LINH HỒN ĐÓI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh!”.

Allen Gardiner trải qua nhiều gian khổ khi truyền giáo tại Picton, cực nam Nam Mỹ. Năm 1851, ở tuổi 57, ông qua đời. Thi thể ông được tìm thấy với cuốn nhật ký ghi lại những trải nghiệm về đói khát và cô đơn. Dòng cuối cùng cho thấy sự vật lộn của bàn tay run khi ông cố sức viết cho dễ đọc, “Tôi choáng ngợp với cảm giác về sự tốt lành của Thiên Chúa, và đó là điều duy nhất có thể thoả mãn một linh hồn đói!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ ra những gì ‘linh hồn đói’ của Gardiner khao khát có được. Đó là đói khát “sự tốt lành của Thiên Chúa, đói khát chính Ngài!”. Ngài là “lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh!”. Vậy bạn đang nỗ lực làm việc cho lương thực nào? Loại “mau hư nát?” hay loại “thường tồn?”.

Nhìn chung quanh, chúng ta nhận ra rằng, có rất nhiều nguồn cung cấp ‘lương thực’ không đến từ Thiên Chúa và xem ra, chúng có vẻ hấp dẫn. Một số người nuôi dưỡng bản thân bằng tiền bạc; số khác, bằng thành công và danh tiếng; số khác nữa, bằng quyền lực và kiêu hãnh. Vậy mà, ‘lương thực’ thật sự có thể thoả mãn tuyệt đối một ‘linh hồn đói’ trên trần gian chỉ có thể là Giêsu, ‘Lương Thực’ được ban từ trời!

Chúa Giêsu coi trọng “lương thực mau hư nát” cho nhu cầu thể chất; Ngài không chịu được cảnh hàng ngàn người phải đói giữa đồng vắng. Ngài cho họ ăn, chữa lành mọi bệnh tật; Ngài kêu gọi người giàu chia sẻ cho người nghèo. Tuy thế, Ngài cũng tiết lộ và hướng chúng ta đến một chân trời không thuộc thế giới này; Ngài muốn chúng ta đi đến tận cuối chân trời đó, ở đúng vị trí của Ngài, để có thể nhìn thấy vinh quang “Con Một của Chúa Cha” – chính Ngài – cũng là “lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh”. Như vậy, bạn và tôi hãy để cho mình đói một cơn đói sâu xa hơn, cơn đói tinh thần, cơn đói của linh hồn mà chỉ mình Ngài có thể thoả mãn. Đó là tin vào Ngài.

Têphanô, người được Thánh Thần dẫn đến tận cuối chân trời đó. Kìa! Ông ngước mắt lên và nhìn thấy “Vinh quang Thiên Chúa và Đức Giêsu đứng bên hữu”. Ở đó, ‘linh hồn đói’ của vị phó tế choáng ngợp vì no thoả; người ta thấy “mặt ông giống như mặt thiên sứ” – bài đọc một.

Anh Chị em,

“Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát!”. “Công việc của Thiên Chúa không phải là “làm” những điều này điều kia, mà là “tin” vào Đấng Người đã sai đến. Điều này có nghĩa là niềm tin vào Chúa Giêsu cho phép chúng ta thực hiện các công trình của Thiên Chúa. Một khi cho phép mình tham gia vào mối quan hệ yêu thương và tin tưởng này với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ có thể thực hiện các công trình tốt lành toả hương thơm của Phúc Âm vì lợi ích và nhu cầu của anh chị em mình!” – Phanxicô. “Hãy đói khát Giêsu!” và thú vị thay, chính Thiên Chúa cũng đang thực sự đói khát chúng ta. Ước gì, bạn và tôi không ngừng tìm đến Ngài, đến với Thánh Thể Ngài; vì chỉ nơi Ngài, một ‘linh hồn đói’ mới no thoả; cũng chỉ nơi Ngài, ‘cơn đói của Thiên Chúa và của con người’ mới triệt tiêu!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con biết đói khát Chúa vì biết rằng, Chúa đang đói khát linh hồn con!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

******************************************************

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh

Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an. Ga 6,22-29

22 Sau khi Đức Giê-su cho năm ngàn người ăn no nê, các môn đệ thấy Người đi trên mặt Biển Hồ. Hôm sau, đám đông dân chúng còn đứng ở bờ bên kia Biển Hồ, thấy rằng ở đó chỉ có một chiếc thuyền và Đức Giê-su lại không cùng xuống thuyền đó với các môn đệ, nhưng chỉ có các ông đi mà thôi. 23 Tuy nhiên, có những thuyền khác từ Ti-bê-ri-a đến gần nơi dân chúng đã được ăn bánh sau khi Chúa dâng lời tạ ơn. 24 Vậy khi dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um tìm Người. 25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói : “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy ?” 26 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. 27 Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” 28 Họ liền hỏi Người : “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn ?” 29 Đức Giê-su trả lời : “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến.”

“Hãy theo Thầy.” (Ga 21:19)- Cha Vương

 Ngày Chúa Nhật hạnh phúc và tràn đầy yêu thương nhé.

Cha Vương

CN, 3PS: 4/5/2025

TIN MỪNG: “Hãy theo Thầy.” (Ga 21:19)

SUY NIỆM: Tất cả mọi người đều được mời gọi để theo Chúa. Theo Chúa để đón nhận cuộc sống của Chúa, chia sẻ những thao thức của Chúa, thực hiện việc làm của Chúa một cách quảng đại. Có bao giờ bạn nghĩ rằng cách cư xử của bạn với những người chung quanh chính là một bài giảng hùng hồn và hữu hiệu nhất không?

 Chuyện kể có một cô xướng ngôn viên đài phát thanh ở tỉnh kia tự nhiên đến xin học đạo với một linh mục. Vị linh mục mới hỏi nguyên nhân nào thúc đẩy cô muốn theo đạo. Cô kể là nhờ sống gần gia đình công giáo tốt mà cô thấy hấp dẫn và đánh động: họ sống đầm ấm yên vui, giữ đạo chân thành, thân thiện với hàng xóm. Gia đình này không những đã tìm được hạnh phúc cho chính họ, cho vợ chồng con cái an vui, mà còn làm chan hoà hạnh phúc đó sang người lối xóm. 

Không giảng đạo mà cụ thể họ đã lôi kéo người khác đến với Chúa. Đúng là cách cư xử tốt với nhau làm nên một nhà truyền giáo! Bạn cũng có thể làm được như vậy đó. Mời bạn hãy bám lấy Chúa và mở lòng ra để Ngài biến đổi bạn nhé.

LẮNG NGHE: Đức Giêsu bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.” (Lc 9:62)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giê-su Phục sinh, xin giúp con hoàn toàn tin tưởng phó thác để bước theo Chúa và làm công việc của Chúa. Xin đừng để những bận tâm lo lắng công việc ở đời cản trở bước chân và khép kín cõi lòng con. 

THỰC HÀNH: Kiểm điểm lại lối sống và cách cư xử của bạn đối vời những người bạn gặp hôm nay.

From: Do DZung

***********************

Album Thánh Ca HÃY THEO THẦY – Sr Hương Đan

Đức Giáo Hoàng Mới cần cứu giúp các Đức Giám Mục đang bị bách hại vì trung thành với Đức Tin Công Giáo

Theo TTX Việt Catholic

Nina Shea, nhà hoạt động nhân quyền Hoa Kỳ có bài nhận định nhan đề “The Next Pope Needs a Better China Policy”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng tiếp theo cần một chính sách tốt hơn với Trung Cộng”.

Cải cách chính sách của Vatican đối với Trung Cộng nên là ưu tiên của Đức Giáo Hoàng tiếp theo. Đường lối hiện tại được định hình bởi thỏa thuận gây tranh cãi năm 2018 của Vatican với Trung Cộng về việc chia sẻ quyền lực với Bắc Kinh trong việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo. Nó làm tổn hại nghiêm trọng đến Giáo Hội Công Giáo ở Trung Cộng và làm xói mòn thẩm quyền tôn giáo và đạo đức của Đức Giáo Hoàng. Đức Hồng Y Pietro Parolin, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, là kiến trúc sư của thỏa thuận với Trung Cộng và là người nhiệt tình nhất. Bắc Kinh đã không che đậy khi ám chỉ rằng ngài là lựa chọn hàng đầu của Trung Cộng cho Vị Giáo Hoàng tiếp theo. Tại một cuộc họp báo vào ngày 22 tháng 4—một ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời—phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Cộng Lâm Kiến đã đưa ra viễn cảnh “cải thiện quan hệ Trung Cộng-Vatican” thông qua quan hệ đối tác “tiếp tục”, và không ai trong số các ứng cử viên Giáo Hoàng hàng đầu có nhiều kinh nghiệm làm việc với Trung Cộng hơn Đức Hồng Y Parolin. Vatican Secretary of State Cardinal Pietro Parolin is seen ahead of a ... Trong một diễn biến tại Trung Cộng, tại Thượng Hải và Hà Nam, chính quyền địa phương đã bổ nhiệm Giám Mục trái phép trong thời gian Tòa Thánh trống ngôi Giáo Hoàng cho hai linh mục Ngô Kiến Lâm (Wu Jianlin, 吴建林) và Lý Kiến Lâm (Li Janlin, 李建林). Diễn biến này chắc chắn có ảnh hưởng sâu sắc, làm phương hại đến khả năng các Hồng Y cử tri lựa chọn Đức Hồng Y Pietro Parolin vào ngôi Giáo Hoàng khi chính quyền ở các địa phương này ngang nhiên vi phạm thỏa hiệp. Tuy nhiên, những ai có kinh nghiệm với các nước cộng sản đều không ngạc nhiên trước cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược giữa trung ương và địa phương. Thỏa thuận này gây nguy hiểm cho các giáo sĩ ở Trung Cộng muốn trung thành với Giáo Hội Mẹ. Một lời nhắc nhở rõ ràng về thực tế này đã diễn ra vào tháng trước khi các cơ quan an ninh nhà nước Trung Cộng giam giữ vô thời hạn Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn của giáo phận Công Giáo Ôn Châu mà không có thủ tục tố tụng hợp lệ. Đây là lần thứ tám vị giáo sĩ thầm lặng sáu mươi mốt tuổi bị giam giữ trong bảy năm qua.

Đức cha Mẫn, hình chụp năm 2016, Ngài thuộc Giáo hội thầm lặng Trung Quốc – được Toà Thánh nhìn nhận là giám mục chính toà Ôn Châu nhưng không được cho phép hành đạo, bị tù tội mấy chục năm qua.

Có it nhất mười giám mục Công Giáo ở Trung Cộng hiện đang bị giam giữ vô thời hạn hoặc bị hạn chế chức vụ vì phản đối sự kiểm soát của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo của họ. Vatican âm thầm chấp nhận và che đậy sự đàn áp này và sau thỏa thuận năm 2018, đã rút lại sự ủng hộ của mình đối với Giáo Hội thầm lặng.

Đức Giám Mục Gia cô bê Su Zhimin, giáo phận Bảo Định ở Tỉnh Hà Bắc, bị tra tấn, tù đày 40 năm và có lẽ đã chết anh hùng tử đạo trong nhà tù Cộng Sản.

Ngoài những giám mục bị gạt ra ngoài lề này, còn có những giám mục đã qua đời trong bảy năm qua và để lại tình trạng trống tòa. Vatican và Trung Cộng chỉ thay thế khoảng một chục vị trong số họ, để lại khoảng ba mươi giáo phận trống tòa. Tuy nhiên, Vatican, giống như Bắc Kinh, khẳng định rằng thỏa thuận đang có hiệu quả và đã gia hạn vào tháng 10 năm ngoái thêm bốn năm nữa.   Trung Cộng ngay lập tức bắt đầu sử dụng thỏa thuận này để gây áp lực buộc các giám mục tham gia Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Cộng, một nhóm do Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Cộng chỉ đạo. Các thành viên được yêu cầu phải đưa ra lời cam kết về “tính độc lập” khỏi Đức Giáo Hoàng. Không có Đức Giáo Hoàng nào công nhận hiệp hội quốc doanh Công Giáo Yêu Nước này là hợp pháp ngoại trừ giáo triều của Đức Phan Xi Cô. Đức Hồng Y Parolin đã hợp tác thúc đẩy giáo sĩ Công Giáo gia nhập Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Cộng. Năm 2019, Vatican đã ban hành các hướng dẫn mục vụ thiết lập tư cách thành viên hiệp hội là chuẩn mực mới cho giáo sĩ Trung Cộng, nhưng cũng cho phép phản đối vì lý do lương tâm. Đồng thời, để cho Trung Cộng đi đầu trong việc bổ nhiệm các giám mục. Kết quả là, các giáo sĩ thể hiện lòng trung thành chính trị với Chủ tịch Tập Cận Bình được chính phủ Trung Cộng ủng hộ, và những người từ chối việc loại bỏ hiệp thông, liên kết tôn giáo với Đức Giáo Hoàng sẽ bị đàn áp. Giáo phận Thượng Hải là một ví dụ điển hình về điều này. Kể từ thế kỷ XVII, Thượng Hải đã là giáo phận lớn nhất và quan trọng nhất của Trung Cộng. Đó là giáo phận của Hồng Y Ignaxiô Cung Phần Mai, giám mục Công Giáo Trung Cộng đầu tiên trên thế giới, người đã phải chịu đựng ba mươi ba năm tù vì từ chối từ bỏ Đức Giáo Hoàng. Nhờ thỏa thuận với Trung Cộng, giáo phận đáng kính này hiện nằm trong tay Hiệp hội Yêu nước, với sự ban phước của Đức Giáo Hoàng. Trong mười bốn năm qua, hai giám mục được Vatican chấp thuận của Thượng Hải đã bị đàn áp. Đức Cha Giuse Hình Văn Chi đã biến mất một cách bí ẩn khỏi tầm nhìn của công chúng vào năm 2011 sau khi phục vụ với tư cách là Giám Mục Phụ Tá trong sáu năm với sự chấp thuận của chính phủ. Ngài đã mất lòng tin của đảng sau khi tuyên bố rằng ngài sẽ “trung thành phục vụ” Đức Giáo Hoàng tại lễ tấn phong giám mục của mình và sau khi liên tục phản đối tư cách thành viên của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước. Năm sau, Đức Cha Tađêô Mã Đạt Thanh được bổ nhiệm làm giám mục Thượng Hải với sự chấp thuận của cả Vatican và Bắc Kinh. Tại Thánh lễ tấn phong, ngài đã công khai rời khỏi Hiệp hội Yêu nước, viện dẫn lời của Thánh Ignaxiô: “Chúng ta phải chọn một cách sẽ phục vụ Chúa với vinh quang lớn hơn”. Ngài đã bị quản thúc tại gia vào ngày hôm đó tại một chủng viện, nơi ngài vẫn bị giam giữ mà không có bất kỳ thủ tục hợp pháp nào. Cả quyền tự do của ngài và của Giám Mục Hình Văn Chi đều không nằm trong thỏa thuận của Vatican. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2023, hội đồng giám mục của Hiệp hội Yêu nước đã đơn phương bổ nhiệm Giám mục Giuse Thẩm Bân, chủ tịch của cái Hội Đồng ấy, lãnh đạo giáo phận Thượng Hải. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không được nói gì về vấn đề này, nhưng ngài vẫn chấp thuận việc bổ nhiệm Thẩm Bân ba tháng sau đó. Đức Hồng Y Parolin nhanh chóng ca ngợi Thẩm Bân là một “mục tử đáng kính” và tuyên bố sai lệch rằng sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng là “để sửa chữa sự bất thường về giáo luật” vì “lợi ích lớn hơn của giáo phận”. Ngài cũng hy vọng rằng việc hợp tác với Trung Cộng có thể “ủng hộ một giải pháp công bằng và khôn ngoan” cho các Giám mục Giuse Hình Văn Chi và Tađêô Mã Đạt Thanh. Những hy vọng đó đã bị dập tắt khi vào ngày 28 tháng 4 vừa qua, khi chính quyền ở Thượng Hải đã bỏ qua các ngài để chiếm đoạt chức Giám Mục Phụ Tá, trắng trợn lợi dụng thời gian trống ngôi Giáo Hoàng để một lần nữa vi phạm thỏa thuận và “bầu” một linh mục yêu nước làm giám mục mới và đơn phương bổ nhiệm ông ta làm Giám Mục Phụ Tá của Thẩm Bân. Hà Nam cũng hành động tương tự. Giám mục Thẩm Bân thể hiện lòng nhiệt thành của đảng, với địa vị mới của mình, hứa hẹn sẽ chuyển đổi mạnh mẽ Giáo Hội Công Giáo Trung Cộng. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8 năm 2023, ông ta kiên quyết rằng đàn chiên của mình phải từ chối thẩm quyền của Giáo Hoàng, khi nhấn mạnh rằng họ phải “tuân thủ nguyên tắc độc lập và tự chủ trong việc điều hành Giáo hội”. Vài tháng trước, Thẩm Bân đã gặp gỡ các giáo sĩ Hương Cảng trong một cuộc họp mà ông mở đầu bằng cách ca ngợi Đại hội toàn quốc lần thứ XX “được tổ chức thành công” gần đây của Đảng Cộng sản Trung Cộng và nói rằng “tinh thần” của đại hội sẽ hỗ trợ cho mục tiêu “Hán hóa” Giáo hội tại Trung Cộng của Hiệp hội Yêu nước. Ông cũng khẳng định “tư tưởng của Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Cộng cho kỷ nguyên mới”, báo hiệu sự pha trộn đáng lo ngại giữa tín lý Công Giáo và ý thức hệ cộng sản khi Đảng Cộng sản Trung Cộng cố gắng điều chỉnh tôn giáo theo học thuyết của đảng. Thẩm Bân đã gây sốc cho các giáo sĩ Hương Cảng, khi tuyên bố: “Cần phải hợp tác cùng với chính phủ thúc đẩy việc dịch và diễn giải Kinh thánh”. Thượng Hải không phải là ngoại lệ. Kể từ khi có thỏa thuận, các chức vụ giám mục ở các địa phương khác đã được lấp đầy bởi những kẻ cuồng tín của Đảng Cộng sản Trung Cộng, được Vatican chấp thuận, trong khi các giám mục trung thành bị đàn áp. Ví dụ, theo yêu cầu của Bắc Kinh vào năm 2018, Vatican đã yêu cầu Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin – 郭希錦) của giáo phận Mân Đông từ chức để nhường chỗ cho một giám mục bị vạ tuyệt thông, người sau đó đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phục hồi và chấp thuận. Vào tháng Giêng, Đức Cha Quách Hy Cẩm được chụp ảnh lần cuối khi bị nhốt trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ. … Vào năm 2018, khi Giáo triều bắt đầu thúc đẩy thỏa thuận, họ bắt đầu tích cực ca tụng Bắc Kinh. Năm đó, hiệu trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Giáo Hoàng đã gây chú ý khi ngài ca ngợi người Trung Cộng vì “là quốc gia trên thế giới thực hiện tốt nhất học thuyết xã hội của Giáo hội”. Hồng Y Parolin đã nhiều lần thúc đẩy tuyên truyền của Trung Cộng. Tại một cuộc họp báo năm 2020, ngài đã thẳng thừng phủ nhận “cuộc đàn áp” Giáo hội tại Trung Cộng, nói rằng chỉ có “các quy định được áp đặt và liên quan đến tất cả các tôn giáo”. Đức Hồng Y cũng khẳng định sai rằng “Hán hóa” ám chỉ “một cách không nhầm lẫn” đến “hội nhập văn hóa”, tức là hoạt động truyền giáo tiếp nhận nghệ thuật địa phương và các hoạt động văn hóa được chấp thuận trong lòng sùng đạo Kitô. Tuy nhiên, Hán hóa theo Đảng Cộng sản Trung Cộng đòi hỏi các bài giảng phải tập trung vào những câu nói của Tập Cận Bình và trẻ em phải được “bảo vệ” khỏi việc khai tâm tôn giáo. Kể từ ngày 1 tháng 5, người nước ngoài và người Trung Cộng không được phép cùng nhau tham gia các hoạt động tôn giáo, cùng với các hạn chế khác. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của Hương Cảng đã cáo buộc Hồng Y Parolin “thao túng” Đức Thánh Cha Phanxicô để phê duyệt thỏa thuận bằng cách tuyên bố sai sự thật rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã phê duyệt dự thảo. Trong một bài đăng trên blog vào tháng 10 năm 2020, Hồng Y Hương Cảng đã không ngần ngại nói: “Parolin biết ông ta đang nói dối, ông ta biết rằng tôi biết ông ta là kẻ nói dối, ông ta biết rằng tôi sẽ nói với mọi người rằng ông ta là kẻ nói dối.” Bắc Kinh đã lợi dụng thỏa thuận này, và Giáo Hội Công Giáo đang phải chịu đau khổ vì điều đó. Chúng ta cần một chính sách tốt hơn—một chính sách không chia sẻ quyền lực quan trọng của Đức Giáo Hoàng trong việc bổ nhiệm lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo với một chính phủ vô thần và ủng hộ việc duy trì Giáo hội thông qua một tổ chức ngầm trung thành. Điều đó đã bị quá hạn từ rất lâu.
 

Các Mục Tử bị bách hại ở Trung Cộng sau thỏa hiệp 2018 - theo Báo cáo của viện Hudson

Đức Giám Mục Vincent Guo Xijin

Faithful Chinese bishop on the run from communists highlights Vatican ...

Giám mục Vincent Guo Xijin, 66 tuổi, của Giáo phận Mindong ở tỉnh Phúc Kiến đã phải đối mặt với nhiều lần bị giam giữ trong hơn 30 năm. Sau khi có thỏa thuận Trung Cộng-Vatican vào năm 2018, ông đã được yêu cầu từ chức giám mục giáo phận Mindong để cho phép Giám mục quốc doanh Zhan Silu do chính phủ bổ nhiệm thay thế. Mặc dù Guo đã đồng ý phục vụ với tư cách là giám mục phụ tá, ông vẫn tiếp tục phải đối mặt với áp lực không ngừng để đăng ký gia nhập Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, bao gồm cả việc cắt điện và nước đến nơi ở của ông và sau đó trục xuất ông vào tháng 1 năm 2020. Ông đã phải từ chức vào tháng 10 năm 2020 ở tuổi 62.

Giám mục Augustine Cui Tai

 

Coadjutor Bishop of Xuanhua Diocese Augustine Tai Cui | UCA News

Giám mục Augustine Cui Tai, 74 tuổi, thuộc Giáo phận Xuanhua ở tỉnh Hà Bắc đã bị giam giữ nhiều lần, quản thúc tại gia và lao động cưỡng bức trong 31 năm qua.

China: el obispo Cui Tai, encarcelado sin juicio durante casi 16 años

Ông đã bị giam giữ bốn lần kể từ thỏa thuận Trung Quốc-Vatican năm 2018 và không được nhìn thấy kể từ khi bị cảnh sát bắt giữ vào tháng 4 năm 2021. Giáo phận của ông đã nhiều lần kêu gọi thả ông khỏi nơi giam giữ nhưng không có kết quả.

Chinese priest suspended after joining open community - 聖神研究中心 Holy ...

Giám mục Julius Jia Zhiguo

 

bishop Jia Zhiguo

Giám mục Julius Jia Zhiguo, 90 tuổi, của Giáo phận Zhengding ở Hà Bắc có lịch sử bị đàn áp lâu dài, ngài đã bị giam giữ nhiều lần kể từ năm 1963. Lần giam giữ gần đây nhất của ông bắt đầu vào tháng 8 năm 2020 khi thỏa thuận Trung Quốc-Vatican đang sắp sửa được gia hạn lần đầu tiên.

Theo báo cáo của chính quyền, “tội ác” của Ngài là cho phép hát thánh ca trong nhà thờ của mình mà không có sự cho phép của chính phủ.  Cảnh sát cũng đã giải tán trại trẻ mồ côi khuyết tật do giám mục điều hành với sự giúp đỡ của các nữ tu Công giáo trong hơn 30 năm.

Giám mục Thaddeus Ma Daqin

 

Thaddeus Ma Daqin - Alchetron, The Free Social Encyclopedia

Sau khi công khai tuyên bố từ chối hợp tác với hội Công Giáo Yêu Nước – CPCA tại lễ tấn phong giám mục năm 2012, Đức Giám mục Thaddeus Ma Daqin, 56 tuổi, thuộc Giáo phận Thượng Hải đã bị giam giữ và biệt giam tại một chủng viện và vẫn bị quản thúc tại gia kể từ đó dưới sự giám sát, hạn chế và giam giữ liên tục.

Thỏa thuận Trung Quốc-Vatican không cải thiện được tình hình của ông.

Hồng y Zen, nhà bất đồng chính kiến với Cộng Sản Hồng Kông

Bình luận của nhật báo phố Wall

Linh mục Robert Sirico, ngày 2-5-2025.

Những người cộng sản Trung Quốc tìm cách làm im tiếng nói mạnh mẽ của Hồng Y Zen về tự do. Ông có thể làm nhiều điều tốt hơn ở Rome nếu chọn sống lưu vong, ở lại Roma.

hình ảnh

Đức Hồng Y Joseph Zen trong thánh lễ tại Nhà thờ Holy Cross ở Hồng Kông, ngày 24 tháng 5 năm 2022. Ảnh: peter parks/Agence France-Presse/Getty Images

La Mã

Theo truyền thuyết, Thánh Peter, chứng kiến ​​cuộc đàn áp những người theo đạo Thiên chúa dưới thời Hoàng đế Nero , đã rời Rome nhằm tránh bị bách hại nhưng rồi, ông đã chỉ gặp Chúa Jesus trên đường, đi theo hướng ngược lại. “ Domine, quo vadis ?” Peter hỏi—“Lạy Chúa, Chúa đang đi đâu?” Chúa Jesus trả lời, “Ta sẽ đến Rome để chịu đóng đinh lần nữa.” thế là Peter quay lại tiến vào Rome. Quyết định của ông đã đảm bảo cho sự tử đạo anh dũng của ông.

Khi Bắc Kinh siết chặt quyền kiểm soát Hồng Kông, hoàn cảnh của Hồng y Joseph Zen , giám mục danh dự 93 tuổi của thành phố này, đòi hỏi sự chú ý khẩn cấp. Lập trường dũng cảm của ông về nhân quyền, tự do tôn giáo và các giá trị dân chủ đã khiến ông trở thành mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Được phép đến Rome để dự tang lễ của Giáo hoàng Francis , Hồng y Zen hiện phải đối mặt với một lựa chọn quan trọng: trở về Hồng Kông, nơi đang chờ đợi sự đàn áp, hoặc ở lại Rome và tiếp tục làm chứng tiên tri của mình trong sự an toàn.

Biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, 2014.

Biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, 2014.

Tôi chưa tham khảo ý kiến ​​của Hồng y Zen về vấn đề này, nhưng với tư cách là một linh mục và là bạn của phong trào dân chủ Hồng Kông, tôi thúc giục ông ở lại Rome. Sự hiện diện của ông tại Vatican sẽ là lời khiển trách mạnh mẽ đối với sự áp bức của Bắc Kinh và là ngọn hải đăng hy vọng cho các tín đồ.

Sinh ra tại Thượng Hải, Hồng y Zen đã chạy trốn khỏi chế độ cộng sản khi còn trẻ, cuối cùng trở thành một trong những nhà lãnh đạo Công giáo nổi tiếng nhất Châu Á. Được thụ phong năm 1961, ông giữ chức giám mục Hồng Kông từ năm 2002 đến năm 2009. Giáo hoàng Benedict XVI đã phong ông làm hồng y vào năm 2006. Năm 2022, ở tuổi 90, ông bị bắt và xét xử vì liên quan đến Quỹ cứu trợ nhân đạo 612, một quỹ hỗ trợ những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Bị kết án và phạt tiền, ông vẫn liên tục bị đe dọa trả thù thêm. Hồng Kông, từng là trung tâm sôi động của quyền tự do ngôn luận, giờ đây không còn an toàn cho một người có niềm tin như ông nữa.

Đức Hồng y Zen đang dựa vào một cây gậy để hỗ trợ khi ông đến tòa cùng với các bị cáo khác – học giả Hui Po-keung, bên trái, luật sư Margaret Ng và ca sĩ Denise Ho – vào tháng 5-2022. [ảnh của Kin Cheung/AP]

Vatican là trái tim tinh thần và ngoại giao của Giáo hội Công giáo. Nơi đây có thể cung cấp cho Hồng y Zen một chỗ ẩn náu để ông có thể tiếp tục sứ mệnh của mình. Bằng cách ở lại Rome, ông sẽ không rút lui mà định vị lại, khuếch đại tiếng nói của mình trên trường quốc tế. Cuộc đàn áp của Bắc Kinh không chỉ giới hạn trong chính trị mà còn trong tôn giáo. Chế độ này đã thắt chặt quyền kiểm soát đối với cộng đồng Công giáo Hồng Kông và gây sức ép buộc giáo sĩ phải tuân theo chương trình nghị sự của Đảng Cộng sản. Giống như Hồng y người Hungary József Mindszenty , người đã sống lưu vong nhiều năm sau khi phản đối chế độ cộng sản, Hồng y Zen có thể vạch trần những vi phạm này. Sự hiện diện của ông tại Rome sẽ buộc thế giới phải đối mặt với thực tế về cuộc tấn công của Trung Quốc vào quyền tự do tôn giáo. Sự đào tẩu của ông cũng sẽ báo hiệu cho những người Công giáo đang bị bao vây ở Hồng Kông rằng cuộc đấu tranh của họ không bị lãng quên.

Lời chỉ trích của Hồng y Zen về thỏa thuận tạm thời năm 2018 của Vatican với Trung Quốc, mà ông gọi là “bán rẻ” giáo dân Công giáo thầm lặng, nhấn mạnh vai trò của ông như một tiếng nói lương tâm (gióng lên) cho giáo hội. Ở lại Rome sẽ cho phép ông thúc đẩy việc đánh giá lại thỏa thuận bí mật này, đã được gia hạn ba lần và nó khuyến khích Bắc Kinh tăng cường (thêm lên sự) đàn áp giáo hội (ở Trung Cộng).

Tòa thánh Vatican cho biết thỏa thuận bổ nhiệm Giám Mục giữa Vatican và
Trung Cộng sẽ giải quyết sự chia rẽ kéo dài hàng thập kỷ giữa một giáo hội ngầm tuyên thệ trung thành với Vatican và Hiệp hội Công giáo Yêu nước do nhà nước giám sát.
Thỏa thuận này chưa bao giờ được công bố mà chỉ được các viên chức ngoại giao mô tả. Vatican cho biết giáo hoàng vẫn giữ quyền quyết định cuối cùng trong việc bổ nhiệm các giám mục Trung Quốc.
Đức Phanxicô đã bổ nhiệm khoảng 10 giám mục mới theo thỏa thuận này, và 15 giám mục (quốc doanh) khác có chức vụ trước đây bị vô hiệu, nay họ đã được chính thức hóa, tác động đến khoảng 25% giới lãnh đạo Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, Chambon cho biết.
 Quyết định gia hạn hiệu lực áp dụng thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc ký kết  ngày 22 tháng10, 2024 về việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo tại quốc gia cộng sản này, thời hiệu được gia tăng lên tới bốn năm thay vì 2 năm, nó cho thấy mức độ tin tưởng mới giữa hai bên, các nhà phân tích cho biết. (theo Tin của TTX Reuters)
Phát biểu vào tháng 9-2024 khi kết thúc chuyến công du Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Đức Phanxicô cho biết kết quả của thỏa thuận năm 2018 “là tốt”.
“Tôi hài lòng với cuộc đối thoại với Trung Quốc”, vị giáo hoàng 87 tuổi cho biết. “Chúng tôi đang làm việc với thiện chí”.
Hai giám mục Trung Quốc đã được có mặt tại Rome vào tháng 10-2024,  để tham gia các cuộc thảo luận tại công nghị Synod, kéo dài một tháng của các nhà lãnh đạo Công giáo tổ chức bởi Vatican . (theo Tin của TTX Reuters)

Một số người có thể cho rằng đào tẩu sẽ đồng nghĩa với việc bỏ rơi tín đồ của Hồng Kông. Nửa thế kỷ phục vụ của Hồng y Zen, giảng dạy tại các chủng viện, thăm tù nhân và rửa tội cho những người cải đạo như ông Lai, bác bỏ mọi cáo buộc như vậy. Quyết định ở lại Rome của ông không phải là chạy trốn mà là một lựa chọn chiến lược để bảo vệ khả năng chiến đấu của ông. Vatican có sức nặng ngoại giao để bảo vệ ông, và giáo hoàng mới, nhấn mạnh vào đối thoại với Trung Quốc, có thể chứng minh quyết tâm của mình bằng cách trao cho Hồng y Zen một vai trò chính thức tại Rome, có thể là cố vấn về vấn đề tự do tôn giáo.

Thế giới đang theo dõi. Sự đào tẩu của Hồng y Zen sẽ báo hiệu rằng giáo hội sẽ không khuất phục trước chế độ chuyên chế. Nó sẽ tôn vinh sự hy sinh của các nhà hoạt động dân chủ của Hồng Kông, từ ông Lai đến vô số người biểu tình vô danh đã phải đối mặt với dùi cui và song sắt. Quan trọng nhất, nó sẽ đảm bảo rằng tiếng nói của Hồng y Zen—bắt nguồn từ đức tin, được tôi luyện bởi đau khổ và không lay chuyển trong việc bảo vệ sự thật—tiếp tục vang vọng.

Tôi cầu nguyện rằng Đức Hồng y Zen sẽ chọn Rome, không phải là nơi lưu vong mà là thành trì để tiến hành cuộc chiến đạo đức cho tâm hồn Hồng Kông. Thế giới cần lời chứng của ngài hơn bao giờ hết.

Rev. Robert A. Sirico | Acton Institute

Cha Sirico là chủ tịch danh dự của Viện Acton và là cựu cha xứ của Giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Grand Rapids, Mich. Ngài là tác giả bài nhận định trên báo phố Wall, 2-5-2025.

***************************************************************

Thông Tấn Xã Công Giáo CNA, ngày 21 tháng 10, năm 2024

Một báo cáo mới đã làm sáng tỏ sự đàn áp mà 10 giám mục Công giáo ở Trung Quốc phải đối mặt khi họ chống lại nỗ lực kiểm soát các vấn đề tôn giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ thỏa thuận Trung Quốc-Vatican năm 2018 về việc bổ nhiệm giám mục. 

Báo cáo do Nina Shea biên soạn cho Viện Hudson, ghi lại những trải nghiệm đau thương của các giám mục (chui và vốn dĩ) được Tòa Thánh Vatican công nhận trước đây, những người đã bị giam giữ mà không qua thủ tục tố tụng hợp pháp, bị giám sát, bị cảnh sát điều tra và bị trục xuất khỏi giáo phận của họ vì từ chối tuân thủ, gia nhập vào Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA), một nhóm do nhà nước quản lý do Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ kiểm soát. 

Shea cho biết: “Báo cáo này cho thấy sự đàn áp tôn giáo đối với Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc đã gia tăng kể từ thỏa thuận Trung Quốc-Vatican năm 2018 về việc bổ nhiệm giám mục”.

Bà nói thêm: “Bắc Kinh nhắm vào 10 giám mục này sau khi họ phản đối Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, một tổ chức yêu cầu các thành viên phải tuyên thệ độc lập khỏi Tòa thánh”.

Tổ Chức Nhân Quyền Thê Giới, ngày 28 tháng 10, năm 2024.

“Một trụ cột trong “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình là nỗ lực của chính phủ nhằm định hướng lại lòng trung thành của người dân đối với Đảng, và do đó là trung thành đối với Tập Cận Bình. Những người thúc đẩy thế giới quan khác, như nhân quyền phổ quát (cho hết mọi người sinh ra), đức tin hoặc tâm linh, đều bị đàn áp và bị cưỡng bức “đi cải tạo”.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và nhiều tổ chức khác, bao gồm cả những tổ chức trong Giáo hội Công giáo La Mã, đã nhiều lần chỉ trích những thỏa thuận ( thỏa hiệp bí mật giữa Vatican và chính quyền Trung Cộng) đó. Ngay cả sau khi thỏa thuận được ký kết lần đầu, rõ ràng là Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã đàn áp rất nhiều, bao gồm cả đối với quyền tự do tôn giáo. Ở Tân Cương, chính phủ đã giam giữ tới một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo Turkic khác, giám sát toàn bộ dân số và cố gắng xóa bỏ nền văn hóa thiểu số, bao gồm cả việc san bằng hàng nghìn nhà thờ Hồi giáo. Vào ngày 31 tháng 8, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc đã ban hành một báo cáo lên án chứng minh những hành vi lạm dụng này, kết luận rằng chính phủ Trung Quốc có thể đã phạm tội ác chống lại loài người.


XÔ TỚI TRƯỚC – Lm. Minh Anh, Gp. Huế

 (Lm. Minh Anh, Gp. Huế) 

“Chúa đó!”.

“Vinh quang lớn nhất không phải là không bao giờ ngã, mà là biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã!” – Khổng Tử.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay tường thuật lần hiện ra thứ ba sau phục sinh của Chúa Giêsu cho các môn đệ; Gioan kịp nhận ra Ngài khi nói với Phêrô, “Chúa đó!”. Để rồi Ngài dành cho Phêrô ba câu hỏi một nội dung, “Anh có yêu mến Thầy không?”. Câu trả lời của Phêrô – người biết đứng dậy – là điều kiện của một con người được ‘xô tới trước!’.

Với Phêrô, đây là ‘lần gọi thứ hai’. Lần gọi thứ nhất, cách đây ba năm, tại biển hồ này, Phêrô được gọi khi Chúa Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai; lần gọi thứ hai, cũng tại đây, Phêrô được ‘gọi lại’ khi khởi đầu sứ vụ công khai của các môn đệ Ngài. Lần này, Ngài chỉ hỏi Phêrô, “Anh có yêu mến Thầy không?”. Và người đã từng chối Thầy sẽ phải cúi mặt lí nhí, “Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết, con yêu mến Thầy!”. Để sau đó, Ngài trao cho ông chiên mẹ, chiên con và cả đoàn chiên.

Vậy đâu là khác biệt giữa hai lần gọi? Sau lần gọi thứ nhất, Phêrô đã dứt khoát đi theo Chúa, nhanh nhẹn, chóng vánh nếu không nói là khá tự tin và không ít tự phụ để rốt cuộc, chối Thầy trước một nữ tỳ vô danh. Và lần gọi thứ hai cho thấy Thiên Chúa không bỏ cuộc với bất cứ ai, Ngài chỉ muốn ‘xô tới trước’ những con người Ngài yêu thương. Thiên thần hay ác quỷ, ánh sáng hay bóng tối, mạnh mẽ hay yếu nhược, nồng nàn hay dửng dưng, gần gũi hay xa cách, ngọt ngào hay cay đắng, thánh thiện hay tội lỗi… tất cả đều bộc lộ nơi một con người. Chúa Giêsu thấy rõ điều đó nơi Phêrô; ấy thế, Ngài không loại trừ, Ngài vẫn chọn gọi ông một lần nữa vì nhất định Phêrô phải được Ngài ‘xô tới trước’.

Lần dỡ các trang Tin Mừng, đã bao lần chúng ta chứng kiến Chúa Giêsu xô những con người tới phía trước. Ngài xô Zakêu, “Hãy xuống mau vì hôm nay tôi phải lưu lại nhà ông”; Ngài xô Lêvi đang ngồi ở bàn thu thuế, “Hãy theo tôi” để ông trở thành tông đồ thánh sử; Ngài xô biệt phái Nicôđêmô trong đêm bước ra với ánh sáng để ông trở thành tông đồ táng xác Thầy; Ngài xô Saolô trên đường Đamas để ông trở thành tông đồ dân ngoại; Ngài xô người nữ ngoại tình khỏi vòng tròn nghiệt ngã về nhà bình an, cũng như đã kịp xô anh trộm lành vào nước thiên đàng.

Anh Chị em,

“Chúa đó!”. “Sự hiện diện của Chúa Phục Sinh biến đổi mọi thứ: bóng tối trở thành ánh sáng, công việc vô ích một lần nữa trở nên có kết quả và đầy hứa hẹn, cảm giác mệt mỏi và bị bỏ rơi nhường chỗ cho một động lực mới và niềm tin chắc chắn rằng, Ngài đang ở cùng chúng ta!” – Phanxicô. Dù ở đấng bậc nào, hôm nay, Chúa Giêsu cũng đang gọi, đang hỏi mỗi người chúng ta, “Con có yêu mến Thầy không?”. Chúng ta sẽ nhanh nhảu trả lời hay sẽ nín thinh? Với Ngài, tình yêu thuở ban đầu nơi chúng ta còn nồng nàn hay đã nhạt phai? Chúng ta có cảm nhận được như Phêrô, “Ôi, tình yêu che lấp muôn vàn tội lỗi!”. Chúa đã quên hết quá khứ xấu xa hầu xô mỗi chúng ta về phía trước. Ước gì bạn và tôi có thể nói, “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa!” và Ngài chỉ cần ngần ấy!  

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, thì ra, Chúa chỉ muốn con yêu mến Chúa. Cho con đừng phí thời giờ vào những việc không đâu hầu luôn sẵn sàng để Chúa xô con tới trước!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Gp. Huế) 

*******************************************************

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH, NĂM C

Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho môn đệ ; rồi cá, Người cũng làm như vậy.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.   Ga 21,1-19 

1 Khi ấy, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. 2 Ông Si-môn Phê-rô, ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. 3 Ông Si-môn Phê-rô nói với các ông : “Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp : “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.

4 Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su. 5 Người nói với các ông : “Này các chú, không có gì ăn ư ?” Các ông trả lời : “Thưa không.” 6 Người bảo các ông : “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. 7 Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô : “Chúa đó !” Vừa nghe nói “Chúa đó !”, ông Si-môn Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. 8 Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.

9 Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. 10 Đức Giê-su bảo các ông : “Đem ít cá mới bắt được tới đây !” 11 Ông Si-môn Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. 12 Đức Giê-su nói : “Anh em đến mà ăn !” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai ?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. 13 Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các ông ; rồi cá, Người cũng làm như vậy. 14 Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.

15 Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giê-su hỏi ông Si-môn Phê-rô : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su nói với ông : “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” 16 Người lại hỏi : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Người nói : “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” 17 Người hỏi lần thứ ba : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có thương mến Thầy không ?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần : “Anh có thương mến Thầy không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự ; Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su bảo : “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. 18 Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” 19 Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông : “Hãy theo Thầy.”

MIỀN NAM ĐÃ GIẢI PHÓNG MIỀN BẮC NHƯ THẾ NÀO?

Duthapsang Tran

 Fw. Bài hay và đúng sự thật

Hòa hợp, hoà giải, và hòa bình thực sự để đất nước phát triển là nhu cầu bức thiết của dân tộc hiện nay. Sau 50 năm chia cắt, thì lòng người vẫn có “Triệu người vui, triệu người buồn!” theo như nhận xét của ông Võ Văn Kiệt. Đây là bài toán nan giải không dễ giải quyết, nhưng chúng ta phải làm, để theo kịp đà tiến hoá của nhân loại!

Thực ra, nếu hiểu nghĩa vui buồn theo dựa trên kẻ thắng người thua thì cả hai miền Nam – Bắc đều có vui lẫn cả buồn!!!

Miền Bắc vui vì đã thống nhất đất nước qua sức mạnh cứng bằng súng đạn. Công lao này không ai phủ nhận, miễn là đừng lấy cái thế của kẻ thắng trận mà kiêu căng chà đạp lên nỗi đau của dân miền Nam. Miền Nam thì đã giải phóng được miền Bắc qua sức mạnh mềm!

Tự lúc nào văn hóa sống cởi mở, nhân bản của dân Miền Nam đã thức tỉnh dân Miền Bắc, văn chương, âm nhạc đầy tình người, tình tự quê hương của Miền Nam át đi những bài nhạc đầy hận thù, sắc máu với những giai điệu chói tai. Người Miền Nam chia sẻ với dân Miền Bắc tình cảm qua Nhạc Vàng Bolero đầy tình người như bài hát Tôi Muốn của Nhạc sĩ Lê Hựu Hà với câu: “… Tôi muốn mọi người biết thương nhau không oán ghét không gây hận sầu. Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau, Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu…”

Trong một bài viết nhân dịp 50 năm ngày 30/4 của người bên thắng cuộc, tác giả Trần Lệ Bình muốn nói lên cảm nghĩ thật lòng dù có khi bị ném đá: “Tối tối mỗi khi có điện, đám bạn đến đầy nhà để nghe bài nhạc Pháp “Bang Bang”… Khi sống trong cảnh cả ngày chỉ nghe đài phát thanh phát những bài hát như hét như gào: “…không cho chúng nó thoát, chúng bay vào sẽ không có đường ra nó….” quen tai, bây giờ được nghe hai tiếng “bang bang” với âm điệu du dương đến mê hồn, khiến chúng tôi không ngờ trên đời nay lại có những loại nhạc làm lay động lòng người đến như vậy.”

Ở một đoạn khác, tác giả Trần Lệ Bình nói về chị bán mướp: “… Lúc này chị cầm trong tay chiếc dao gọt tôi chưa thấy bao giờ, tay chị lướt nhẹ nhàng từ trên xuống dưới quả mướp, vỏ mỏng như tờ giấy đều đều chui từ giữa kẽ dao rơi xuống vẫn đúng chiều dài của quả mướp. Chỉ trong tích tắc, quả mướp hết vỏ vẫn tròn trịa như nguyên. Với nét mặt thật sung sướng, chi nói: “Cái thứ dao của bọn ngụy hay thật!”. Mấy chị đang đứng chờ mua cũng xen vào: “Thế đấy, cái dao đơn giản và thuận tiện thế mà miền Bắc XHCN cũng không làm nỗi…”. Tác giả kết luận: “Một sự thật mà bất cứ ai còn có lòng trung thực đều không thể phủ nhận là 30-4-75 đã giải phóng Miền Bắc khỏi nghèo nàn lạc hậu, đã cho dân Bắc được tiếp cận với văn minh của nhân loại.

Dân Miền Nam sẽ rất vui và nên tự hào nếu họ biết được chính họ đã giải phóng người dân Miền Bắc khỏi bức màn sắt của giáo điều đã che đậy tầm nhìn, sự hiểu biết của dân Miền Bắc với thế giới văn minh, nhân bản hơn. Miền Nam vui vì được người bên thắng cuộc, bà Dương thu Hương, công nhận là xứ văn minh tiến bộ ngay trưa ngày 30/4/1975 chứ không phải đợi mãi đến giờ này ông Tô Lâm mới dám xác nhận Sài Gòn là Hòn ngọc Viễn Đông!

Đến đây thì người dân Miền Nam có thể dùng tựa của một bài hát của nhạc sĩ Nhật Ngân để đặt câu hỏi “Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh” và dân Miền Nam nên vui mừng vì họ đã giải phóng được Miền Bắc qua quyền lực mềm: tinh thần khai phóng, nhân bản và nghĩa đồng bào. 

Nguyễn văn Lợi


 

2 thánh Tông Đồ Philipphê và Giacôbê – Cha Vương

Chúc bình an đến bạn và gia đình. Hôm nay 3/5 Giáo Hội mừng kính trong thể 2 thánh Tông Đồ Philipphê và Giacôbê. Mừng bổn mạng đến những ai chọn các ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 7: 03/05/2025

Thánh Philipphê là người xứ Bethsaida. Ông là một trong những người đầu tiên được Đức Giêsu kêu gọi. Chính ông đã mách cho Nathanael Tin mừng lớn lao này: “Đấng mà sách luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng ta đã gặp. Đó là ông Giêsu, người Nazareth”. Thấy bạn mình còn hoài nghi, ông đã giục: “Cứ đến mà xem”. Nathanael sau khi đã gặp Đức Giêsu và nghe Ngài nói thì đã tin. Philipphê đã xuất hiện nhiều lần trong Phúc âm: Lúc Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều; làm trung gian cho những người ngoại giáo muốn gặp Đức Giêsu. Philipphê cũng là người đã xin Đức Giêsu: “Lạy Ngài, xin chỉ cho chúng con thấy Cha, thế là đủ cho chúng con”. Người ta nghĩ rằng ông đã đem Tin mừng đến cho người Scythen sau ngày lễ Ngũ tuần và chết rất thọ ở Hiérapolis, tại Phrygie.

    Còn thánh Giacôbê mà chúng ta mừng kính hôm nay là Giacôbê hậu, con ông Alphê. Gọi là Giacôbê hậu để phân biệt với Giacôbê tiền, là con của ông Dêbêđê. Phân biệt này không mang ý nghĩa gì khác ngoài việc tránh sự nhầm lẫn. Khoa Thánh Kinh còn nghi ngờ không biết có phải Giacôbê hậu này có phải là “anh em của Đức Giêsu” và là tác giả của lá thư Giacôbê hay không? Nhưng Phụng vụ Rôma lại có sự đồng hoá và xác nhận. Trước khi các Tông đồ tản mác mỗi người một nơi, thì họ chỉ định thánh Giacôbê làm Giám mục Giêrusalem. Ngài là linh hồn của cộng đoàn Giêrusalem. Vì ngài đã làm cho nhiều người trở lại với Đức Giêsu nên bị bản án ném đá. Ngài đã chịu tử đạo đang khi quỳ gối cầu nguyện cho tên lý hình đang kết thúc đời Ngài bằng một thanh sắt giáng xuống trên người, trong thời điểm mừng lễ Vượt Qua. (Theo “Tự điển các thánh”, trang 268-269 và trang 159).

Noi gương thánh Philipphê và thánh Giacôbê, bạn có thể trở thành tông đồ của Chúa qua lối sống hằng ngày của mình hôm nay bằng cách làm những việc nhỏ với một con tim chân thành, với một thái độ cởi mở. Đây là một minh chứng hùng hồn và cụ thể nhất cho đức tin của mình đó. 

Xin thánh Philipphê và thánh Giacôbê, cầu cho chúng con.

From: Do Dzung

**************************

Mai Thảo, Thanh Sử – Hãy Theo Thầy

Đêm đó, tôi hiểu tình yêu đích thực là gì.-Truyện ngắn HAY

Chau Doan 

 Cha mẹ tôi đã kết hôn được 55 năm. Một buổi sáng, mẹ tôi đi xuống cầu thang để chuẩn bị bữa sáng cho cha, nhưng bà bị đau tim và ngã. Cha tôi cố gắng hết sức nâng mẹ dậy và gần như kéo bà lên xe tải. Ông lái xe với tốc độ tối đa, không tuân theo đèn giao thông, để đưa mẹ đến bệnh viện.

Khi đến nơi, đáng buồn là mẹ tôi đã không còn nữa.

Trong tang lễ, cha tôi không nói gì, ánh mắt ông lạc lõng và hầu như không khóc.

Đêm đó, các con của ông đã ở bên ông. Trong không khí đau buồn và hoài niệm, chúng tôi nhớ lại những kỷ niệm đẹp, và ông yêu cầu anh trai tôi – một nhà thần học – nói về nơi mẹ tôi đang ở lúc đó. Anh trai tôi bắt đầu nói về cuộc sống sau cái chết và suy đoán về nơi mẹ có thể đang ở.

Cha tôi lắng nghe chăm chú. Đột nhiên, ông yêu cầu chúng tôi đưa ông đến nghĩa trang.

“Cha!” chúng tôi đáp, “bây giờ là 11 giờ đêm, chúng ta không thể đến nghĩa trang ngay lúc này được!”

Ông cao giọng, ánh mắt đượm buồn: “Đừng cãi cha, xin đừng cãi lại người vừa mất đi người vợ 55 năm của mình.”

Chúng tôi im lặng đầy tôn trọng, không cãi thêm nữa. Chúng tôi đến nghĩa trang, dùng đèn pin để tìm đến mộ mẹ.

Cha tôi ngồi xuống, cầu nguyện và nói với chúng tôi: “Đó là 55 năm… các con biết không? Không ai thực sự có thể nói về tình yêu đích thực nếu chưa từng sống cả đời với một người.”

Ông dừng lại, lau mặt.

“Mẹ và cha đã cùng nhau trải qua những điều tốt đẹp và tồi tệ,” ông tiếp tục. “Khi cha đổi việc, chúng tôi cùng thu dọn đồ đạc khi bán nhà và chuyển đi. Chúng tôi chia sẻ niềm vui khi thấy các con trở thành cha mẹ, cùng nhau đau buồn trước sự ra đi của những người thân yêu, cùng cầu nguyện trong phòng chờ của một số bệnh viện, cùng nâng đỡ nhau trong đau đớn, ôm nhau mỗi ngày, và tha thứ cho những sai lầm.”

Rồi ông dừng lại và nói thêm: “Các con, tất cả đã kết thúc và cha hạnh phúc tối nay. Các con biết tại sao cha hạnh phúc không? Vì mẹ đã ra đi trước cha. Mẹ không phải chịu đựng nỗi đau và sự cô đơn khi chôn cất cha, khi bị bỏ lại một mình sau khi cha rời đi. Cha sẽ là người chịu đựng điều đó, và cha cảm ơn Chúa vì điều này. Cha yêu mẹ đến mức không muốn mẹ phải chịu khổ…”

Khi cha tôi nói xong, tôi và các anh em nước mắt lăn dài. Chúng tôi ôm cha, và ông an ủi chúng tôi: “Không sao đâu. Chúng ta có thể về nhà. Hôm nay là một ngày tốt.”

Đêm đó, tôi hiểu tình yêu đích thực là gì. Nó không chỉ là sự lãng mạn và tình dục, mà là hai người luôn ở bên nhau, cam kết với nhau… qua tất cả những điều tốt đẹp và tồi tệ mà cuộc sống mang lại.

Bình an trong trái tim các bạn.

Nguồn: Susan Arnold


 

ĐÊM TRƯỚC NGÀY 30/4/2024: BUỒN VÀ THƯƠNG CHO DÂN MÌNH NƯỚC MÌNH

Phêrô Nguyễn Văn Khải added 7 new photos from April 29, 2024 at 5:37 PM.

April 29, 2024

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT

 Năm nào cũng vậy cứ những ngày này tôi khó ngủ. Nhớ đến nguyên nhân, diễn biến và hậu quả, đặc biệt là các nạn nhân của cuộc chiến 54-75 tôi càng thấy thương cho dân mình nước mình và càng giận những kẻ gây chiến là cộng sản Việt-Nga-Tầu.

Tôi thương cho những người lính của quân đội VNCS, trong đó có những người thân của tôi, có bố tôi, có chú tôi, có những người anh em của tôi, đã phải hy sinh tuổi trẻ, đã bỏ một phần máu thịt, hoặc bỏ cả mạng mình ở khắp bốn chiến trường A-B-C-D.

Vì họ đã bị tuyên truyền, đã bị tẩy não, đã bị nhồi sọ, đã bị lừa và bị lùa vào cuộc chiến khốc liệt! Họ đã bị đánh cắp tuổi trẻ và mạng sống mà rốt cuộc bản thân họ, gia đình họ và cả quốc gia dân tộc chẳng được lợi lộc gì! Chỉ có một số kẻ cơ hội, những kẻ đầu cơ chiến tranh là được lợi và họ vẫn tiếp tục hưởng lợi từ cuộc chiến này cho đến hôm nay.

Tôi thương cho những người lính của quân đội VNCH đã phải gồng mình bảo vệ một quốc gia tự do được Liên hợp Quốc công nhận, một chế độ dân chủ do người dân chọn lựa. Họ đã thắng trong từng trận đánh, nhưng đã thua trong toàn cuộc chiến, vì bị đồng minh phản bội và bỏ rơi trong khi đối thủ lại được Nga-Tầu hậu thuẫn quá mạnh.

Tôi thương cho các thương binh của VNCH bị hắt hủi, phải sống lay lắt, cơ cực và nhiều người chết một thân một mình. Thế mà đến cái tên gọi là Thương Phế Binh VNCH, nhiều người cũng không dám gọi và lại càng không dám đưa tay giúp đỡ, nhưng miệng thì vẫn ra rả xưng mình là bạn đồng hành của những người nghèo, những người bị loại trừ, những người bị bỏ rơi, etc.

Tôi thương cho những người cha người mẹ bị mất con, những người vợ mất chồng, những người chồng mất vợ, những người con mất bố, những anh chị em mất nhau, ở cả hai miền Bắc-Nam, cả bên cộng sản lẫn bên cộng hoà. Tôi thương cho bao nhiêu thiếu nữ Miền Bắc phải đi dân công hoả tuyến đến khi chiến tranh kết thúc thì đã quá lứa lỡ thì và phải sống côi cút vất vả và bệnh tật cả đời.  

Tôi thương cho những tín đồ, những tu sĩ của các tôn giáo, đã phải vào tù trước sau và vì cái ngày 30 tháng 4 ấy, trong đó có cha đỡ đầu của tôi, có bác của tôi; thậm chí có cha bị bắt và bị đánh chết trong tù chỉ sau mấy ngày giam giữ như cha xứ của tôi. 

Tôi thương cho hàng triệu công dân VNCH bị đảo lộn cuộc sống, cho hàng chục nghìn gia đình quân dân cán chính VNCH bị tan cửa nát nhà, mất tài sản, mất công ăn việc làm và thậm chí phải vào tù hoặc bị lưu đầy chốn rừng thiêng nước độc.

Tôi thương cho những người vượt biên vượt biển, lao vào cõi chết để tìm cõi sống, bao nhiêu người đã bỏ mình trên rừng dưới biển trên đường đi tìm tự do, bao nhiêu người đã bị cán bộ, công an và cướp biển trấn lột, bỏ tù, hãm hiếp và cướp bóc mà thương tích trong tâm hồn còn hằn sâu đến hôm nay.

Tôi thương cho đất nước mình, man rợ thắng văn minh, độc tài thắng dân chủ, ma quỷ nhảy lên làm thần phật, những kẻ bất tài thất đức thâu tóm quyền lực trong khi những kẻ có tâm có tài thì hoặc bị bỏ tù, hoặc bị quản chế, hoặc bị cô lập, hoặc bị loại trừ, hoặc đã phải bỏ nước ra đi…

Nỗi đau buồn của tôi có thể sẽ giảm thiểu ít nhiều, nếu Việt Nam nay có tự do và quyền con người được tôn trọng, nếu môi sinh không bị tàn phá, nếu người dân không bị đè đầu cưỡi cổ và bị móc túi bằng đủ cách khác nhau, nếu đạo đức luân lý không ngày càng xuống cấp bởi tham nhũng, dối trá và bạo lực, nếu các tôn giáo không bị kiểm soát và thao túng, nếu nhiều chức sắc và nhà tu hành không bị tha hoá trở thành tay chân của bạo quyền, etc.

Đằng này…!

Một chế độ thực tâm yêu nước và thương dân sẽ không tổ chức “mừng chiến thắng”, một chính quyền biết chữa lành vết thương chiến tranh sẽ không tiếp tục ăn mày dĩ vãng để chia rẽ và thống trị dân.

Tôi nghĩ người có nhân bản, có đạo đức, có hiểu biết không ai lợi dụng dịp này để đi du hý. Ai lại đi ăn mừng trên nỗi đau của người khác và trên cái mất mát của chính dân tộc mình?

Đến như chính ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một lãnh tụ hàng đầu của cộng sản Việt Nam, một người có vợ con chết trong cuộc chiến mà ông là tác nhân còn biết nói hồi hơn 20 năm trước rằng 30 tháng 4 là ngày “triệu người vui thì cũng có triệu người buồn”.

Tôi đọc kinh và làm lễ cầu nguyện cho các nạn nhân trong cuộc chiến 54-75, những người đã qua đời cũng như những người còn đang sống, Bắc cũng như Nam, quốc gia cũng như cộng sản, chết trước cũng như sau 75, chết trên chiến trường, chết trên rừng dưới biển, cũng như trong các trại tập trung của cộng sản.

Tôi cầu nguyện cho những người vì yêu nước và thương đồng bào, vì dấn thân cho tự do dân chủ, cho quyền con người đang bị lưu đầy ở các nước hoặc đang còn bị giam cầm hiện nay trong các trại tù của chính quyền cộng sản.

Xin Chúa cho người chết được hưởng hạnh phúc thiên đàng cùng các bậc tổ tiên và xin cho người sống được tìm thấy ý nghĩa cuộc đời bất chấp những gian nan, khốn khó.

Tôi cũng cầu nguyện cho mọi người Việt Nam sớm được sống như là một con người được tôn trọng và yêu thương chứ không phải như một con vật bị bạo quyền lạm dụng, được sống như con cái của Đức Chúa Trời chứ không phải như nô lệ cho các thế lực đen tối, được có đủ tự do và điều kiện để xây dựng cuộc sống của mình như Chúa muốn và người mong.

Tôi cầu nguyện cho mỗi người thức tỉnh!

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT


 

THẤY THẦY LÀ THẤY CHA – Lm. Đaminh Trần Công Hiển

Lm. Đaminh Trần Công Hiển

Được sống với Thầy, được nghe những bài giảng của Thầy về Chúa Cha, Philipphê nhận ra Chúa Cha là Đấng cao cả nhưng cũng rất tốt lành, là nguồn hạnh phúc, cho nên ông và các tông đồ khác đã ước ao được thấy Chúa Cha: Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện!  Qua đó, chúng ta thấy được tấm lòng khao khát tìm kiếm chân lý của Philipphê và các Tông đồ.

 Ước nguyện ấy lại được Chúa Giêsu đáp ứng một cách dễ dàng không ngờ: ai Thấy Thầy là thấy Cha!  Một ước vọng có vẻ cao sang nhưng lại được được đáp ứng quá nhanh chóng đến độ bất ngờ như thế, thực sự là một Tin vui hạnh phúc cho loài người chúng ta trên hành trình tìm kiếm chân lý, nhưng nhiều khi cũng vì quá dễ dàng, nên chân lý vĩ đại này lại thường bị bỏ quên.  Người ta thích đi con đường dài và  hiểm trở (để quan trọng hóa vấn đề) hơn là chọn con đường có vẻ quá đơn giản như thế.  Người ta đi tìm Chúa nơi nao trong khi Chúa ở rất gần, ở bên cạnh, ở trong lòng ta thì lại không biết, không thấy!  Người ta thích suy tư lý luận dài dòng phức tạp nhưng lại quên rằng Thiên Chúa của chúng ta và đường lối của Ngài lại rất đơn sơ. 

Có lẽ Philipphê và Giacôbê cùng các Tông đồ sau khi được Chúa dạy dỗ bài học hôm nay, đã ý thức để sống thân mật với Chúa hơn, lãnh nhận chân lý với niềm tin yêu, và sau này các Ngài đã đổ máu đào để làm chứng cho chân lý ấy. 

Đối với chúng ta hôm nay, chúng ta có khát khao tìm kiếm chân lý, tìm kiếm hạnh phúc đích thực không?  Có người vất vả đi tìm hạnh phúc tạm bợ, giả tạo nơi tiền bạc, danh vọng, lạc thú…; có người đi tìm ở triết thuyết này, đạo pháp kia; có người biết là phải đi tìm Chúa nhưng không biết tìm ở đâu!  Thì đây, Chúa Giêsu cho chúng ta câu trả lời đễ dàng đến bất ngờ:  Thầy là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy.  Thì ra gặp Chúa Giêsu là gặp Chúa Cha nguồn Sự thật, thấy Chúa Giêsu là thấy Chúa Cha nguồn sự sống, yêu mến Chúa Giêsu là yêu mến chính Thiên Chúa là nguồn tình yêu.  Mà làm thế nào để tìm biết Chúa Giêsu? 

Nếu anh biết Thầy, anh cũng sẽ biết Cha.  Khổ nỗi, cho đến hôm nay nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết Chúa Giêsu, mặc dù ta mang danh là Kitô hữu, ta vẫn nghe Kinh Thánh mỗi ngày, vẫn rước Chúa mỗi ngày!  Nếu một người lương dân hỏi: Chúa Kitô là ai?  Có lẽ phần đông chúng ta cũng gặp khó khăn trong câu trả lời đấy!  Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại cách sống đạo của chính mình, kẻo chúng ta cũng bị trách như Chúa Giêsu trách Philipphê: Thầy ở với anh bấy lâu mà anh không biết thầy ư?  Phải chăng chúng ta cần tiếp cận Kinh Thánh một cách ý thức hơn, dành thời giờ học hỏi Kinh Thánh nhiều hơn, để biết đọc, biết suy, biết cảm nếm, để chúng ta có thể gặp được Đức Kitô Phục sinh đang sống động trong từng trang, từng Lời Kinh Thánh và để chính Đức Kitô sống động trong cuộc sống thường ngày của ta.

 Nhiều anh chị em sau khi tham gia những khóa học Kinh thánh đã phải thốt lên: bây giờ tôi mới biết Đức Kitô là ai, bây giờ tôi mới cảm nghiệm tình Chúa yêu tôi như thế nào!  Trước đó họ vẫn đọc Kinh Thánh chứ, vẫn nghe Kinh Thánh, vẫn học giáo lý, vẫn nghe giảng dậy hàng ngày, nhưng có lẽ những hiểu biết, Đức Tin, lòng yêu mến có được chỉ là vay mượn, không đích thật là của mình, cho nên nó hời hợt, không có chiều sâu và dễ bị nghiêng ngả chao đảo khi gặp thử thách đau khổ.  Chỉ khi nào chính mình khám phá, trải nghiệm thì Đức Tin vào Đức Ki tô mới kiên vững, tình mến vào Chúa Kitô mới nồng nàn, và như thế chúng ta sẽ gặp được Chúa Cha là nguồn chân lý, bình an và hạnh phúc, và khi đó, chúng ta có thể làm được những điều như Chúa Giêsu đã làm, đó là làm nhân chứng cho Tin Vui phục sinh ở mọi nơi, để Chúa Cha được tôn vinh nơi Chúa con, để nhân loại được hạnh phúc trong Tình yêu của Chúa Ba Ngôi. 

Nguyện xin hai thánh Tông đồ Philipphe và Giacôbê cầu thay nguyện giúp để chúng con noi gương các Ngài, khao khát tìm Chúa, siêng năng học hỏi Kinh Thánh, rước Thánh Thể một cách ý thức hơn để chúng con thực sự găp được Chúa, có được cuộc sống thân mật với Chúa Kitô, từ đó chúng con trở thành nhân chứng sống động, dám sống và chết cho Tin mừng Phục sinh.  Amen! 

Lm. Đaminh Trần Công Hiển

From: Langthangchieutim