lành sắp xảy ra đó còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh”Ăng-lê” không thèm đếm xỉa đá động gì đến các ông và xem các ông như”Nơ-pa” không dòm ngó gì nữa, coi như không có thì đó là dấu hiệu sắp tan rã rồi khó tránh khỏi!!!

Tóm lại dù Ðông hay Tây, dù Xưa hay Nay, Ðàn bà vẫn là Ðàn bà còn Ðàn ông vẫn là Ðàn ông:

      CHỒNG GIẬN THÌ VỢ BỚT LỜI.

      CƠM SÔI BỚT LỬA CHẲNG ÐỜI NÀO KHÊ,

      ÐẦU TÔM NẤU VỚI RUỘT BẦU.

      CHỒNG CHAN VỢ HÚP, GẬT ÐẦU KHEN NGON…                                

Nguyễn-Thượng-Chánh                             

 Kinh Hôn Nhân Gia Đình

Nhân ngày lễ Thánh Gia Thất, xin mời đọc kinh này để hy vọng tìm thấy bình an, hạnh phúc 

Lạy Thánh Gia, xưa Thánh Cả Giuse đã dẫn đưa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập. Thánh Gia đã chia sẻ những tân toan trong đời sống gian nan.

Xin cho gia đình chúng con:

Biết CẢM THÔNG và SỐNG theo Lời Chúa dạy trong Thánh kinh,

Biết LẮNG NGHE  KÍNH TRỌNG NHAU, lúc vui cũng như khi buồn,

Biết NHẪN NHỤC và HÒA GIẢI. khi tính tình và cách cư xử khác nhau,

Biết HIẾU NGHĨA và CHUNG THỦY, từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội,

Biết lấy GƯƠNG LÀNH, mà dưỡng dục con cái.

 GIÊSU – MARIA – GIUSE

Đời chúng con sóng gió ba đào, xin Thần Linh Chúa ban ơn CAN ĐẢM, KIÊN TRÌ.

Gia đình chúng con TRẺ GIÀ XUNG KHẮC, xin ban ơn QUẢNG ĐẠI, THỨ THA, để chúng con AN VUI CHẤP NHẬN LẪN NHAU.

Giáo Hội Chúa cần nhiều tín hữu NHIỆT THÀNH SỐT MẾN,

xin cho chúng con biết PHỤNG SỰ, TIN YÊU, để cùng nhau XÂY DỰNG NƯỚC CHÚA MUÔN ĐỜI.

Giêsu-Maria-Giuse, con mến yêu, xin thương cứu các linh hồn.

Giêsu-Maria-Giuse, con mến yêu, xin thương cứu các gia đình.

Giêsu-Maria-Giuse, con mến yêu, xin thương cứu gia đình con. Amen.