CHUYỆN ĐỜI NGÀNH Y – Truyện ngắn HAY

Kimtrong Lam                                                                                           

Sáng thứ tư, ngồi phòng khám, có nhiều chuyện về những bệnh nhân làm tôi suy nghĩ nhiều. Buồn vui lẫn lộn. Xin kể ra đây hai câu chuyện.

CHUYỆN THỨ NHẤT.

Cô bé gái có gương mặt rất xinh bẽn lẽn theo mẹ vào phòng khám. Chưa kịp nhìn tên, chỉ mới nhìn đôi mắt, vô thức tôi chợt bật lên thành tiếng:

– Bé Q phải không?

– Dạ đúng rồi bác Khôi. Bé Q đó. Cả mười năm mới gặp lại bác.

Trong cuộc đời hành nghề Y, tiếp xúc với không biết bao nhiêu thân phận, nhưng có những gương mặt vui buồn, không vui không buồn, tôi không thể nào quên. Bé Q là một trường hợp như vậy. Lần đó, chúng tôi tiếp nhận một bé gái có đôi mắt chiếm gần nửa khuôn mặt trong tình trạng vặt vẹo. Hỏi ra mới biết sau sinh đâu tâm một tháng thì em bé cứ có những cơn đau gồng cứng người. Thể trạng mỗi lúc một kém đi. Người mẹ xứ Quảng bồng con lên xe vào Sài Gòn. Lê la mấy tháng trời qua nhiều bệnh viện rồi cuối cùng đến với chung tôi. Qua siêu âm, tôi chẩn đoán cháu bị bệnh ALCAPA, tức là một động mạch vành trái nuôi tim không xuất phát từ động mạch chủ như bình thường để nhận máu đỏ giàu oxy mà lại xuất phát từ động mạch phổi, nơi có độ bão hòa oxy rất thấp. Trái tim bé vì vậy mà bị nhồi máu (như người lớn) ngay từ những ngày đầu.

Siêu âm là vậy. Phẫu thuật viên cũng đồng thuận với chẩn đoán nhưng chủ trì hội chẩn là thầy tôi, không phải là bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi, muốn chắc chắn nên yêu cầu chụp CT. Oái ăm một nỗi là chụp CT thì bảo là bình thường. Tôi lập thệ với thầy là tôi đúng. Không mổ chuyển lại thì em bé sẽ chết. Vậy là tôi và phẫu thuật viên phải cam kết danh dự. Cuối cùng cuộc mổ cũng thành công. Dĩ nhiên là chúng tôi đúng. Trái tim em bé đã rất yếu.

Nguy cơ tử vong cao. Gia đình lại không có tiền. Lúc đó, chúng tôi kêu gọi và nhanh chóng nhận được ủng hộ. Em bé sau đó ra viện.

Lần này vào tái khám, chức năng tim tốt đến không thể tưởng tượng. Chỉ còn lại vết sẹo thiếu máu cũ trong tim là nhắc nhớ về một căn bệnh thập tử nhất sinh ngày xưa.

Mẹ và bé sau khi nhận được kết quả và tư vấn của bác sĩ liền vội ra về. Một cô bé đẹp. Vẫn đôi mắt to tròn như ngày xưa và giờ đã bắt đầu có nét lúng liếng của tuổi tiền dậy thì.

Một cảm giác ấm lòng.

CHUYỆN THỨ HAI

Trước mặt tôi là một người nữ, nếu không nhìn vào năm sinh thì tôi chắc chắn không thể đoán ra tuổi tác. Và cũng nhìn vào cái tên không phải tên Việt mà của người Chăm vùng An Giang nên tôi mới ngỡ ngàng nhận ra.

Ngày đó, chắc cũng đâu cùng thời gian với bé Q, một bé gái được đưa từ An Giang đến. Ấn tượng nhất là bé khóc không có cách gì dỗ nín, không ai có thể dỗ nín. Khóc từ đầu đến cuối, khóc đến khi mệt quá thì thôi. Tỉnh dậy khóc tiếp. Bé mắc hội chứng Williams, một hội chứng di truyền làm mô liên kết (mô dẻo) trong cơ thể thiếu một protein làm dẻo nên các mạch máu rất dễ cứng và gây hẹp. Hẹp nhất là ngay sau van động mạch chủ.

Nhà bé rất nghèo nên mọi chi phí phẫu thuật đều do tài trợ. Bé mổ xong tạm ổn. Mỗi lần lên tái khám là mẹ chạy xe máy từ Châu Đốc đến Quận 5 ngày xưa (giờ là phường Chợ Lớn). Đi xe đò không đủ tiền. Mỗi lần đến là như một lần đánh vật vì thuốc an thần không có cửa làm bé dịu di. Ai cũng biết bé. Cả cái tên khá đặc biệt đó ai cũng nhớ.

Giờ ngồi trước mặt tôi là một cô gái béo phì cực nặng. Tâm trí không hơn một đứa trẻ lên tư. Khuôn mặt buồn như được tạc từ đá đen.

– Nó ăn ít lắm bác ơi. Chỉ suốt ngày ăn vặt và uống nước ngọt.

– Nước ngọt có hại lắm đó. Nguyên nhân béo phì đấy.

– Dạ. Biết mà nói nó có nghe đâu. Ưa làm gì nó làm. Nửa đêm ưa bỏ nhà đi thì đi. Hai vợ chồng tui cực muốn chết. Mới hôm trước nó bỏ nhà đi mấy ngày luôn.

Vậy đó. Bác sĩ còn có cách nào hơn để giúp gia đình? Chỉ lưu ý rằng những bé bị hội chứng Williams này rất ngây thơ và hoàn toàn không có cơ chế nghi ngờ còn người. Các bé, cả nam lẫn nữ, đều là nhóm nguy cơ cao bị lạm dụng tiền bạc, lạm dụng tình dục. Mà cả thành thị lẫn nông thôn, bọn biến thái luôn luôn có mặt. Chợt rùng mình nghĩ về chuyện một bé vừa mắc bệnh tim, vừa thiểu năng lại phải mang trong mình một bào thai. Khổ không biết để đâu cho hết.

Hai cha con lầm lũi dẫn nhau ra về. Người cha với những bước chân nặng nề. Con gái với những bước đi mông lung vô định như đang đi trong làn sương mù dẫu hành lang đang lô nhô người đứng, người ngồi.

Vậy đó. Chuyện thường nhật của một bác sĩ bình thường luôn thăng trầm với những phận người rất đỗi bình thường. Mà cũng chính những cái rất đỗi bình thường ấy, không sân khấu, không hào quang chói lọi ấy chính là ý nghĩa thẳm sâu nhất và cũng là bệ đỡ tinh thần của một thầy thuốc.

Trong ảnh là một bé khác ở Bến Tre, bác sĩ đi thăm sau khi được mổ tim.


 

Tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô – Cha Vương

Happy July 4th đến bạn và gia đình nhé. Tạ ơn Chúa, cảm ơn U.S.A.!

Cha Vương

Thứ 6: 04/07/2025 -5-24

TIN MỪNG: Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh. (2 Cr 12:10)

SUY NIỆM: Trên đời nay không ai muốn tự cho mình là yếu cả, thế mà Thánh Phao-lô dám tuyên bố rằng: tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối… Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh! Điều bí ẩn gì mà Thánh Phao-lô muốn nói với bạn hôm nay? Ý ngài muốn giúp bạn khám phá ra về lợi ích thiêng liêng trong sự yếu đuối của mình. Để chấp nhận những giới hạn và yếu đuối của mình một cách dễ dàng, bạn cần phải có đức khiêm nhường, qua đó bạn mới đến với Chúa trong sự yếu đuối mỏng giòn của mình được. Khiêm nhường là mở lòng để đón nhận ý Chúa, mở lòng để sống theo ý Chúa. Như bạn cũng đã biết nước Hoa Kỳ được liệt kê là một cường quốc. Thế mà trong bản tuyên ngôn độc lập có viết một câu đã trở thành niềm kiêu hãnh và sự công nhận quyền bình đẳng, quyền tự do cho mỗi công dân Hoa Kỳ trong đó có bạn nữa: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Đấng Tạo Hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc.” Vì cả guồng máy chính trị được đặt trên nền tảng bất cả xâm phạm này mà nước Hoa Kỳ được trở nên hùng mạnh. Họ hùng mạnh không phải vì họ có những loại vũ khí tối tân nhất thế giới nhưng mà là do họ biết đặt Đấng Tạo Hoá (Thiên Chúa) lên hàng đầu. Đúng là họ đã hiểu được lời thánh Gioan nói: “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (x Ga 15:5b) Vậy hôm nay trong bầu không khí mừng Lễ Độc Lập, mời bạn hãy dành thời gian để cầu nguyện cách riêng cho đất nước Hoa Kỳ, xin Chúa luôn bảo vệ mảnh đất tự do mà Chúa đã ban để mọi người công dân được “có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc”.

LẮNG NGHE: ĐỨC CHÚA phán với ông Áp-ram: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành. ( St 12:1,2)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa là Đấng hiền lành khiêm nhường, thật diễm phúc cho con được gọi là con của Chúa, xin đoái nhìn đến phận yếu hèn của con, xin đừng để con đi ra khỏi con đường Chúa đã vạch ra cho con, và xin cho con luôn bước theo Chúa để được hạnh phúc muôn đời.

THỰC HÀNH: Đọc 10 Kinh Kính Mừng để dâng đất nước Hoa Kỳ cho Mẹ Maria. 

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=MfJ78D-zUZY

 Tất Cả Là Hồng Ân || St Lm. Huy Hoàng || Tb Sr Hoàng Phương

NHÂN SINH – Truyện ngắn cảm động – HAY

Xuyên Sơn

Sáng nào tôi cũng thấy cậu bé này cầm cái lon đứng trước quán ăn.

Tôi để mắt theo dõi thì thấy thực khách vừa kêu tính tiền thì cậu bé chạy vào và nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư thì vội vã trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp.

Khi cái lon gần đầy thì cậu bé biến mất. Bàn tôi ngồi thì đứa bé không bao giờ quan tâm tới,

vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly cà phê.

Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen và tìm hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đình của đứa bé,

mới biết cháu tên Tuấn.

Tôi cố tình làm quen với cậu bé nhờ hôm ấy trời mưa, cậu bé đứng nép vào trong quán.

Cậu bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán vì mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước.

Tôi với tay kéo ngồi xuống bàn và hỏi cháu có thích uống cà phê không?

Tuấn lắc đầu lia lịa và không uống.

Tôi hỏi cháu làm gì ngày nào cũng ra đây?

và hiện sống với ai?

Cậu bé như đoán được rằng:

tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên cậu bé cũng trả lời nhanh nhẹn rằng:

– “Con sống với ba má con,

Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…”

Tôi hỏi tiếp:

– “Còn con có đi học không ?”

Tuấn nói:

– “Con không có đi học… Con ở nhà phụ với má nuôi heo…”.

Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của Tuấn nơi quán ăn này.

Nghe cậu bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho Tuấn lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó Tuấn không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nữa.

Và nhờ tính tình hiền hậu thật thà mà chị chủ quán cho Tuấn vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho Tuấn ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và Tuấn gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.

Có lần Tuấn hỏi tôi:

– “Chú làm nghề gì vậy hả chú?”

Tôi chỉ trả lời ngắn gọn qua loa không nói rõ làm nghề gì.

Đúng vậy tôi mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày một buổi cà phê hai bữa cơm độn qua ngày.

Thời gian chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ nữa nhưng vẫn quen cứ sáng cà phê quán gần nhà.

Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay không mà tôi ghiền không bữa nào vắng.

Một hôm, tôi đề nghị theo Tuấn về nhà cháu chơi cho biết vì Tuấn nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy cháu do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay Tuấn đang dấu diếm điều gì.

Thương Tuấn lắm, tôi dúi tiền cho Tuấn hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo Tuấn khi Tuấn mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy Tuấn lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ.

Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà cháu không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình 3 người ở thì chỗ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ thì Tuấn lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều.

Đợi Tuấn đi khuất tôi đến gần. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom người xuống.

Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm Tuấn,

thì nghe giọng đàn ông cho biết Tuấn vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào….

Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi.

Người đàn ông hốc hác cụt hai chân tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm.

Một người phụ nữ mắc bệnh, gương mặt xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn mà Tuấn vừa mới đem về.

Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…

Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tần tảo nuôi chồng bao năm nay giờ mang bệnh ác tính nặng nề thật đau xót.

Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui.

Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đình cậu bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn.

Sáng hôm sau ra uống cà phê, Tuấn gặp tôi thì lấm lét không dám nhìn tôi vì cháu đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà.

Tuấn thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục cháu nhiều lắm.

Tôi kêu Tuấn lại và nói nhỏ tại sao không cho tôi biết.

Tội nghiệp Tuấn cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa.

Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi Tuấn chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn.

Hèn gì sau này Tuấn để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm.

Tội nghiệp hoàn cảnh của cậu bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó. Cha là một phế binh cũ trước năm 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng, cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng.

Tuấn là lao động chính trong gia đình, Tuấn có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền cháu mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ.

Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ Tuấn nữa.

Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá.

Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít.

Thỉnh thoảng tôi gửi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho Tuấn chút ít gọi là chút tình phương xa.

Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm Tuấn thì Tuấn không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa.

Tôi mới kể rõ hoàn cảnh Tuấn cho chị chủ quán biết.

Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình Tuấn.

Tôi chỉ bào chữa rằng tại cậu bé muốn giấu không cho ai biết!

Tôi ghé vội qua nhà cháu thì mới hay mẹ Tuấn đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan.

Chỉ còn một mình ba Tuấn ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm.

Hỏi thăm thì mới biết Tuấn đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha.

Chủ nhật tôi tới tìm Tuấn, chỉ mới có mấy năm mà Tuấn đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen vì phơi nắng để kiếm đồng tiền.

Tôi dẫn Tuấn trở ra quán cà phê cũ, thấy Tuấn hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình Tuấn.

Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ Tuấn về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ.

Lần đầu tiên tôi thấy Tuấn khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nổi.

Tuấn vừa khóc vừa nói:

“Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia đình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm.

Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lỗi”.

Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói:

“Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé…”

Đời này cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như Tuấn.

Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con Tuấn hai triệu đồng, thấy Tuấn và ba Tuấn mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đình Tuấn như thế nào, tôi chụp hình ba Tuấn, photo giấy tờ ba Tuấn đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney.

Mấy tháng sau nhận được thư ba Tuấn viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đỡ gửi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến.

Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ.

( st )


 

 “ĐẠI GIA” SÀI GÒN

Chuyện tuổi Xế Chiều – Công Tú Nguyễn

Bà già ngồi góc chợ bán đậu phộng luộc, bận áo bà ba màu cổ trầu, trên áo, mảnh vá nhiều hơn khung cửa sổ của bất kỳ tòa chung cư nào, điếu thuốc cháy dở trên tay, dòm chịu chơi ngầu quá ngầu.

Cô bán vé số đi ngang ghé lại: “Nay bán được không già.”

– Già cả mà ăn uống nhiêu. Tao đại gia mà mậy.

– Tui kêu bà qua bán vé số đi có ăn hơn.

– Thôi già rồi tính toán tiền bạc mệt lắm.

Cô bán mắm nói chen: “Kêu bả lên sạp ngồi với tao mà bả không chịu á chứ.”

Bà già không còn răng bặm bợ cười hiền: “Thôi…”

Cuộc hàn huyên chợ xôm tụ. Cô vé số than bán ế, sáng giờ mới bán được hai tờ cũng mua ủng hộ bà già lon đậu.

Bà già: “Thôi mày cũng ế mà, khá gì hơn tao đâu. Bữa nào trả tao cũng được.”

Thằng nhỏ bán cá chạy lại, nói “ngoại  bán con một lon”. Bà kêu trả năm ngàn đồng được rồi. Thằng nhỏ dúi cho mười lăm ngàn. Bà nhìn rồi chớp mắt lia lịa: “Thôi mày cho tao, thì tao cũng cho mày thêm một nắm. Rồi dứt khoát nghen. Nè nè, mày hút thuốc không, tao cho…”

– Dạ con cám ơn…

Sài Gòn của tôi là thế – người ta nói “thà cho vàng chứ không ai chỉ đàng đi buôn”. Không, người Sài Gòn cho nhau hơn cả vàng.

  Cô bán vé số không khá hơn cô bán mắm, cô bán mắm không khá hơn bà già bán đậu và thằng nhỏ bán cá không khá gì hơn ai cả. Nhưng

  Cô bán vé số cho bà già “cái đàng đi buôn”, cô bán mắm chia cho bà già một góc nhỏ cần lao, bà già cho thằng nhỏ cách làm người – có qua có lại.

  Và – ngày ngày người Sài Gòn vẫn cầm vàng mà trao cho nhau.

Ảnh thiệt, bài viết sưu tầm.

Fb:Rosa cỏ xanh


 

Ở ĐỜI, VÌ SAO CỨ PHẢI HƠN THUA?

Wendy Phan 

Ở đời, người ta chẳng mấy khi sống cho mình thanh thản. Lúc nào cũng ganh đua, lúc nào cũng soi mói, lúc nào cũng lăm le bắt lỗi nhau từ một câu nói, một ánh mắt, một hành động. Không phải vì họ không biết mệt, mà vì trong lòng đã quá đầy sân si. Hơn thua trở thành bản năng, đố kỵ như máu chảy trong tim.

Thử hỏi, người ta hơn nhau để làm gì? Để thấy mình giỏi hơn ư? Để người khác bị hạ thấp đi ư? Nhưng rồi có được gì ngoài một cơn hả hê ngắn ngủi và một tâm hồn ngày càng mục ruỗng? Người sống trong hơn thua thì lúc nào cũng thấy cuộc đời là một cái chợ – ồn ào, bon chen, chẳng có chỗ cho bình yên.

Người ta nhìn nhau chẳng bằng sự thấu cảm, mà bằng đôi mắt phán xét. Thấy ai nói sai một lời là chụp mũ, thấy ai lỡ lời là quay lưng. Họ không nghe để hiểu, họ nghe để bắt lỗi. Họ không lắng nghe bằng trái tim, mà lắng nghe bằng định kiến. Và thế là, bao nhiêu mối quan hệ tốt đẹp, bị giết chết bởi một câu nói chưa kịp giải thích, một ánh mắt chưa kịp hiểu nhau.

Ở đời, cái đáng sợ không phải là bị người khác làm tổn thương, mà là bị chính lòng đố kỵ của họ đâm sau lưng. Có những người không vui khi bạn thành công, không buồn khi bạn thất bại, nhưng lại hả hê khi bạn sa cơ lỡ vận. Họ không muốn bạn hạnh phúc hơn họ, bởi trong lòng họ, hạnh phúc không được xây từ yêu thương, mà từ sự ghen ghét.

Nhưng suy cho cùng, đời người ngắn lắm. Hơn nhau một chút rồi cũng về với cát bụi. So nhau từng lời, từng ánh nhìn rồi cũng chẳng ai mang theo được gì. Hơn thua chỉ khiến tâm hồn thêm nặng nề. Còn buông bỏ mới là khởi đầu của tự tại.

Hãy sống như dòng sông – lặng lẽ chảy, nhưng mang theo bao điều mát lành. Đừng là ngọn lửa – chỉ biết thiêu rụi những gì không hợp với mình. Ở đời, nếu ai cũng biết nhìn nhau bằng lòng từ bi thay vì sự đố kỵ, biết nghe nhau bằng sự bao dung thay vì định kiến, thì có lẽ, nhân gian đã nhẹ nhàng hơn một chút.

Bởi vì… chẳng có ai thắng khi tâm hồn đã thua.

Và sau cùng…

Ở đời, người ta cứ mãi chạy theo hơn thua mà quên mất điều quý giá nhất: bình yên trong tâm hồn. Họ để một lời nói khiến mình mất ngủ, để một ánh nhìn khiến lòng dậy sóng, để những đố kỵ nhỏ nhoi điều khiển cả cách sống, cách nghĩ. Nhưng rốt cuộc, người khiến ta khổ không phải ai khác – mà chính là ta, vì cứ khư khư giữ lấy những điều không đáng giữ.

Đừng sống để chứng minh mình hơn ai. Hãy sống để mỗi ngày soi gương, lòng thấy nhẹ, tâm thấy an, và không hổ thẹn với chính mình. Hạnh phúc thật sự không đến từ việc đứng trên người khác, mà là khi ta đứng vững giữa giông gió cuộc đời mà lòng vẫn thanh thản.

Hơn thua là trò chơi của kẻ chưa hiểu mình. Bao dung là bản lĩnh của người đã thấu đời.

Thế nên, nếu có thể, xin hãy học cách buông một lời phán xét, nhịn một câu đố kỵ, và mở lòng mà sống tử tế với nhau.

Bởi suy cho cùng, gieo gì thì gặt nấy. Gieo hơn thua, gặt khổ đau. Gieo nhân từ, gặt bình an.

Suu Tam

#Wendyphan

#suutam

#ynghiacuocsong

Trung Cộng chỉ trích thỏa thuận thương mại quan thuế Việt Nam – Mỹ

Bắc Kinh phản ứng, cảnh báo về ‘sự bắt nạt đơn phương’

Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt thỏa thuận thương mại, gọi đó là hành động khiêu khích có nguy cơ làm suy yếu sự ổn định của khu vực. Bộ Thương mại Trung Quốc lên án chiến lược thuế quan qua lại của Washington là “hành động bắt nạt đơn phương điển hình” và cảnh báo rằng họ sẽ “kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình” nếu thỏa thuận này gây hại cho Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã củng cố lập trường đó, với người phát ngôn Mao Ninh tuyên bố rằng các thỏa thuận thương mại không được nhắm mục tiêu hoặc gây tổn hại đến lợi ích của bất kỳ bên thứ ba nào. Các nhà phân tích ở Bắc Kinh, bao gồm cả He Weiwen của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết hiệp định này dường như vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO và chứng minh rằng chiến lược của Hoa Kỳ là ưu tiên lợi ích của riêng mình bằng cách gây tổn hại đến lợi ích của người khác.

China will accelerate negotiations with DEPA members to strive for ...

“Chúng tôi rất vui khi thấy tất cả các bên giải quyết xung đột thương mại với Hoa Kỳ thông qua các cuộc đàm phán bình đẳng nhưng kiên quyết phản đối bất kỳ bên nào đạt được thỏa thuận gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc”, He Yongqian, người phát ngôn của Bộ Thương mại, cho biết tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Năm.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh Mao Ninh cho biết hôm thứ năm rằng “các cuộc đàm phán và thỏa thuận không nên nhắm vào hoặc gây tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba”.

Cố vấn thương mại của Trump, Peter Navarro, đã gọi Việt Nam là “thuộc địa của Trung Quốc”, nói rằng một phần ba sản phẩm của Việt Nam là hàng hóa Trung Quốc được dán nhãn lại.

Nguyên liệu thô từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng là huyết mạch của ngành sản xuất Việt Nam

 

China Defends Trade Relations With Russia

2025-04-16T091220Z_319986668_RC2TYDAH8U8X_RTRMADP_3_USA-TRUMP-TARIFFS-VIETNAM.JPG

 
Các nhà phân tích cho biết mức thuế quan cao của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với hàng nhập khẩu chuyển tải qua Việt Nam đã đưa Trung Quốc trở lại tầm ngắm, gây thêm bất ổn cho thỏa thuận đình chiến thương mại mong manh giữa hai siêu cường.
Capital Economics cho biết: “Xét trên góc độ toàn cầu, có lẽ điểm thú vị nhất là thỏa thuận này một lần nữa có vẻ phần lớn liên quan đến Trung Quốc”.

TTX Pháp AFP

Ông Adam Sitkoff, giám đốc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho biết: “Thỏa thuận được công bố mang lại cho Việt Nam mức độ chắc chắn mà hầu hết các đối tác thương mại khác của Hoa Kỳ không có được”. Tuy nhiên, ông cho biết, “sẽ rất khó để đánh giá ưu và nhược điểm của thỏa thuận nếu không xem xét thêm thông tin chi tiết về ý nghĩa thực sự của mức thuế quan”. 

Bloomberg Economics dự báo Việt Nam có thể mất một phần tư kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong trung hạn, gây nguy hiểm cho hơn hai phần trăm tổng sản phẩm quốc nội do thỏa thuận này.

“Chính phủ Việt Nam hiện sẽ chịu áp lực phải đảm bảo thực thi các quy định về quốc gia xuất xứ (đối với hàng trung chuyển đến từ các nước khác)”, Jack Sheehan, giám đốc thuế khu vực tại công ty luật và thuế châu Á DFDL, giải thích.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Rana Sajedi của Bloomberg cho biết sự không chắc chắn về cách thức vận chuyển hàng hóa sẽ được “định nghĩa hoặc thực thi” có thể gây ra hậu quả ngoại giao (với Trung Cộng).

Iran thay đổi lập trường, tái khẳng định cam kết với hiệp ước hạt nhân hòa bình

Theo Thông Tấn Xã Reuters

 

NEW DELHI (Reuters) – Giá dầu tương lai giảm vào thứ Sáu sau khi Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân và trong bối cảnh kỳ vọng các nhà sản xuất lớn sẽ đồng ý tăng sản lượng vào cuối tuần này.

Giá dầu thô Brent tương lai giảm 35 cent, tương đương 0,51%, xuống còn 68,45 USD/thùng vào lúc 07:30 GMT, trong khi giá dầu thô West Texas Intermediate của Hoa Kỳ giảm 25 cent, tương đương 0,37%, xuống còn 66,75 USD.

How Trump friend Steve Witkoff ended up at the center of high-stakes ...

Đặc phái viên Nhà Trắng Steve Witkoff đang có kế hoạch gặp Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi tại Oslo vào tuần tới để khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân , theo hai nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận.

Hôm thứ Tư, 2-7-2025, ông Witkoff cho biết có “dấu hiệu” cho thấy có thể đạt được thỏa thuận.”Chúng tôi đang đàm phán với người Iran. Có nhiều bên đối thoại đang liên lạc với chúng tôi”, ông nói với CNBC. “Tôi nghĩ rằng họ đã sẵn sàng”.

Tại sao điều này quan trọng: … nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi Tổng thống Trump ra lệnh tấn công quân sự chưa từng có vào các cơ sở hạt nhân của Iran vào tháng trước.

Iran foreign minister and US envoy Witkoff to lead talks in Oman, Iran ...

  • Bộ Trưởng Ngoại Giao Iran, ông Araghchi viết vào hôm thứ năm, 3-7-2025,  rằng Iran vẫn cam kết thực hiện Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và Thỏa thuận bảo vệ của hiệp ước này.
  • “Theo luật mới của [quốc hội Iran ban hành], sau các cuộc tấn công phi pháp của Israel và Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân của chúng tôi, sự hợp tác của chúng tôi với IAEA sẽ được chuyển qua Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao của Iran vì những lý do an toàn và an ninh rõ ràng”, ông đã viết.

 

Người bên thua cuộc – Trần Bạch Thu- Truyện ngắn HAY

Ba’o Nguoi -Viet

July 2, 2025

Trần Bạch Thu

Trời chưa tắt nắng, những tia sáng màu vàng ối còn chiếu rọi qua hàng cây cao trên con đường mùa Hè làm thành một vùng ánh sáng chói lòa đan xen vào nhau, soi rõ từng đám bụi mù chen lẫn với khói xe lãng đãng trên con đường chật cứng xe cộ đang di chuyển vào một chiều thứ Bảy ở thành phố Westminster.

Tôi đi đến nhà hàng The Villa nằm trên đường Beach để dự đám cưới của một đứa cháu gái kêu vợ chồng tôi bằng dì dượng. Đây là một nhà hàng rất quen thuộc với người Việt Nam lúc gần đây, nơi nầy thường được người địa phương đến đặt tiệc cưới vì giá cả tương đối trung bình với thức ăn Việt hoàn toàn và đặc biệt hơn nữa là nhà hàng tọa lạc trong một khu vườn cây cao bóng mát, bãi đậu xe rộng rãi, nhất là nhà hàng thiết kế nhiều chỗ chụp hình được trang hoàng cây cảnh rất đẹp.

Vì là người thân trong gia đình họ nhà gái nên chúng tôi đến rất sớm, khi bên trong khu nhà tiếp tân chỉ có một ít nhân viên đang sửa soạn quầy rượu cùng với các cô phụ dâu đang sắp xếp bàn ghế trưng bày ảnh của cô dâu, chú rễ cũng như kê bàn đặt phiếu dành cho khách mời đến lấy dễ dàng và dò biết mình thuộc bàn số mấy, tất cả đều rất ngay ngắn, ngăn nắp sao cho mọi người đều có thể thấy rõ.

Đúng 6 giờ tối quầy rượu bắt đầu hoạt động, nhân viên nhà hàng bưng từng khay đựng thức ăn nhẹ đi quanh khu nhà tiếp tân để mời mọi người thưởng thức những món ăn được ghim sẵn để trên khay như chạo tôm, bánh bao nhỏ nhưn mặn, tôm chiên giòn, bánh nướng …. Mọi người đứng quanh từng nhóm năm, ba người tụm nhau trò chuyện râm ran chật kín cả khu tiếp tân. Âm thanh ồn ào, mọi người đi đi, lại lại thật là uyên náo. Ở đầu cửa ra vào một số người đang xếp hàng để đến lượt ra đứng bên cạnh cô dâu chú rể chụp hình kỷ niệm, lấy liền sau chừng nửa tiếng đồng hồ, hình được đặt trên bàn ở gần chỗ chụp hình cho chủ nhân hình ai nấy tìm.

Đang còn loay quay trò chuyện với nhiều người quen thân, bất ngờ có một người đàn ông chen chân bước tới nhìn sững ngay trước mặt khiến tôi hơi ngờ ngợ, nhưng rồi sau đó hai người chợt bùng lên một tràng cười như bể rạp. Người đàn ông ấy vẫn gương mặt thật hiền lành, tuy có vài nếp nhăn nhưng không thể nào lầm lẫn vào đâu được qua cặp mắt u uất, buồn rười rượi dài hơn thế kỷ. Anh Võ Ngọc Hòa nguyên Tỉnh đoàn trưởng Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn tỉnh Kontum! Tôi ôm chầm lấy anh mà nước mắt muốn ứa ra. Gần 40 năm trời chưa một lần gặp mặt. Biết bao nhiêu câu chuyện đời tưởng chừng như đã đi vào quên lãng, nay bất chợt hiện về, rõ mồn một như một khúc phim quay chậm.

* * *

Hồi ấy tôi mới lên Kontum nhận nhiệm sở về quận, anh là tỉnh đoàn trưởng xây dựng nông thôn nhiều năm trước đó, anh có gương mặt thật hiền như “thầy tu.” Tôi gặp anh qua những lần họp hàng tháng ở Tòa hành chánh tỉnh. Trong buổi họp anh ngồi im, ít nói nhưng khi trình bày công việc ở ty sở thì anh lại nói năng rất mạch lạc hấp dẫn. Tôi rất thích kiểu cách nầy nên bắt đầu làm quen thân với anh từ đó. Cứ một vài hôm, chiều ở quận về sớm là tôi đến rủ anh ra quán bún thịt nướng uống bia. Lâu dần tôi biết anh là người chăm sóc gia đình, một vợ 4 con, ba gái một trai rất chu đáo đầy trách nhiệm với tình thương yêu hết mực. Trong xứ đạo Tân Hương (Kontum) gia đình anh là một gia đình công giáo thuần thành.

Lúc bấy giờ có chương trình “ngủ ấp,” các viên chức và cán bộ tối về sinh hoạt ở nông thôn theo lịch định kỳ cho nên tất cả đều mặc bộ đồ “bà ba” đen, xây dựng nông thôn, vải kaki dày cho tiện lợi. Anh tặng cho tôi hai bộ đồ để thay đổi, ngoài ra anh còn tặng thêm một cái áo jacket hai lớp màu xanh trây dzi “mặc cho ấm” trên đường đi xuống quận.

Anh em gần gũi nhau qua những lần đi công tác chung, tiếp nhận các dự án xây dựng đường xá, cầu cống hay trạm xá, trường học ở các xã, ấp. Có khi ngủ lại ở nơi đây, sáng cùng lên trực thăng về lại tỉnh. Vui buồn đời công vụ ở tỉnh lẻ, thật thắm tình đồng đội.

Mãi cho đến Tháng Ba năm 1975, tôi di tản về Sài Gòn an toàn, anh cùng vợ con chạy giặc tới sông Ba, Phú Bổn bị địch pháo kích dữ dội nên cùng đường, hết lương thực cả gia đình bèn trở về lại Kontum.

Khi về tới nơi thì cộng sản đã chiếm được thị xã, anh và vợ con phải trốn ngược lên phía Đakto ở nhờ nhà người bà con để rồi từ từ sẽ tìm đường vượt thoát vào Nam. Chưa được bao lâu thì nhận được tin Sài Gòn thất thủ, tướng Dương Văn Minh đầu hàng, chiến tranh kết thúc, anh đành thúc thủ tại quê nhà.

Ở địa phương Kontum, một vài viên chức VNCH trở cờ, tham gia hăng hái vào hàng ngũ bộ đội cộng sản làm kẻ chỉ điểm, ruồng bố vào từng nhà bắt giữ đồng đội cũ của mình. Anh bị bắt trong đợt truy quét nầy do một viên chức trước đây từng là Chánh văn phòng Tòa hành chánh tỉnh chỉ điểm.

Anh bị bắt đưa đi nhốt ở Trung Tâm Cải Huấn cũ của VNCH. Đến khoảng trung tuần tháng Năm năm 1975 thì anh bị đưa ra Sân Vận Động tỉnh xét xử công khai cùng với hơn 20 người khác được cho là có nợ máu với nhân dân.

Hôm ấy, dân chúng tụ tập rất đông theo lệnh của cán bộ cộng sản. Chủ trì phiên tòa xét xử là một cán bộ nằm vùng, tục gọi là chị Ba ngồi trên chiếc ghế sa lon màu đỏ huyết dụ đặt ở giữa sân, phía sau lưng là 2 cái bàn dài dành cho 3 cán bộ miền Bắc đầu đội mũ cối, bên hông giắt súng ngắn cùng với 4 nam, nữ dân quân du kích mặc đồ bà ba đen đội mũ xanh tai bèo.

Mở đầu phiên xét xử, chủ tọa gọi tên từng người ra đứng đối diện với chủ tọa đoàn khai tên họ và chức vụ trong bộ máy chính quyền cũ, sau đó chỉ một mình chị Ba đứng lên nêu tội ác của các đương sự một cách chung chung. Rồi cũng chính chị ấy tuyên án mà không có tranh cải. Đến phiên anh, sau khi khai rõ họ tên chức vụ, chủ tọa buổi xét xử đột nhiên rời ghế bước tới tát vào mặt anh liên tiếp và gầm lên, mắng như mưa:

-Mày là đồ ngụy gian ác mang nợ máu với nhân dân, chống phá cách mạng triệt để.

Sau đó trở về chỗ cũ, chị đứng thẳng người lên dõng dạc đề nghị xử tử hình tên tỉnh đoàn trưởng ngụy.

Đám đông dân chúng im phăng phắc, không có một ai lên tiếng, rồi cũng giống như các trường hợp vừa xử trước vì không có ai lên tiếng nên chị Ba giảm án dần xuống còn 20 năm, 15 năm, 10 năm… và khi đến mức 5 năm thì cán bộ ra hiệu cho mọi người giơ tay lên đồng ý. Lúc bấy giờ chị Ba mới ra lệnh cho tội nhân phải quỳ xuống chấp nhận bản án và cúi đầu nói lời xin lỗi nhân dân. Tiếp theo sau đó, hai cán binh đến kè xốc nách dẫn tội nhân đi nhanh để phiên tòa còn tiếp tục xử người khác.

Kể từ sau ngày đó, anh bị chuyển đi khắp các trại cải tạo từ Nam ra Bắc, thời gian kéo dài hơn 6 năm rồi mà vẫn chưa được thả, mặc dù đã có án 5 năm cải tạo như phiên tòa xét xử năm 1975. Cho đến khi được chuyển về trại Gia Trung ở Plei ku anh mới có hy vọng là sẽ được thả trong một thời gian ngắn chừng một, hai năm nữa, theo như lời kể của các bạn tù ở đây, nhiều năm kinh nghiệm. Trong tù anh thuộc diện “mồ côi” không có thăm nuôi, họa hoằn lắm đôi ba lần anh mới được người nhà gởi theo thân nhân đi thăm tù cải tạo một gói quà chừng 5 kí lô, gồm một ít đường tán và muối đậu.

Khi về tới Gia Trung, tình hình cải tạo bớt căng thẳng, không còn hà khắc như ở miền Bắc, tù cải tạo được sinh hoạt thoải mái trong trại, nấu ăn và tụ tập từng tụm 5,7 người trong những ngày nghỉ lao động. Lúc bấy giờ các Cha, Thầy cũng được xả ra nhốt chung với ngụy quân, ngụy quyền. Đặc biệt là các Cha còn bí mật làm lễ trong trại cải tạo, hình thức cũng đơn giản và kín đáo, cũng có đọc kinh ban phép lành và cho rước bánh Thánh (Mình Thánh Chúa) được lén lút đưa từ bên ngoài vào trại.

Không biết cán bộ biết tin từ đâu, có thể là do “ăng ten” mật báo không chừng mà có một hôm toàn trại được lệnh tập trung mang hết đồ đạc cá nhân ra sân thật khẩn trương, ban đầu mọi người tưởng là chuẩn bị chuyển trại vì đã quen rồi với việc tập họp đột biến như vậy, nhưng hôm nay khác, sau khi tập họp xong cán bộ quản giáo cho biết trong trại có một số trại viên phản động đã cử hành bí mật lễ nghi tôn giáo là điều cấm kỵ, vi phạm nội quy của trại và ra lệnh ai đã tham gia thì phải khai ra để được khoan hồng còn bằng không thì sẽ bị thi hành kỷ luật tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Mọi người im lặng không có một ai lên tiếng tự giác hay tự thú về sự vi phạm vừa nêu nên cán bộ ra lệnh bắt đầu lục soát tất cả tư trang của tù nhân. Lúc bấy giờ anh em đều kín đáo liếc nhìn về phía anh Hòa để xem anh phản ứng như thế nào. Tuyệt nhiên không thấy có dấu hiệu gì lo sợ từ phía anh.

Thình lình loa trại phát thanh “Trâu xảy chuồng! Trâu xảy chuồng!” và cán bộ trại yêu cầu anh Hòa là người tù tự giác chăn đàn trâu hơn 40 con phải xuất trại gấp để lùa trâu vô chuồng, vì không nói ra nhưng mọi người đều thừa biết rằng hơn 40 con trâu mà lạc vào khu rẫy đang trồng hoa màu thì thiệt hại chắc chắn là không nhỏ.

Một số anh em tù nhân trong trại thở phào nhẹ nhõm vì chính anh Hòa là người cất giữ bánh Thánh. Nếu không có bàn tay của Chúa phù trợ thì sự thể xảy ra không biết sẽ tồi tệ đến mức nào khi mà cán bộ phát hiện ra chứng cứ. Hơn nữa bản chất con người của anh là rất tận tâm trong công việc được giao phó, làm đến nơi đến chốn “từ khởi sự cho đến lúc hoàn thành”, biết kính trên nhường dưới nên rất được mọi người kính mến từ xưa đến nay dù ở bất cứ nơi đâu trong mọi hoàn cảnh.

Thật ra anh Hòa là một người công giáo thuần thành được nhiều người tin cẩn thì sẽ không dễ gì anh tự mình tiêu hủy Mình Thánh Chúa. Chưa biết ra sao, nhưng rồi trong khoảnh khắc linh thiêng ấy anh đã cầu nguyện và xin phó thác. Chúa đã nhậm lời cho anh thời cơ có một không hai để giữ gìn được bánh Thánh và sau đó anh cầu nguyện xin được giấu Mình Thánh Chúa trên trần nhà chuồng trâu.

Tất cả mọi việc đều êm xuôi và anh em sau đó vẫn tiếp tục kín đáo cử hành thánh lễ ngay trong trại cải tạo, duy chỉ có một điều là từ nay anh Hòa sẽ cất giấu Chúa ở ngoài chuồng trâu.

Câu chuyện “Võ Hòa giấu Chúa” được loan truyền rộng rãi trong mọi người như là một phép mầu khiến cho nhiều người tin vào quyền năng Thiên chúa nhiều hơn và có không ít người đã xin rửa tội theo đạo công giáo ngay trong trại cải tạo Gia Trung kể từ sau đó.

Sau gần 7 năm cải tạo, anh được thả ra cho về nguyên quán tỉnh Kontum, ngày anh ra tù, nguyên Chánh văn phòng Tòa hành chánh tỉnh theo cách mạng ngày 30 vẫn còn ở lại trong tù, vẫn tiếp tục được ưu đãi “đoái công chuộc tội” là hàng ngày xách tông đơ đi hớt tóc cho tù nhân, khỏi phải đi lao động ngoài ruộng rẫy. Có lẽ đến giờ nầy ông ấy mới thấm thía câu nói của Tổng Thống Thiệu “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.”

Đã trải qua muôn vàn khó khăn, ngày về của anh Hòa còn thảm thương hơn nhiều, nhà cửa ở thị xã bị cộng sản tịch thu, cả gia đình bị bắt đi vùng kinh tế mới tận trên Ngô Trang (Đakto). Khi anh đi mấy đứa con còn nhỏ dại chưa quen đời sống kham khổ nay đối diện với cuộc sống khó khăn, thiếu thốn vật chất đã đành giờ còn thêm chấn thương về tinh thần. Cha đi tù, mẹ bỏ đi biệt xứ từ rất sớm, bốn anh chị em thì đứa con gái thứ hai mất vì bệnh tật, đứa con trai kế đi chăn bò bị điện giật chết, chỉ còn hai đứa sống nhờ vào người bà con bên Nội ở khu kinh tế mới xã Ngô Trang. Không còn gì để nói thêm nữa, tình cảnh cura anh thật vô cùng bi đát.

Nhưng trong mọi hoàn cảnh anh đều tin có Chúa quan phòng nên rất vững tâm, phấn đấu xây dựng lại cuộc sống. Trong những năm còn ở trong trại cải tạo, thỉnh thoảng anh có nhận được những gói quà 5kg, giờ mới biết đó là do một phụ nữ láng giềng ở khu kinh tế mới giúp đỡ gởi cho. Đồng thời chị cùng hết lòng trợ giúp 2 đứa con của anh, kể từ khi vợ anh bỏ đi biệt không về. Người đàn bà tốt bụng nầy biết anh Hòa trước đây, thời chế độ cũ. Nay thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên chị tự nguyện đứng ra giúp đỡ vậy thôi. Riêng anh Hòa, không thể không nói lời mang ơn nặng đối với người đàn bà có lòng từ tâm nầy khi anh trở về. Chỉ có một cách để đền ơn là ngỏ lời cầu hôn với chị.

Ba tháng sau, đám cưới của hai người đã diễn ra ở khu kinh tế mới Ngô Trang dưới sự chủ tế của Cha sở tại cùng với đông đảo bà con, chòm xóm xung quanh. Kể từ sau đó vợ chồng anh bắt đầu xây dựng lại một mái ấm gia đình thật hạnh phúc, sinh sống bằng nghề nông, trồng lúa, làm rẫy ở nông trường Ngô Trang.

Đến năm 1989 anh nộp đơn xin đi Mỹ định cư theo diện HO, hồ sơ gia đình gồm hai vợ chồng bốn đứa con, hai đứa đời vợ trước, hai đứa đời vợ sau, lại thêm một cháu trai, con của đứa con gái lớn. Thật cũng hơi rắc rối.

Trong khoảng thời gian anh còn ở trại cải tạo, hai đứa con anh sống côi cút ở khu kinh tế mới Ngô Trang, có một anh bộ đội còn trẻ đóng quân ở Đakto thấy hoàn cảnh đáng thương của hai chị em, ngày ngày ra đồng làm thuê, làm mướn sống qua ngày, cô chị tuy đen đúa nhưng không giấu được nét trâm anh và duyên dáng của người thiếu nữ mới lớn nên anh bộ đội ban đầu động lòng trắc ẩn chỉ muốn giúp đỡ thôi, nhưng dần dần theo thời gian thấy vừa hợp nhãn lại vừa lòng nên hai người đã yêu nhau và có với nhau được một đứa con trai. Sau đó anh bộ đội ra quân về sinh sống luôn ở Ngô Trang với gia đình hai chị em trước khi anh Hòa về.

Đến khi có chương trình đi Mỹ theo diện HO, anh Hòa quyết định là hai mẹ con cô con gái lớn được liệt kê trong danh sách gia đình đi định cư với sự đồng ý ở lại của anh con rễ. Khi lên phỏng vấn anh trả lời thật về hoàn cảnh gia đình riêng của mình và được phái đoàn phỏng vấn chấp thuận. Năm 1992 cả gia đình anh lên máy bay đi Mỹ còn anh bộ đội năm xưa đành trở về quê cũ, một làng quê xa xôi ở tận ngoài miền Bắc. Trời Ngô Trang hôm ấy mưa bão sụt sùi.

* * *

Sau khi tàn tiệc cưới, gia đình tôi mời hết gia đình anh 6 người gồm cả con cháu hẹn nhau về Long Beach chơi một bữa BBQ sườn bò Đại Hàn trước khi anh trở về thành phố Baton Rouge, Louisiana. Bữa ấy vui lắm, rượu vào lời ra biết bao nhiêu câu chuyện đời của nhau được kể ra, nhưng cảm động nhất là câu chuyện đứa con gái lớn của anh, sau khi đến Mỹ được hai năm, có nhiều mai mối đàng hoàng đứng đắn, con nhà tử tế ở đây muốn kết tình sui gia với anh nhưng anh để tùy con quyết định.

Một buổi tối, sau khi cơm nước xong xuôi, cô con gái lớn quyết định dứt khoát xin phép ba má cho về quê anh bộ đội năm xưa để làm đám cưới, mặc dù lúc bấy giờ liên lạc về Việt Nam, nhất là ngoài miền Bắc còn rất hạn chế. Anh đồng ý… Và hôm nay trong bữa tiệc tại nhà tôi có sự hiện diện của anh con rể ấy, rất hiền lành, ăn nói thật lễ phép. Tôi nói đùa:

-Thế thì em Trang làm sao quên được.

Nói chung gia đình anh rất an vui hạnh phúc. À mà quên nữa, em Trang sau nầy còn bảo lãnh cho mẹ ruột của mình sang Mỹ sum họp, ở với gia đình em. Thế mới biết con lúc nào cũng thương Mẹ nên không bao giờ lên án mẹ. Tôi hỏi, còn riêng anh thì sao, có gì lấn cấn không. Anh nói:

-Bây giờ mọi chuyện xem như nước chảy qua cầu, tất cả mọi sự trên đời đều do Chúa xếp đặt. Mình có biết đâu mà lấn cấn, còn chuyện vợ chồng còn duyên phận thì ở với nhau, hết duyên thì xa nhau. Chỉ có vậy thôi.

Hiện nay tất cả các con anh đều có gia đình nhà cửa riêng và công ăn việc làm tốt, ổn định. Hai đứa con với người vợ sau, một đứa trai là bác sĩ y khoa, một đứa gái là tiến sỹ vật lý cùng làm việc ở Louisiana, Hoa Kỳ.

Anh nói thêm, sau nầy khi gia đình có đám tiệc mọi người đều cùng họp mặt chung với nhau rất vui vẻ. Tôi hơi liếc khéo nhìn về phía anh vì tôi biết người vợ trước của anh… cũng một thời sắc nước hương trời. Biết ý nhau anh nói nho nhỏ cho tôi vừa đủ nghe:

-Già rồi tình nghĩa là chính, sự đời đã tắt lửa lòng lâu rồi bạn ơi!

Nghe xong tôi chợt nhận ra năm nay anh cũng đã U90 rồi, quỹ thời gian chắc không còn nhiều. Bất giác tôi nhìn lên cổ áo, anh đang đeo một sợi dây chuyền vàng mặt cây thánh giá to quá khổ. Tôi biết anh thường có trang sức dây chuyền mặt cây thánh giá lâu lắm rồi kể từ thời trước nhưng sợi dây chuyền ngày xưa nhuyễn hơn nhiều chứ không to bản như bây giờ. Thấy lạ tôi hỏi như đùa:

-Chắc bây giờ ở Mỹ anh được ơn Chúa nhiều hơn chăng?

-Đúng vậy, sinh hoạt chính hiện nay của tôi là tham dự vào các công tác thiện nguyện ở nhà thờ giáo xứ nơi tôi cư ngụ để tạ ơn Chúa đã cho gia đình tôi nhiều hồng ân chan chứa.

-Anh có về Việt Nam không?

-Có, cách đây vài năm tôi có về Việt Nam lo mồ mả cho cha mẹ, ông bà ở Bình Định.

Anh kể cũng là một chuyện lạ. Anh rời Qui Nhơn (Bình Định) lúc còn nhỏ nên chỉ nhớ lờ mờ khu nghĩa trang địa phương, sau nầy chính quyền giải tỏa biến thành khu đất canh tác, phân lô cho dân chúng trồng trọt. Khi đến nơi quê xưa chốn cũ anh còn nhận ra được khu mộ, một dãy 5 ngôi mộ gần liền nhau của cha mẹ ông bà, trong khi chung quanh mọi người đã san bằng tất cả. Anh hỏi người chủ miếng đất có 5 ngôi mộ sao vẫn còn y nguyên, chị kể:

Khi được chia đất về đây đã có sẵn 5 ngôi mộ nầy, thay vì để thành mã lạn, tôi giữ lại bằng cách bồi đắp mỗi năm vì tin rằng sống trên đời có âm có dương, có người sống cũng có người khuất nên lấy lòng thành mà tôn kính, biết đâu sẽ được người khuất phò hộ.

Nghe qua rất cảm động, anh đề nghị mua riêng khu đất có 5 ngôi mộ này, chị trả lời là không cần thiết, nhưng anh cũng xin một tờ giấy viết tay ghi rõ chu vi khu đất nhỏ nấy dành riêng cho gia đình anh, người em của anh ở Sài Gòn sẽ giữ tờ giấy nầy. Anh tặng cho chị chủ nhân miếng đất 5 ngàn đô la và xin được giúp xây  sửa lại căn nhà của chị cho khang trang hơn, đồng thời hằng năm anh sẽ gởi về cho chị chút đỉnh tiền coi như tiền trông nom mả mồ cho gia đình anh.

Thế mới biết sống hiền lành tử tế, biết giữ gìn nhân cách không có ác tâm, biết thờ kính người đã khuất dù thân hay sơ, rồi ra sẽ được ơn trên phù trợ, giúp tai qua nạn khỏi, chưa kể là sẽ được phúc lộc trời ban.

Chuyện đời của anh đến đây xem như đã nhẹ, giờ đây anh chỉ còn sống theo câu châm ngôn thuộc nằm lòng “kính Chúa yêu người” kể cả người cộng sản.

Trời càng lúc càng khuya, tôi tiễn gia đình anh ra về mà lòng bâng khuâng khó tả, biết còn có ngày gặp lại nữa không. Đời là vô thường mà.

(Long Beach, 2025)


 

KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Ông đứng dậy đi theo Người”.

Trong “Vinh Quang Ngày Mới” – “Morning Glory” – tác giả kể lại cuộc đào thoát của Lana, 31 tuổi, con gái một của Stalin; một biến cố khiến thế giới sửng sốt và nước Nga vuốt mặt. Vừa đáp xuống New York, cô tiết lộ, “Tôi cảm nhận, không thể tồn tại nếu không có Chúa trong lòng!”. Cuộc đấu tranh của cô thật khủng khiếp. Để rời Nga, Lana phải trả một giá quá đắt, “bỏ lại hai đứa con nhỏ” và “buộc mình không bao giờ trở lại!”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Không bao giờ trở lại!’, một trong những chủ đề của Lời Chúa hôm nay. Một khi đã vào Đất Mới, Abraham tổ phụ sẽ ‘không bao giờ trở lại’ chốn cũ! Cũng thế, Matthêu quan thuế sẽ vĩnh viễn rời bỏ nếp xưa!

Câu chuyện tìm vợ cho Isaac vừa ly kỳ, vừa giản dị – bài đọc một. Abraham buộc lão quản gia, “Chú sẽ về quê tôi mà cưới vợ cho nó!”; nhưng “Đừng đưa con trai tôi về đó!” – nói như thế, khác nào nói – ‘Đừng đưa tôi về đó!’. Với Chúa, ai đã ra đi, sẽ ‘không bao giờ trở lại’ chốn xưa. Nhưng câu chuyện trở nên giản dị khi Ngài sắp đặt để viên quản gia đưa Rêbêca về, “Cậu lấy cô làm vợ và yêu thương cô”. Ngày ấy, nhà Abraham sống trong tâm tình tri ân, “Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Tin Mừng nói đến một cuộc ra đi tương tự, “Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thấy một người tên là Matthêu đang ngồi ở đó, Người bảo ông, “Hãy theo tôi!”. Ông đứng dậy đi theo Người!”. Sự vắn gọn tiết lộ ‘một sự bị động hoàn toàn’. Ở đây, xem ra tác giả ‘đổ lỗi’ cho người gọi, “Ngài bất thần đột nhập thế giới của tôi – thế giới tiền bạc của tôi – chộp tôi và xô tôi đi tới!”. Trong kiệt tác “Ơn Gọi của Matthêu”, Caravaggio đã nhanh tay ‘chụp’ được khoảnh khắc đó. Ông vẽ Chúa Giêsu nhìn Matthêu và gọi ông. Matthêu đang ngồi với nhiều người khác; tay phải giữ chặt nhúm tiền, tay trái chỉ vào mình, như thể đang nói, “Ai? Tôi? Tiền này của tôi!”.

Câu chuyện của Matthêu là câu chuyện của một tội nhân. Như Phaolô, Matthêu “Quên đi chặng đường đã qua, lao mình về phía trước”; quên chặng đường của một thu thuế để trải nghiệm chặng đường ‘vô định’ của một môn đệ mà ‘Đấng là Đường’ chỉ ra. Từ đó, Matthêu rời sổ sách, bỏ hòm tiền; học bài học của chim muông, của hoa đồng nội – những loài không hề tính toán. Và thật thú vị, ngay trong nhóm Mười Hai, Matthêu cũng không đảm trách vai trò thủ quỹ! “Từ bỏ con người cũ không phải là mất mát, mà là sự mở đường cho Đấng đang hình thành một tạo vật mới trong ta!” – Edith Stein.

Anh Chị em,

‘Không bao giờ trở lại!’. Một lúc nào đó, Chúa Giêsu cũng tìm cách đột nhập thế giới của chúng ta. Đó có thể là một cuộc đấu tranh mà ở đó, ‘các thứ khác’ và tiền bạc có lẽ sẽ ‘nhỉnh hơn’ Chúa. Chớ gì bạn và tôi nhanh nhẹn đứng lên, đi tới trong ý thức rằng, “Khi Chúa gọi, Ngài không mời chúng ta cải thiện quá khứ, nhưng là tái sinh hiện tại và sống trọn cho điều đang đến!” – Dietrich Bonhoeffer.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, Chúa không đòi con trở nên hoàn hảo trước khi đến với Chúa, nhưng đòi con can đảm buông bỏ điều không còn là sự sống!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

*******************************************

Thứ Sáu Tuần XIII Thường Niên, Năm Lẻ

Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc. Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 9,9-13

9 Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông : “Anh hãy theo tôi !” Ông đứng dậy đi theo Người.

10 Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. 11 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng : “Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi ?” 12 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói : “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. 13 Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này : Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”


 

Thánh Tô-ma tông đồ- Cha Vương

Hôm nay 03/07 Giáo hội mừng kính Thánh Tô-ma tông đồ, ông Thánh Hồ nghi,  mừng lễ bổn mạng đến những ai chọn Ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 03/07/2025 -2-24

Thánh Thomas Tông Đồ được mô tả như một con người sáng suốt, thực tế và quả cảm theo Phúc  m của Gioan. Ông có biệt danh là Didymô nghĩa là song sanh. Thomas đoán chắc những việc lớn lao sẽ diễn ra ở Jérusalem dịp lễ Vượt Qua “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Người” (Gn 11, 6)

   Thật tội nghiệp cho Thánh Tôma! Chỉ có một câu nói của ngài mà bị gán cho cái tên “Tôma Hồ Nghi” trong suốt 20 thế kỷ. Nhưng nếu ngài nghi ngờ thì ngài cũng đã tin. Lời ngài tuyên xưng đã trở thành một phát biểu đức tin trong Tân Ước: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” (x. Gioan 20:24-28), và lời ấy đã trở thành lời cầu nguyện được đọc cho đến tận thế. Cũng nhờ ngài mà Kitô Hữu chúng ta có được lời nhận định của Ðức Giêsu: “Anh tin là vì anh đã thấy Thầy. Phúc cho những người không thấy mà tin” (Gioan 20:29).

   Thánh Tôma cũng nổi tiếng vì sự can đảm của ngài. Có thể điều ngài nói là do bốc đồng—vì ngài cũng bỏ chạy như các tông đồ khác khi Ðức Giêsu bị bắt bớ— nhưng chắc chắn ngài đã không giả dối khi nói lên ý muốn cùng chết với Ðức Giêsu. Ðó là khi Ðức Giêsu đề nghị đến Bêtania sau khi Lagiarô từ trần. Vì Bêtania rất gần với Giêrusalem, điều đó có nghĩa phải đi bộ ngang qua phần đất của kẻ thù và rất có thể sẽ bị giết chết. Nhận biết sự kiện này, Thánh Tôma nói với các tông đồ khác, “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Thầy” (Gioan 11:16b).

   Thánh Tôma còn được nhắc đến khi Ðức Giêsu hiện ra sau Phục Sinh, tại Hồ Tibêria khi bắt được nhiều cá một cách lạ lùng. Truyền thống nói rằng, sau biến cố Hiện Xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông Ðồ đi rao giảng khắp nơi, và Thánh Tôma đã loan truyền Tin Mừng cho người Parthia, Medes  và Persia (Ba Tư); sau cùng ngài đến Ấn Ðộ, đem Ðức Tin cho dân chúng ở vùng ven biển Malaba, mà giáo đoàn đông đảo ấy tự nhận họ là “Kitô Hữu của Thánh Tôma” theo lễ điển Malabar còn làm chứng tá cho tương truyền ấy. Ngài đã chấm dứt cuộc đời qua sự đổ máu cho Thầy mình, đã bị đâm bằng giáo cho đến chết năm 72 ở nơi gọi là Calamine.

   Trong các hình của thánh nhân tay cầm một cây thước thợ nề mà theo tương truyền thánh nhân đã xây cung điện cho vua Guduphara ở Ấn Độ. Lễ kính thánh nhân ngày 03 tháng 7 là ngày chuyển dời thánh tích của thánh nhân về Edessa ở Mesopotamia. (Nguồn: “Điển Ngữ Các Thánh” của cố linh mục Hồng Phúc, CSsR)

❦  Trong ngày hôm nay hay mỗi khi Bạn cảm thấy mệt mỏi và bất lực về một vấn đề nào đó, mời Bạn, nếu có thể, hãy nhắm mắt lại và thốt lên lời tuyên xưng đức tin của Thánh Tô-ma: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Bạn có thể coi câu này như là lời chân thật từ đáy lòng của mình và lập đi lập lại nhiều lần để đón nhận sự bình an của Chúa. 

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=2v7Bm7G1r70

Thánh Ca | Tôi Tin


 

 ĐỌC VÀ SUY NGẪM…

Gieo Mầm Ơn Gọi

 

– Người nghèo nói: Có tiền là hạnh phúc

– Người tàn tật nói : Đi được là hạnh phúc

– Người mù nói : Nhìn được là hạnh phúc

– Người điếc nói : Nghe được là hạnh phúc

– Người bệnh nói : Mạnh khỏe là hạnh phúc

– Người chưa chồng nói: Có chồng sẽ hạnh phúc

– Người chưa vợ nói: Có vợ sẽ hạnh phúc

– Người chưa có con nói : Có con sẽ hạnh phúc

– Người lo lắng sợ hãi nói: Bình an là hạnh phúc

– Người xấu nghĩ mình xinh sẽ hạnh phúc

– Người lùn nghĩ mình cao sẽ hạnh phúc

– Dân đen nói : Làm quan sẽ hạnh phúc

– Người đang rất đói nói: Được bữa cơm là hạnh phúc

– Người đang buồn ngủ nói: Nếu được ngủ một giấc sẽ hạnh phúc

– Người không có quần áo đẹp nói: Nếu có bộ quần áo đẹp sẽ hạnh phúc

– Người không có xe nói: Có xe để đi sẽ hạnh phúc

– Người không có điện thoại nói: Nếu có chiếc điện thoại sẽ hạnh phúc…

Thực ra con người họ thấy thiếu cái gì thì họ nghĩ rằng có nó sẽ hạnh phúc. Nhưng khi có rồi họ lại muốn cái khác và nhiều hơn nữa. Thành ra mãi mãi không bao giờ họ thấy hạnh phúc vì ham muốn là vô cùng. Vậy thì bạn làm sao đủ sức để thỏa mãn ham muốn đây!

“BIẾT ĐỦ” và hài lòng với những gì mình có chính là hạnh phúc.

Hay nói cách khác, hạnh phúc không phải là có tất cả những gì bạn muốn, mà là trân trọng những gì bạn đang có

Hãy tạ ơn Chúa về tất cả những gì bạn đang có

St